Luận án Nghiên cứu đặc tính ít hạt và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Hà Giang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4. Tính mới của luận án 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1. Khái quát về cây có múi 5

1.1.1. Nguồn gốc và phân bố 5

1.1.2. Phân loại cây ăn quả có múi 6

1.1.3. Tình hình sản xuất cây có múi 8

1.2. Đặc tính không hạt ở cây có múi 12

1.2.1. Một số quan điểm về quả không hạt 12

1.2.2. Nguyên nhân không hạt ở cam quýt 12

1.3. Những nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng ở cây có múi 23

1.3.1. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng với cây có múi 23

1.3.2. Những nghiên cứu về bổ sung dinh dưỡng cho cây có múi trên thế giới 28

1.3.3. Những nghiên cứu bổ dung dinh dưỡng cho cây có múi ở trong nước 30

1.4. Những nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng ở cây có múi 34

1.4.1. Vai trò của chất điều hoà sinh trưởng thực vật (phytohormon) 34

1.4.2. Ảnh hưởng của một số chất điều hoà sinh trưởng đến quá trình hình thành và phát triển quả ở cây có múi 35

1.4.3. Một số nghiên cứu sử dụng chất điều hoà sinh trưởng nâng cao năng suất, chất lượng quả cây có múi 38

1.5. Nghiên cứu kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình cây có múi 42

1.6. Một số kết luận rút ra từ tổng quan 44

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46

2.1. Vật liệu nghiên cứu 46

 

