Tóm tắt Luận văn Quan điểm thực tiễn của triết học Mác-Lênin và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta

MỤC LỤC

Mở đầu . 1

Chương 1. Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen về thực tiễn và mối quan

hệ giữa thực tiễn với lý luận . 6

1.1. Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen về thực tiễn . 6

1.1.1 Thực tiễn – Phương thức tồn tại đặc trưng của loài người . 6

1.1.2. Thực tiễn - điểm xuất phát trong triết học C.Mác.14

1.2. Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen về mối quan hệ giữa thực tiễn và lýluận .24

1.2.1. Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích trực tiếp của lý luận .24

1.2.2. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý .29

Chương 2. Luận điểm “Thực tiễn cao hơn lý luận” của V.I.Lênin - sự kế

thừa và phát triển quan niệm về thực tiễn của C.Mác, Ph.Ăngghen .34

2.1. Quan niệm của V.I.lênin về thực tiễn và lý luận – cơ sở của luận điểm

“Thực tiễn cao hơn lý luận” .34

2.1.1. Tính hiện thực trực tiếp và tính phổ biến của thực tiễn .34

2.1.2. Tính phổ biến của lý luận .40

2.2. Thực tiễn cao hơn lý luận bởi nó không chỉ có ưu điểm của tính phổ

biến mà nó còn có ưu điểm của tính hiện thực trực tiếp.49

2.2.1. Thực tiễn hiện thực hoá lý luận.50

2.2.2. Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan của nhận thức lý luận .52

Chương 3. Sự vận dụng luận điểm “Thực tiễn cao hơn lý luận” của

Đảng Cộng sản Việt Nam vào công cuộc đổi mới đất nước .61

3.1.Tách rời lý luận với thực tiễn là một trong những nguyên nhân quan

trọng gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội giai đoạn 1975 -

1986 .613.1.1. Tình trạng tách rời lý luận với thực tiễn và những nguyên nhân của nó .61

