MỤC LỤC
Trang
Dẫn luận 1
1. Ý nghĩa của đề tài 1
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
2.1. Phạm vi 2
2.2. Đối tượng 3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Bố cục luận văn 7
Chương I. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu và một số vấn đề
lý thuyết liên quan đến đề tài 9
1.1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội làng Công giáo Bảo Nham 9
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 9
1.1.2. Tình hình dân cư và văn hóa - xã hội 13
1.1.3. Tình hình kinh tế 23
1.2. Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài 27
1.2.1. Các khái niệm 27
1.2.2. Quan niệm về vai trò của người phụ nữ 30
Chương II. Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo 33
2.1. Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế,
xóa đói giảm nghèo 33
2.1.1. Phát triển nông nghiệp truyền thống 33
2.1.2. Buôn bán trao đổi 44
2.1.3. Một số hoạt động kinh tế khác 48
2.2. Các chương trình hỗ trợ phụ nữ làng Bảo Nham phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo 49
2.2.1 Các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương 50
2.2.2. Các hoạt động hỗ trợ của của các hội đoàn bên Công giáo 60
2.3. Kết quả và tồn đọng của hoạt động kinh tế 62Chương III. Những biến đổi về đời sống kinh tế - xã hội
làng Công giáo Bảo Nham 68
3.1. Biến đổi trong hoạt động kinh tế 68
3.1.1. Mức độ phát triển kinh tế 68
3.1.2. Thay đổi phân công lao động 69
3.1.3. Biến đổi trong tập quán sản xuất 72
3.1.4. Thay đổi về cơ cấu kinh tế 76
3.1.5. Mức sống cư dân làng Bảo Nham 77
3.2. Biến đổi trong đời sống văn hóa - xã hội dưới tác động
của phát triển kinh tế 78
3.2.1. Vị trí người phụ nữ trong gia đình và xã hội 78
3.2.2. Quan hệ lương giáo 85
3.2.3. Biến đổi trong sinh hoạt văn hóa 87
3.3.3. Một số bất cập và những khuyến nghị khắc phục 89
Kết luận 97
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
10 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------
LÊ NGUYỄN LÊ
PHỤ NỮ THAM GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TRƯỜNG HỢP LÀNG CÔNG GIÁO BẢO NHAM, XÃ YÊN THÀNH,
HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Hà Nội 2008
MỤC LỤC
Trang
Dẫn luận 1
1. Ý nghĩa của đề tài 1
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
2.1. Phạm vi 2
2.2. Đối tượng 3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Bố cục luận văn 7
Chương I. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu và một số vấn đề
lý thuyết liên quan đến đề tài 9
1.1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội làng Công giáo Bảo Nham 9
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 9
1.1.2. Tình hình dân cư và văn hóa - xã hội 13
1.1.3. Tình hình kinh tế 23
1.2. Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài 27
1.2.1. Các khái niệm 27
1.2.2. Quan niệm về vai trò của người phụ nữ 30
Chương II. Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo 33
2.1. Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế,
xóa đói giảm nghèo 33
2.1.1. Phát triển nông nghiệp truyền thống 33
2.1.2. Buôn bán trao đổi 44
2.1.3. Một số hoạt động kinh tế khác 48
2.2. Các chương trình hỗ trợ phụ nữ làng Bảo Nham phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo 49
2.2.1 Các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương 50
2.2.2. Các hoạt động hỗ trợ của của các hội đoàn bên Công giáo 60
2.3. Kết quả và tồn đọng của hoạt động kinh tế 62
Chương III. Những biến đổi về đời sống kinh tế - xã hội
làng Công giáo Bảo Nham 68
3.1. Biến đổi trong hoạt động kinh tế 68
3.1.1. Mức độ phát triển kinh tế 68
3.1.2. Thay đổi phân công lao động 69
3.1.3. Biến đổi trong tập quán sản xuất 72
3.1.4. Thay đổi về cơ cấu kinh tế 76
3.1.5. Mức sống cư dân làng Bảo Nham 77
3.2. Biến đổi trong đời sống văn hóa - xã hội dưới tác động
của phát triển kinh tế 78
3.2.1. Vị trí người phụ nữ trong gia đình và xã hội 78
3.2.2. Quan hệ lương giáo 85
3.2.3. Biến đổi trong sinh hoạt văn hóa 87
3.3.3. Một số bất cập và những khuyến nghị khắc phục 89
Kết luận 97
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DẪN LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài
Khi lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, xóa
đói giảm nghèo”, với trường hợp làng Công giáo Bảo Nham, xã Bảo Thành,
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, chúng tôi hướng tới ý nghĩa của vấn đề trên cả
bình diện lý thuyết và thực tiễn.
