Tóm tắt Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh khối các cơ quan trung ương

Quan điểm bảo đảm phổ biến, giáo dục pháp luật cho

thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung

ương

Một là: giáo dục pháp luật cho thanh niên là nhiệm vụ của cả hệ

thống chính trị, trong đó sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo của

các cơ quan, đơn vị và sự tham gia của tổ chức Đoàn là đặc biệt quan

trọng

Hai là, công tác giáo dục pháp luật cho thanh niên cần được tiến

hành thường xuyên và liên tục.

Ba là, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng không thể

tách rời của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho

thanh niên

Bốn là, phát huy nguồn lực xã hội hóa và phối hợp chặt chẽ giữa

tổ chức Đoàn với các chủ thể liên quan

pdf23 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh khối các cơ quan trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp luật cho thanh niên của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Về đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật: Đối tượng trong giáo dục pháp luật cho thanh niên là những cá nhân thanh niên, nhóm thanh niên Việt Nam. Đối tượng trong giáo dục pháp luật cho thanh niên cũng giống như đối tượng trong giáo dục pháp luật nói chung, đồng thời, thanh niên có những đặc điểm riêng về tâm lý, lứa tuổi, suy nghĩ và hành động, là những người trẻ về tuổi đời, có tư duy năng động, nhạy bén với cái mới, tích cực tham gia các hoạt động tập thể - Về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên: Căn cứ vào đặc điểm đối tượng và yêu cầu về nội dung giáo dục pháp luật, hình thức PBGDPL của tổ chức Đoàn được tiến hành thông qua ba nhóm hình thức chính sau đây: Thứ nhất, giáo dục pháp luật cho thanh niên là nội dung bắt buộc trong chương trình cảm tình, lớp tìm hiểu về Đoàn cho thanh niên trước khi kết nạp vào Đoàn; các bài học lý luận chính trị dành cho đoàn viên. Thứ hai, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động tập thể, sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt câu lạc bộ và sinh hoạt, kỳ họp của tổ chức Đoàn các cấp định kỳ. Thứ ba, giáo dục pháp luật cho thanh niên thông qua các hoạt động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, hội thảo chuyên đề, góp ý phản biện xã hội, tham gia xây dựng luật và các văn bản quy phạm pháp luật. 6 1.1.3 Vị trí, vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Xuất phát từ vị trí của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị, vai trò của Đoàn trong giáo dục pháp luật cho thanh niên được thể hiện ở hai góc độ: Một là, vai trò chủ động trong giáo dục pháp luật cho thanh niên. Hai là, vai trò phối hợp với các cơ quan nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị để thực hiện giáo dục pháp luật cho thanh niên. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ thì vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác PBGDPL cho thanh niên được thể hiện ở ba khía cạnh sau: Thứ nhất, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam, trong các nhiệm vụ giáo dục của mình, bên cạnh giáo dục về chính trị, tư tưởng, giáo dục về truyền thống và đạo đức, lối sống còn có nhiệm vụ giáo dục cho đoàn viên thanh niên về ý thức chấp hành pháp luật. Thứ hai, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên. Thứ ba, xuất phát từ vai trò của Đoàn là cánh tay phải, lực lượng xung kích cách mạng, đội dự bị tin cậy của Đảng nên tổ chức Đoàn cũng có trách nhiệm bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ. Do đó trách nhiệm của tổ chức Đoàn phải tuyên truyền, vận động không chỉ thanh niên mà còn cả xã hội trong việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật. 1.2 Chủ thể, nội dung, hình thức và mục tiêu của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay 1.2.1 Về chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Theo khoản 1 Điều 3 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định “Phổ biến giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt”. Trong các chủ thể đó có chủ thể chuyên nghiệp và chủ thể không chuyên nghiệp. Theo