Tóm tắt Luận văn Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình nông thôn hiện nay

Các nghiên cứu về mối quan hệ cha mẹ và con cái trong gia đình bao gồm

cả mô hình sống giữa cha mẹ và con cái. Đặc điểm cấu trúc hộ gia đình có bố

mẹ sống cùng với con cái đã trưởng thành và đã kết hôn: mô hình sống cùng con

trai là chủ yếu. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ bố/mẹ hoặc cả hai bố

mẹ sống cùng với con trai út đã có vợ cao hơn là sống cùng với con trai trưởng

đã có vợ. Kết quả phân tích cho thấy, khoảng 38% người trả lời mong muốn

sống với con cái khi về già. Trong dàn sếp sống chung này, mong muốn sống

với con trai trưởng là chủ yếu, chiếm 29% trong tổng số người trả lời. Điều đặc

biệt khi so sánh giữa thế hệ già và thế hệ trẻ, tỷ lệ mong muốn sống chung với

con cái của thế hệ trẻ giảm so với thế hệ già. Điều đáng quan tâm là khoảng một

nửa số người trả lời mong muốn sống riêng khi về già. Điều này cho thấy một sự

thay đổi đáng kể trong tâm thế hướng đến gia đình mở rộng [Vũ Tuấn Huy,

2004, tr.139]