Trước hết phải thấy, đối với bất kỳ xã hội nào, kinh tế luôn giữ vai trò
trọng yếu. Như vậy phát triển kinh tế cũng luôn giữ vai trò đặc biệt trong xã hội.
Kinh tế ở trình độ nào ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của cư dân. Đối với đất
nước ta, kinh tế càng là vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là những khu vực nông
thôn, nơi đói nghèo vẫn còn tồn tại. Như vậy, nghiên cứu về các khía cạnh của
kinh tế và hỗ trợ kinh tế phát triển là một nghiên cứu cấp thiết, cần được ưu tiên.
Đối tượng kinh tế của đề tài này là phụ nữ. Phụ nữ, trong những năm qua,
cũng là một đề tài rất được quan tâm. Nói tới phụ nữ là nói tới một nửa dân cư,
một lực lượng lao động rất lớn, đồng thời, cũng ngay lập tức gợi lên một vấn đề
xã hội bức thiết là bình đẳng giới. Tuy rằng, luôn là người đóng góp chính vào
thu nhập gia đình, luôn có vai trò xã hội rất quan trọng, nhưng phụ nữ vốn vẫn
phải chịu những định kiến, bất công. Khắc phục định kiến, bất công đó cần có
tổng hòa nhiều biện pháp, trong đó nâng cao vị trí kinh tế của người phụ nữ mà
một biện pháp đặc biệt quan trọng. Chỉ khi nắm được bình đẳng về kinh tế,
người phụ nữ mới có được những bình đẳng khác. Và những nỗ lực cho tiến bộ
phụ nữ trước hết tác động tới chính cuộc sống của phụ nữ, nhưng đó không phải
là kết quả duy nhất. Khi xã hội dần tiến tới bình đẳng hơn, xã hội sẽ ổn định và
phát triển bền vững hơn. Như vậy, nâng cao vai trò của phụ nữ chính là nhân tố
quan trọng đối với tiến bộ xã hội.
Địa bàn nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn là một làng Công giáo. Trong
bối cảnh đất nước ta, các vấn đề liên quan tới Công giáo, cho đến nay, vẫn luôn
là vấn đề thời sự. Ổn định cuộc sống kinh tế - xã hội của cộng đồng cư dân theo
đạo sẽ góp phần không nhỏ trong việc ổn định đất nước.
Đối với làng Công giáo, cuộc sống người dân chịu nhiều ảnh hưởng của
các vấn đề lịch sử còn tồn đọng. Rất nhiều vấn đề trong số đó hiện nay còn tồn
tại, hoặc còn để lại hệ quả lớn. Việc tiếp cận với địa bàn nghiên cứu này vẫn là
một thách thức, khi mà vẫn tồn tại một số định kiến giữa người theo đạo và
không theo đạo. Tuy nhiên, cũng chính vì thế việc tìm hiểu được các khía cạnh
trên sẽ các có giá trị, góp phần mở nút những khó khăn tồn tại, tăng cường đoàn
kết lương giáo.
Dưới tác động phát triển kinh tế, những biến đổi xã hội trở nên hết sức sâu
sắc, rõ rệt, đặc biệt là đối với người phụ nữ. Biến đổi về văn hóa cũng song song
diễn ra với nhiều khía cạnh đáng quan tâm. Nhận thức được dòng lưu chuyển,
biến đổi này, hẳn sẽ góp được đôi phần giúp củng cố tính ổn định trong cộng
đồng Công giáo.