3.1.2. Hậu quả của tình trạng tách rời lý luận với thực tiễn .72

3.2. Thực tiễn cao hơn lý luận - ý nghĩa phương pháp luận của nó đối với

công cuộc đổi mới đất nước giai đoạn 1986 - 2006 .77

3.2.1. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1975 -1986 dẫn đến

nhu cầu đổi mới tư duy lý luận.77

3.2.2. Đổi mới tư duy lý luận và những thành tựu đã đạt được của sự nghiệp

đổi mới đất nước giai đoạn 1986 - 2006 .79

Kết luận .97

Danh mục tài liệu tham khảo.101

Phụ lục.105

pdf14 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Quan điểm thực tiễn của triết học Mác-Lênin và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  ĐẶNG MINH QUẢNG QUAN ĐIỂM THỰC TIỄN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƢỚC TA LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - ĐẶNG MINH QUẢNG QUAN ĐIỂM THỰC TIỄN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƢỚC TA LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÁI SƠN HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thái Sơn. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2009. Tác giả luận văn Đặng Minh Quảng MỤC LỤC Mở đầu ......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen về thực tiễn và mối quan hệ giữa thực tiễn với lý luận ............................................................... 6 1.1. Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen về thực tiễn ....................................... 6 1.1.1 Thực tiễn – Phương thức tồn tại đặc trưng của loài người ........................ 6 1.1.2. Thực tiễn - điểm xuất phát trong triết học C.Mác ...................................14 1.2. Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen về mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận .....................................................................................................24 1.2.1. Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích trực tiếp của lý luận ..................24 1.2.2. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý ......................................................29 Chƣơng 2. Luận điểm “Thực tiễn cao hơn lý luận” của V.I.Lênin - sự kế thừa và phát triển quan niệm về thực tiễn của C.Mác, Ph.Ăngghen ....34 2.1. Quan niệm của V.I.lênin về thực tiễn và lý luận – cơ sở của luận điểm “Thực tiễn cao hơn lý luận” ..................................................................34 2.1.1. Tính hiện thực trực tiếp và tính phổ biến của thực tiễn ...........................34 2.1.2. Tính phổ biến của lý luận ....................................................................40 2.2. Thực tiễn cao hơn lý luận bởi nó không chỉ có ưu điểm của tính phổ biến mà nó còn có ưu điểm của tính hiện thực trực tiếp. .........................49 2.2.1. Thực tiễn hiện thực hoá lý luận .............................................................50 2.2.2. Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan của nhận thức lý luận ......................52 Chƣơng 3. Sự vận dụng luận điểm “Thực tiễn cao hơn lý luận” của Đảng Cộng sản Việt Nam vào công cuộc đổi mới đất nƣớc ...............61 3.1.Tách rời lý luận với thực tiễn là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội giai đoạn 1975 - 1986 ....................................................................................................61 3.1.1. Tình trạng tách rời lý luận với thực tiễn và những nguyên nhân của nó ...61 3.1.2. Hậu quả của tình trạng tách rời lý luận với thực tiễn ..............................72 3.2. Thực tiễn cao hơn lý luận - ý nghĩa phương pháp luận của nó đối với công cuộc đổi mới đất nước giai đoạn 1986 - 2006 ................................77 3.2.1. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1975 -1986 dẫn đến nhu cầu đổi mới tư duy lý luận. .............................................................77 3.2.2. Đổi mới tư duy lý luận và những thành tựu đã đạt được của sự nghiệp đổi mới đất nước giai đoạn 1986 - 2006 ..............................................79 Kết luận .......................................................................................................97 Danh mục tài liệu tham khảo..................................................................... 101 Phụ lục ....................................................................................................... 105 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực tiễn là điểm xuất phát, là phạm trù trung tâm của hệ thống triết học Mác. Kể từ khi C.Mác đánh giá đúng vai trò của thực tiễn và khẳng định nó trong triết học, ông đã vạch ra một ranh giới không thể vượt qua giữa triết học của Mác với toàn bộ hệ thống triết học còn lại, kể cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm. Trong triết học Mác, thực tiễn được xem xét từ hai góc độ là góc độ thế giới quan và nhận thức luận. Từ góc độ thế giới quan, phạm trù thực tiễn tạo nên thế giới quan duy vật biện chứng, và từ góc độ nhận thức luận, phạm trù thực tiễn tạo nên nhận thức luận biện chứng duy vật. C.Mác viết “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn” [29, tr.9- 10]. Vận dụng và phát triển quan điểm C.Mác về thực tiễn và mối quan hệ giữa thực tiễn với lý luận, V.I. Lênin đã nêu lên luận điểm quan trọng: “Thực tiễn cao hơn lý luận” [24, tr.230], ông cũng khẳng định “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức” [23, tr.167]. Vì vậy có thể khẳng định, quan điểm thực tiễn hay nguyên tắc thực tiễn cao hơn lý luận là nguyên tắc phương pháp luận quan trọng nhất của triết học Mác - Lênin. Mặc dù vậy, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng cũng như ở hệ thống các nước XHCN nói chung, không phải khi nào quan điểm thực tiễn cũng được tuân thủ nghiêm túc. Tình trạng xa rời quan điểm thực tiễn được thể hiện ở việc không coi trọng vai trò của hiệu quả kinh tế - xã hội với tính cách là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng sai của các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội. Nó còn được thể hiện ở việc áp dụng máy móc, giáo