doc149 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc tính ít hạt và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) sau đó tính tỷ lệ. + Số hạt/ quả: Lấy ngẫu nhiên 10 quả trên cây, đếm số hạt trên quả rồi tính giá trị trung bình. Các chỉ tiêu sinh hoá quả: Hàm lượng axit; độ brix; hàm lượng vitamin; hàm lượng đường tổng số; hàm lượng chất khô. Lấy ngẫu nhiên mỗi công thức thí nghiệm 10 quả rồi tiến hành phân tích tại bộ môn Kiểm nghiệm, viện Nghiên cứu Rau Quả tương tự như nội dung 1. Tính hiệu quả kinh tế: Tương tự như thí nghiệm 2 Các số liệu trong thí nghiệm được xử lí thống kê bằng phần mềm SAT 9.0. 2.4.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kĩ thuật cắt tỉa tới sinh trưởng và năng suất cam Sành * Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bao gồm 3 công thức: CT1: Cắt tỉa theo quy trình của Viện nghiên cứu rau quả - Sau khi thu hoạch, bấm ngọn cành mẹ để tạo ra nhiều cành mang quả và tỉa bỏ cành vừa mang quả. Tỉa các cành bị sâu bệnh, tỉa ngay sau khi phát hiện và tiêu hủy chúng. Tỉa thưa các cành vô hiệu hoặc không phù hợp - Với những cây bị khuyết tán có thể tận dụng cành vượt để tạo cành mới lấp vào khoảng trống. Tỉa cành tạo tán theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Định dạng của tán cây dự kiến cần tạo trước khi tỉa cành, thường là hình nón và mở tâm. Không tỉa quá 15% số cành. - Tỉa hoa, quả: Cần tỉa bỏ sớm những hoa, quả dị hình, những cành hoa không có lá, những quả nhỏ ở những vị trí không thuận lợi hoặc những chùm quả dày. CT2: Cắt tỉa theo kiểu khai tâm Cây tham gia thí nghiệm được cắt tỉa những cành cấp 1, cấp 2 mọc ở giữa tán, chỉ để lại từ 3 - 5 cành chính (cành khung).Thường xuyên cắt bỏ những cành có xu hướng vươn cao, cành sâu bệnh và những cành nằm phía trong tán cây có đường kính nhỏ hơn 0,2 cm. CT3: Để tự nhiên không cắt tỉa * Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Mỗi công thức theo dõi 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây có độ tuổi 5 năm. Thực hiện các công thức cắt tỉa trong 2 năm liên tiếp và theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển cây Đo chiều cao cây, đường kính tán 1 năm và 2 năm sau khi áp dụng cắt tỉa. Đếm số lượng lộc trên cây của 4 đợt lộc chính trong năm Thu quả khi đủ chín, theo dõi các chỉ tiêu năng suất quả và kích thước quả như nội dung 4. Xác định các chỉ tiêu sinh hoá quả tương tự như nội dung 1 Hiệu quả kinh tế: Cách tính tương tự như thí nghiệm 2 Số liệu của thí nghiệm được thu thập và xử lí thống kê bằng phần mềm IRRISAT 5.0. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả điều tra, tuyển chọn và theo dõi đặc điểm sinh học của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn 3.1.1. Kết quả điều tra tuyển chọn một số cây cam Sành ít hạt tại Hà Giang Qua kết quả điều tra sơ bộ từ các nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp, đề tài đã thu thập được 20 cá thể có số hạt trung bình nhỏ hơn 6. Kết quả đánh giá ban đầu các cây tuyển chọn ở vụ quả năm 2014 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.1. Một số cây cam Sành ít hạt được tuyển chọn tại Hà Giang STT Kí hiệu cây Tuổi cây (năm) Địa chỉ Số hạt TB/quả 1 CSKH1 14 Đông Thành – Bắc Quang 5,3 2 CSKH2 6 Đông Thành – Bắc Quang 4,7 3 CSKH3 8 Việt Hồng – Bắc Quang 4,9 4 CSKH4 5 Hùng An – Bắc quang 5,1 5 CSKH5 5 Hùng An – Bắc quang 4,3 6 CSKH6 6 Hùng An – Bắc quang 5,7 7 CSKH7 8 Đồng Tâm – Bắc quang 4,8 8 CSKH8 6 Đồng Tâm – Bắc Quang 4,5 9 CSKH9 6 Đông Thành – Bắc Quang 4,6 10 CSKH10 8 Việt Hồng – Bắc Quang 5,7 11 CSKH11 5 Đông Thành – Bắc Quang 5,8 12 CSKH12 10 Vĩnh Hảo – Bắc Quang 5,4 13 