Trong những năm qua, các chương trình hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế, xóa
đói giảm nghèo luôn là trọng tâm được Nhà nước đầu tư. Các chương trình đó
cũng đã gõ vào cánh cửa của làng Công giáo, đưa người phụ nữ ở đây hòa nhập
vào dòng chảy kinh tế chung, hưởng những lợi ích xã hội chung. Những nỗ lực
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của phụ nữ, các chương trình liên quan,
các kết quả và tồn đọng, thực sự đang ảnh hưởng rất lớn tớn toàn thể đời sống
kinh tế - xã hội các làng Công giáo. Nghiên cứu để có định hướng đúng đắn, để
nhìn nhận tổng quát tấm ảnh hưởng. để nâng cao những tác động tích cực, giải
quyết những khúc mắc, sửa chữa những sai lầm nếu có, là một vấn đề cấp thiết.
Với những đánh giá đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu này.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.1. Phạm vi
Nghiên cứu của chúng tôi chọn một địa điểm cụ thể là làng Công giáo
Bảo Nham, thuộc xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tất cả mọi
vấn đề sẽ được phân tích dựa trên nền tảng tự nhiên – xã hội – con người của
làng này.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ có những liên hệ so sánh với các vùng lân cận,
đặc biệt là với các làng không có dân cư theo đạo, để thấy được những tương
đồng và khác biệt. Chúng tôi đặt địa bàn nghiên cứu trong bối cảnh của nó, đó là
trong xã Bảo Thành. Vì rằng, các chương trình hỗ trợ của Nhà nước không áp
dụng tới cấp độ làng, mà là tới chính quyền xã, sau đó xã sẽ triển khai tới dân. Vì
vậy, sự triển khai các chính sách của Nhà nước trong làng đương nhiên sẽ có mối
liên hệ sâu sắc với quá trình thực hiện của xã.
Đối với vấn đề phạm vi thời gian, chúng tôi chọn thời điểm nghiên cứu từ
năm 2005 tới năm 2008. Các số liệu được đưa ra hầu hết cập nhật tới cuối năm
2007. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu để tìm
hiểu các vấn đề lịch sử, sự biến đổi theo thời gian của bối cảnh kinh tế - xã hội
làng Bảo Nham. Thông qua đó để có những đánh giá so sánh.
2.2. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tham gia phát triển kinh
tế, xóa đói giảm nghèo của phụ nữ làng Công giáo Bảo Nham, các chương trình
hỗ trợ và những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội thông qua hoạt động đó.
Luận văn sẽ đề cập đến thực trạng kinh tế - xã hội của làng Bảo Nham, rút
ra những tồn đọng trong thực trạng đó. Vấn đề trọng tâm là phụ nữ làng Công
giáo Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Những hoạt
động đó sẽ được đề cập đến trong luận văn này.
Song song với hoạt động kinh tế của phụ nữ làng Bảo Nham là các
chương trình hỗ trợ phụ nữ của Nhà nước và của các hội đoàn Công giáo. Các
chương trình đó được triển khai như thế nào, mặt được và chưa được ra sao cũng
sẽ được chúng tôi phân tích.
Thông qua hoạt động phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của phụ nữ và
các chương trình liên quan, đời sống của làng Bảo Nham có rất nhiều biến đổi.
Đó là những biến đổi trong kinh tế, xã hội, văn hóa. Những biến đổi đó tác động
ra sao tới cuộc sống của cư dân, đặc biệt là của chính người phụ nữ. Đó cũng là
một vấn đề trọng yếu được giải quyết trong luận văn này.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với đề tài đặt ra là “Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo - trường hợp làng Công giáo Bảo Nham, xã Bảo Thành, huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An”, chúng tôi muốn đề cập tới lịch sử nghiên cứu của hai vấn
đề tương đối độc lập, đó là: nghiên cứu về phụ nữ (đặc biệt các khía cạnh liên
quan đến hoạt động kinh tế của phụ nữ), và nghiên cứu về Công giáo Việt Nam.
Trên thế giới, nghiên cứu về phụ nữ đã là một ngành khoa học rất được
quan tâm. Ngành khoa học này hình thành từ trong các phong trào phụ nữ quốc
tế từ nửa đầu thế kỷ XX. Do gắn với phong trào thực tiễn như vậy, ngành khoa
học này nhanh chóng tiến bộ, phát triển mạnh và có ảnh hưởng tới nhiều ngành
khoa học nghệ thuật khác.