pdf21 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 2904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình nông thôn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới mỗi cá nhân và toàn xã hội, đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có xã hội học. Những vấn đề gia đình và nhiều khía cạnh liên quan khác có nội dung hết sức phong phú đã được các nhà nghiên cứu tìm tòi, phát hiện và công bố trên các ấn phẩm nghiên cứu chuyên ngành khác nhau. Khi đề cập đến gia đình, người ta thường nói đến các chức năng của gia đình như chức năng tái sản xuất con người, chức năng kinh tế, chức năng xã hội hóa cá nhân và một số chức năng khác. Hiện nay, người ta còn đề cập đến những vấn đề xã hội của gia đình như: hôn nhân, ly hôn, bạo lực, giá trị, chuẩn mực, di cư... Tất cả những vấn đề đó đều có liên quan mật thiết với mối quan hệ cơ bản nhất trong gia đình: quan hệ giữa các thế hệ, trong đó có quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Trong “Từ điển xã hội học” do NXB Larousse ấn hành năm 1973, đã định nghĩa gia đình là “Nhóm người gắn bó với nhau bằng một liên hệ hôn nhân, huyết thống hay là việc nhận con nuôi. Có sự tác động qua lại giữa chồng và vợ, giữa bố và mẹ, giữa cha mẹ với con cái, giữa anh chị em và họ hàng xa hơn. Tình hình đó tạo ra một loại cộng đồng ít nhiều hạn chế và được miêu tả bằng những nét riêng biệt. Cộng đồng ấy được xác định và được đóng khung trong những sự điều chỉnh xã hội chủ yếu mà không nhất thiết có liên hệ với tầm quan trọng của hành vi sinh đẻ” [Larousse, 1973, tr.131]. Cũng bàn về định nghĩa gia đình, trong “Từ điển tâm lý học” (Penguin Books xuất bản năm 1985): “Theo một nghĩa chặt chẽ nhất, gia đình nói lên một 5 đơn vị thân tộc cơ bản. Trong hình thức tối thiểu của nó hay là hình thức hạt nhân, gia đình gồm mẹ, bố và các con. Rộng ra nó có thể nói lên gia đình mở rộng, có thể gồm ông, bà, anh chị em họ, con nuôi tất cả đều hành động như một đơn vị được công nhận” [Penguin Books, 1985, tr.269]. Mối quan hệ trong gia đình phản ánh kết cấu nội tại của hệ thống gia đình. Hình thức, nội dung và cách thức quan hệ gia đình phụ thuộc vào các loại hình gia đình như truyền thống hay hiện đại, hạt nhân hay mở rộng Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào cơ cấu gia đình và khung cảnh văn hóa xã hội. Trong gia đình truyền thống, một hệ thống các chuẩn giá trị cổ truyền được hình thành và tồn tại với những biểu tượng như “tam tứ đại đồng đường”, “đông con, nhiều cháu”, “tam tòng tứ đức”, “trên kính dưới nhường” v.v Vấn đề quan hệ giữa các thế hệ vốn được xem như một chuẩn mực, giá trị. Các quan hệ này có sự phân biệt theo trật tự cha mẹ, con cái và chồng vợ, song quyền lực của cha mẹ và chồng (nam giới) không có tính tuyệt đối như trong gia đình Nho giáo. Con cái trong gia đình phải nghe lời và tuân thủ ý kiến của cha mẹ. Con cái phải biết ơn và tôn trọng cha mẹ. Ở Việt Nam, những khảo luận và phân tích về gia đình cũng đã được chú ý từ rất lâu. Trong lịch sử, cha ông ta không chỉ để lại cho con cháu những giá trị truyền thống về tính cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái, sự ham học hỏi và tôn trọng tri thức mà còn là sự tôn trọng và bảo vệ các giá trị gia đình và vai trò của nó trong việc tổ chức và điều hành xã hội. Điều này thể hiện rất rõ trong các câu chuyện lịch sử, trong văn chương bác học và văn học dân gian (Cá không ăn muối cá ươn. Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư..). Có khi gia đình là đề tài riêng biệt, cũng có khi nó được đề cập đến trong các đề tài khác và nó cũng thường được đề cập trong các chính sách, chiến lược xây dựng và phát triển đất nước. Khi bàn đến lĩnh vực gia đình không thể không nhắc tới các tác giả như Vũ Khiêu, Lê Thi, Trần Đình Hượu, Vũ Tuấn Huy, Vũ Mạnh Lợi, Mai Huy Bích, Lê Ngọc Văn, Mai Quỳnh Nam... với nhiều công trình nghiên cứu về gia 6 đình tiêu biểu. Từ góc độ tiếp cận Văn hóa học có công trình nghiên cứu "Nho giáo và gia đình" của Vũ Khiêu (1995) đã cung cấp một khối lượng tri thức rất sâu rộng về văn hóa gia đình, những tác động ảnh hưởng của Nho giáo trong giáo dục gia đình, những ưu điểm và hạn chế của Nho giáo đối với việc củng cố