CSKH13 9 Vĩnh Hảo – Bắc Quang 5,7 14 VX1 6 Việt Lâm – Vị Xuyên 3,3 15 VX2 6 Việt Lâm – Vị Xuyên 5,7 16 VX3 6 Việt Lâm – Vị Xuyên 1,8 17 VX4 8 Việt Lâm – Vị Xuyên 5,5 18 VX5 12 Việt Lâm – Vị Xuyên 5,6 19 VX6 10 Trung Thành – Vị Xuyên 5,3 20 VX7 8 Trung Thành – Vị Xuyên 4,2 Qua thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau đã phát hiện được 20 cá thể cam Sành đang trong thời kì kinh doanh với độ tuổi 5 đến 14 năm tuổi có số hạt trung bình dưới 6 hạt/quả. Các cá thể điều tra được đều được nhân giống bằng phương pháp chiết cành từ các vườn cam Sành trồng lâu năm ở địa phương. Trong đó 13 cây cam Sành ít hạt được phát hiện ở các xã thuộc huyện Bắc Quang, 7 cây đang được trồng tại huyện Vị Xuyên. Đây cũng là các xã nằm trong vùng trồng cam Sành tập trung của tỉnh Hà Giang. Các cây đã phát hiện được mô tả, đánh giá cảm quan các đặc điểm về quả nhằm chọn lọc các cá thể vừa có đặc tính ít hạt, vừa đảm bảo các tiêu chí về năng suất, chất lượng quả tương đương với cam Sành thương phẩm đang được trồng đại trà tại địa phương. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu năng suất, chất lượng quả của các cây ít hạt từ các phiếu điều tra được thể hiện qua bảng 3.2: Bảng 3.2. Một số đặc điểm quả của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn Kí hiệu cây Đặc điểm cảm quan Khối lượng quả (g/quả) Năng suất (kg/cây) CSKH1 Quả màu vàng, hình cầu dẹt, trục rỗng hoặc hơi đặc, tép mọng nước màu vàng, múi không đều. 195 ± 21 25,30 CSKH2 Quả màu vàng cam, hình cầu, trục nửa đặc, tép hơi khô, màu vàng đậm và múi không đều. 178 ± 28 26,50 CSKH3 Quả màu vàng, hình cầu, trục đặc, tép hơi khô, màu vàng nhạt, múi không đều. 207 ± 35 21,75 CSKH4 Quả màu vàng cam, hình cầu dẹt, trục rỗng, tép mọng nước màu vàng nhạt, múi đều. 198 ± 25 15,24 CSKH5 Quả màu vàng cam, hình cầu, trục đặc, tép thô, hơi khô màu vàng đậm, múi không đều 185 ± 32 12,36 CSKH6 Quả màu màu vàng, hình cầu, trục nửa đặc, tép mọng nước, múi đều. 212 ± 26 23,50 CSKH7 Quả màu vàng da cam, hình cầu dẹt, trục quả rỗng, tép mọng nước màu vàng nhạt, múi không đều. 225 ± 31 19,32 CSKH8 Quả màu vàng, hình cầu, trục quả đặc, tép hơi khô màu vàng nhạt, múi không đều. 189 ± 32 22,30 CSKH9 Quả màu vàng da cam, hình cầu dẹt, trục quả nửa đặc, tép cứng thô, hơi khô màu vàng nhạt, múi đều 192 ± 37 26,54 CSKH10 Quả màu vàng, hình cầu dẹt, trục quả rỗng hoặc nửa đặc, tép mọng nước màu vàng, múi không đều 186 ± 28 25,45 CSKH11 Quả màu vàng da cam, hình cầu dẹt, trục quả rỗng, tép mọng nước màu vàng, múi đều 234 ± 31 18,25 CSKH12 Quả màu vàng da cam, hình cầu dẹt, trục quả nửa đặc, tép cứng thô, hơi khô màu vàng nhạt, múi đều 227 ± 36 31,60 CSKH13 Quả màu vàng, hình cầu dẹt, trục quả rỗng hoặc nửa đặc, tép mọng nước màu vàng, múi không đều 215 ± 28 28,34 VX1 Quả màu vàng da cam, hình cầu dẹt, trục quả rỗng, tép mọng nước màu vàng, múi đều 265 ± 25 29,45 VX2 Quả màu vàng da cam, hình cầu dẹt, trục quả rỗng, tép mọng nước màu vàng, múi đều 224 ± 30 35,27 VX3 Quả màu vàng da cam, hình cầu dẹt, trục quả rỗng hoặc nửa đặc, tép mọng nước màu vàng, múi đều 226 ± 21 32,50 VX4 Quả màu vàng da cam, hình cầu dẹt, trục quả rỗng, tép mọng nước màu vàng, múi đều 215 ± 26 39,25 VX5 Quả màu vàng da cam, hình cầu dẹt, trục quả rỗng, tép mọng nước màu vàng, múi đều 235 ± 30 52,78 VX6 Quả màu vàng, hình cầu, trục quả đặc, tép hơi khô màu vàng, múi không đều 193 ± 41 36,18 VX7 Quả màu vàng da cam, trục quả nửa đặc, tép mọng nước màu vàng nhạt, múi đều 206 ± 36 31,25 CSCH (đc) Quả màu vàng da cam, hình cầu dẹt, trục quả rỗng, tép mọng nước màu vàng, múi đều 237 ± 32 23,30 Sau khi tổng hợp kết