Tóm tắt Luận văn Quan điểm của V.I.Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước và sự vận dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.1

CHưƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA V.I. LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA Tư BẢN NHÀNưỚC .10

1.1. Khái niệm, nội dung, hình thức, vai trò của chủ nghĩa tư bản nhà nước .10

1.1.1 Khái niệm, nội dung chủ nghĩa tư bản nhà nước.10

1.1.2. Những hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước thời Lênin .18

1.1.3. Vai trò của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong nền kinh tế quá độ lên chủ

nghĩa xã hội.22

1.2. CNTBNN ở các nước đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH.28

CHưƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA V.I. LÊNIN VỀ CNTB

NHÀ NưỚC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRưỜNG ĐỊNH HưỚNGXHCN

Ở NưỚC TA HIỆN NAY.

2.1. Tính tất yếu để thực hiện CNTB Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN ở nước ta .

2.2. Tình hình phát triển của CNTB Nhà nước ở nước ta từ năm 1986 đến nay Bookm

2.3. Những giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển CNTBNN theo định hướng

XHCN ở nước ta.

2.3.1. Hoàn thiện môi trường kinh tế-xã hội cho sự phát triển CNTB Nhànước .

2.3.2. Tăng cường sức mạnh kinh tế của Nhà nước để phát triển và sử dụng

có hiệu quả CNTBNN ở nước ta theo định hướng XHCN

2.3.3. Mở rộng và lựa chọn các hình thức CNTBNN phù hợp với điều kiệnnước ta .

2.3.4. Tăng cường hiệu quả và hiệu lực thi hành quản lý Nhà nước đối với

hoạt động phát triển kinh tế của đất nước ta.