Ở Việt Nam, ngành khoa học này mới có tiếng nói trong khoảng hai thập
kỷ lại đây. Sự ra đời của nó gắn liền với sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu
khoa học về Gia đình và Phụ nữ, vốn tiền thân là phòng nghiên cứu Phụ nữ của
Viện Triết học. Tại đây đã đưa ra những nghiên cứu đầu tiên về phụ nữ nông
thôn Việt Nam trong cuốn Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị
trường. Hai thập niên qua, số học giả và nghiên cứu trên vấn đề phụ nữ ngày
càng đông, và có những đóng góp đáng kể.
Trước hết, một hệ thống khái niệm có liên quan đã được hình thành. Tuy
rằng sự thống nhất chưa hoàn toàn trong giới học thuật, nhưng đó chính lại là cơ
hội hay để các nhà nghiên cứu có điều kiện phân tích phê phán. Một khung sườn
lý thuyết, có cả sự vận dụng đến lý thuyết của các nước đi trước trong lĩnh vực
nghiên cứu này đã hình thành.
Trong số đó, có thể kể đến một số tác phẩm như Những khái niệm cơ bản
về giới và vấn đề giới ở Việt Nam do Trần Thị Quế chủ biên, hay Định kiến và
phân biệt đối xử theo Giới, lý thuyết và thực tiễn do Trần Thị Minh Đức chủ
biên. Trong báo cáo nghiên cứu chính sách của World Bank, Đưa vấn đề Giới
vào phát triển, các lý thuyết đã được đưa ra, các chỉ số, bảng biểu, phân tích sâu
sắc về những ảnh hưởng của vấn đề giới trong phát triển cũng được đề cập đến.
Cùng với vấn đề lý thuyết, những vấn đề thực tiễn liên quan tới phụ nữ
như giới, gia đình cũng đã được nghiên cứu, bước đầu có thành tựu. Các khía
cạnh thực tiễn đã có tác phẩm nghiên cứu khá đa dạng.
Trong vấn đề giới có các khía cạnh giới và phát triển, bình đẳng giới trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo Trong nghiên cứu gia đình có: phụ nữ và gia
đình, bạo lực gia đình, phân công lao động trong gia đình, dân số và phát triển
Nhiều nghiên cứu công phu, cũng như các bài tạp chí đã góp phần soi sáng
những khía cạnh lớn, nhỏ khác nhau trong nghiên cứu về giới, về phụ nữ, và hoạt
động kinh tế của phụ nữ ở nước ta.
Bên cạnh các nghiên cứu của các tác giả trong nước, một số tham luận của
các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng đã được dịch và giới thiệu. Có thể kể một số
đại diện như Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội - cách nhìn Việt Nam và
Hoa Kỳ do Trung tâm nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ biên soạn, tập
hợp nhiều bài viết của các học giả trong nước và Hoa Kỳ. Một nghiên cứu khác là,
Bình đẳng giới trong bảo trợ xã hội cho phụ nữ và nam giới ở khu vực kinh tế chính
thức và không chính thức: những phát hiện phục vụ xây dựng chính sách do Văn
phòng ILO tại Việt Nam dịch và giới thiệu.
Như vậy, 20 năm qua, đã có nhiều nghiên cứu của các học giả trong lẫn
ngoài nước đóng góp đáng kể cho vấn đề này. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mảng
chưa dày dặn cần có những nghiên cứu bổ sung. Trong đó, có vấn đề tham gia
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của phụ nữ trong bối cảnh hiện nay.
Do lựa chọn địa bàn nghiên cứu là một làng Công giáo, dẫn đến sẽ có
những phân tích đánh giá đời sống xã hội của một xứ đạo, ở đây cần phải nói
qua về lịch sử nghiên cứu vấn đề Công giáo.
Trong các tác phẩm từ thời nhà Nguyễn còn để lại đã có viết về Công
giáo. Trước hết phải kể tới trong số đó là Đại Nam thực lục.
Vấn đề Công giáo được tiếp cận dưới góc độ hiện đại, lần đầu tiên sâu sắc
trong tác phẩm Lịch sử phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách
mạng tháng Tám, tập I, của Trần Văn Giàu.