quả từ mẫu phiều điều tra, một số cây cam Sành tuy có đặc điểm ít hạt nhưng có một số nhược điểm không đáp ứng được yêu cầu của cam Sành thương phẩm điển hình là: Tép khô, múi không đều, số lượng quả ít và năng suất thấp như các cây CSKH1, CSKH2, CSKH3, CSKH5, CSKH7, CSKH8, CSKH9, CSKH10, CSKH12, CSKH13, VX6. Các cây còn lại có đặc điểm quả về mặt cảm quan tương tự như cam Sành được trồng đại trà ở địa phương được tiếp tục theo dõi và đánh giá ở các năm tiếp theo. 3.1.2. Đặc điểm hình thái của những cây cam Sành tuyển chọn Trong quá trình theo dõi và đánh giá ở các năm tiếp theo (2015, 2016) đã loại bỏ 3 cây: CSKH4, CSKH6 và VX7 vì có số hạt nhiều hơn tiêu chí tuyển chọn. Các cây còn lại: VX1, VX2, VX3, VX4, VX5 và CSKH11 tiếp tục được theo dõi đánh giá các đặc điểm sinh học. 3.1.2.1. Một số đặc điểm thân cành của các cây tuyển chọn Do tuổi cây và vị trí trồng khác nhau nên kích thước các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn có sự khác biệt khá nhiều. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về hình thái của các cây tuyển chọn được trình bày tại bảng 3.1. Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu hình thái của các cây cam Sành tuyển chọn Cây tuyển chọn Tuổi cây Cao cây (cm) ĐK tán (cm) Đường kính gốc (cm) Hình dạng tán VX1 6 335 410 7,8 Hình elip VX2 6 341 412 7,3 Hình elip VX3 6 320 432 8,6 Hình elip VX4 8 460 547 10,5 Hình elip VX5 12 436 594 13,6 Hình bán cầu CSKH11 5 216 239 6,4 Hình nấm Các cây cam Sành tuyển chọn có độ tuổi từ 5 - 12 tuổi, cây nhiều tuổi nhất là vây VX5 (12 tuổi), tiếp theo là cây VX4 (8 tuổi), cây có tuổi ít nhất là các cây CSKH11 (5 tuổi). Tất cả các cây cam Sành tuyển chọn được theo dõi đều có chiều cao cây trên 2m, cao nhất là cây VX4 (460 cm) và cây CSKH 11 thấp nhất (216 cm). Các cây cam Sành tuyển chọn đều đang được để sinh trưởng tự nhiên, chưa áp dụng kỹ thuật cắt tỉa. Đường kính gốc cây dao động từ 6,4 - 13,6 cm, cây có đường kính lớn nhất là cây VX5 (13,6 cm) cây CSKH11 có đường kính gốc nhỏ nhất (6,4 cm). Các cây VX5 và VX4 có đường kính tán lớn hơn do độ tuổi của cây cao hơn. Tất cả các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn đều được trồng trên đất tốt, có tầng canh tác dày. Trong đó, có 4 cây trồng ở vị trí sườn đồi dốc hơn, mật độ trồng tương đối dày nên bộ khung tán phát triển hẹp và cao hơn, tán hình elip. Cây VX5 được trồng ở vị trí địa hình bằng, mật độ trồng thích hợp nên có bộ tán phát triển khá rộng, dạng tán hình bán cầu. Cây CSKH11 được trồng với mật độ thưa, người dân kết hợp kỹ thuật vít cành nên cây có bộ tán rộng và thấp, dạng tán hình nấm (hình ảnh dạng tán trong phần phụ lục). 3.1.2.2. Đặc điểm về lá của những cây cam Sành ít hạt tuyển chọn Qua quan sát trên các cá thể cam Sành tuyển chọn cho kết quả, lá cam Sành thuộc loại lá đơn, có eo lá nhỏ, cuống lá và phiến lá ngắn, mép lá có răng cưa và hơi gợn sóng, chóp lá có đỉnh mút và hơi nhọn, lá có màu xanh đậm. Những đặc điểm này của các cây tuyển chọn cũng phù hợp với nghiên cứu về cam Sành của các tác giả Nguyễn Duy Lam (2011), Nguyễn Minh Châu (2013) [24], [7]. Bảng 3.4. Đặc điểm phiến lá của các cây cam Sành tuyển chọn Cây tuyển chọn Phiến lá (cm) Tỷ số CD/CR phiến lá Tỷ số CD cuống/CD phiến lá Số gân phụ Dài Rộng VX1 9,33ns 5,73ns 1,63 0,069 17,33ns VX2 9,87ns 5,27ns 1,87 0,071 19,67ns VX3 9,23ns 5,80ns 1,59 0,070 20,33ns VX4 9,73ns 5,63ns 1,73 0,067 19,67ns VX5 9,87ns 5,23ns 1,89 0,068 20,33ns CSKH11 9,10ns 4,73ns 1,92 0,070 20,33ns CSCH (ĐC) 9,30- 5,20- 1,79 0,069 18,67- LSD0.05 1,15 0,72 - - 1,91 CV (%) 6,9 7,7 - - 5,6 Ghi chú: ns: Sai khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% *: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% -: Đối chứng * Đặc điểm phiến lá: Chiều dài phiến lá của các cây theo dõi biến động từ 9,10 cm đến 9,87 cm. Chiều rộng phiến lá dao động từ 4,73 cm đến 5,80 cm. Tuy nhiên, sự sai khác về kích thước phiến lá của các cây cam Sành tuyển chọn và cây không có ý nghĩa về mặt thống kê. Chỉ tiêu số gân phụ trên phiến là cũng là một chỉ tiêu để phân biệt các giống cây có múi. Kết quả nghiên cứu cho thấy số gân phụ trên phiến lá của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn tương đương với cây cam Sành có hạt đối chứng. * Đặc điểm cuống lá và cánh lá: Nhìn chung cam Sành thường có cuống lá ngắn, cánh lá nhỏ. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, đặc điểm hình thái lá các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn tương tự như cây cam Sành có hạt đối chứng. Chiều dài cuống lá các cây theo dõi nằm trong khoảng từ 6,07 đến 7 mm. Đường kính cuống lá dao động từ 1,73 đến 2,13 mm. Các cây cam Sành ít hạt đều có chiều dài và đường kính cuống tương đương với cây đối chứng. Sự chênh lệch kích thước cuống không có ý nghĩa về mặt thống kê. Cánh lá của các cây cam Sành theo dõi đều nhỏ, có những cây có cánh lá không rõ ràng và không có sự sai khác có ý nghĩa so với cánh lá của cây cam Sành đối chứng. 3.1.2.3. Đặc điểm hoa của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn Hình dạng hoa của 6 cây cam Sành ít hạt đều giống nhau và giống với cây cam Sành có hạt. Hoa màu trắng, mọc ở nách lá hoặc đỉnh ngọn. Các hoa đều lưỡng tính, bao phấn màu vàng, có 5 cánh hoa màu trắng luân phiên với các lá đài, cánh hoa dày, gắn xen kẽ với nhau. Cam Sành có các dạng hoa: hoa đơn và hoa chùm. Hoa đơn thường chỉ có một hoa ở đầu cành. Với hoa chùm, trên cành ở mỗi nách lá có 1 hoa và trên ngọn cành có 1 hoa, thông thường có từ 3 - 7 hoa trên một cành. Các đặc điểm chung về hoa của các cây cam Sành tuyển chọn đều tương tự như mô tả của các tác giả Trần Thế Tục (1967) [45], Trần Như Ý và cs. (2000) [52] . Bảng 3.5. Tỷ lệ các loại hoa của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn Cây tuyển chọn Tỷ lệ các loại hoa (%) Hoa chùm Hoa đơn Hoa hoàn chỉnh Hoa dị hình VX1 73,97 26,03 77,46 22,54 VX2 70,64 29,36 80,66 19,34 VX3 72,68 27,32 71,54 28,46 VX4 75,54 24,46 80,67 19,33 VX5 75,00 25,00 79,26 20,74 CSKH11 81,25 18,75 67,43 32,57 CSCH (ĐC) 72,01 27,99 82,27 17,73 Ở các cây cam Sành tuyển chọn, đa số các hoa đều mọc thành chùm (tỷ lệ hoa chùm của tất cả các cây đều trên 70%). Tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì tỷ lệ đậu quả ở hoa mọc riêng lẻ cao hơn tỷ lệ đậu quả ở hoa chùm. Trong điều kiện thời tiết năm 2015 và 2016, tỷ lệ hoa dị hình của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn đều khá cao, cao nhất là ở cây CSKH11 (32,57%), tiếp đến là các cây VX1 và VX3. Dạng dị hình của hoa ở các cá thể này chủ yếu là hoa có nhuỵ vươn dài hơn nhị hoa và cánh hoa. Một số hoa có nhị bất thường, khi hoa nở không tung phấn. Đây cũng là 3 cá thể khi đánh giá nguyên nhân ít hạt được xác định là do đặc tính bất dục đực không hoàn toàn. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Ollitrault và cs. (2007) cho rằng những hoa bất dục đực có nhị ngắn hơn nhuỵ [105]. Bảng 3.6. Đặc điểm cấu tạo hoa của các cây cam Sành tuyển chọn Cây tuyển chọn Dài cuống hoa (mm) Cánh hoa (mm) Số chỉ nhị Dài chỉ nhị (mm) Dài nhuỵ (mm) Chiều dài Chiều rộng VX1 0,39 ns 1,42 ns 0,56 ns 19,3 ns 0,76 ns 0,86ns VX2 0,41 ns 1,41 ns 0,58ns 19,2 ns 0,71 ns 0,75ns VX3 0,44 ns 1,41 ns 0,53 ns 20,1 ns 0,65* 0,95* VX4 0,39 ns 1,43 ns 0,55 ns 19,3 ns 0,63 * 0,72ns VX5 0,37 ns 1,41 ns 0,53 ns 19,1 ns 0,76 ns 0,69ns CSKH11 0,45 ns 1,39 ns 0,55 ns 20,3 ns 0,66 * 0,93* CSCH (ĐC) 0,38 ˉ 1,40ˉ 0,58ˉ 19,6 ˉ 0,83ˉ 0,75- LSD0.05 0,62 0,44 0,69 0,62 0,12 0,16 CV (%) 9,8 1,8 7,0 1,8 9,8 10,2 Ghi chú: ns: Sai khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% *: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% -: Đối chứng Các chỉ tiêu về chiều dài cuống hoa, chiều dài và chiều rộng cánh hoa của các cây cam Sành tuyển chọn đều tương tự như cây cam Sành có hạt đối chứng. Sự sai khác kích thước các chỉ tiêu này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Riêng chiều dài chỉ nhị của các cây VX3, VX4 và CSKH11 ngắn hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Chiều dài nhuỵ của cây VX3, CSKH11 lại dài hơn so với đối chứng. Đây cũng là 2 cây có đặc tính bất dục đực không hoàn toàn, điều này chứng tỏ cấu tạo hoa (đặc điểm nhị và nhuỵ) có liên quan tới đặc tính bất dục đực của cam Sành. 3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn 3.1.3.1. Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn Sự xuất hiện lộc là biểu hiện sự bắt đầu một giai đoạn sinh trưởng mới. Đặc điểm ra lộc của giống phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền, kỹ thuật chăm sóc và điều kiện sinh thái vùng trồng. Kết quả theo dõi thu được cho thấy, đặc điểm về lộc của giống cam sành trồng ở vùng Bắc Quang và Vị Xuyên - Hà Giang cũng có những đặc điểm riêng. Bảng 3.7. Thời gian xuất hiện và kích thước các đợt lộc của các cây tuyển chọn (năm 2015) Đợt lộc Cây tuyển chọn Thời gian xuất hiện Thời gian kết thúc Số lượng lộc (lộc) Chiều dài lộc (cm) Đường kính lộc (cm) Số lá /lộc (lá) Xuân VX1 6/2 2/4 116 16,7 0,35 13,5 VX2 7/2 6/4 125 17,5 0,41 14,9 VX3 5/2 5/4 122 18,9 0,37 12,6 VX4 3/2 28/3 134 16,9 0,32 13,7 VX5 8/2 4/4 158 17,4 0,34 13,4 CSKH11 3/2 1/4 76 18,3 0,40 15,1 CSCH (ĐC) 5/2 4/4 127 18,6 0,38 15.2 Hè VX1 2/6 10/7 34 19,6 0,42 7,2 VX2 1/6 13/7 28 21,3 0,45 8,5 VX3 5/6 12/7 37 18,2 0,41 7,6 VX4 4/6 14/7 54 18,9 0,42 7,3 VX5 6/6 11/7 62 17,7 0,44 7,8 CSKH11 4/6 10/7 19 19,5 0,45 8,3 CSCH (ĐC) 3/6 12/7 42 20,4 0,43 7,9 Thu VX1 12/8 15/9 45 28,7 0,39 9,3 VX2 13/8 10/9 47 19,2 0,43 10,4 VX3 12/8 17/9 39 18,5 0,41 9,6 VX4 15/8 19/9 54 17,9 0,42 10,5 VX5 10/8 14/9 67 18.4 0,38 9,8 CSKH11 11/8 16/9 35 19,7 0,44 10,7 CSCH (ĐC) 12/8 16/9 46 19,2 0,43 10,2 Đông VX1 25/10 2/12 26 22,6 0,44 13,2 VX2 23/10 27/11 24 21,7 0,45 12,5 VX3 24/10 1/12 27 21,3 0,47 12,9 VX4 23/10 29/11 32 20,4 0,43 12,7 VX5 19/10 26/11 43 21,5 0,42 13,1 CSKH11 21/10 25/11 17 21,9 0,48 12,6 CSCH (ĐC) 19/10 27/11 28 22,1 0,45 13,2 Thời gian xuất hiện và kết thúc các đợt lộc của các cả thể cam Sành tuyển chọn gần tương tự nhau và trùng thời điểm ra lộc của cây cam Sành có hạt đối chứng. Cụ thể lộc Xuân xuất hiện từ 3/8 đến 8/2 và kết thúc 28/3 đến 3/4; lộc Hè xuất hiện từ 1/6 đến 6/6 và kết thúc từ 10/7 - 14/7. Lộc Thu ra tập trung hơn lộc Xuân và lộc Hè (từ 10/8 đến 14/9). Thời gian ra lộc Đông kéo dài hơn so với lộc Thu nhưng ngắn hơn lộc Xuân. Về đặc điểm lộc, nhìn chung các cây theo dõi tương tự nhau và tuân theo quy luật phát sinh các đợt lộc chung của cam Sành. Lộc Xuân ra trong thời gian dài, số lượng nhiều, chiều dài lộc ngắn nhưng số lá lại nhiều nhất trong năm. Lộc Hè có số lượng ít nhưng kích thước lộc lớn hơn các đợt khác. Lộc Thu và lộc Đông có số lượng nhiều hơn lộc hè nhưng kích thước nhỏ hơn và ra rải rác hơn lộc hè. 3.1.3.2. Đặc điểm ra hoa đậu quả của các cây cam Sành tuyển chọn Ngoài nhân tố do đặc điểm di truyền của giống, tỷ lệ ra hoa và đậu quả của các cây trồng nói chung và cam Sành nói riêng còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và kỹ thuật chăm sóc. Kết quả theo dõi thời kỳ ra hoa và đậu quả của các cây cam Sành ít hạt được tuyển chọn thể hiện trong bảng 3.8: Bảng 3.8. Thời gian ra hoa của các cây tuyển chọn (năm 2015) Cây Xuất hiện nụ Hoa bắt đầu nở Hoa nở rộ Kết thúc nở hoa Thời gian từ nở đến kết thúc hoa (ngày) VX1 12/3 23/3 2/4 11/4 21 VX2 11/3 23/3 2/4 10/4 20 VX3 14/3 21/3 1/4 11/4 23 VX4 13/3 25/3 1/4 13/4 20 VX5 11/3 21/3 31/3 10/4 22 CSKH11 14/3 25/3 1/4 14/4 21 CSCH (ĐC) 12/3 19/3 30/3 6/4 19 Qua theo dõi cho thấy, thời kỳ ra hoa của các cây cam Sành tuyển chọn trùng với thời kỳ ra hoa của cam sành có hạt đang trồng tại Hà Giang. Thời gian các cây trong thí nghiệm bắt đầu ra nụ cho đến khi hoa nở 70% dao động trong khoảng (19 - 22 ngày). Trong khoảng thời gian này, thời tiết ở Hà Giang nắng ấm, không có mưa nên rất thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh của cam Sành. 3.1.4. Đặc điểm năng suất, chất lượng quả của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn 3.1.4.1. Tỷ lệ đậu quả và năng suất quả của các cây tuyển chọn Cam Sành thường có số nụ và hoa rất nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả thường không cao. Nếu gặp điều kiện bất thuận hoa cam Sành có thể rụng từ lúc chưa nở, qua quan sát cho thấy các hoa nở sớm và các hoa ở những cành có ít hoặc không có lá thường có tỷ lệ đậu quả rất thấp. Kết quả theo dõi tỷ lệ đậụ quả và năng suất quả của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn được tổng hợp trong bảng 3.9: Bảng 3.9. Tỷ lệ đậu quả và năng suất của các cây tuyển chọn Cây tuyển chọn Tổng số hoa, quả/ cây Tổng số hoa, quả rụng/ cây Số quả/ cây khi thu hoạch Tỷ lệ đậu quả (%) Năng suất (kg/ cây) VX1 5.258 5.140 118 2,24 31,50 VX2 6.329 6.192 137 2,16 38,70 VX3 6.731 6.607 124 1,84 36,20 VX4 8.426 8.240 186 2,21 42,50 VX5 9.412 9.197 215 2,28 63,60 CSKH11 3.861 3.787 74 1,92 21,50 CSCH (ĐC) 6.479 6.344 135 2,08 32,50 Qua theo dõi số lượng hoa và quả của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn cho thấy tỷ lệ đậu quả của các cá thể nằm trong khoảng 1,84% đến 2,24%. Trong đó các cây VX3 và CSKH11 có tỷ lệ thấp hơn cây có hạt đối chứng, các cây còn lại có tỷ lệ đậu quả cao hơn cây đối chứng. Về năng suất thu được, cây VX5 có năng suất cao nhất (63,6 kg/cây), cao hơn cây đối chứng, cây VX1 có năng suất thấp nhất (21,5 kg/cây) và thấp hơn cây đối chứng. Sự sai khác về năng suất này chủ yếu do độ tuổi các cây cam Sành tuyển chọn không giống nhau nên hình dạng tán, kích thước cây cũng khác nhau, từ đó dẫn tới năng suất cũng chênh lệch nhiều. 3.1.4.2.Đặc điểm cơ giới quả các cây tuyển chọn Cam sành có thời gian chín từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Quả đều có hình cầu dẹt, túi tinh dầu thô hiện rõ, đỉnh quả và đáy quả bằng, hơi lõm, vỏ quả khi chín màu vàng cam đặc trưng. Đặc điểm của quả và một số chỉ tiêu cơ giới quả các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn được trình bày ở bảng 3.10. Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu cơ giới quả của các cây tuyển chọn Cây tuyển chọn Quả (cm) Tỷ số chiều cao/ĐK Dày vỏ (mm) Số múi Khối lượng quả (g) Số hạt trên quả (hạt) Số hạt lép (hạt) Chiều cao Đường kính VX1 6,07ns 7,57* 0,80 3,57ns 12,67ns 275* 3,3 1,2 VX2 6,13ns 7,47* 0,82 3,70ns 12,33ns 217ns 5,7 4,5 VX3 6,80* 8,13ns 0,84 3,57ns 12,67ns 238ns 2,8 1,3 VX4 6,00ns 7,33* 0,82 3,80ns 12,4ns 206ns 5,5 3,8 VX5 6,06ns 7,23ns 0,84 4,27* 12,67ns 243ns 5,6 4,2 CSKH11 6,30ns 7,83ns 0,81 4,06* 12,33ns 237ns 5,8 3,7 CSCH (ĐC) 6,33- 7,83- 0,81 