Tóm tắt Luận văn Quan hệ hợp tác Việt – Trung và hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc của ngành du lich Việt Nam

CHƢƠNG 1

QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT TRUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM DU LỊCH TRUNG QUỐC

1.1. Khái quát về đất nƣớc con ngƣời Trung Quốc

1.1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1. Vị trí địa lý

Nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa (tên gọi tắt là Trung

Quốc) nằm trong vùng du lịch Châu Á – Thái Bình Dương, rộng 9.600.000km2.

Biên giới của Trung Quốc phía Đông giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên;

phía Bắc giáp Mông Cổ; Đông Bắc giáp nước Nga; Tây Bắc giáp Kazactan,

Tadghigixtan; phía Đông và Đông Nam giáp với Mianma, Lào và Việt Nam; phía Đông

và Đông Nam Trung Quốc có đường biên giới với Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin,

Brunây và Indonexia [20].

Lãnh thổ rộng lớn, điều kiện tự nhiên phong phú, địa hình phức tạp: nhiều

dạng địa hình (đồng bằng, bồn địa, cao nguyên, hoang mạc, núi cao) nhưng núi là

chủ yếu (chiếm 4/5 diện tích; trong đó gần 1/3 ở độ cao trên 3000m); nhiều kiểu khí

hậu (ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa, hoang mạc và cận nhiệt gió mùa); nhiều sông

lớn chảy theo hướng Tây - Đông (Trường Giang, Hoàng Hà, Châu Giang.).