KẾT LUẬN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.33

pdf36 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quan điểm của V.I.Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước và sự vận dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của nƣớc Nga thời đó, Lênin đã chỉ ra những hình thức kinh tế cụ thể của chủ nghĩa tƣ bản Nhà nƣớc (sẽ trình bày cụ thể ở phần sau). Xét theo quá trình vận động của nền kinh tế theo quy luật phát triển tự nhiên: Kinh tế tự cung tự cấp sẽ chuyển lên kinh tế hàng hoá, kinh tế hàng hoá nhỏ, và kinh tế hàng hoá tƣ bản chủ nghĩa sẽ thụng qua các hình thức của chủ nghĩa tƣ bản Nhà nƣớc mà hƣớng lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, đến một giai đoạn nhất định, chủ nghĩa tƣ bản Nhà nƣớc (hiểu theo nghĩa rộng) sẽ bao trùm phần lớn kinh tế quốc dân. Chủ nghĩa tƣ bản Nhà nƣớc với nghĩa đó đƣợc coi là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội đặc thù để đƣa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. 14 Theo quan niệm của Lênin, chủ nghĩa cộng sản chỉ xuất hiện một cách tự nhiên khi những tiền đề vật chất và tiền đề xã hội đã sẵn sàng. Tuy nhiên, thắng lợi của cách mạng tháng Mƣời Nga lại không xuất phát từ tiền đề nói trên. Bài học rút ra từ chính sách cộng sản thời chiến trong thời kỳ đầu của chính quyền Xô viết đã cho thấy rằng, từ một nƣớc tiểu nông đi lên chủ nghĩa xã hội thì không thể trực tiếp tổ chức theo kiểu cộng sản chủ nghĩa mà phải thông qua việc trao đổi hàng hoá, qua sản xuất hàng hoá hay còn gọi là kinh tế thị trƣờng. Kinh tế hàng hoá không phải là kinh tế tƣ bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tƣ bản chỉ là giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế ấy và chủ nghĩa xã hội với tính cách là chế độ xã hội chỉ có thể trở thành hiện thực khi biết tiếp thu có chọn lọc nền kinh tế thị trƣờng văn minh ấy. Bởi vì, Không hình dung một thứ chủ nghĩa xã hội nào khác hơn là chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở tất cả những bài học mà nền văn minh lớn của chủ nghĩa tư bản đã thu được Sản xuất hàng hoá chính là cách thức tổ chức kinh tế xã hội ứng với trình độ phát triển nhất định của lực lƣợng sản xuất. Công lao lịch sử của chủ nghĩa tƣ bản là đã thực hiện sự chuyển hoá nền kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng hoá và chuyển hoá nền kinh tế hàng hoá thành nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa, kinh tế thị trƣờng tƣ bản chủ nghĩa. Đó chính là quá trình xã hội hoá đã diễn ra dƣới chủ nghĩa tƣ bản. Cho nên, để quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nƣớc tiểu nông thì phải tiến tới xã hội hoá trong thực tế bằng sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng. ở đây, chính quyền dƣới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân đồng thời phải thực hiện ba sự chuyển hoá: Từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hoá; từ nền kinh tế hàng hoá thành nền kinh tế hàng hoá tƣ bản chủ nghĩa; từ nền kinh tế hàng hoá tiểu tƣ bản và tƣ bản, thành nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, với tính cách là công cụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, xã hội hoá xã hội chủ nghĩa trong thực tế. 15 Cũng chính từ việc tự do mua bán và phát triển kinh tế thị trƣờng mà có sự liên hợp nền sản xuất nhỏ lại làm phát triển mối quan hệ kinh tế đặc biệt là sự hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế tƣ bản chủ nghĩa. Hơn nữa, sự hình thành đó còn nhiều hơn trƣớc và ở cả những nơi mà trƣớc kia nó không nảy nở đƣợc. Do vậy, trong nền kinh tế sẽ xuất hiện và hình thành những cơ sở kinh doanh tƣ bản chủ nghĩa mới nảy sinh trong lòng chuyên chính vô sản. Thành phần kinh tế tƣ bản tƣ nhân tồn tại và phát triển nhƣ một