gia đình, vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách con người và xã hội. Tổng kết những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, có các công trình nghiên cứu: "Gia đình và giáo dục gia đình" của Trần Đình Hượu, "Tam giác gia đình" của Hồ Ngọc Đại... Đây là những công trình mang nhiều dấu ấn của phương pháp liên ngành. Cuốn sách "Trẻ em gia đình và xã hội" (2004) của Mai Quỳnh Nam (chủ biên) có nhiều bài viết về vai trò của gia đình và xã hội đối với việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, trong đó đề cập đến những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nêu ra những khó khăn và giải pháp. Cùng tác giả Mai Quỳnh Nam, cuốn sách "Gia đình trong tấm gương xã hội học" (2004) được tập hợp từ những nghiên cứu của nhiều tác giả về gia đình trong đó có nói tới cấu trúc gia đình và những vấn đề với giới; các chức năng của gia đình; gia đình và các ảnh hưởng của văn hóa; sự biến đổi của các quan hệ trong gia đình. Cuốn sách "Gia đình Việt Nam và chức năng xã hội hóa" của Lê Ngọc Văn (1996) đề cập đến gia đình Việt Nam truyền thống với chức năng xã hội hóa, biến đổi chức năng xã hội hóa của gia đình, những khó khăn và giải pháp cho gia đình Việt Nam trong việc thực hiện chức năng xã hội hóa. Tác giả dựa trên quan điểm xã hội học để phân tích đánh giá, dự báo các hiện tượng, các xu hướng diễn ra trong gia đình nói chung và chức năng xã hội hóa của gia đình Việt Nam nói riêng. Cũng bàn về sự biến đổi trong các chức năng của gia đình, Vũ Mạnh Lợi & Vũ Tuấn Huy đã chỉ ra rằng: Trong những thay đổi quan trọng nhất các chức năng của gia đình là sự “đổi ngôi” trong giá trị con cái, từ chỗ con cái được xem như một tài sản (hay lao động) sang việc con cái được coi như nguồn thỏa mãn 7 nhu cầu tình cảm của cha mẹ (điều này thường đi kèm với sự “đổi ngôi” khó khăn khác là vị trí của người già trở nên yếu đi)... [Vũ Tuấn Huy, 2004, tr.35]. Trong cuốn "Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới” (2002) của GS. Lê Thi, đã nghiên cứu những chuyển đổi của gia đình Việt Nam khi đất nước chuyển sang thế kỷ XXI; tiếp cận các vấn đề của gia đình ở góc độ giới. Trong đó, chương III: tác giả đã đề cập đến vần đề xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái từ góc độ tâm lý và tình cảm. Những yếu tố xã hội đang ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay như: sự đổi mới về cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường đã nâng cao mức hưởng thụ vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình; sự phát triển nhanh chóng đa dạng của các phương tiên thông tin đại chúng; quyền tự do bình đẳng, dân chủ; quỹ thời gian dành cho con cái ít ỏi... Do đó, các thành viên trong gia đình cần một nghệ thuật ứng xử đúng đắn mới đảm bảo gia đình trở thành tế bào của xã hội trong gia đoạn chuyển đổi. Nhiều kết quả điều tra xã hội học cho thấy, quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang là mối quan tâm hàng đầu trong việc củng cố các quan hệ gia đình. Hầu hết những người được hỏi đều cho rằng cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà cho thế hệ trẻ. Có tới 94,6% ý kiến người được hỏi cho rằng họ được hấp thụ lòng hiếu thảo từ gia đình qua ông bà, cha mẹ, 88,5% số người được hỏi cho rằng cần phải dạy dỗ lòng hiếu thảo cho con cháu. Theo tương quan với thu nhập, nhu cầu phải truyền dạy sự hiếu thảo cho con cái ở các gia đình giàu có cao hơn các gia đình nghèo: 92,6% gia đình giàu; 88,4% ở gia đình khá giả; 82,1% ở gia đình đủ ăn [Đặng Cảnh Khanh-Lê Thị Quý, 2007, tr.256]. Quan hệ cha mẹ - con cái quyết định mối quan hệ ông bà - cháu. Trẻ em thường bắt chước cách mà cha mẹ chúng ứng xử với ông bà để ứng xử với ông bà và với chính bố mẹ. Do đó trên thực thế, thế hệ cha mẹ rất quan tâm, chú ý làm gương cho con trong cách ứng xử với cha mẹ họ . Vũ Khiêu khi “Bàn về văn hiến Việt Nam” cũng cho rằng, các chuẩn mực mới của chữ hiếu trong gia đoạn hiện nay cần phải được hình thành trên một 8 nguyên tắc cơ bản nhất - đó là việc xây dựng những tình cảm nhân ái và chân thành giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Sự trợ giúp về tình cảm và vật chất giữa các thế hệ trong gia đình ông bà, cha mẹ và con cái được thể hiện vai trò của mỗi thế hệ trong đời sống gia đình. Tuy nhiên, những vấn đề nảy sinh trong gia đình mở rộng cho thấy những vấn đề đáng quan tâm. Tác giả cho rằng “Ngày nay trong gia đình, quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau không còn chặt chẽ và thân thiết như trước. [Vũ Khiêu, 2002]. Về mặt huyết thống, giữa cha mẹ và con cái có quan hệ máu mủ, ruột thịt rất sâu đậm. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thành người, từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành. Người mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Quan hệ tình cảm mẹ con đặt nền tảng cho sự phát triển tình cảm với gia đình và cộng đồng xã hội. Người mẹ thường tỷ mỉ, gần gũi con hàng ngày, khi cho ăn, tắm rửa, ru ngủ v.v... phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai lệch của con. Với thái độ dịu dàng, kiên nhẫn, tế nhị, người mẹ có khả năng cảm hóa, thuyết phục con, giáo dục tình yêu cho con, kể cả khi con đã trưởng thành. Nhưng trong thời đại mới, người mẹ chỉ có thể làm tốt trách nhiệm của mình khi có những kiến thức văn hóa cần thiết và những tri thức về tâm lý tuổi trẻ. [Lê Thi, 2002]. Tuy nhiên, đã có lúc chúng ta quá đề cao vai trò người mẹ trong việc giáo dục trẻ, như là người thầy đầu tiên, là linh hồn của gia đình v.v... và có phần xem nhẹ vai trò của người cha, một trụ cột của gia đình và có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành phát triển nhân cách của trẻ. Sự thiếu vắng người cha ở các gia đình phụ nữ đơn thân, nuôi con một mình đã dẫn đến những hạn chế nhất định trong việc giáo dục con. Người cha, đặc trưng cho lý trí, kỷ cương của gia đình, là tấm gương để các con noi theo, đặc biệt là con trai. Do đó, người cha cần tham gia vào việc nuôi daỵ con từ nhỏ, dành thời gian chơi với con, chăm sóc hướng dẫn con một cách tin cậy. Cần khắc phục quan niệm cho rằng nuôi dạy con là việc của phụ 9 nữ... Thực tế, đây là công việc của cả hai vợ chồng, cùng có trách nhiệm, chung lưng đấu cật nuôi dạy con cái. Đó cũng chính là quyền lợi thiết thân của cả hai người, qua đó con cái có tình cảm thương yêu, gắn bó với cả cha và mẹ. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là quan hệ mật thiết tình cảm. Ngay từ nhỏ, mối quan hệ này là khuôn khổ cần thiết cho sự phát triển của trẻ, làm cho sự trưởng thành sinh học của nó và những mối liên hệ của nó phù hợp với môi trường. Sự phụ thuộc về vật chất và mật thiết về tình cảm tạo ra sự kết dính mạnh mẽ giữa con cái với những người chăm sóc nó là bố mẹ. Vì thế đối với trẻ, gia đình đại diện cho thế giới rộng lớn xung quanh nó. Do đó, sự cảm nhận về thế giới, về xã hội, về chính bản thân ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ, hành vi, niềm tin của bố mẹ. Thông qua các thông tin thành văn và bất thành văn, cha mẹ đã truyền đạt lại cho con cái những giá trị, niềm tin, thái độ và cả những tri thức về thế giới xung quanh. Gia đình là cái gốc của con người, nơi con người sinh ra, bắt đầu một cuộc đời, bắt đầu sự nhận biết và trong suốt cuộc đời cho đến khi kết thúc. Rõ ràng quá trình xã hội hóa của một người từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời có ảnh hưởng quyết định tới những thái độ và hành vi khi đã lớn. Những gì mà cá nhân thu nhận được từ gia đình là rất đáng kể. Một trong những khía cạnh thể hiện bản chất của mối quan hệ này là chức năng xã hội hóa của bố mẹ đối với con cái. Khi phân tích tác động của kinh tế thị trường đến mối quan hệ cha mẹ – con cái trong gia đình nông thôn khu vực châu thổ sông Hồng, Nguyễn Đức Truyến đưa ra nhận xét sau: “Đối với nhóm hộ kinh doanh phi nông nghiệp: Kinh tế thị trường kích thích chủ nghĩa cá nhân, làm suy yếu các chuẩn mực đạo đức gia đình nhất là quan hệ cha mẹ - con cái. Bố mẹ thường thích ở riêng khi còn khả năng lao động. Đối với nhóm hộ thuần nông: quan hệ cha mẹ - con cái được duy trì tốt hơn vì con cái vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về mặt kinh tế (đất ở, vốn sản xuất); có sự ưu tiên cho mối quan hệ cha mẹ, con cái, đặc biệt đối với người nuôi dưỡng cha mẹ khi về già, không nhất thiết phải là con trưởng. Đối 10 với nhóm kinh doanh hỗn hợp: sự tách