Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được dự báo
tiếp tục nở rộ trong tương lai gần, BIDV Thừa Thiên Huếđặt ra mục
tiêu giảm tỷ lệ giao dịch bằng tiền mặt ở mức dưới 40% vào cuối
năm 2020. Nhưng mặt khác, mục tiêu này sẽ vấp phải không ít trở
ngại nếu các bộ phận, ngành, các ngân hàng, trung gian thanh toán,
đơn vị bán hàng, cung cấp dịch vụ, thiếu sự phối hợp đồng bộ
trong việc chung tay góp phần thay đổi thói quen trong chi tiêu, hiện
đại hóa công nghệ, tăng cường bảo mật cũng như tiếp tục hoàn thiện
hành lang pháp lý.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, TP Huế, Thừa Thiên Huế
Thời gian: vào hồi giờ tháng năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học viện
Hành chính tại TP Huế hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học,
Học viện Hành chính Quốc gia.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới đang mở ra cho
nhân loại một cánh cửa giao lưu đầy triển vọng.Vượt qua không gian
và thời gian, những luồng dịch chuyển hàng hóa và tiền tệ đã tạo nên
sự gắn kết ngày càng bền vững giữa các quốc gia với các trình độ
kinh tế khác nhau và thể chế pháp luật riêng biệt. Trong bối cảnh đó,
nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng Việt Nam nói
riêng đang tích cực vận động để chuyển mình theo kịp với dòng chảy
mạnh mẽ của nền kinh tế - tài chính thế giới. Các mối quan hệ thanh
toán đan xen ngày càng phong phú, đa dạng, phức tạp đòi hỏi tất yếu
phải có phương thức thanh toán tiện dụng, hiện đại để đáp ứng kịp
thời nhu cầu ngày càng cao của các chủ thể kinh tế.
Thanh toán bằng tiền mặt là hình thức thanh toán lâu đời,
truyền thống trong mua bán trao đổi. Tuy nhiên, trong thời đại hiện
nay, thanh toán bằng tiền mặt đã làm nảy sinh một số nhược điểm
như: tăng chi phí kiểm đếm, lưu thông của các chủ thể kinh tế, lãng
phí thời gian vận chuyển cũng như không an toàn nếu phải cất giữ
một số lượng lớn Do đó, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
ra đời, giúp khắc phục các điểm yếu trên đồng thời giảm thiểu tối đa
chi phí, thời gian cho các bên, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội.
Tuy nhiên, khi công nghệ ngày càng phát triển, trình độ kỹ
thuật của con người ngày càng cao hơn, hình thức này không hoàn
toàn là hình thức ưu việt nhất. Người dùng vẫn có thể chịu rủi ro khi
thanh toán bằng các hình thức từng được cho là an toàn này. Một số
2
nhược điểm của thanh toán không dùng tiền mặt cũng bắt đầu nảy
sinh như: giả mạo chữ ký, con dấu của khách hàng; thông tin thẻ bị
đánh cắp, gây thiệt hại cho cả khách hàng và Ngân hàng. Từ đó,
yêu cầu về việc phát hiện cũng như ngăn ngừa rủi ro đối với thanh
toán không dùng tiền mặt trở nên cấp thiết. Xuất phát từ lý do trên,
qua quá trình tìm hiểu, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phòng
ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh
Thừa Thiên Huế”
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo một số đề
tài có nội dung liên quan như sau:
Hà Thị Thanh Hòa (2012), Mở rộng thanh toán không dùng
tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà nẵng
Lã Thị Kim Anh (2015), Phát triển dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam,
chi nhánh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đinh Thị Định (2016), Quản trị rủi ro gian lận thẻ tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Tây Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Các đề tài trên đã phản ánh được bản chất cũng như các hình
thức TTKDTM, tuy nhiên chưa có sự hệ thống hóa các hình thức rủi
ro thường gặp trong ngân hàngvà cách thức giảm thiểu rủi ro trong
3
quá trình tác nghiệp. Vì vậy có thể nói đây là công trình nghiên cứu
có tính độc lập của tác giả và không bị trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng từ đó
đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong
TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi
nhánh Thừa Thiên Huế.