điều lý luận về chủ nghĩa xã hội, về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mà không xem xét đầy đủ đến hoàn cảnh thực tế của từng quốc gia. Có thể khẳng định, việc xa rời những yêu cầu của quan điểm thực tiễn là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội giai đoạn trước năm 1986. Chính vì vậy, tại Đại hội lần thứ VI (12/1986), Đảng đã chỉ ra sự cần thiết phải trở lại thực hiện nghiêm túc yêu cầu của quan điểm thực tiễn khi đưa ra bài học kinh nghiệm quan trọng “Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan” [8, tr.30] và khẳng định “Tiêu chuẩn đánh giá sự vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là sản xuất phát triển, lưu thông thông suốt, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao” [8, tr.30]. Khi đánh giá về những nguyên nhân gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trong giai đoạn trước đó, Đảng đã xác định: “Khuynh hướng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan” [8, tr.19], “Trong lĩnh vực tư tưởng, đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và sự yếu kém về vận dụng các quy luật” [8, tr.213]. Vì vậy, từ Đại hội VI đến nay, Đảng luôn khẳng định tổng kết kinh nghiệm, phát triển lý luận là một đòi hỏi vừa cấp bách, vừa thường xuyên trong suốt quá trình cách mạng. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, đã nhấn mạnh việc cần thiết phải phát triển lý luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn xây dựng đất nước. Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế cũng như trong nước có nhiều thuận lợi, song cũng có không ít những khó khăn, thách thức. Mỗi bước đi trong công cuộc đổi mới đều đòi hỏi sự sáng tạo về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Hơn bao giờ hết, thực tiễn trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề mới cần được lý luận luận giải một cách thoả đáng, có cơ sở khoa học. Điều đó đòi hỏi chúng ta không chỉ thừa nhận luận điểm quan trọng của triết học Mác - Lênin “Thực tiễn cao hơn lý luận” như là một nguyên tắc cho nhận thức và hành động, mà cần hiểu nó một cách sâu sắc từ nguồn gốc, từ bản chất của mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, cơ sở để các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin đưa ra luận điểm trên. Có như vậy, việc tổng kết kinh nghiệm và đề ra phương hướng mới để đẩy mạnh công cuộc đổi mới của Việt Nam mới tránh được tình trạng hoặc quá nhấn mạnh vai trò quy định của thực tiễn dẫn đến bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, hoặc quá đề cao vai trò của lý luận dẫn đến bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí, xa rời thực tiễn. Từ những lý do nói trên, chúng tôi chọn đề tài “Quan điểm thực tiễn của triết học Mác - Lênin và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn Thạc sỹ Triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những nội dung cơ bản của triết học Mác - Lênin, phạm trù thực tiễn và mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Vì vậy, trong những năm gần đây vấn đề này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu triết học của Việt Nam. Đặc biệt gần đây có các công trình: Chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến thực tiễn: những bài học kinh nghiệm chủ yếu do Lê Hữu Tầng chủ biên; Một số vấn đề triết học Mác - Lênin: lý luận và thực tiễn của Lê Doãn Tá; Vấn đề tiêu chuẩn thực tiễn của chân lý của Nguyễn Ngọc Hà; Vấn đề tiêu chuẩn chân lý trong lịch sử triết học của Nguyễn Tấn Hùng; Một số nguyên tắc phương pháp luận trong vận dụng quan hệ lý luận và thực tiễn của Lương Việt Hải. Trong các công trình kể trên, do mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu quy định, phạm trù thực tiễn thường chỉ được xem dưới góc độ nhận thức luận mà chưa được nghiên cứu đầy đủ dưới góc độ thế giới quan. Nói cách khác, là vai trò của thực tiễn đối với thế giới quan triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen - cơ sở để các ông tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học chưa được chú ý xem xét đúng tầm. Mặt khác, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới cấu trúc vừa có tính phổ biến vừa có tính hiện thực trực tiếp của phạm trù thực tiễn - cơ sở để V.I.Lênin đưa ra luận điểm “thực tiễn cao hơn lý luận” - đây là những vấn đề mà chúng tôi sẽ tập trung làm rõ trong đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục đích nghiên cứu + Làm sáng tỏ quan niệm của C.Mác và V.I.Lênin về thực tiễn, lý luận và mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận - cơ sở để các nhà kinh điểm rút ra quan điểm thực tiễn. + Làm rõ quá trình đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thực chất là bắt đầu bằng việc trở lại những yêu cầu của quan điểm thực tiễn. * Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau: + Khảo sát những quan điểm của C.Mác về thực tiễn, lý luận. + Làm rõ mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, cơ sở để V.I.Lênin đưa ra luận điểm “Thực tiễn cao hơn lý luận” bằng cách phân tích tính hiện thực trực tiếp, tính phổ biến của thực tiễn và so sánh thực tiễn với lý luận. + Khảo sát quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1954, đặc biệt từ năm 1975 cho đến nay dưới góc độ của mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn - Quan điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen về phạm trù thực tiễn và mối quan hệ giữa thực tiễn với lý luận trong một số tác phẩm kinh điển. - Phân tích luận điểm “Thực tiễn cao hơn lý luận” của V.I.Lênin. - Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ 1954 cho năm 2006. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của phép biện chứng duy vật, đặc biệt là nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận. Trong đó thực tiễn vừa là điểm khởi đầu vừa là điểm kết thúc của một chu trình nhận thức. Luận văn sử dụng phương pháp trừu tượng hoá, phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể cho phép hiện thực hóa đề tài nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Đóng góp về lý luận: Luận văn tiếp tục làm rõ nội hàm của phạm trù thực tiễn - một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học Mác - Lênin, góp phần làm sáng tỏ cơ sở khi khẳng định và vận dụng nguyên tắc “Thực tiễn cao hơn lý luận”. - Đóng góp về thực tiễn: Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, người giảng dạy và học tập môn triết học. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1. Quan niệm của C.Mác về thực tiễn và mối quan hệ giữa thực tiễn với lý luận. Chương 2. Luận điểm “Thực tiễn cao hơn lý luận” của V.I.Lênin - sự kế thừa và phát triển quan niệm về thực tiễn của C.Mác. Chương 3. Sự vận dụng luận điểm “Thực tiễn cao hơn lý luận” của Đảng Cộng sản Việt Nam vào công cuộc đổi mới đất nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lương Gia Ban (2004), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và học tập lý luận", Tạp chí Triết học, (1), tr.25 - 28. 2. Nguyễn Đức Bình (2001), Một số vấn đề về công tác lý luận tư tưởng và văn hóa, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Trường Chinh (1987), Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại, NXB. Sự thật, Hà Nội. 4. Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch (2003), Vấn đề Triết học trong các tác phẩm của Mác - Ănghen và Lênin, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Tập 1, NXB. Sự thật, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV , NXB. Sự thật, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Tập 1, NXB. Sự thật, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, NXB. Sự thật, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5, Khóa IX. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Phạm Văn Đức (1993), "Quan niệm của Mác về những tiền đề lịch sử và ý nghĩa của nó", Tạp chí Triết học, (3), tr.18-21. 17. Nguyễn Ngọc Hà (1998), “Vấn đề tiêu chuẩn thực tiễn của chân lý”, Tạp chí Triết học, (6), tr.55- 57. 18. Lương Việt Hải (1999), “Một số nguyên tắc phương pháp luận trong vận dụng quan hệ lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Triết học, (5), tr.24 - 26. 19. Nguyễn Tấn Hùng (2000), “Vấn đề tiêu chuẩn chân lý trong lịch sử triết học”, Tạp chí Triết học, (5), tr.39 - 43. 20. Đỗ Trọng Hưng (1990) “Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quan niệm của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Triết học, (4), tr.17 - 19. 21. Bùi Bá Linh (2002), "Sự phê phán của Mác đối với quan điểm duy tâm tư biện của Hêghen về tồn tại người và đời sống xã hội hiện thực của con người ", Tạp chí Triết học, (7), tr.19- 24. 22. V. I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 6, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. V. I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 18, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. V. I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 29, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. V. I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 30, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 42, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. C. Mác, Ph. Ănghen (2004), Toàn tập, tập 1, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. C. Mác, Ph. Ănghen (2004), Toàn tập, tập 2, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. C. Mác, Ph. Ănghen (2004), Toàn tập, tập 3, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. C. Mác, Ph. Ănghen (2004), Toàn tập, tập 4, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. C. Mác, Ph. Ănghen (2004), Toàn tập, tập 13, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. C. Mác, Ph. Ănghen (2004), Toàn tập, tập 19, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. C. Mác, Ph. Ănghen (2004), Toàn tập, tập 20, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. C. Mác, Ph. Ănghen (2004), Toàn tập, tập 21, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. C. Mác, Ph. Ănghen (2004), Toàn tập, tập 22, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. C. Mác, Ph. Ănghen (2004), Toàn tập, tập 23, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. C. Mác, Ph. Ănghen (2004), Toàn tập, tập 34, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. C. Mác, Ph. Ănghen (2004), Toàn tập, tập 42, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Trần Nhâm (2004), Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội 43. Nguyễn Duy Quý (1998), "Đổi mới tư duy trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước", Tạp chí Triết học, (4), tr.5 - 7. 44. Nguyễn Duy Quý (Chủ biên, 1998), Những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. M.M. Rô-Đen-Tan (1962), Nguyên lý Lôgíc biện chứng, NXB. Sự thật, Hà Nội 46. Lê Thanh Sinh (2002), Triết học Thực tiễn, NXB. Thàng phố Hồ Chí Minh. 47. Lê Doãn Tá (2004), Một số vấn đề triết học Mác - Lênin: lý luận và thực tiễn, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Lê Hữu Tầng - Lưu Hàm Nhạc (Đồng chủ biên, 2002), Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội 49. Lê Hữu Tầng (1998), "Triết học Mác - Lênin và chức năng phương pháp luận của nó trong hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn", Tạp chí Triết học, (2), tr.28 - 31. 50. Đặng Hữu Toàn (1996), "Bước ngoặt cách mạng trong quan điểm duy vật về lịch sử của Mác", Tạp chí Triết học, (3), tr.9 - 12. 51. Đặng Hữu Toàn (2004), "Nhân bản học triết học trong hệ thống triết học duy vật nhân bản của Phoi-ơ-bắc", Tạp chí Triết học, (3), tr.17-25. 52. Lại Văn Toàn (1998), "Đổi mới triết học duy lý luận - Tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới", Tạp chí Triết học, (4), tr.26-34. 53. Nguyễn Ngọc Tuân (2002), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới và phát triển kinh tế ở nước ta, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội. 54. Từ điển Triết học (1975), NXB. Tiến bộ. Matxcơva. 55. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên, 1998), Lịch sử triết học, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01536_2732_2006767.pdf
Tài liệu liên quan