Quy chế cán bộ Đoàn do Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành kèm theo Quyết định 289 QĐ/TW ngày 08/02/2010 tại Điều 1 quy định “cán bộ Đoàn là những người giữ chức danh bí thư chi đoàn, phó bí thư, bí thư đoàn cấp cơ sở trở lên; những người làm việc trong cơ quan chuyên trách của Đoàn và trực tiếp làm công tác đoàn, hội, đội, 7 phong trào thanh thiếu nhi từ cấp huyện và tương đương trở lên; trợ lý thanh niên, cán bộ ban thanh niên Quân đội nhân dân”. Như vậy, chủ thể giáo dục pháp luật cho thanh niên trong tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đa số là chủ thể không chuyên nghiệp. 1.2.2 Về mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Mục đích của giáo dục pháp luật cho thanh niên không ngoài những mục đích của giáo dục pháp luật nói chung.Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Đoàn, mục đích giáo dục pháp luật cho thanh niên được cụ thể là: Thứ nhất, nhằm chủ động cung cấp hệ thống tri thức pháp luật đúng đắn, hình thành, mở rộng và từng bước làm sâu sắc hệ thống tri thức pháp luật cho thanh niên về các quy định của pháp luật hiện hành, là cơ sở để thanh niên hiểu biết pháp luật, thực hiện các hành vi hợp pháp trong đời sống hằng ngày và hình thành ý thức pháp luật. Thứ hai, giáo dục pháp luật giúp thanh niên nhằm từng bước hình thành tình cảm và niềm tin đối với pháp luật, thúc đẩy các hành vi hợp pháp của thanh niên. Thứ ba, giáo dục pháp luật nhằm hình thành động cơ, hành vi và thói quen, tính tự giác xử sự theo pháp luật trong thanh niên, góp phần củng cố tình cảm tốt đẹp của thanh niên với pháp luật, khuyến khích thanh niên tìm hiểu và nâng cao hiểu biết của mình với pháp luật. 1.2.3 Về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Căn cứ vào nhu cầu và đặc điểm của đối tượng giáo dục pháp luật, có thể phân định nội dung giáo dục pháp luật cho thanh niên thành ba mức độ: - Mức độ giáo dục pháp luật phổ cập cho mọi thanh niên về những hiểu biết pháp luật tối thiểu và có những kỹ năng sử dụng pháp luật, biết tự bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện nghĩa vụ của mình. - Mức độ giáo dục pháp luật theo nhu cầu ngành nghề của thanh niên hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, văn hóa, xã hội, bao gồm một số luật thực định liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của thanh niên; về các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hoạt động và trình tự giải quyết các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đó. - Mức độ giáo dục chuyên luật là mức độ cao nhất của giáo dục pháp luật, nhằm đào tạo thanh niên thành các luật gia cho hệ thống chính trị và các tổ chức về pháp luật. 8 1.2.4 Mục tiêu của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay Mục tiêu chung trong các văn kiện Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2012 - 2017 và 2017 - 2022 là: Tham gia tích cực, có trách nhiệm và thúc đẩy các cơ quan nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan đến thanh niên. Tăng cường cường phổ biến để thanh niên hiểu biết về những luật mới được Quốc hội ban hành góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng ứng xử pháp luật trong đời sống của thanh thiếu; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong đối tượng thanh thiếu nhi. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo để Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên 1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Nhận thức, mức độ quan tâm và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức Đoàn và đội ngũ cán bộ Đoàn; các chủ thể khác về tầm quan trọng của công tác PBGDPL cho thanh niên; - Ý thức của cán bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên trong việc tổ chức và tham gia các hoạt động PBGDPL cho thanh niên; - Nội dung, phương pháp, hình thức PBGDPL cho thanh niên của tổ chức Đoàn và các chủ thể khác; - Chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên làm công tác GDPL. Chất lượng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác này; - Các điều kiện đảm bảo về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác PBGDPL của Đoàn được đảm bảo đến đâu; - Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và thi đua khen thưởng của tổ chức Đoàn về công tác PBGDPL; - Công tác phối hợp giữa Đoàn thanh niên với các chủ thể giáo dục khác trong công tác PBGDPL cho thanh niên. 1.3.2 Điều kiện đảm bảo để Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên 1.3.2.1 Điều kiện đảm bảo về chính trị và pháp lý 1.3.2.2 Điều kiện đảm bảo về tổ chức, cán bộ 1.3.2.3 Điều kiện đảm bảo về kinh phí, cơ sở vật chất. 9 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HÔ CHÍ MINH KHỐI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG 2.1 Khái quát chung về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương 2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương là tổ chức Đoàn tương đương cấp tỉnh trên cơ sở tổ chức lại 07 tổ chức Đoàn các Khối (Kinh tế, Tư tưởng, Khoa giáo, Dân vận, Nội chính, Đối ngoại, Khối I) và tiếp nhận Đoàn thanh niên 16 bộ, ngành các cơ quan Trung ương. Đến nay, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương có 57 cơ sở đoàn trực thuộc (trong đó có 30 Đoàn tương đương cấp huyện, 20 Đoàn cơ sở, 7 chi đoàn và 17 tổ chức Đoàn trường học trực thuộc Đoàn thanh niên các bộ, ngành ở Trung ương). Ngày 09/3/2010 Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã ban hành Quyết định số 37 QĐ/TWĐTN về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương. Trong đó quy định: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương là tổ chức đoàn cấp tỉnh, trực thuộc Trung ương Đoàn, là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên của Khối các cơ quan Trung ương; có chức năng tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi hoạt động các tổ chức Đoàn thuộc Khối các cơ quan Trung ương; tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đoàn, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương. Về tổ chức bộ máy, tình hình tổ chức Đoàn trực thuộc:Ban Chấp hành Đoàn Khối hiện có 41 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 13 đồng chí (trong đó có bí thư và 02 phó bí thư). Cơ quan chuyên trách Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương có 4 ban, đơn vị gồm: Văn phòng, Ban Phong trào thanh niên, Ban Tổ chức - Kiểm tra, Ban Tuyên giáo với tổng số biên chế được giao là 22 cán bộ. Mô hình tổ chức của Đoàn Khối hiện chia thành 03 cấp: Cấp Đoàn Khối (tương đương cấp tỉnh), cấp huyện và tương đương, cấp cơ 10 sở. Đa số các tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện, Đoàn khối trường học được bố trí cán bộ chuyên trách (55 cán bộ chuyên trách); có văn phòng và phương tiện làm việc; được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên. Tổng số cán bộ Đoàn từ Chi đoàn trở lên là 6.896 đồng chí; trong đó có 1.792 đồng chi được phân công phụ trách công tác tuyên giáo của Đoàn. Đặc điểm của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương là không có chính quyền cùng cấp, không hình thành các tổ chức chính trị xã hội thành viên ngoài tổ chức Đoàn, do đó vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và PBGDPL cho thanh niên nói riêng có sự khác biệt với các tỉnh thành Đoàn khác. Công tác thanh niên ở các cơ quan Trung ương là các công tác hướng đến đối tượng cụ thể bao gồm cán bộ công chức ở các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng, Chính phủ và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội ở Trung ương; đối tượng sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng trực thuộc các bộ, ngành ở Trung ương (không có hội đồng đội, không có thanh niên nông thôn và trên địa bàn dân cư). 