3.2. Nhiệm vụ
-Tổng quan lý thuyết, cơ sở lý luận về thanh toán không
dùng tiền mặt (TTKDTM) và quản trị rủi ro trong thanh toán không
dùng tiền mặt;
-Trên nền tảng lý luận, phân tích thực trạng thanh toán
không dùng tiền mặt và cách mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV) Thừa Thiên Huế đang phòng ngừa rủi ro
trong TTKDTM;
-Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro
trong TTKDTM cho BIDV Thừa Thiên Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn lànhững vấn đề lý luận và thực
tiễn về phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa
Thiên Huế
4
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
- Thời gian nghiên cứu:Giai đoạn 2015-2018 và tầm nhìn đến
năm 2020
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa vào phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biên
chứng và duy vật lịch sử, những nguyên lý cơ bản của tài chính tiền
tệ để nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan đến cơ chế phòng ngừa rủi
ro trong các phương thức thanh toán.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
Số liệu và thông tin phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu là
số liệu thứ cấp. Số liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các báo cáo
tài chính tại đơn vị, các văn bản pháp quy, các nghiên cứu của nhiều
tác giả khác nhau liên quan đến chủ đề phòng ngừa rủi ro trong
phương thức thanh toán tại các Ngân hàng thương mại.
b) Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thứ cấp sau khi thu thập, được xữ lý trên phần mềm
Excel và sử dụng các phương pháp sau đây để phân tích:
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp dự báo
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là sự đúc kết lý luận và đưa lý luận vào thực tiễn
trong công tác phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền
mặt tại các Ngân hàng thương mại
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác phòng ngừa rủi
ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 4 năm
2015-2018 nhằm chỉ ra những mặt còn đạt được, những mặt còn hạn
chế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro một cách
hiệu quả hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu gồm 3 chương chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về thanh toán không dùng tiền mặt
và rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương
mại.
Chương II: Thực trạng phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt và công tác phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên
Huế.
Chương III: Giải pháp cho phòng ngừa hạn chế rủi ro trong
thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát
triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT VÀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN KHÔNG
DÙNGTIỂN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt
“Thanh toán không dùng tiền mặt” là cách thức thanh toán
tiền, hàng hóa, dịch vụ không có sự xuất hiện cảu tiền mặt mà được
thực hiện bằng cách chuyển một số tiền từ tài khoản của người chi
trả chuyển vào tài khoản người thụ hưởng, hoặc bằng cách bù trừ
công nợ, mà không sử dụng đến tiền mặt thông qua vai trò của các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán [23].
1.1.2.Đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt
Gọn nhẹ, tiền không ở dạng tiền mặt nên an toàn: Khối
lượng hàng hóa và dịch vụ ngày càng đa dạng về chất lượng và tăng
lên về khối lượng, hình thức TTKDTM sẽ hạn chế được những
nhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt khi mà việc thanh toán trực
tiếp bằng tiền mặt sẽ không an toàn cho cả người trả tiền và người
nhận tiền đối với khối lượng hàng hóa lớn. TTKDTM sẽ không phải
kiểm đếm, bảo quản tiền và vận chuyển tiền mặt.
1.1.3.Nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ phản ánh mối quan hệ
kinh tế, pháp lý, do đó các bên tham gia thanh toán phải bảo đảm các
nguyên tắc có tính pháp lý sau:
7
1.1.4.Các chủ thể tham gia trong thanh toán không dùng
tiền mặt
Bên chuyển tiền: là người mua, người sử dụng dịch vụ, người
nộp thuế, hay người có ý định chuyển nhượng một khoản tiền cho
một người khác.
Bên thụ hưởng: là người bán hàng, cung cấp dịch vụ hay
người nhận tiền.
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt: Ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, Kho bạc Nhà nước,
Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nước ngoài, Tổ chức cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán, công ty tài chính Trong đó:
+ Ngân hàng phục vụ bên mua: tức là ngân hàng nơi đơn vị
mua mở tài khoản giao dịch.
+ Ngân hàng phục vụ bên bán: là ngân hàng nơi đơn vị bán
mở tài khoản [39].