tất yếu khách quan trong nền kinh tế quá độ. Việc hƣớng kết cấu đó vào con đƣờng chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc cùng với việc “du nhập” tƣ bản nƣớc ngoài dƣới nhiều hình thức sẽ hình thành và phát triển trong nền kinh tế quá độ một thành phần kinh tế khách quan chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc. Thành phần kinh tế này cùng với các thành phần kinh tế khác cấu thành nên tính chất đa dạng của nền kinh tế quá độ, làm xuất hiện một chế độ sở hữu mang tính phổ biến, đó là chế độ sở hữu hỗn hợp với nhiều hình thức dƣới sự điều tiết của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa nhƣ một kiểu sản xuất xã hội đặc thù để đƣa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ngoài hai nội dung trên, chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc còn mang nội dung khác phân biệt với chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc dƣới chủ nghĩa tƣ bản, đó là: Chủ nghĩa tư bản nhà nước là hệ thống, phương sách, phương pháp điều tiết đặc biệt của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trƣớc hết, sự có mặt của chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc trong thời kỳ quá độ đƣợc Lênin gắn liền với tính chất nhiều thành phần của nền kinh tế quá độ mà ở đó, kinh tế tƣ bản tồn tại một cách khách quan trong điều kiện đó, một mặt, (giai cấp vô sản bắt buộc phải để chủ nghĩa tƣ bản tham gia vào sự nghiệp của mình) và mặt khác, muốn không làm thay đổi bản chất của mình, Nhà nước vô sản có thể thừa nhận cho thương nghiệp tự do và chủ nghĩa tư bản được phát triển trong chừng mực nào đó và chỉ với điều kiện là thường nghiệp tư nhân và tư bản tư nhân phải phục tùng sự điều tiết của nhà nước. Vì vậy, chính sách của nhà nƣớc vô sản đối với thành phần kinh tế này chung quy là: 16  Sử dụng khả năng kinh tế - kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức của tƣ bản tƣ nhân để phát triển lực lƣợng sản xuất.  Thực hiện kiểm kê kiểm soát đặc biệt đối với các hoạt động của tƣ bản tƣ nhân dƣới nhiều hình thức, hƣớng chúng vào phục vụ lợi ích của chủ nghĩa xã hội. Chính sách đó, suy cho cùng vẫn là nhà nƣớc trực tiếp khống chế các xí nghiệp tƣ bản chủ nghĩa, là sự điều tiết của nhà nƣớc đối với quan hệ kinh tế tƣ bản chủ nghĩa đƣợc tính toán, kiểm soát và xã hội hoá. Theo Lênin thì: Tất cả vấn đề về lý luận cũng nhƣ trên thực tiễn là tìm ra những phƣơng pháp đúng, giúp nhà nƣớc hƣớng sự phát triển không tránh khỏi (đến một trình độ nào đó và một thời gian nào đó) của chủ nghĩa tƣ bản vào con đƣờng chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc. Mặt khác, Lênin cũng chỉ ra rằng: Với sức mạnh của mình, nhà nước vô sản lại nắm chắc trong tay những vị trí chủ yếu của nền kinh tế, thông qua các mối quan hệ trực tiếp, hệ thống chính sách và đòn bẩy kinh tế, thông qua luật pháp bằng biện pháp kết hợp giáo dục và cưỡng bức thì việc áp dụng rộng rãi hệ thống điều tiết và kiểm soát của nhà nước đối với tất cả các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa đang tồn tại là điều có thể thực hiện được. Theo nghĩa đó, chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội xét về mặt nội dung đƣợc quan niệm không chỉ là một chính sách kinh tế của giai cấp vô sản đối với tƣ bản tƣ nhân, nhƣ một số ngƣời quan niệm, và càng không phải là một chính sách cụ thể nhƣ những chính sách cụ thể khác, mà nó còn là một hệ thống phƣơng sách, phƣơng pháp điều tiết cụ thể điều tiết đặc biệt của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc là sự can thiệp của nhà nƣớc vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thực ra không phải là sản phẩm riêng có của các nền kinh tế, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc xuất hiện vào giai đoạn độc quyền duy trì địa vị thống trị v× lợi ích kinh tế của mình.