2.1.2 Đặc điểm thanh niên Khối các cơ quan Trung ương hiện nay Hiện nay Đoàn Khối các cơ quan Trung ương có 101.842 đoàn viên, thanh niên (cán bộ công chức là 49.458 chiếm 35,59% tổng số cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan Trung ương; thanh niên sinh viên là 52.384; 100% thanh niên trong Khối các cơ quan Trung ương là đoàn viên). Đoàn Khối các cơ quan Trung ương có đội ngũ thanh niên có trình độ cao, được đào tạo bài bản ở trong nước và nước ngoài, trong đó có 257 tiến sỹ, gần 5.000 thạc sỹ, 12.328 đoàn viên, thanh niên là Đảng viên (chiếm 17,6% tổng số đảng viên của toàn Đảng bộ). Về trình độ chuyên môn, chính trị và việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, sử dụng nguồn nhân lực thanh niên: Phần lớn đoàn viên, thanh niên trong Khối được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; nhiều đoàn viên, thanh niên và cán bộ đoàn chủ chốt giữ cương vị lãnh đạo cấp phòng, cục, vụ, viện. Đặc điểm của thanh niên Khối các cơ quan Trung ương khi được tuyển dụng vào công tác tại các cơ quan ban, bộ ngành Trung ương hay tham gia học tập tại 11 các trường đại học, cao đẳng, học viện đều là đoàn viên, tuyệt đại đa số có quá trình được học tập và trang bị các kiến thức cơ bản về pháp luật tại địa phương và các trường phổ thông. Do đó, về cơ bản thanh niên trong Khối có kiến thứcpháp luật và ý thức chấp hành pháp luật nghiêm túc. Về ý thức tìm hiểu pháp luật của thanh niên: Xuất phát từ vị trí, vai trò và chất lượng đội ngũ thanh niên hiện đang công tác và học tập trong Khối, mức độ quan tâm và tìm hiểu về các chính sách, pháp luật của nhà nước đối với thanh niên Khối các cơ quan Trung ương bình quân cao hơn so với thanh niên cả nước. Về Nội dung pháp luật thanh niên quan tâm: Qua công tác PBGDPL của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương cho thấy nhu cầu của thanh niên tìm hiểu về pháp luật ngày càng tăng; đặc biết các nội dung pháp luật gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các nội dung liên quan đến nhu cầu của thanh niên. Xu hướng tìm hiểu pháp luật của thanh niên Khối các cơ quan Trung ương thiên về các nội dung hệ trọng đến quốc gia, dân tộc, các nội dung gắn với việc làm cũng như các quyền, nghĩa vụ cơ bản của đa số thanh niên. Bên cạnh những mặt tích cực, thanh niên Khối các cơ quan Trung ương vẫn tồn tại một số điểm còn hạn chế như: Việc vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế và kỹ năng công tác còn hạn chế. Một số thanh niên và cấp bộ đoàn còn thiếu chủ động trong việc tham mưu, đề xuất với cấp ủy, lãnh đạo cơ quan thực hiện tốt công tác thanh niên, trong đó có công tác PBGDPL. Còn một bộ phận thanh niên bàng quan với tình hình chính trị, xã hội, ít tham gia các hoạt động Đoàn, ngại khó, ngại khổ, lãng phí thời giờ làm việc, chưa tích cực học tập, cống hiến. Một bộ phận thanh niên chưa tích cực trong việc tự giác tìm hiểu và nghiên cứu đến pháp luật dẫn đến những sai phạm trong quá trình công tác. Cá biệt có trường hợp sai phạm đến mức phải sử lý hình sự. Cơ chế, chính sách, kinh phí cho các cấp bộ Đoàn hoạt động nói chung và công tác PBGDPL của Đoàn nói riêng ở một số cơ quan, đơn vị còn khó khăn. 2.2. Tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương 2.2.1. Công tác chỉ đạo của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên 12 Xác định được tầm quan trọng của công tác PBGDPL, Đoàn Khối đã tham mưu cho BTV Đảng ủy Khối Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường cự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa“; Chương trình hành động Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030; Tham mưu Ban Chấp hành Đảng ủy Khối ban hành Nghị quyết 01-NQ/ĐUK ngày 28/7/2009 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác thanh niên Khối các cơ quan Trung ương. Đặc biệt, Đoàn Khối đã xây dựng, triển khai các Chương trình“Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương tham gia phổ biến, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật giai đoạn 2013 - 2017” và “Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 - 2022”. Ngoài ra, Ban Thường vụ Đoàn Khối đã ký chương trình phối hợp với Thành Đoàn Hà Nội, Đoàn thanh niên bộ Công an, Đoàn thanh niên Khối Doanh nghiệp Trung ương và Ban thanh niên Quân đội trong các hoạt động PBGDPL cho thanh niên. Đoàn Khối cũng chỉ đạo các cấp bộ Đoàn triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật kịp thời, có trọng tâm, có trọng điểm, xác định đối tượng cụ thể, phù hợp với từng thời điểm, gắn với các sự kiện chính trị - xã hội, sự kiện chính trị - pháp lý và phục vụ nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và của đất nước. Hàng năm, Đoàn Khối thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá qua đó, kịp thời chấn chỉnh những thiếu xót, giúp các đơn vị tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Chương trình. 