1.1.5.Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
Cùng với sự phát triển chung của xã hội và của hệ thống
ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt trở nên ngày càng quan
trọng. Ngày nay thanh toán không dùng tiền mặt là một phần không
thể tách rời trong hoạt động sản xuất lưu thông hàng hoá của các
doanh nghiệp, cá nhân, các đoàn thể...[31]
1.1.6.Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.6.1. Tại Ngân hàng thương mại
1.1.6.2. Tại các trung gian thanh toán khác
8
1.1.7.Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng
tiền mặt
1.1.7.1.Nhân tố chủ quan
1.1.7.2. Nhân tố khách quan
1.2.Tổng quan về rủi ro trong thanh toán không dùng
tiền mặt
1.2.1.Khái niệm rủi ro và quản trị rủi ro
Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn.
Tuy nhiên, không phải bất cứ sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro.
Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được
xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng không chắc
chắn nào chưa từng được xảy ra và không thể ước đoán được xác
suất xảy ra được xem là sự bất trắc, chứ không phải là rủi ro. Cách
định nghĩa rủi ro trên đây được xem như là định nghĩa định tính; nó
giúp chúng ta có thể phân biệt được rủi ro và sự bất trắc, nhưng
không cho phép đo lường được rủi ro [9].
1.2.2. Những rủi ro phát sinh trong thanh toán không
dùng tiền mặt
1.2.2.1. Rủi ro về mặt pháp lý
1.2.2.2.Rủi ro hoạt động
1.2.2.3. Rủi ro tín dụng
1.2.2.4. Rủi ro thanh khoản
1.2.2.5.Rủi ro đạo đức
1.2.2.6.Rủi ro kỹ thuật
9
1.2.3. Sự cần thiết phòng ngừa rủi ro trong thanh toán
không dùng tiền mặt
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ mở ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức về sự
an toàn của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt cho ngành
Ngân hàng. Do vậy, đảm bảo an toàn, chính xác và hiệu quả trong
giao dịch là vấn đề tất yếu đặt ra đối với hệ thống ngân hàng. Điều
này không chỉ hạn chế rủi ro cho bản thân ngân hàng, bảo toàn tài
sản khách hàng mà còn đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia.
Hạn chế tổn thất cho ngân hàng thương mại
Đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng
Góp phần ổn định kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh hệ
thống liên ngân hàng
1.3. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro trong thanh toán
không dùng tiền mặt của một số quốc gia và bài học cho Việt
Nam
1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro trong thanh toán
không dùng tiền mặt của một số quốc gia.
Phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM là vấn đề cấp thiết không
chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả những quốc gia khác.
1.3.2. Bài học cho Việt Nam
Với nhiều tiện ích mang lại, dịch vụ thanh toán điện tử và
các hình thức thanh toán phi tiền mặt hứa hẹn sẽ tiếp tục bùng nổ
trong thời gian tới. Trước mắt, việc đẩy mạnh các hình thức thanh
toán số, nhất là các dịch vụ thanh toán qua internet và thiết bị di động
10
đang góp phần giảm đáng kể sức ép lên hệ thống ATM. Ðây cũng sẽ
là xu thế chung của thị trường, qua đó tạo cơ hội cho các hình thức
thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục nở rộ trong tương lai.
Nước ta cũng đã ban hành thông tư 2545/QĐ- TTg ngày 30
tháng 12 năm 2016 về phê duyệt đề án phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020. Rút kinh nghiệm từ các nước
khác trên thế giới, thông tư về cơ bản đã vạch ra hướng đi đúng đắn
trong phát triển TTKDTM, đề ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể.
Tuy nhiên, do đang coi trọng sự tăng cường mở rộng TTKDTM nên
việc phòng ngừa rủi ro chỉ đang chiếm tỷ trọng nhỏ trong hệ thống
các giải pháp được nêu. Do đó, để phát triển nền khách hàng sử dụng
TTKDTM, cần sự phát triển đồng thời của hệ thống phòng ngừa rủi
ro, nhằm tạo niềm tin cho người sử dụng phương thức thanh toán này.