pdf15 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Quan hệ hợp tác Việt – Trung và hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc của ngành du lich Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC Hµ néi, 2009 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ===  === LÊ QUỲNH PHƢƠNG QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT TRUNG VÀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM Chuyên ngành du lịch học (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH XUÂN DŨNG HÀ NỘI, 2009 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Lần đầu tiên trong lịch sử, số người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài cao như thế và kết quả là sự bùng nổ các công ty lữ hành tại nước này. Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt như vậy, ngành du lịch toàn cầu sẽ phải vội vã thay mọi thứ bằng tiếng Trung để đáp ứng nhu cầu của làn sóng khách du lịch lớn nhất từ trước đến nay. Năm 1995, số người Trung Quốc ra nước ngoài du lịch là 4,5 triệu. Năm 2005, con số này lên đến 31 triệu. Các chuyên gia về du lịch của Trung Quốc và thế giới dự đoán rằng ít nhất 50 triệu du khách nước này sẽ ra nước ngoài du lịch hàng năm trước năm 2010 và lên đến 100 triệu trước năm 2020[44]. Và quan trọng hơn cả như lời của ông Giám đốc Tổ chức Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương đã nói: “Họ là những người đến sau trong bản đồ du lịch, nhưng đến một cách hoành tráng”(www.langson.gov). Tổ chức Du lịch Thế giới cũng bình luận. “Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch quốc tế của Trung Quốc trong 5 năm qua cao nhất thế giới, với tỷ lệ 37% đến 38% mỗi năm”. Chính từ những ưu điểm và lợi thế to lớn trên, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên Thế Giới, đã xác định Trung Quốc là một trong những thị trường gửi khách hàng đầu. Hiện nay Trung Quốc luôn được đánh giá là thị trường khách trọng điểm của du lịch Việt Nam. Đây là thị phần có tốc độ gia tăng rất cao, liên tục, chiếm tỉ trọng lớn, có thể nói là phát triển bền vững với tốc độ gia tăng từ 17.509 lượt khách năm 1993 lên đến 650.055 lượt khách năm 2008, chiếm phần lớn số lượng khách quốc tế vào Việt Nam (www.aseanta.org). Những điều kiện thuận lợi cùng số lượng khách lớn, mức gia tăng nhanh đã khẳng định tầm quan trọng của thị phần khách này đối với hoạt động của ngành du lịch Việt Nam. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác du lịch giữa hai nước, ngành du lịch Việt Nam cần phải tăng cường nghiên cứu và tìm hiểu, xây dựng định hướng để chủ động thu hút và khai thác nguồn khách. Đây là vấn đề vừa mang tính kế hoạch lâu dài, vừa mang tính cấp thiết được đặt ra không chỉ đối với ngành du lịch cấp Quốc gia mà đối với hoạt động du lịch tại các điểm đón khách hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài 4 “Quan hệ hợp tác Việt – Trung và hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc của ngành du lich Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài này, Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu về tình hình quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Trung; những hoạt động mà Việt Nam đã tiến hành để thu hút khách du lịch Trung Quốc nói riêng và khách du lịch Quốc tế nói chung, thực trạng khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2003 – 2008; giải pháp ngành du lịch đã áp dụng để khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc. Trên cơ sở đó, đề xuất và kiến nghị giải pháp phát triển nguồn khách đầy tiềm năng này trong thời gian tới để có thể đạt hiệu quả cao hơn nữa trong việc khai thác nguồn khách cho ngành du lịch Việt Nam. Căn cứ vào mục tiêu đề ra, luận văn tiến hành giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Tổng quan về thị trường khách du lịch Trung Quốc, tìm hiểu đặc trưng và các sở thích tiêu dùng du lịch của du khách Trung Quốc. - Mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc, cơ sở cho hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc. - Một số hoạt động thu hút khách du lich Trung Quốc nói riêng và khách du lịch Quốc tế nói chung tại Việt Nam. - Tình hình khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2003 – 2008. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch Trung Quốc tại thị trường Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ hợp tác trên một số lĩnh vực giữa hai nước Việt - Trung và cơ cấu khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung chủ yếu trong giai đoạn từ 2003-2008, đảm bảo tính cập nhật và khách quan của số liệu nghiên cứu. 5 - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc tại địa bàn Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đây là một đề tài mang tính nghiên cứu thực tiễn, do đó trong quá trình thực hiện, tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau để đảm bảo kết quả của công trình nghiên cứu: phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội, phương pháp chuyên gia những phương pháp này đã giúp tác giả khai thác thông tin, số liệu liên quan phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Đảm bảo số liệu được cập nhật, mang tính thời sự, có tính khách quan và đáp ứng được yêu cầu về kết quả nghiên cứu của đề tài. Tác giả cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của các chuyên gia trong vấn đề liên quan đến thị trường khách du lịch Trung Quốc. 5. Đóng góp của luận văn - Đưa ra bức tranh tổng quát về mối quan hệ hợp tác hai nước Việt Trung, đặc điểm của thị trường gửi khách Trung Quốc nói chung và cơ cấu của khách Trung Quốc giai đoạn 2003 - 2008 nói riêng. - Nhìn nhận về hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc nói riêng và khách quốc tế nói chung giai đoạn 2003 – 2008. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho việc phát triển thị trường khách TQ vào Việt Nam trong tương lai gần.. 6. Tổng quan các công trình nghiên cứu vấn đề Liên quan đến nội dung nghiên cứu về thị trường khách du lịch Trung Quốc, trước tác giả nghiên cứu đã có một số công trình liên quan công bố như: Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học du lịch, “Thị phần khách du lịch Trung Quốc của du lịch Việt Nam,, tiềm năng – hiện trạng – giải pháp khai thác và phát triển”, Cao Thị Thu Hiền, 2001. 6 Đề tài khoa học cấp ngành: “Nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm của thị trưởng khách Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam” do bà Nguyễn Quỳnh Nga và nhóm nghiên cứu thực hiện, 2001. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học du lịch, “Nghiên cứu tâm lý và ứng dụng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho khách Trung Quốc trên thị trường du lịch Quảng Ninh”, Vũ Khắc Điệp, 2003. Bản tin du lịch, Du lịch Trung Quốc cơ hội phát triển mới, Trung tâm Thông tin du lịch – Tổng cục du lịch, 2004. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học du lịch: “Việc xây dựng định hướng thu hút khách du lịch Trung Quốc vào Lạng Sơn”, Hồ Minh Châu, 2006. Báo cáo: “Phát triển Trung Quốc tình hình và triển vọng”, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Trung Quốc, PGS.TS Đỗ Tiến Sâm thực hiện năm 2006. Và một số công trình khác nghiên cứu về thị trường khách du lịch Trung Quốc, hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam vào thị trường Trung Quốc Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tổng quan về mối quan hệ giữa hai nước Việt Trung để từ đó điều chỉnh những hoạt động thu hút khách Trung Quốc đi du lịch vào Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng hiện tại và đề xuất giải pháp cho thời gian tới là hoạt động thiết thực cho ngành du lịch Việt Nam nói chung. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu thăm khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Quan hệ hợp tác Việt Trung và đặc điểm du lịch Trung Quốc Chương 2. Thực trạng du lịch Việt Nam và khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2003 – 2008 Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam 7 CHƢƠNG 1 QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT TRUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM DU LỊCH TRUNG QUỐC 1.1. Khái quát về đất nƣớc con ngƣời Trung Quốc 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa (tên gọi tắt là Trung Quốc) nằm trong vùng du lịch Châu Á – Thái Bình Dương, rộng 9.600.000km2. Biên giới của Trung Quốc phía Đông giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên; phía Bắc giáp Mông Cổ; Đông Bắc giáp nước Nga; Tây Bắc giáp Kazactan, Tadghigixtan; phía Đông và Đông Nam giáp với Mianma, Lào và Việt Nam; phía