Một số tác phẩm về quá trình truyền đạo và phát triển của giáo hội Công
giáo Việt Nam là Lịch sử truyền giáo Việt Nam của Nguyễn Hồng, Sự du nhập
Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX của Nguyễn Văn
Kiệm. Đặc biệt phải kể đến cuốn Giáo sĩ thừa sai và các chính sách thuộc địa
của thực dân Pháp tại Việt Nam (1857 - 1914) của Cao Huy Thuần, cung cấp
nhiều thông tin quan trọng về giáo xứ mà luận văn này chọn làm đề tài nghiên
cứu.
Riêng viết về giáo phận Vinh, nơi có giáo xứ Bảo Nham thì có một số tác
phẩm quan trọng là Kỷ yếu năm Thánh giáo phận Vinh; đặc biệt là Lịch sử giáo
phận Vinh (1846 - 1996) của Trương Bá Cần.
Nghiên cứu về các làng Công giáo là một mảng còn mỏng. Có một tác
phẩm khá đặc sắc là Làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình) từ 1829 đến 1945
của tác giả Nguyễn Hồng Dương
Như vậy, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi những mong sẽ đóng góp
được một chút bé nhỏ vào vấn đề phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo, lấy địa bàn nghiên cứu là một làng Công giáo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này có sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhân học.
Thông qua việc xem xét và đánh giá cả mặt hiện tại lẫn quá khứ, chúng tôi rút ra
sự đối sánh và tìm hiểu những biến đổi.
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã thực hiện điền dã dân tộc học.
Trong đó chúng tôi có sử dụng phương pháp quan sát tham dự. Quãng thời gian
sống tại làng Công giáo Bảo Nham, từ thăm thú cảnh quan, gặp gỡ những người
lãnh đạo chính quyền địa phương lẫn tổ chức bên Công giáo trong làng, cho tới
việc tham gia vào hoạt động kinh tế, và cả những buổi cầu nguyện, hành lễ, sinh
hoạt đời sống văn hóa xã hội cùng bà con đã cung cấp cho chúng tôi tri thức khá
dồi dào về địa bàn cũng như các vấn đề nghiên cứu.
Đồng thời chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp các đối tượng.
Chúng tôi thực hiện phỏng vấn cả theo bảng hỏi lẫn phỏng vấn sâu các cá nhân
được lựa chọn. Phỏng vấn theo nhóm được chúng tôi tiến hành trong nhiều buổi
họp mặt của các hội đoàn Công giáo trong làng.
Một thuận lợi của chúng tôi là đã nhận được sự đón tiếp, hoan ngênh
nghiên cứu của chính quyền địa phương cũng như của linh mục và các hội đoàn
trong và ngoài làng, vì thế chúng tôi đã được tiếp cận với rất nhiều văn bản báo
cáo thống kê hoạt động của xã Bảo Thành, huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An
(trong đó có làng Bảo Nham) nhiều năm qua, đồng thời được đọc những tư liệu
gốc về lịch sử hoạt động hàng trăm năm của Bảo Nham, được viết bởi các linh
mục từng quản xứ đây và các giáo sĩ, linh mục có uy tín khác quan tâm tới giáo
hạt này, hiện còn lưu giữ tại nhà xứ. Chúng tôi cũng đã tới tìm hiểu các giáo xứ
lân cận, quan trọng hơn cả là về thư viện giáo xứ Xã Đoài (giáo xứ trung tâm của
Nghệ An, ngụ tại xã Nghi Lộc), để tìm hiểu thêm. Tiếc là, nhiều tư liệu quý nay
chỉ còn được nghe kể lại, và phần lớn tư liệu hiện còn chúng tôi chưa được sao
chép.
Từ tất cả cuộc phỏng vấn và tham dự đó, trên cơ sở những tư liệu thống
kê của phương pháp định lượng, chúng tôi tiến hành phân tích định tính, xử lý
các số liệu, các sự kiện. Thông qua đấy, chúng tôi có được những đánh giá, nhận
định về thực trạng cũng như xu hường của vấn đề này.
5. Bố cục luận văn
Ngoài Dẫn luận và Kết luận, luận văn được chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu địa bàn nghiên cứu và một số vấn đề lý thuyết liên
quan đến đề tài
Chương 2: Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo
Chương 3: Những biến đổi về đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội làng Bảo
Nham
Cuối cùng, luận văn có phần phụ lục bao gồm ảnh và một số tư liệu liên
quan tới đề tài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01442_7654_2008047.pdf