11
Tóm tắt chương 1
Trong phạm vi chương I, tác giả đã hệ thống hóa được
những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến TTKDTM và rủi ro
trong TTKDTM tại các NHTM. Trọng tâm của chương I là làm rõ
các khái niệm và vai trò của TTKDTM; những rủi ro phát sinh trong
TTKDTM cũng như sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh
đó, tác giả cũng thu thập được kinh nghiệm giảm thiểu rủi ro trong
TTKDTM của một số nước, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam.
Nội dung lý thuyết trong chương I là nền tảng quan trọng giúp tác
giả phân tích thực trạng phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2015-2018 trong chương II và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả trong tương lai ở chương III.
12
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử
thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ
và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam.
2.1.2. Cơ cấu hoạt động, tổ chức của Ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa
Thiên Huế
Với phương châm hoạt động hiệu quả, Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tổ chức bộ mày quản lý theo mô
hình trực tuyến – chức năng, để đảm bảo mọi hoạt động trong chi
nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt, gọn
nhẹ, tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Trải qua hơn 60 năm phát triển, hiện nay, chi nhánh đã có
một đội ngũ nhân viên trình độ cao, năng động, nhiệt tình khoảng
120 nhân sự được phân bổ vào các phòng ban. Trong đó có 8 phòng
ban làm việc tại trụ sở chính CN Thừa Thiên Huế, và tại các phòng
giao dịch (PGD) bao gồm: PGD Nguyễn Trãi, PGD Bến Ngự, PGD
13
Thành Nội, PGD An Cựu và PGD Sông Bồ. Cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý của chi nhánh được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV Thừa Thiên Huế
(Nguồn: BIDV Thừa Thiên Huế)
Phòng
giao
dịch
Thành
Nội
Phòng
giao
dịch
Sông
Bồ
Phòng
Quản
trị tín
dụng
Phòng
Quản
lý &
Dịch
vụ
Kho
quỹ
Phòng
Giao
dịch
Khách
hàng
BAN GIÁM ĐỐC
Khối
quản
lý
khách
hàng
Khối
quản
lý
rủiro
Khối
tác
nghiệp
Khối
quản
lý nội
bộ
Khối
trực
thuộc
Phòng
khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
quản
lý rủi
ro
Phòng
khách
hàng
cá
nhân
Phòng
Tổ
chức
Hành
chính
Phòng
Kế
hoạch
Tài
chính
Phòng
giao
dịch
An
Cựu
Phòng
giao
dịch
Bến
Ngự
Phòng
giao dịch
Nguyễn
Trãi
14
2.2. Tình hình kinh doanh các hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.2.1 Tình hình kinh doanh chung về thanh toán không dùng
tiền mặt
Tại BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2018, dịch vụ
TTKDTM đang được chú trọng đầu tư và phát triển để bắt kịp với sự
thay đổi của nền kinh tế. Có thể nói nhờ có sự quan tâm, cũng như
các chính sách kịp thời, đúng đắn của NHNN và Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam mà dịch vụ TTKDTM đang ngày
càng khẳng định được vai trò của mình trong
2.2.2. Đối với các hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt mà Ngân hàng là trung gian thanh toán, thực hiện thay mặt
khách hàng
2.2.2.1 Dịch vụ thẻ ngân hàng
2.2.2.2. Dịch vụ ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu
2.2.2.3. Dịch vụ thanh toán bằng Séc
2.2.2.4. Dịch vụ chuyển tiền nội địa
2.2.2.5. Dịch vụ thu hộ, chi hộ
2.2.3. Đối với các hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt khách hàng chủ động trong thanh toán
Ngày nay, thanh toán trực tuyến là khái niệm không còn xa
lạ đối với khách hàng nói chung và cụ thể là các khách hàng doanh
nghiệp nói riêng. Phương thức bao gồm rất nhiều dịch vụ thanh toán
khác nhau đáp ứng đầy đủ các những nhu cầu hoạt động và phát triển
15
của một doanh nghiệp cũng như nhu cầu cá nhân.BIDV Thừa Thiên
Huế cũng không phải ngoại lệ khi doanh số của các phương thức
thanh toán trực tuyến mỗi năm đều tăng so với năm trước.
Biểu đồ 2.2 Doanh số các dịch vụ thanh toán trực tuyến tại BIDV
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán BIDV Thừa Thiên Huế
2015-2018))
2.3. Đánh giá các rủi ro có thể gặp khi thực hiện thanh
toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Thừa Thiên Huế
2.3.1. Đối với lệnh thanh toán bằng Séc, Ủy nhiệm chi, Ủy
nhiệm thu, Thư bảo lãnh
2.3.1.1 Rủi ro đối với Séc
2.3.1.2. Rủi ro đối với Ủy nhiệm chi
-
100,000.00
200,000.00
300,000.00
400,000.00
500,000.00
600,000.00
700,000.00
800,000.00
900,000.00
1,000,000.00
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Nộp thuế điện tử
Thanh toán
lương tự động
Internet- Banking
Mobile banking
Thanh toán hóa
đơn
16
2.3.1.3. Rủi ro đối với Ủy nhiệm thu
2.3.1.4. Rủi ro đối với Thư bảo lãnh
2.3.2. Đối với thanh toán bằng thẻ và ứng dụng thanh toán
2.3.2.1 Rủi ro đối với thẻ ngân hàng
2.3.3.2. Rủi ro đối với các ứng dụng thanh toán trực tuyến
2.4. Hậu quả của rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt
Đối với chủ tài khoản
Đối với Ngân hàng:
Đối với nền kinh tế
2.5. Công tác kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro trong thanh toán
không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Nhận diện được các rủi ro trên, bản thân Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế đã có các
biện pháp kiểm soát ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt như sau:
2.5.1. Đối với thanh toán bằng chứng từ giấy (Séc, Ủy
nhiệm thu, Ủy nhiệm chi, Thư tín dụng)
Để hạn chế rủi ro giả mạo chữ ký, khi nhận chứng từ từ
khách hàng, BIDV Thừa Thiên Huế sử dụng phần mềm lưu trữ hình
ảnh chữ ký, con dấu để đối chiếu khớp đúng với chữ ký, con dấu trên
chứng từ gốc. Xác định chính xác rồi mới tiến hành thực hiện giao
dịch.
17
2.5.2. Đối với hình thức thanh toán khách hàng chủ động
thực hiện (Thẻ, ứng dụng thanh toán)
BIDV luôn yêu cầu cài đặt hạn mức giao dịch đối với từng
giao dịch và trong một ngày.
2.5.3. Thực hiện kiểm soát nội bộ định kỳ.
Định kỳ hàng tuần, hàng tháng, tùy loại hình TTKDTM,
Phòng Quản trị rủi ro sẽ kết hợp bộ phận hậu kiểm để đánh giá lại
mức độ rủi ro của từng hoạt động, kịp thời chấn chỉnh và có biện
pháp khắc phục nếu cán bộ thực hiện sai quy trình.
2.6. Một số hạn chế còn tồn tại khi thực hiện công tác
kiểm soát rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Viêt Nam Chi
nhánh Thừa Thiên Huế.
Một số khách hàng giao dịch quá thường xuyên nên giao
dịch viên BIDV Thừa Thiên Huế thường bỏ qua công đoạn kiểm tra
giấy tờ tùy thân và giấy giới thiệu dẫn đến trường hợp khi các khách
hàng này lợi dụng sơ hở đó để giả mạo giấy tờ nhằm trục lợi.
2.7. Dự báo hệ thống chỉ tiêu đo lường rủi ro trong thanh
toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2019-2020
Nếu duy trì được xu hướng tỷ lệ rủi ro giảm trong TTKDTM
như hiện tại, giai đoạn 2019-2020, tác giả dự báo tỷ lệ này sẽ tiếp tục
giảm và đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác phòng ngừa rủi ro
trong TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam,
18
chi nhánh Thừa Thiên Huế. Rủi ro giảm phản ánh công tác phòng
ngừa rủi ro đã được thực hiện một cách chặt chẽ, mang lại kết quả
tích cực. Giảm rủi ro đồng nghĩa với giảm chi phí bù đắp rủi ro, qua
đó tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Một cách gián tiếp, giảm rủi ro
cũng giúp tăng niềm tin của khách hàng vào Ngân hàng.