Ở các nƣớc 17 phát triển theo định hƣớng tƣ bản chủ nghĩa, chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc là chỗ dựa của nhà nƣớc về kinh tế và là một lực lƣợng để giai cấp tƣ sản trong nƣớc cạnh tranh với tƣ bản ngoài nƣớc. Tuy nhiên, việc sử dụng chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin là ngƣời đầu tiên đƣa ra ý tƣởng này vào năm 1921 ở nƣớc Nga trong Chính sách kinh tế mới(NEP), sau thử nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng “con đƣờng trực tiếp” (qua hệ kinh tế hiện vật) không thành công. Theo Lênin, từ sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tƣ bản chủ nghĩa cần thiết phải khôi phục trở lại qan hệ hàng hóa - tiền tệ và sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa tất yếu sẽ dẫn đến giàu nghèo và làm phát sinh trở lại quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa. Nhƣng không vì thế mà có thể ngăn cấm nó. Vấn đề là phải tìm cách hƣớng các quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa ấy vận động theo quỹ đạo chung của nền kinh tế quá dộ lên chủ nghĩa xã hội. Theo V.I.Lênin, cách tốt nhất là hƣớng chúng vào con đƣờng của chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc. Luận giải về chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc và thực tiễn nƣớc Nga khi đó, V.I.Lênin cho rằng, trong điều kiện một nƣớc tiểu nông kém phát triển , tiềm lực kinh tế, kỹ thuật nhỏ bé, cần phải mƣợn tay, mƣợn sức của giai cấp khác (nông dân, tƣ sản, tiểu tƣ sản) để hoàn thành sự nghiệp đó với tƣ cách phƣơng pháp, thủ đoạn chứ không phải là mục đích của cách mạng. Chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc trong khuôn khổ đó, trở thành hình thức quá độ để vừa mƣợn đƣợc sức của các giai cấp khác, vừa đảm bảo đƣợc tính chất xã hội chủ nghĩa. Theo nghĩa nhƣ vậy, quan điểm sử dụng chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc trở thành tƣ tƣởng trung tâm của NEP. Vậy, thực chất của chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc trong thời kỳ chuyên chính vô sản là gì? Theo V.I.Lênin:Chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc chính là sự (kết hợp, liên hợp, phối hợp giữa nhà nƣớc Xô viết – nền chuyên chính vô sản với chủ nghĩa tƣ bản) [22. Tr.268]. Đó là công cụ để đấu tranh chống khuynh hƣớng tự 18 phát tƣ bản chủ nghĩa khi sản xuất hàng hóa và chính sách tự do trao đổi đƣợc khôi phục và khuyến khích phát triển trở lại. 1.1.2. Những hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước thời Lênin V.I.Lênin không chỉ là ngƣời Mác xít đầu tiên xây dựng nền tảng lý luận về chủ nghĩa tƣ bản Nhà nƣớc kiểu mới, mà còn là ngƣời trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện chủ trƣơng này trong thực tiễn. Và mặc dù chƣa hình dung hết tất cả mọi hình thức chủ nghĩa tƣ bản Nhà nƣớc, nhƣng Lênin cũng vạch ra đƣợc một số hình thức cụ thể áp dụng trong những năm đầu của chính quyền XôViết. Những hình thức cụ thể đó là: * Hình thức tô nhượng: Lênin quan niệm tô nhƣợng là sự liên kết, liên minh giữa chính quyền Nhà nƣớc Xô Viết với chủ nghĩa tƣ bản các nƣớc tiên tiến, đó là: Hợp đồng giữa Nhà nƣớc và một số nhà tƣ bản, Nhà nƣớc vô sản giao cho họ đƣợc quyền kinh doanh khai thác khoáng sản, canh tác hay xây dựng một thời hạn nhất định. Hợp đồng quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của ngƣời nhận tô nhƣợng, trong đó có việc chia sản phẩm, lợi nhuận nộp thuế, hết hạn hợp đồng các tài sản trên lại thuộc về quyền sở hữu của Nhà nƣớc. Hình thức đặt biệt này càng có ý nghĩa trong những trƣờng hợp mà Nhà nƣớc không có khả năng đầu tƣ, không đủ năng lực kỹ thuật để khai thác Theo Lênin, tô nhƣợng nhằm ba mục đích: Một là, nhằm tạo công ăn việc làm, cải thiện nhanh