biệt giữa quan hệ kinh tế và quan hệ gia đình đòi hỏi sự kết hợp giữa trật tự gia đình, quyền uy của cha mẹ với con cái và sự mở rộng tính độc lập của con cái trong kinh doanh; quan hệ cha mẹ – con cái cần có tính nghi lễ để duy trì tình cảm gia đình”. [Nguyễn Đức Truyến, 1997]. Trong các vấn đề liên quan đến mối quan hệ cha mẹ và con cái thì vai trò của cha mẹ trong việc học tập của con được xem là một trong những yếu tố quan trọng và gần đây đã có một số nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Đặng Bích Thuỷ trong “Tìm hiểu về vai trò của cha mẹ trong việc học hành của con cái” đã chỉ ra rằng: trẻ em trong các gia đình dân tộc thiểu số ở Yên Bái chịu nhiều thiệt thòi về giáo dục do đói nghèo và thực tế là trẻ em sống ở các vùng sâu và ở rất xa các trường học. Tuy nhiên, các gia đình ở đây vẫn ưu tiên cho con đi học vì họ hiểu được sự cần thiết phải đầu tư cho tương lai của con em mình bằng cách cho chúng học tốt hơn. Rất nhiều phụ huynh mơ ước rằng con mình sẽ tìm được việc làm thoát ra khỏi nghề nông để có một cuộc sống tốt hơn, đỡ vất vả hơn cuộc sống mà họ đã trải qua. [Trịnh Duy Luân, 2008, tr.23]. Cũng theo hướng phân tích này, bài viết của Nguyễn Thị Minh Phương về “Ảnh hưởng của địa vị xã hội của cha mẹ lên giáo dục đạt được của con cái” tại Tiền Giang thì cho thấy: địa vị xã hội của cha mẹ có ảnh hưởng nhất định đến việc học của con cái. Tuy nhiên, ảnh hưởng này khá phức tạp và có thể bị can thiệp bởi nhiều yếu tố. Học vấn của cha mẹ là một yếu tố quan trọng giải thích sự khác biệt về học vấn của con cái thuộc các gia đình có học vấn bố mẹ khác nhau. Tuy nhiên, nếu mặt bằng học vấn chung của cha mẹ còn thấp dưới cấp trung học cơ sở thì sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ thuộc cha mẹ có học vấn cấp tiểu học và trung học cơ sở sẽ không rõ lắm. Sự khác biệt chỉ thực sự rõ khi bố mẹ có học vấn từ cấp ba trở lên. Vấn đề là những đứa trẻ thuộc gia đình có bố mẹ học vấn cấp 3 trở lên sẽ có nhiều khả năng để học hết cấp 3 và học lên cao hơn. Trong khi đó, những đứa trẻ có cha mẹ học vấn tiểu học hoặc trung học cơ sở thường kết thúc việc học hành ở trình độ trung học cơ sở và vì vậy chúng khó có thể có cơ hội có việc làm cao. [Kết quả nghiên cứu khảo sát tại Tiền Giang, 2005]. 11 Thái độ của các gia đình nông thôn với việc học tập của trẻ em cũng được thể hiện ở nguyện vọng, dự định của họ. Có thể nói dự định “các con đều hết cấp II” được những người mù chữ tính tới nhiều nhất (100%), rồi đến những người biết đọc, biết viết (13,3%). Kết quả điều tra cho thấy, các bậc cha mẹ càng có trình độ học vấn cao thì càng mong muốn con cái học cao (hết cấp III). Con số này ở những người học hết cấp I là 1,2%, hết cấp II là 12%, hết cấp III là 14,2% và số người có trình độ đại học là 50%. Xét theo nghề nghiệp, nhóm gia đình làm nghề “nông nghiệp kết hợp với nghề khác” có nhiều người mong muốn cho con học lên cao (16,9% tùy con trai, con gái hết phổ thông trung học). Dự định cho con học hết cấp III ở nhóm gia đình “phi nông nghiệp” cao hơn hẳn (30,4%) so với nhóm gia đình nông nghiệp (8,3%). [Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, 2004]. Các nghiên cứu về mối quan hệ cha mẹ và con cái trong gia đình bao gồm cả mô hình sống giữa cha mẹ và con cái. Đặc điểm cấu trúc hộ gia đình có bố mẹ sống cùng với con cái đã trưởng thành và đã kết hôn: mô hình sống cùng con trai là chủ yếu. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ bố/mẹ hoặc cả hai bố mẹ sống cùng với con trai út đã có vợ cao hơn là sống cùng với con trai trưởng đã có vợ. Kết quả phân tích cho thấy, khoảng 38% người trả lời mong muốn sống với con cái khi về già. Trong dàn sếp sống chung này, mong muốn sống với con trai trưởng là chủ yếu, chiếm 29% trong tổng số người trả lời. Điều đặc biệt khi so sánh giữa thế hệ già và thế hệ trẻ, tỷ lệ mong muốn sống chung với con cái của thế hệ trẻ giảm so với thế hệ già. Điều đáng quan tâm là khoảng một nửa số người trả lời mong muốn sống riêng khi về già. Điều này cho thấy một sự thay đổi đáng kể trong tâm thế hướng đến gia đình mở rộng [Vũ Tuấn Huy, 2004, tr.139]. Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học và các bài viết phản ánh nhiều chiều cạnh về mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình nói chung và quan hệ giữa cha mẹ và con cái nói riêng. Tuy nhiên, khi đề cập đến mối quan hệ này cũng còn một số điểm trống cần được làm rõ hơn, chẳng hạn sự lúng túng của lớp trẻ nông thôn trước khi bước vào lập nghiệp và vai trò 12 của cha mẹ như thế nào trong việc định hướng cho con em mình hoặc quan niệm về ứng xử đạo đức của các bậc cha mẹ và con cái ở nông thôn hiện nay ra sao... Để tiếp tục có những đóng góp trong lĩnh vực này đề tài luận văn nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình nông thôn hiện nay” sử dụng số liệu điều tra tại địa bàn xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam thuộc Dự án “Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi”, luận văn cố gắng phân tích thực trạng mối quan hệ cha mẹ và con cái trong một số biểu hiện: mối quan tâm của cha mẹ trong việc học tập của con cái; cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái; quan hệ ứng xử đạo đức giữa cha mẹ và con cái. Trong nghiên cứu, chúng tôi cũng kế thừa và tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến chủ đề này, đồng thời phát hiện thêm những vấn đề mới nhằm làm rõ hơn mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình nông thôn hiện nay dưới tác động của sự chuyển đổi kinh tế - xã hội đang diễn ra hiện nay ở nước ta. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Bằng cách phân tích các tác đông của điều kiện kinh tế – xã hội làm biến đổi văn hóa gia đình, các chức năng cơ bản của gia đình, vai trò xã hội của gia đình, đề tài góp phần bổ sung vào lý thuyết đã có với những luận điểm, lập luận về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình nông thôn hiện nay. - Phát hiện và khái quát những biểu hiện của những thay đổi chức năng xã hội hóa của gia đình Việt Nam trong sự chuyển đổi từ truyền thống đến hiện đại. - Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong việc xây dựng gia đình nông thôn ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ một số biểu hiện của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong đời sống gia đình nông thôn dưới tác động của những biến đổi kinh tế – xã hội ở nước ta trong gia đoạn hiện nay. 13 - Nghiên cứu đánh giá vai trò, sự tương tác, chức năng xã hội hóa và xã hội hóa trở lại giữa cha mẹ và con cái, những vai trò và chức năng này thay đổi như thế nào trong điều kiện biến đổi kinh tế xã hội như hiện nay. - Từ những phân tích về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình nông thôn hiện nay để hiểu rõ thực trạng cũng như sự biến đổi để đề xuất các giải pháp can thiệp. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu một số biểu hiện của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong đời sống gia đình nông thôn hiện nay. - Tìm hiểu về mối quan hệ của cha mẹ và con cái trong gia đình nông thôn tại xá Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam bao gồm: việc quan tâm của cha mẹ đối với việc học của con cái, định hướng nghề nghiệp, ứng xử đạo đức giữa cha mẹ và con cái... trên cơ sở đó chỉ ra các yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. - Đề xuất một số định hướng cơ bản nhằm đảm bảo tính liên tục của chức năng xã hội hóa của gia đình, góp phần xây dựng gia đình nông thôn mới ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong đời sống gia đình nông thôn hiện nay. 5.2. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua bảng câu hỏi dành cho các bậc cha mẹ trong các gia đình ở nông thôn. Các đối tượng cung cấp thông tin khác gồm các cá nhân, các đại diện tổ chức đoàn thể, lãnh đạo địa phương, trường học trên địa bàn nghiên cứu. 5.3. Phạm vi nghiên cứu. Địa bàn nghiên cứu là xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. 14 5.4. Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn. Nguồn số liệu được sử dụng trong luận văn lấy từ số liệu gốc thuộc dự án nghiên cứu liên ngành “Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi” (VS- RDE-05) với sự cho phép của Ban chủ nhiệm Dự án. Dự án “Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi” là dự án nghiên cứu liên ngành thuộc chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Thuỵ Điển do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản và SIDA/SAREC tài trợ. Dự án do Viện Xã hội học là cơ quan điều phối cùng với Viện Gia đình và Giới, Viện Dân tộc học và hai đối tác Thuỵ điển gồm Đại học Goteborg và Đại học Linkoping phối hợp thực hiện 2004 - 2008. Số liệu được trích dẫn trong đề tài lấy từ nguồn thông tin của dự án. Thông tin định tính là của tác giả. Ngoài ra, các số liệu khác dùng để so sánh đều có trích dẫn cụ thể. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận 6.1.1. Hệ thống lý luận, phương pháp luận của xã hội học đại cương trong việc giải thích các sự kiện, hiện tượng xã hội. 6.1.2. Lý thuyết chức năng của xã hội học. 6.1.3. Các lý thuyết xã hội học về xã hội hóa, về nhân cách và vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách con người. 6.1.4. Lý thuyết xã hội học gia đình. 6.1.5. Lý thuyết tương tác biểu trưng. 6.1.6. Phương pháp lịch sử cụ thể (phạm vi thời gian, không gian nghiên cứu khái quát). 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng Sử dụng và phân tích thứ cấp các số liệu điều tra của dự án nghiên cứu “Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi” (VS-RDE-05) nghiên cứu trường hợp xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Cuộc điểu tra được tiến 15 hành năm 2008 do Viện Xã hội học (IOS) cùng hai đối tác Thuỵ điển gồm Đại học Goteborg và Đại học Linkoping, Viện Gia đình và Giới (IFGS) và Viện Dân tộc học phối hợp thực hiện năm 2008. Tổng số mẫu được khảo sát là 302 gia đình thuộc xã Trịnh Xá. 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính Tác giả tiến hành 15 phỏng vấn sâu và 5 thảo luận nhóm với các đối tượng là các bậc phụ huynh có con đang đi học, các bậc ông bà, các em đang trong độ tuổi đi học từ cấp Tiểu học đến PTTH. Thu thập các thông tin thứ cấp: luận văn sử dụng số liệu thông kê, báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, báo cáo của trường THPT Trịnh Xá, báo cáo của trường THCS Trịnh Xá... Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu được công bố trên các sách báo, tạp chí khoa học từ trước tới nay. 7. Giả thuyết nghiên cứu. Thứ nhất: Sự chuyển đổi kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong hai thập kỷ qua đã có những tác động làm cho quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình nông thôn hiện nay trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Thứ hai: Có sự chuyển đổi trong chức năng xã hội hóa gia đình hiện nay. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái thực chất là mối quan hệ tương tác nhiều chiều mà kết quả của nó là quá trình đan xen giữa những giá trị truyền thống và những giá trị hiện đại. 8. Kết cấu của luận văn. Luận văn gồm 3 phần chính: Phần I: Mở đầu Giới thiệu khái quát nội dung của đề tài Phần II: Nội dung chính Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 16 Chương II: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong đời sống gia đình nông thôn hiện nay. 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 2.2. Đặc điểm cấu trúc hộ gia đình được nghiên cứu 2.3. Cha mẹ với việc học tập của con cái 2.4. Cha mẹ với việc định hướng nghề nghiệp cho con 2.5. Quan hệ ứng xử đạo đức giữa cha mẹ và con cái Phần 3: Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo tổng kết năm học 2008 – 2009, trường THCS Trịnh Xá [2]. Báo cáo tổng kết năm học 2008 – 2009, trường Tiểu học Trịnh Xá. [3]. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2009, UBND xã Trịnh Xá. [4]. K.Marx và F.Eghels: Hôn nhân và gia đình, Nxb Sự thật, Hà Nội – 1999. [5]. Chung Á, Nguyễn Đình Tấn: Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 1996. [6]. Đặng Bích Thủy: Vai trò của gia đình trong đời sống học tập của trẻ em nông thôn miền núi qua khảo sát một xã ở Yên Bái (Kết quả nghiên cứu khảo sát tại Yên Bái năm 2004), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 2007. [7]. Đặng Cảnh Khanh – Lê Thị Quý: Gia đình học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội – 2007. [8]. Đặng Cảnh Khanh: Gia đình trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống, Nxb Lao động xã hội,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01535_0421_2006766.pdf
Tài liệu liên quan