3,86- 12,33- 220- 21,7 2,4 LSD0.05 0,37 0,41 - 0,30 1,21 27,7 - - CV (%) 4,92 5,45 - 5,12 1,70 10,70 - - Ghi chú: ns: Sai khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% *: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% -: Đối chứng Ngoài phụ thuộc vào đặc tính của giống, kích thước quả là chỉ tiêu cơ giới chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện canh tác. Hầu hết các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn đều có chiều cao quả tương tự như cây đối chứng, riêng cây VX3 có chiều cao quả lớn hơn cây đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn còn lại có chiều cao quả thấp hơn đối chứng nhưng sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê. Về đường kính quả, các cây VX1, VX2, VX4 có đường kính quả nhỏ hơn cây đối chứng. Các cây khác có chỉ tiêu đường kính quả tương tự cây đối chứng. Nhìn chung, kích thước quả của các cây ít hạt nhỏ hơn so với đối chứng (loại trừ cây VX3), cần có thêm các kiểm chứng vào các năm sau để có kết luận nguyên nhân của hiện tượng này là do chăm sóc hay liên quan tới nguyên nhân ít hạt của từng cá thể. Về độ dày vỏ, hầu hết các cây ít hạt đều có độ dày vỏ tương đương với cây đối chứng. Riêng cây VX5 và CSKH11 có vỏ quả dày hơn cây đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, điều này có thể do điều kiện chăm sóc vì 2 cá thể này được phát hiện và tuyển chọn ở cách xa so với các cá thể còn lại, địa hình trồng và mật độ trồng cũng khác biệt. Chỉ tiêu số múi trên quả của các cây theo dõi đều tương đương nhau, sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê. Khối lượng quả cũng là chỉ tiêu dễ biến động và chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố dinh dưỡng. Trong các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn, cây VX1 có khối lượng quả lớn nhất (275 g/quả) và sai khác lớn hơn có ý nghĩa so với cây đối chứng. Các cây tuyển chọn khác có khối lượng quả tương đương với khối lượng quả của cây cam sành có hạt đối chứng. Trong sản xuất cam thương phẩm, số hạt trên quả là chỉ tiêu chất lượng rất quan trọng. Các cây tuyển chọn đều cần có chung tiêu chí số hạt trung bình trên quả nhỏ hơn hoặc bằng 6. Điểm đáng chú ý là các cây tuyển chọn có tỷ lệ hạt lép rất cao đặc biệt là VX2, VX3 và VX5. Đây là một đặc điểm tốt để sản xuất quả thương phẩm phục vụ cho chế biến nước ép quả. 3.1.4.3. Đặc điểm chất lượng quả của các cây tuyển chọn Cam Sành là giống có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, tỷ lệ đường/axit cân đối nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong quả thay đổi theo độ chín của quả, vì vậy để đánh giá thành phần sinh hoá quả cần được tiến hành khi quả đạt đủ độ chín. Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu sinh hoá quả của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn Cây tuyển chọn Chất khô (%) Axit tổng số (%) Vitamin C (mg/100g) Đường tổng số (%) Độ Brix (%) VX1 9,67* 0,69ns 26,84* 7,69* 10,53ns VX2 10,42ns 0,72ns 29,23ns 6,95* 10,93ns VX3 11,07* 0,73ns 31,96ns 7,11ns 11,43* VX4 11,19* 0,67ns 30,77ns 7,69* 10,70ns VX5 10,45ns 0,65ns 30,50ns 6,60* 10,70ns CSKH11 9,76* 0,73ns 29,57ns 7,44ns 10,43ns CSCH (ĐC) 10,43- 0,70- 30,89- 7,22- 10,50- LSD0.05 0,27 0,05 3,93 0,24 0,48 CV (%) 13,41 4,14 2,37 16,30 4,78 Ghi chú: ns: Sai khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% *: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% -: Đối chứng Chỉ tiêu tỷ lệ chất khô trong quả của các cây tuyển chọn biến động khá lớn, từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_dac_tinh_it_hat_va_mot_so_bien_phap_ky_th.doc
Tài liệu liên quan