chóng đời sống của ngƣời lao động. Lênin cho rằng: áp dụng một cách chừng mực và thận trọng chính sách tô nhƣợng nhất định sẽ giúp cho chúng ta cải thiện đƣợc nhanh chóng ở một mức độ nào đó tình trạng sản xuất, đời sống của công nhân và nông dân. Hai là, đó là sự liên minh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tƣ bản Nhà nƣớc chống lại sự phát triển tự phát tƣ hữu đang liên minh với chủ nghĩa tƣ bản tƣ nhân. Sự liên minh đó làm nền tảng đƣa tất cả các thành phần kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội. Ba là, nhằm mục tiêu đạt tới lợi ích cả hai phía: Về phía nhà tƣ bản, họ kinh doanh theo phƣơng thức tƣ bản để lấy lợi nhuận; họ đồng ý thoả thuận với 19 chính quyền vô sản để cốt thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch hoặc để có đƣợc loại nguyên liệu quý hiếm mà họ không thể tìm đƣợc hay khó tìm đƣợc bằng cách khác. Dĩ nhiên, chúng ta phải “hy sinh” một phần lợi nhuận, có khi là khoản lợi nhuận to lớn cho nhà tƣ bản nhận tô nhƣợng, nhƣng nếu thành công sẽ du nhập đƣợc sản xuất lớn hiện đại, tạo ra việc làm và tăng sản phẩm xã hội, xây dựng những xí nghiệp kiểu mẫu cho chủ nghĩa xã hội ngang với chủ nghĩa tƣ bản hiện đại. Rõ ràng, chế độ tô nhƣợng có ý nghĩa rất lớn, không những làm tăng sức sản xuất - điều hết sức quan trọng đối với Nhà nƣớc Nga lúc bấy giờ – thông qua chế độ tô nhƣợng, quan hệ sản xuất tiên tiến đƣợc xác lập. Đánh giá về tính chất của hình thức tô nhƣợng, Lênin cho rằng, so với những hình thức của chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc trong lòng chế độ Xô viết thì chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc dƣới hình thức tô nhƣợng là hình thức đơn giản, rõ ràng, dễ tiếp thu. Tuy nhiên, không phải là sự chấp nhận vô điều kiện, phải suy nghĩ cân nhắc tính toán hết mọi điều khi ký hợp đồng tô nhƣợng và sau đó phải giám sát việc chấp hành nó. Vì vậy, Lênin đã đề ra những nguyên tắc cần thiết khi thực hiện chế độ tô nhƣợng. Mấu chốt của những nguyên tắc đó, là nhằm vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký hợp đông, bảo đảm lợi ích cho cả hai phía trong quá trình thực hiện tô nhƣợng nhƣ: mức lợi nhuận mà các công ty tƣ bản nƣớc ngoài thu đƣợc, các điều kiện hoạt động và tiền lƣơng trả cho chuyên gia nƣớc ngoài cũng nhƣ trách nhiệm cải thiện đời sống của công nhân trong xí nghiệp tô nhƣợng và việc tôn trọng pháp luật của Nhà nƣớc Xô viết. * Hình thức hợp tác xã: Hay còn gọi là chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc - hợp tác xã. Đây là hình thức liên minh giữa nhà nƣớc vô sản với hàng triệu ngƣời sản xuất nhỏ, là sự kết hợp lợi ích tƣ nhân với sự giúp đỡ và kiểm soát của nhà nƣớc đối với những lợi ích đó, làm cho lợi ích tƣ nhân phục tùng lợi ích chung của xã hội. Với giải pháp kết hợp lợi ích có thể tránh đƣợc sự cƣỡng bức nông dân vào hợp tác xã, xoá bỏ sở hữu cá thể của nông dân, bảo đảm quyền tƣ hữu tài sản và tự do buôn bán nhƣng 20 hạn chế tình trạng tự phát và phân hoá tƣ bản chủ nghĩa. Đây là con đƣờng duy nhất đúng để đƣa hàng triệu ngƣời sản xuất nhỏ theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Lênin coi loại hình hợp tác xã của những ngƣời tƣ hữu nhỏ về hình thức giống nhƣ chủ nghĩa tƣ bản Nhà nƣớc “ở chỗ nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự kiểm kê, kiểm soát, theo dõi những quan hệ đã ghi trong hợp đồng” và “nếu xét về mặt hình thức thương nghiệp thì hợp tác xã có lợi ích hơn thương nghiệp tư nhân chẳng những vì lý do kể trên, mà còn vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hợp và tổ chức hàng triệu người, sau đó toàn thể dân chúng, và tình trạng ấy lại là một điều lợi rất lớn cho bước quá độ tương lai từ chủ nghĩa tư bản Nhà nước lên chủ nghĩa xã hội” [22, tr.272]. Lênin