Bảng 2.6. Dự báo hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong
TTKDTM tại BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng
trưởng trung
bình
Năm
2019
Năm
2020
Tỷ lệ thẻ NH bị đánh cắp thông
tin -23.91 0.08 0.06
Tỷ lệ số tiền bị đánh cắp trong
hoạt động ATM -16.30 0.13 0.11
Tỷ lệ giao dịch lỗi trong
TTKDTM tại kênh quầy giao
dịch -1.03 3.19 3.15
Tỷ lệ giao dịch lỗi trong
TTKDTM qua ứng dụng thanh
toán 21.42 9.14 11.10
Tỷ lệ dự phòng rủi ro trong
TTKDTM 0.00 0.50 0.50
Tỷ lệ chứng từ thanh toán chưa
hợp lệ -12.10 5.49 4.83
19
Tóm tắt chương 2
Trên cơ sở khái quát chung về quá trình hình thành và phát
triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi
nhánh Thừa Thiên Huế, chương 2 của luận văn đã phân tích, đánh
giá thực trạng phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại đây qua các nội
dung: Tình hình phát triển TTKDTM, các rủi ro thường gặp trong
TTKDTM, công tác phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM. Qua phân
tích thực trạng, chương 2 cũng chỉ rõ hạn chế còn tồn tại trong công
tác phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế. Những kết luận
Chương 2 là cơ sở để đề xuất những giải pháp và kiến nghị trong nội
dung tiếp theo ở Chương 3.
20
Chương 3
GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO
TRONG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Phương hướng
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được dự báo
tiếp tục nở rộ trong tương lai gần, BIDV Thừa Thiên Huếđặt ra mục
tiêu giảm tỷ lệ giao dịch bằng tiền mặt ở mức dưới 40% vào cuối
năm 2020. Nhưng mặt khác, mục tiêu này sẽ vấp phải không ít trở
ngại nếu các bộ phận, ngành, các ngân hàng, trung gian thanh toán,
đơn vị bán hàng, cung cấp dịch vụ, thiếu sự phối hợp đồng bộ
trong việc chung tay góp phần thay đổi thói quen trong chi tiêu, hiện
đại hóa công nghệ, tăng cường bảo mật cũng như tiếp tục hoàn thiện
hành lang pháp lý. Vì vậy, chi nhánh Thừa Thiên Huế đã có những
phương hướng phát triển chiến lược cho công tác phòng ngừa rủi ro
trong thanh toán không dùng tiền mặt:
3.2. Một số giải pháp cho công tác phòng ngừa rủi ro trong
thanh toán không dùng tiền mặt
3.2.1. Nhóm giải pháp chung
3.2.1.1. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro
3.2.1.2.Nhóm giải pháp cho dự phòng rủi ro
21
3.2.2. Nhóm giải pháp riêng cho công tác phòng ngừa rủi ro
đối với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
3.2.2.1. Giải pháp về đảm bảo an toàn bảo mật các dịch vụ
ngân hàng điện tử
3.2.2.2. Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán thẻ
3.2.2.3. Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong ủy nhiệm chi
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Chính phủ
3.3.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước
3.3.3. Đối với Hội sở chínhNgân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
22
Tóm tắt chương 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phòng ngừa rủi ro trong
TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi
nhánh Thừa Thiên Huế ở Chương 2, Chương 3 đưa ra phương hướng,
các nhóm giải pháp cũng như kiến nghị để công tác phòng ngừa rủi
ro trong TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế được hoàn thiện hơn trong tương
lai.
23
KẾT LUẬN
Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng
hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết đến thực
tiễn, đề tài “Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt
tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Đầu tư và phát triển Việt Nam –
chi nhánh Thừa Thiên Huế” đã tập trung giải quyết một số nội dung
quan trọng sau: (1) Hệ thống hóa những khái niệm liên quan đến
TTKDTM và rủi ro trong TTKDTM, vai trò cũng như các nhân tố
ảnh hưởng đến TTKDTM; (2) Phân tích đánh giá thực trạng phòng
ngừa rủi ro trong TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế, từ đó nhận thấy những
thuận lợi, khó khăn cũng như những thành công, hạn chế để có định
hướng, giải pháp tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro TTKDTM
tại chi nhánh; (3) Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện
công tác phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế.
Trên cơ sở đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_phong_ngua_rui_ro_trong_thanh_toan_khong_du.pdf