2.2.2 Công tác tổ chức thực hiện nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên thông qua các hình thức cụ thể 2.2.2.1 Về nội dung và đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và các văn bản pháp luật có tác động trực tiếp đến đời sống cán bộ, nhân dân và thanh niên. Thứ hai, tuyên truyền văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến việc triển khai nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị thuộc các cơ 13 quan Trung ương. Đây là nhóm các nội dung mang tính bắt buộc và được triển khai thường xuyên tại các cơ sở Đoàn trực thuộc Đoàn Khối. Thứ ba, cập nhật thông tin, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới được Quốc hội thông qua, liên quan đến kinh tế, xã hội và tư pháp; các hoạt động của thanh niên tham gia xây dựng, góp ý các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực kính tế, xã hội, quốc phòng an ninh và những vấn đề liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên. Thứ tư, tăng cường tuyên truyền, phổ biến thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật, gắn định hướng dư luận xã hội, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật và tổ chức tuyên truyền các nội dung liên quan đến nghiệp vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ đoàn, báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn. Bên cạnh việc tập trung vào nhóm đối tượng nêu trên, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương cũng đặc biệt quan tâm đến việc tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến đông đảo nhân dân thông qua các hoạt động tình nguyện của Đoàn ở các địa phương, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo. Kết quả trong nhiệm kỳ 2012-2017 đã có 3.725 hoạt động của các cơ sở Đoàn trong Khối được triển khai ở 52 tỉnh, thành phố trong cả nước với hơn 1.600 hoạt động có lồng ghép nội dung PBGDPL, trên 400.000 ấn phẩm tuyên truyền và 600 tủ sách pháp luật được trao tặng; nhiều hoạt động hỗ trợ pháp lý, tuyên truyền pháp luật cho đông đảo thanh niên và nhân dân ở các địa phương được tổ chức. 2.2.2.2 Về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên a. Phổ biến pháp luật thông qua hoạt động hội thảo, tọa đàm góp ý xây dựng pháp luật b. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ Đoàn và thanh niên c.Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt Chi đoàn và câu lạc bộ pháp luật d. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng c. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, cung cấp các tư liệu và hoạt động xây dựng tủ sách pháp luật e. Một số hình thức giáo dục pháp luật khác của Đoàn - PBGDPL thông qua các hoạt động tư vấn, hỗ trợ pháp lý pháp lý 14 - PBGDPL qua các phương tiện thông tin của Đoàn, phương tiện truyền thông mới: - Phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với các sự kiện chính trị pháp lý: 2.2.2.3 Công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Tính đến tháng tháng 12/2018, Đoàn Khối đã tổ chức chương trình phối hợp về nội dung PBGDPL cho thanh niên với 43 tỉnh, thành Đoàn trong cả nước; phối hợp với hơn 150 cơ quan, đơn vị trực thuộc các ban, bộ, ngành ở Trung ương cùng nhiều tổ chức, cá nhân trong xây dựng cơ chế, phát huy nguồn lực tổng hợp phục vụ công tác PBGDPL cho thanh niên. 2.2.2.4 Công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình, cách làm hay trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Mô hình câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật: Hiện nay trong toàn Khối có có trên trên 50 câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật. Mô hình phiên tòa giả định: Các hoạt động phiên tòa giả định được nhiều đơn vị, nhất là khối các trường (Học viện Tư Pháp, Học viện Tòa Án, Đại học Kiểm sát Hà Nội) coi như một công cụ hữu hiệu để giáo dục và tuyên truyền pháp luật cho học viên, sinh viên. Mô hình đội tuyên tuyền thanh niên về pháp luật, hiện các cơ sở đoàn trong Khối đang duy trì hoạt động của gần 200 đội tuyên truyền thanh niên với hàng nghìn tuyên truyền viên. 2.3 Đánh giá kết quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương Một là, công tác tuyên truyền PBGDPL của Đoàn Khối đã góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho đoàn viên thanh niên, kịp thời đưa chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đoàn viên thanh niên; Hai là, việc triển khai Chương trình Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương tham gia phổ biến, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật giai đoạn 2013 - 2017 và Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 - 2022 đã được các cấp bộ Đoàn thực hiện nghiêm túc và đạt được mục tiêu đề ra. Ba là,các hoạt động PBGDPL đã huy động được trí tuệ của tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương vào quá trình xây dựng, hoàn thiện 15 chính sách, pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật, thực hiện định hướng gắn công tác Đoàn với công tác chuyên môn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các cơ quan Trung ương. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương vẫn còn tồn tại những hạn chế sau đây: Thứ nhất,công tác chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn trực thuộc Đoàn Khối trong việc truyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên chưa được đầu tư đúng mức, việc hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng kết có lúc chưa kịp thời và chưa thực sự được coi trọng với tư cách là một nội dung giáo dục độc lập. Thứ hai, về nội dung và đối tượng tuyên truyền, PBGDPL mặc dù đã có những thay đổi đáng kể tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Thứ ba, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đối với thanh niên nhìn chung còn chậm được đổi mới, nặng về lý thuyết và chưa theo kịp các vấn đề của xã hội; một số nội dung được tổ chức tuyên truyền thiếu tính hấp dẫn, đổi mới, sáng tạo, nghèo nàn về ý tưởng, một số hoạt động còn nặng về hình thức nên không thu hút được sự tham gia đông đảo của đoàn viên, thanh niên. Thứ tư, số lượng và chất lượng hoạt động hiêu quả của các mô hình tại các cơ sở Đoàn trực thuộc còn ít, mới dừng lại ở việc xây dựng mô hình điểm, việc chỉ đạo, nhân rộng còn yếu. Thứ năm,công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong PBGDPL cho thanh niên Khối các cơ quan Trung ương mới chỉ tập trung thực hiện ở cấp Đoàn Khối, các nội dung phối hợp ở cấp cơ sở chỉ dừng lại ở các hoạt động đơn lẻ, chưa có nhiều các chương trình phối hợp dài hạn nên nguồn lực thiếu ổn định. Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thứ nhất, một bộ phận cơ sở Đoàn trực thuộc chưa thực sự chủ động trong nghiên cứu, đề xuất, tham mưu với cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan ban, bộ, ngành ở Trung ương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác Đoàn, đặc biệt trong lồng ghép hoạt động của Đoàn gắn với PBGDPL nhằm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Thứ hai, việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL của nhiều tổ chức Đoàn còn thiếu sự đầu tư, chỉ đạo thống nhất, chưa bám 16 sát với nhu cầu của đoàn viên, thanh niên tổ chức mình nên không thu hút, tập hợp và khai thác được tiềm năng trí tuệ, sức trẻ của đoàn viên thanh niên. Thứ ba,đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật của Đoàn ở các đơn vị trực thuộc Đoàn Khối còn thiếu, một bộ phận báo cáo viên chưa được đào tạo cơ bản còn yếu về kỹ năng, hạn chế về kiến thức để tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật trong thanh niên. Thứ tư, ý thức, trách nhiệm chủ động, tự giác tìm hiểu, học tập, nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng, thực hiện nếp sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật và tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong một bộ phận đoàn viên thanh niên chưa cao. Thứ năm,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_pho_bien_giao_duc_phap_luat_cho_thanh_nien.pdf
Tài liệu liên quan