khẳng định: “hợp tác xã cũng là một hình thức của chủ nghĩa tư bản Nhà nước đơn giản hơn, có hình thù ít rõ rệt hơn, phức tạp hơn, và vì thế trong thực tế nó đặt chính quyền Xô Viết trước những khó khăn lớn hơn” [22, tr. 271]. Nhƣng đồng thời Lênin cũng nói, khi các tƣ liệu sản xuất đã thuộc về xã hội, giai cấp vô sản, thì chế độ của ngƣời xã viên hợp tác xã văn minh là chế độ xã hội chủ nghĩa. Theo Lênin, có hai loại hợp tác xã của những ngƣời sản xuất nhỏ cá thể, sự tham gia của họ vào hợp tác xã nhƣng vẫn không xoá bỏ tƣ cách ngƣời chủ sở hữu tƣ nhân của hợp tác xã nhƣng vẫn duy trì những quan hệ tiền tƣ sản và tƣ bản chủ nghĩa, hơn nữa còn phát triển những quan hệ đó, đẩy mạnh những quan hệ đó lên hàng đầu, đó là chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc - hợp tác xã. Còn những hợp tác xã văn minh, những hợp tác xã không khác với xí nghiệp xã hội chủ nghĩa, những hợp tác xã mang tính chất xã hội chủ nghĩa mà Lênin nói tới là những hợp tác xã dựa trên sở hữu tập thể, lao động tập thể bình đẳng của những xã viên, thành viên hợp tác xã. Nhƣ vậy, trong điều kiện chính quyền thuộc về tay giai cấp công nhân – Nhà nƣớc Xô Viết, thì ngoài hình thức hợp tác xã - xã hội chủ nghĩa, còn có một 21 hình thức hợp tác xã - tƣ bản chủ nghĩa trong lòng chế độ Xô Viết và đƣợc coi là một hình thức chủ nghĩa tƣ bản Nhà nƣớc - hợp tác xã. * Hình thức công ty hợp doanh: Đây là một loại hình chủ nghĩa tƣ bản Nhà nƣớc hỗn hợp, trong đó “vừa có các nhà tư bản tư nhân Nga và tư bản nước ngoài, vừa có những người cộng sản cùng tham gia” [22,tr.97]. Thực chất của công ty hợp doanh, theo Lênin là ở chỗ: Những công ty này đều biểu hiện việc chúng ta, những ngƣời cộng sản, áp dụng những công thức buôn bán, những phƣơng thức tƣ bản chủ nghĩa. Còn để công ty hợp doanh hoạt động có hiệu quả, theo Lênin, trƣớc hết, nhân tố quyết định là đội ngũ cán bộ làm việc trong liên doanh, họ phải làm việc không kém gì những nhà tƣ bản, vì họ có ƣu thế hơn các nhà tƣ bản, và vì chính quyền Nhà nƣớc cũng nhƣ nhiều phƣơng tiện quan trọng trong tay họ. Hai là, để các công ty hợp doanh ra đời và hoạt động tốt, ngƣời cộng sản phải biết tôn trọng lợi ích của tƣ bản và có thái độ cộng sự thân ái với tƣ bản, những nhà tƣ bản sẽ không đến với chúng ta, nếu không có những điều kiện tối thiểu cho họ hoạt động và nếu không có thái độ thân ái cộng tác với họ. * Hình thức cho tư bản tư nhân thuê tài sản của nhà nước. Đây là hình thức nhà nƣớc cho các nhà kinh doanh tƣ nhân tƣ bản thuê một xí nghiệp, hoặc vùng mỏ, khu rừng, khu đất Phƣơng thức cho thuê là thông qua một hợp đồng giữa nhà nƣớc với nhà tƣ bản. Hình thức này giống nhƣ hình thức tô nhƣợng nhƣng khác đối tƣợng nhận tô nhƣợng không phải là nhà tƣ bản nƣớc ngoài mà là nhà tƣ bản trong nƣớc. Một kiểu “tô nhƣợng nội địa”. Chính hình thức cho thuê này đã tạo điều kiện mới cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh. Ngƣời đƣợc thuê tài sản có thể nộp tô cho nhà nƣớc bằng tiền hoặc hiện vật (có thể 30% số than khai thác đƣợc). * Hình thức gia công đặt hàng, đại lý: Đây là hình thức chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc, trong đó nhà nƣớc lôi kéo các nhà tƣ bản gia công một số chi tiết hàng hoá, bỏ vốn thuê lao động và tổ chức 22 các cửa hàng để bán hàng hoá của nhà nƣớc. Đồng thời, giao cho họ cả việc thu mua sản phẩm trên thị trƣờng tự do. Làm nhƣ vậy Nhà nƣớc vừa liên kết đƣợc trực tiếp với các nhà tƣ bản, một mặt thực hiện đƣợc sự kiểm kê, kiểm soát đối với họ, lôi kéo họ đi dần vào quỹ đạo xã hội chủ nghĩa. Mặt khác sử dụng đƣợc tiền vốn, tay nghề của họ, thông qua họ mà dẫn dắt nông dân thi theo sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Trên đây là một số hình thức chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc cụ thể đã đƣợc thực hành trong thực tiễn nƣớc Nga thời NEP. Nhƣng theo Lênin thì chủ nghĩa tƣ bản Nhà nƣớc không chỉ bó hẹp trong những hình thức cụ thể đó, mà “... ở chỗ nào có những thành phần tự do buôn bán và những thành phần tư bản chủ nghĩa nói chung, thì ở đó, có chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới hình thức này hay hình thức khác, ở trình độ này hay trình độ nọ” [22, tr.268]. Có nghĩa là: ở đâu, ở lĩnh vực nào có quan hệ tƣ bản chủ nghĩa thì ở đó có quan hệ kiểm kê, kiểm soát của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa và do đó có những hình thức chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc. Từ quan niệm trên, chúng tôi cho rằng: Để xác định một hình thức kinh tế có phải thuộc loại hình chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc hay không, trƣớc hết phải lấy quan hệ sở hữu làm cơ sở. Mặt khác, phải lấy quan hệ kiểm kê, kiểm soát làm cơ sở. Một tổ chức nào đó đƣợc hình thành giữa Nhà nƣớc và tƣ bản tƣ nhân trên cơ sở những thoả thuận hợp đồng (những hình thức này thể hiện qua việc Nhà nƣớc cho thuê tài sản, cho khai thác tài nguyên, Nhà nƣớc quy định mục đích hoạt động ràng buộc bằng pháp luật và nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nƣớc), với những hình thức cụ thể đều thuộc chủ nghĩa tƣ bản Nhà nƣớc. Điều này có ý nghĩa phƣơng pháp luận quan trọng đối với việc phân định và lựa chọn các hình thức kinh tế quá độ trong thực tiễn để từ đó quyết định những chính sách phù hợp đối với từng loại hình tổ chức sản xuất. 1.1.3. Vai trò của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc đƣợc vận dụng ở các nƣớc mà điều kiện vật chất, kinh tế hiện có chƣa tiến đến 23 “phòng chờ” đi vào chủ nghĩa xã hội, nên nó có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc chuyển nền kinh tế đi qua “phòng chờ” ấy để vào đƣợc chủ nghĩa xã hội. Điều đó thể hiện cụ thể: Thứ nhất, chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc có vai trò quan trọng, góp phần vào việc giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nƣớc để phát triển lực lƣợng sản xuất và tăng trƣởng kinh tế. Năm 1921, khi đƣa ra chủ trƣơng phát triển chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc ở nƣớc Nga, Lênin đã phân tích và chỉ cho nhân dân thấy rõ nƣớc Nga vào thời kỳ đó là một nƣớc tiểu nông, chƣa có cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền sản xuất lớn dựa trên nền tảng đại công nghiệp cơ khí, hơn nữa đất nƣớc lại bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Do đó chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc là những hình thức kinh tế có vai trò quan trọng trong việc trực tiếp tạo ra những tiền đề vật chất đó cho chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc mà Lênin không ngừng đấu tranh về lý luận và thực tiễn để vận dụng vào nƣớc Nga trong thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới là nhằm mục đích phát triển lực lƣợng sản xuất, xây dựng nền sản xuất đại công nghiệp của chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế, là thực hiện quá trình xã hội hoá sản xuất nhƣ là những điều kiện cần thiết khách quan để tổ chức và quản lý kinh tế trong quá trình chuyển lên chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ trình độ phát triển còn thấp của nền kinh tế khi bƣớc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những điều kiện kinh tế chƣa đủ chín muồi để cho phép chuyển trực tiếp, hay tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện nhƣ vậy thì sự tiến bộ kinh tế, sự phát triển nền kinh tế hàng hoá của những ngƣời sản xuất nhỏ là một tất yếu không thể tránh khỏi và là cần thiết và đó là một quá trình khách quan. Điều này cũng có nghĩa là thừa nhận sự tồn tại phát triển của các quan hệ tƣ bản chủ nghĩa, các quan hệ thị trƣờng. Sự phát triển của “loại chủ nghĩa tƣ bản này” lại đồng thời là quá trình phát triển lực lƣợng sản xuất. Và điều đó cũng có nghĩa, nó chính là phƣơng thức phát triển lực lƣợng sản xuất đặc trƣng cho nền 24 sản xuất hàng hoá nhỏ. Ngăn cấm sự phát sinh, phát triển các quan hệ tƣ bản chủ nghĩa này tức là bóp chết mọi sự phát triển của sản xuất hàng hoá nhỏ, là làm cho quá trình cải tạo nền kinh tế này trở thành đối lập và kìm hãm sự phát triển của lực lƣợng sản xuất. Lênin viết: “Vì chúng ta chưa có điều kiện để chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên chủ nghĩa xã hội, bởi vậy, trong một mức độ nào đó, chủ nghĩa tư bản là không thể tránh khỏi, nó là sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi; Bởi vậy, chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cỏch hướng nú vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên” [22, tr.276]. Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc với những hình thức của nó không kìm hãm mà ngƣợc lại, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế thị trƣờng và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc nhằm phát triển sản xuất, tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Cái mà chúng ta cần lại là cái mà chủ nghĩa tƣ bản hiện đại và các công ty xuyên quốc gia đang nắm ƣu thế. Là hình thức tổ chức kinh tế thị trƣờng hiện đại, chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc cho phép huy động các nguồn lực phát triển từ mọi thành phần, mọi chủ thể trong nƣớc và ngoài nƣớc, tập trung chúng lại cho mục tiêu tăng trƣởng kinh tế đã đƣợc Đảng và nhà nƣớc lựa chọn. Với ý nghĩa đó, chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển lực lƣợng sản xuất, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế ở nƣớc ta. Thứ hai, chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc còn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp công nghệ mới, hiện đại cho nền kinh tế quốc dân. Nhƣ Lênin đã chỉ rõ là không có kỹ thuật đại tƣ bản chủ nghĩa đƣợc xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại thì không thể có chủ nghĩa xã hội và ngƣời đã so sánh chủ nghĩa tư bản nhà nước về kinh tế cao hơn rất nhiều so với nền kinh tế hiện nay của nước ta. Khi nói về vai trò tô nhƣợng trong việc du nhập những thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại của các nƣớc tƣ bản công nghiệp tiên tiến, Lênin cho rằng, 25 nƣớc Nga sẽ không tự lực khôi phục đƣợc nền kinh tế của mình nếu không có thiết bị kỹ thuật của nƣớc ngoài. Do đó, cần thiết cho nƣớc ngoài tô nhƣợng những vùng mỏ, rừng, thậm chí cả một phần khu rừng tốt nhất của nƣớc Nga cho các công ty tƣ bản quốc tế lớn nhất với mục đích qua đó mà nƣớc Nga du nhập đƣợc những thiết bị tối tân nhất để lập ra các cơ sở kinh tế có tầm chiến lƣợc quốc gia. Trong điều kiện nƣớc Nga lúc đó thì dù có phải trả giá đắt cho những hợp đồng tô nhƣợng cũng phải làm vì nếu không thì: nƣớc Nga không bị diệt vong thì cũng sẽ tiếp tục bị chìm đắm trong đƣờng hầm của sự lạc hậu và tụt hậu không thể xây dựng đƣợc hay phát triển đƣợc các ngành công nghiệp hiện đại, và do đó “không thể tiếp tục tiến lên trên con đƣờng đi tới chế độ cộng sản”. Thứ ba, thông qua việc thực hành các hình thức kinh tế chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc, tự nó đã là trƣờng học về công tác tổ chức quản lý nền kinh tế theo lối đại công nghiệp và đó cũng là cơ sở tạo ra những yếu tố vật chất chiến thắng sự hỗn độn vô tổ chức kém hiệu quả của nền tiểu sản xuất và kinh tế tƣ nhân. Trong những điều kiện nhất định dù có phải chịu chút ít thiệt thòi nào đó cho nhà tƣ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01853_1649_2003139.pdf
Tài liệu liên quan