Đông và Đông Nam Trung Quốc có đường biên giới với Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin, Brunây và Indonexia [20]. Lãnh thổ rộng lớn, điều kiện tự nhiên phong phú, địa hình phức tạp: nhiều dạng địa hình (đồng bằng, bồn địa, cao nguyên, hoang mạc, núi cao) nhưng núi là chủ yếu (chiếm 4/5 diện tích; trong đó gần 1/3 ở độ cao trên 3000m); nhiều kiểu khí hậu (ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa, hoang mạc và cận nhiệt gió mùa); nhiều sông lớn chảy theo hướng Tây - Đông (Trường Giang, Hoàng Hà, Châu Giang...). Bờ biển Trung Quốc dài hơn 18.000km (gấp 9 lần bờ biển Việt Nam). Ngoài ra còn có hơn 5000 hòn đảo khác nhau nằm rải rác ở biển phía Đông và phía Nam Trung Quốc. Biển ven bờ Trung Quốc có thềm lục địa bằng phẳng và nhiều vịnh, phần lớn vịnh không đóng băng. Tổng diện tích mặt nước biển khoảng 4,73 triệu km2. Nằm trong vùng biển Trung Quốc có tới 5.400 đảo, Đài Loan là đảo có diện tích lớn nhất: 36.000 km2, thứ hai là đảo Hải Nam – 34.000km2 [1]. Trung Quốc nổi tiếng với những dãy núi, chúng chiếm 1/3 tổng diện tích của toàn lãnh thổ. Khắp đất nước Trung Quốc đâu đâu cũng thấy xuất hiện núi. Trung Quốc có tới hàng trăm ngọn núi cao trên 7000m, gần 1000 ngọn núi cao trên 6000m. Trong 14 ngọn núi cao nhất thế giới thì Trung Quốc chiếm 9 ngọn. Trung Quốc không chỉ nổi tiếng với những núi non mà còn nổi tiếng với các nguồn nước. Trung Quốc có rất nhiều sông, tổng lưu vực hơn 1.500 con sông 8 chiếm diện tích 1.000km2. Phần lớn những con sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, nước chảy về miền đồng bằng. Những thác cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác thủy điện, tổng dữ trữ điện năng lên tới 680 triệu kw, đứng đầu Thế giới. Những dòng sông chính chảy qua Trung Quốc là: Trường Giang, Hoàng Hà, Hắc Long Giang Trong đó dòng sông lớn nhất là sông Trường Giang. Dòng sông này chảy qua ba hẻm núi tạo nên những kỳ quan hết sức kỳ thú. Bên cạnh những dòng sông đẹp một cách tự nhiên, Trung Quốc còn nổi tiếng với những con kênh, dòng sông, mặt hồ nhân tạo. Trong đó có đến 2000 mặt hồ đẹp nằm rải rác khắp đất nước Trung Hoa tráng lệ. Phần lớn hồ nước rất trong, nằm ở vùng bình nguyên, trung lưu và hạ lưu sông Trường Giang và trên cao nguyên Tây Tạng. 1.1.1.2. Khí hậu Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc nằm trong vùng khí hậu ôn hòa, đặc trưng bởi sự thay đổi theo mùa: mùa khô và mùa mưa. Từ tháng 9 đến tháng 4, những trận gió mùa đông khô thổi từ Sibêri và cao nguyên Mông Cổ làm cho khí hậu khô và lạnh, nhiệt độ giữa miền Nam và miền Bắc chênh lệch lớn. Từ tháng 4 đến tháng 9 gió mùa hè ấm và ẩm thổi từ các biển Đông và Nam làm khí hậu nóng và ẩm, mưa nhiều, sự chênh lệch nhiệt độ không đáng kể. Trung Quốc có 6 vùng khí hậu là khí hậu vùng xích đạo, ôn đới, cận ôn đới, ấm, lạnh vừa và lạnh. Lượng mưa giảm từ các vùng Đông – Nam tới Tây Bắc, lượng mưa trung bình giữa các vùng chênh lệch lớn, các vùng Đông Nam mưa tới 1.500mm còn tại các vùng Tây Bắc chỉ có 200mm. Nhiệt độ trung bình của Trung Quốc tăng dần từ phía Bắc xuống phía Nam. Lượng mưa tăng dần từ phía Tây Bắc sang Đông Nam. Mỗi vùng của Trung Quốc có khí hậu khác nhau. Do đó trước khi đến Trung Quốc du khách sẽ phải tìm hiểu trước khí hậu ở nơi mình sẽ đến. Đặc biệt, du khách cần lưu ý rằng ở vùng Tây Tạng của Trung Quốc có đến 10 tháng băng giá trong một năm. 1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 1.1.2.1. Dân số Trung Quốc với số dân 1.247 triệu người, là nước đông dân nhất thế giới và chiếm 1/4 dân số thế giới. Mật độ dân cư khá cao 135 người/km2, phân bố không đồng đều. 9 Trung Quốc là một quốc gia đang trên đà phát triển, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, dân cư nông thôn nhiều hơn dân cư thành thị. Dân số Trung Quốc là dân số trẻ vì dân số từ 15 – 64 tuổi chiểm tỷ lệ áp đảo (72,0%), tỷ lệ dân cư trên 65 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ (7,7%). Trung Quốc nổi tiếng là quốc gia có tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ, nhưng hiện nay, tỷ lệ nam giới và nữ giới chênh lệch không đáng kể (51,5%- nam/ 48,5% - nữ). Những số liệu này cung cấp cho ngành du lịch nước nhà những thông tin quý giá trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp, tập trung vào đúng thị trường khách mục tiêu của ngành du lịch [16]. Mức thu nhập của người dân Trung Quốc ngày càng cao, đặc biệt là người dân thành thị. Đến năm 2005, mức thu nhập trung bình của dân cư thành thị đã đạt đến con số trung bình là hơn 10.000 nhân dân tệ/người [16].. Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc, gồm 56 dân tộc trong đó có dân tộc Hán chiếm khoảng 92% dân số cả nước, còn lại là dân tộc khác. Do người Hán chiếm quá đông nên 55 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số trong đó có một dân tộc Kinh khoảng 2000 người nói tiếng Việt, tập trung ở phía Đông tỉnh Quảng Đông. 1.1.2.2. Văn hoá Nền văn hóa Trung Quốc rất phong phú đa dạng. Với lịch sử 5000 năm trải qua bao thăng trầm của các triều đại, Trung Quốc đã tích cho mình một sự thăng hoa về văn hóa rất đặc sắc, tạo sự khâm phục cho toàn Thế giới. Trung Quốc cùng với Ai Cập, Ấn Độ và Babylon được coi là những cái nôi văn minh lớn trong nền văn hóa Thế giới. Quốc gia này còn là quê hương của bốn phát minh lớn, những cống hiến trọng đại cho Thế giới, đó là: la bàn, chế tạo giấy, kỹ thuật in và làm thuốc nổ. Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời mà cả Thế giới đều biết như đời Thương 3000 năm trước đã có lịch pháp hoàn thiện. Đời Hán hơn 2000 năm trước đã phát minh ra “máy định vị thiên thể”, đầu thế kỷ XI đã hoàn thành tác phẩm khoa học lớn “Mộng khê bút đàm” và thế kỷ XVII đã hoàn thành công nghệ bách khoa toàn thư “Thiên công khai vật”. Văn hóa cổ Trung Hoa đã có nhiều ảnh hưởng tới Phương Đông, thơ Đường, Tống từ, Nguyên khúc trong văn học cổ đại 10 Trung Quốc và các tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng như “Tây du ký”, “Tam quốc diễn nghĩa”, “Hồng lâu mộng” đã ảnh hưởng sâu rộng và lưu truyền khắp nơi. Tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tiêu dùng của du khách là người Trung Quốc (Năm 1994, Davis Hitchcok, cựu giám đốc phòng Đông Á – Thái Bình Dương thuộc cơ quan thông tin Bộ ngoại giao Mỹ (USIA) đã tiến hành cuộc nghiên cứu so sánh quan niệm sống của người Đông Á. Ông đã thực hiện một cuộc điều tra quy mô lớn về quan niệm giá trị ở những người Trung Quốc. Ông chia các giá trị có ý nghĩa định hướng hành vi thành các giá trị xã hội (Cần cù, Hiếu học, Trung thực, Tự lực cánh sinh, kỷ luật) và các giá trị con người (Xã hội trật tự, Sự hòa hợp xã hội, Các quan chức có trách nhiệm, Cởi mở đón nhận tư tưởng mới, Tự do ngôn luận, Tôn trọng chính quyền) (www.aseanta.org). Trung Quốc là một quốc gia đa tôn giáo: Đạo Giáo, Đạo Phật, Đạo Hồi, Thiên Chúa, Cơ Đốc... Những tôn giáo chính ở Trung Quốc là Phật giáo, Hồi giáo, Chính thống giáo và Thiên chúa giáo. Đạo giáo là tôn giáo truyền thống của Trung Quốc. Những dân tộc khác nhau có tín ngưỡng khác nhau trong đó có 10 dân tộc theo đạo Hồi tập trung ở vùng Duy Châu, Tây An, Bắc Kinh, Thượng Hải; các dân tộc khác theo đạo Phật; còn một số ít dân tộc theo đạo Cơ Đốc và đạo Thiên Chúa. Pháp luật đảm bảo mỗi công dân có quyền tự do tín ngưỡng. Trung Quốc có hơn 100 triệu tín đồ, hơn 100 ngàn chùa chiền, nhà thờ và cơ sở tôn giáo, hơn 3 ngàn tổ chức tôn giáo, 76 trường học tôn giáo. Ngày Tết truyền thống của đất nước Trung Hoa: Tết Nguyên Đán (giống Việt Nam); Nguyên tiêu (15 tháng giêng); Thanh minh (5/4); Đoan ngọ (5/5); Xá tội vong nhân (15/7); Trung thu (15/8); Ông Công ông Táo (23 tháng chạp). Ngoài ra, các dân tộc thiểu số còn có các ngày tết riêng của họ. 1.1.2.3. Ngôn ngữ Ngôn ngữ chủ yếu của người Trung Hoa là nói tiếng phổ thông – tiếng Hán, nhưng là một quốc gia đa dân tộc nên mỗi dân tộc có tiếng nói riêng của mình như 11 tiếng Bạc Và, tiếng Choang, tiếng Mông Cổ, Tây Tạng và một số tiếng dân tộc thiểu số khác. Tiếng Hán là một trong 5 ngôn ngữ chính thức sử dụng tại Liên Hợp Quốc. 1.1.2.4. Kinh tế Trung Quốc là một nước có nền kinh tế đang ở trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế phát triển dựa trên cơ chế kế hoạch hóa tập trung “khép kín” sang nền kinh tế phát triển dựa trên cơ chế thị trường “mở” chịu sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau 30 năm tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế. Từ năm 1978-2007 [46], tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, cao hơn 3% so với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thế giới trong cùng thời kỳ. GDP của Trung Quốc năm 2007 đạt 3.280 tỷ nhân dân tệ (481 tỷ USD), tương đương 23,7% GDP của Mỹ, 74,9% GDP của Nhật Bản và 99,5% GDP của Đức. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc đạt 2.360 USD. Năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc đạt 2.170 tỷ USD, tăng 107 lần so với mức 20,6 tỷ USD của năm 1978. Từ vị trí 32 trong buôn bán trên thế giới, từ khi bắt đầu thực hiện chính sách cải cách mở cửa, đến năm 2004 Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ 3 thế giới. Nhờ chính sách buôn bán khôn khéo Trung Quốc đã nhanh chóng tích lũy được lượng dự trữ ngoại tệ dồi dào. Chính phủ Trung Quốc chủ trương chú trọng khâu tái chế, nhanh chóng biến Trung Quốc trở thành "công xưởng thế giới". Các nhà nhập khẩu nước ngoài hưởng phần lớn số lợi nhuận được tạo ra từ "công trường thế giới" nhưng bù lại quá trình gia công chế biến đã giúp Trung Quốc gia tăng lượng dự trữ ngoại tệ. Với số tiền dự trữ ngoại tệ lớn, Trung Quốc có thể đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Trước năm 1992, Trung Quốc hầu như phải mượn tiền của nước ngoài, đặc biệt là thông qua các khoản vay. Năm 1992, lần đầu tiên lượng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc vượt số tiền vay nước ngoài. Kể từ đó, FDI trở thành kênh quan trọng nhất để Trung Quốc thu hút tư bản nước ngoài. 12 Năm 1983, FDI vào Trung Quốc chỉ đạt 916 triệu USD nhưng đến năm 2007, con số này đã đạt 74,8 tỷ USD, tăng 81 lần. Tính đến cuối năm 2007, Trung Quốc đã thu hút được trên 770 tỷ USD từ FDI với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 20,1%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP. Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), từng bước mở cửa thị trường tài chính của mình và hoàn thiện các quy định, văn bản luật pháp có liên quan. Hiện nay. Trung Quốc đã thông qua 54 nhà đầu tư nước ngoài đủ tiêu chuẩn có thể đầu tư với tổng số tiền 30 tỷ USD vào thị trường tài chính Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang mở dịch vụ môi giới chứng khoán cho các cơ quan tài chính liên doanh Trung Quốc với nước ngoài. Tháng 4/2008, Ủy ban quản lý chứng khoán Trung Quốc phê chuẩn 7 công ty chứng khoán liên doanh chứng khoán và 31 công ty liên doanh quản lý quỹ. Tính đến cuối năm 2007, các nhà đầu tư nước ngoài đã cổ mua cổ phần trong 21.800 doanh nghiệp trong nước. Trong vòng 30 năm cải cách mở cửa, thành phần kinh tế phi tập thể trong nền kinh tế đã phát triển với tốc độ nhanh. Hiện tại, thành phần kinh tế nhà nước không còn đóng vai trò độc quyền ở Trung Quốc. Kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài cùng tồn tại trong hệ thống kinh tế của quốc gia này. Số liệu của NBS cho thấy (theo www.aseanta.org), năm 1978, xí nghiệp quốc doanh chiếm 77,6% tổng sản lượng công nghiệp Trung Quốc. Đến năm 2007, tỷ lệ này chỉ còn chiếm 29,5%. Mặc dù tỷ lệ giảm, nhưng kinh tế quốc doanh vẫn là yếu tố quan trọng trong kinh tế Trung Quốc. Đóng góp lớn nhất của thành phần kinh tế phi tập thể đối với kinh tế Trung Quốc là duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu. Năm 2007, sản lượng lương thực của Trung Quốc đạt 501,6 triệu tấn, tăng 64,6% so với sản lượng lương thực của năm 1978. Giá trị gia tăng công nghiệp năm 2007 vượt mức 10.000 tỷ nhân dân tệ (1.470 tỷ USD), tăng 23 lần so với năm 1978. Năm 2007, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc, thịt và bông. Các sản phẩm công nghiệp như thép, than đá, xi măng và phân hóa học của Trung Quốc cũng đạt sản lượng hàng đầu thế giới. 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trần Vĩnh Bảo (2008), Một vòng quanh các nước – Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn Hoá – Thông tin, Hà Nội. 2. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (2009), Báo cáo tình hình phát triển du lịch giai đoạn 2007-2009 và phương hướng phát triển trong những năm tới. 3. Đỗ Minh Cao, Khái quát về nước CHND Trung Hoa, NXB Thế giới, Hà Nội. 4. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch, Nhà xuất bản Văn Hóa – Thông tin, Hà Nội. 5. Hồ Minh Châu (2006), Việc xây dựng định hướng thu hút khách du lịch Trung Quốc vào Lạng Sơn, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Du lịch học. 6. Mai Chánh Cƣờng (2008), Hoạt động Thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường Du lịch Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Du lịch. 7. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 2007-2008, Những xu thế nền tảng của ngành du lịch toàn cầu. 8. Vũ Khắc Điệp, Nghiên cứu tâm lý và ứng dụng xây dựng sản phẩm du lich đặc thù cho khách Trung Quốc trên thị trường du lịch Quảng Ninh, Khóa luận tốt nghiệp ngành Du lịch học. 9. NguyÔn V¨n §Ýnh, Ph¹m Hång Ch-¬ng (1999), H-íng dÉn du lÞch, NXB Thèng kª, Hµ Néi. 10. NguyÔn V¨n §Ýnh (2000), Mét sè gi¶i ph¸p ph¸t triÓn nguån kh¸ch du lÞch Hµ Néi, §Ò tµi khoa häc cÊp Bé, §¹i häc kinh tÕ quèc d©n, Hµ Néi. 11. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (1996), Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch, nhà Xuất bản thống kê. 12. Nguyễn Quỳnh Nga và nhóm nghiên cứu (2001), Đề tài khoa học cấp ngành: Nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm của thị trưởng khách Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam. 13. Cao Thị Thu Hiền (2001), Thị phần khách du lịch Trung Quốc của du lịch Việt Nam,, tiềm năng – hiện trạng – giải pháp khai thác và phát triển, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học du lịch 14 14. Đặng Thị Huệ (2004), Du lịch Thế giới - Hành trình khám phá 46 Quốc Gia, Nhà xuất bản Văn Hoá – Thông tin, Hà Nội. 15. Trần Thị Phƣơng Nhung, Phân tích nguồn khách Nhật Bản đến Việt Nam, Khóa luận cao học . 16. Lê Văn Minh (2001), Lựa chọn thị trường nào cho du lịch Việt Nam phát triển bền vững, du lịch Việt Nam 2001, P14. 17. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn khoa học Du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Đỗ Tiến Sâm (2007), Báo cáo phát triển Trung Quốc tình hình và triển vọng, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội. 19. Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bản tin Du lịch (2004), Tiếp thị điểm đến, phân tích lữ hành và du lịch – Du lịch Trung Quốc cơ hội phát triển mới. 20. Tổng cục Du lịch Việt Nam (1994), Tình hình Du lịch Thế giới đầu năm 2007 (Nguyên văn Phong vũ biểu du lịch Thế giới của Tổ chức Du lịch Thế giới) và Các khuyến nghị về Thống kê Du lịch. 21. Tổng cục Du lịch (2004), Du lịch Trung Quốc cơ hội phát triển mới. 22. Tæng côc Du lÞch (1997), B¸o c¸o tæng kÕt n¨m 1996 ph-¬ng h-íng, nhiÖm vô c«ng t¸c n¨m 1997, Hµ Néi. 23. Tæng côc Du lÞch (1998), B¸o c¸o tæng kÕt n¨m 1997 ph-¬ng h-íng, nhiÖm vô c«ng t¸c n¨m 1998, Hµ Néi. 24. Tổng cục Du lịch (2006), Báo cáo tổng kết 10 năm phát triển ngành du lịch Việt Nam 1996 – 2006. 25. Tổng cục Du lịch (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành ngành du lịch Việt Nam. 26. Tổng cục Du lịch (2009), Báo cáo tình hình phát triển giai đoạn 2007 – 2009 và phương hướng phát triển trong những năm tới. 27. Tổng cục Du lịch (2004), Phát triển Trung Quốc tình hình và triển vọng. 28. Tæng côc Du lÞch (1995), HÖ thèng c¸c v¨n b¶n hiÖn hµnh vÒ qu¶n lý du lÞch, NXB chÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 29. Tæng côc Du lÞch (1995), HÖ thèng c¸c v¨n b¶n ph¸p luËt vÒ kinh doanh l÷ hµnh vµ h-íng dÉn du lÞch, NXB chÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 15 30. Tổng cục Du lịch (2005), Những thành tựu chính của Việt Nam trong thời kì đổi mới. 31. Tổng cục du lịch Việt Nam (2008),Tiếp thị điểm đến phân tích lữ hành và du lịch – Du lịch Trung Quốc, cơ hội phát triển mới. 32. Thñ t-íng ChÝnh phñ (2001), NghÞ ®Þnh cña chÝnh phñ vÒ kinh doanh l÷ hµnh vµ h-íng dÉn du lÞch. Hµ Néi. 33. Sở Văn Hóa Thể Thao và Du lịch Hà Nội, Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2008 và kế hoạch năm 2009. 34. Sở Văn Hóa Thể Thao và Du lịch Hà Nội, Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2008-2009. 35. Sở Văn Hóa Thể Thao Du Lich Hà Nôi, Báo cáo về tình hình hợp tác du lich với Quảng Tây Trung Quốc. 36. Sở văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, Cục du lịch Bắc Kinh Trung Quốc, Thỏa thuận hợp tác Du lịch 2008. 37. Sở Văn Hóa Thể Thao Du Lich Hà Nôi (2006), Tóm tắt tình hình và nội dung đề xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_he_hop_tac_viet_trung_va_hoat_dong_thu_hut_khach_du_lich_trung_quoc_cua_nganh_du_lich_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan