CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế của địa phương, từ đó quyết định đến mức chi
NSNN. Mộ địa phương có vị trí địa lý thuận lợi chẳng hạn như gần
các trung tâm kinh tế lớn hay dễ dàng giao lưu KT-XH sẽ tác động
không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện tăng nguồn thu11
ngân sách. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng xấu từ điều kiện tự nhiên
như thiên tai, lụt bão thường xuyên cũng là nguyên nhân làm tăng chi
ngân sách nhà nước, nhất là các khoản chi đầu tư xây dựng, tu sửa
đê, kè, các công trình phòng tránh mưa bão và chi phí cho các biện
pháp hữu hiệu để đảm bảo chất lượng công trình.
1.3.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Quản lý chi ngân sách chịu ảnh hưởng của trình độ phát triển
KT-XH và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ
kinh tế phát triển xã hội và mức thu nhập bình quân của người dân
tăng thì huy động ngân sách cũng tăng, do đó quản lý chi NSNN ít
phải đối mặt với mâu thuẫn giữa nhu cầu chi cao mà nguồn thu thấp
như ở các địa phương có trình độ phát triển kinh tế thấp.
1.3.3. Cơ chế chính sách liên quan đến quản lý chi ngân
sách
Đó là ảnh hưởng của những văn bản của Nhà nước có tính quy
phạm pháp luật chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nước trong
quá trình quản lý chi ngân sách. Các văn bản này có ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả quản lý chi ngân sách trên một địa bàn nhất định,
do vậy đòi hỏi Nhà nước và chính quyền địa phương phải ban hành
những văn bản đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế thì công tác
quản lý chi NSNN mới đạt được hiệu quả.
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Xebangphay, tỉnh Khammuone, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Từ những lý luận được tiếp thu trong quá trình học tập,
nghiên cứu để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi
Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Xebangphay, tỉnh
Khammuone, CHDCND Lào, trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp
Quản lý chi Ngân sách Nhà nước của huyện trong những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Ngân sách, quản lý chi Ngân
sách Nhà nước.
Đánh giá đúng thực trạng về công tác quản lý chi Ngân sách
Nhà nước trên địa bàn huyện Xebangphay, tỉnh Khammuone,
CHDCND Lào
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến Quản lý chi
Ngân sách Nhà nước tại huyện Xebangphay, tỉnh Khammuone,
CHDCND Lào.
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Chi NSNN tại huyện Xebangphay
- Về thời gian: Tình hình quản lý chi NSNN giai đoạn từ năm
2015 đến năm 2017 và định hướng phát triển đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp thu
thập dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình;
các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập qua các nguồn sau: Các bài
viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học, tài liệu giáo trình hoặc
các xuất bản khoa học, Báo cáo Chi ngân sách Nhà nước huyện
Xebangphay giai đoạn 2015 - 2017
4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
Phương pháp đánh giá, phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả,
Phương pháp so sánh
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận văn được kết cấu gồm 3
chương:
Chƣơng 1: Lý luận chung về quản lý chi ngân sách nhà nước.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà
nước tại tại huyện Xebangphay, tỉnh Khammuone, CHDCND Lào
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý chi ngân sách Nhà Nước tại huyện Xebangphay, tỉnh Khammuone,
CHDCND Lào
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Xác định được khung lý thuyết nghiên cứu về
quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện.
4
- Về thực tiễn: Phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách nhà
nước tại huyện Xebangphay, Đánh giá theo các tiêu chí, chỉ ra những
mặt đạt được, điểm yếu và nguyên nhân, từ đó đề ra những giải pháp
và kiến nghị để hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện
Xebangphay.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
7.1. Các nghiên cứu ngoài nước
7.2. Các nghiên cứu trong nước
5
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC
1.1.1. Các khái niệm
a. Ngân sách nhà nước
Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc Hội
thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: “Ngân sách Nhà nước là
toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà
nước”..
b. Chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN là các quan hệ tài chính tiền tệ được hình thành
trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo
trang trải cho các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước và thực hiện
các chức năng chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nước.
Chi NSNN là sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử
dụng quỹ NSNN. Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí
từ NSNN hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Quá
trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ
ngân sách không trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa
vào sử dụng.
1.1.2. Khái niệm về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc
Quản lý chi NSNN là quá trình nhà nước vận dụng các chính
sách của Đảng và luật pháp của nhà nước trong quản lý kinh tế, đồng
thời sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tác động đến
6
quá trình sử dụng nguồn vốn của NSNN để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ do nhà nước đảm nhiệm một cách có hiệu quả nhất.
1.1.3. Đặc điểm của quản lý chi ngân sách nhà nƣớc
Một là, chi ngân sách nhà nước chỉ được tiến hành trên cơ sở
pháp luật và theo kế hoạch chi ngân sách do cơ quan quyền lực nhà
nước quy định.
Hai là, chi ngân sách nhà nước nhằm vào mục tiêu thỏa mãn
nhu cầu về tài chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm
cho Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm của mình.
Ba là, Chi NSNN liên quan đến rất nhiều chủ thể kinh tế, diễn
ra liên tục trên diện rộng toàn Quốc gia và chịu sự tác động của rất
nhiều yếu tố
Bốn là, Các khoản chi ngân sách nhà nước mang tính chất
không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
1.1.4. Vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nƣớc
+ Lĩnh vực kinh tế: NSNN được coi là một công cụ quan trọng
vì khả năng nguồn vốn của NSNN là rất lớn và phạm vi tác động của
nó rất rộng. Thông qua chi NSNN sẽ góp phần điều chỉnh cơ cấu
kinh tế phát triển theo định hướng nhà nước.
+ Lĩnh vực xã hội: Cùng với việc thực hiện các chính sách
phát triển kinh tế thì chi NSNN cũng góp phần tích cực thực hiện các
chính sách xã hội, tạo điều kiện cho các hoạt động xã hội phát triển
một cách động bộ.
+ Trên góc độ tài chính: Quá trình chi NSNN có vai trò quan
trọng đối với việc thực hiện chính sách ổn định giá cả thị trường,
chống lạm phát
7
1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.2.1. Công tác lập dự toán chi Ngân sách Nhà Nƣớc cấp
huyện
Lập dự toán chi NSNN là lập kế hoạch phân bổ nguồn lực cho
các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của mình và đầu tư phát triển nền kinh tế.
- Các căn cứ để lập dự toán chi NSNN:
Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải được xác định trên
cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh. Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào
quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định của cấp có
thẩm quyền, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực
hiện các chương trình, dự án. Đối với chi thường xuyên, việc lập dự
toán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các
chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định.
- Các cơ quan tham gia trong công tác lập dự toán tại địa
phương là HĐND, UBND, cơ quan Tài chính các cấp và các đơn vị
dự toán, cụ thể như sau:
+ Hội đồng nhân dân: Quyết định dự toán chi ngân sách địa
phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết định các chủ
trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách địa phương; điều
chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; giám
sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.
+ Ủy ban nhân dân: Lập dự toán chi ngân sách địa phương; lập
phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình trình HĐND
cùng cấp quyết định; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương
trong trườ g hợp cần thiết.
8
+ Cơ quan Tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc xây dựng dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán,
thẩm định dự toán của các đơn vị dự toán của cấp mình và UBND
cấp dưới, nhằm kiểm tra tính tuân thủ trong việc lập dự toán.
+ Các đơn vị dự toán: Đây là các đơn vị sử dụng kinh phí
NSNN để thực hiện các nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao.
1.2.2. Chấp hành dự toán chi Ngân sách Nhà Nƣớc cấp
huyện
Chấp hành chi NSNN chính là thự hiện dự toán NSNN trên cơ
sở dự toán được phê chuẩn.
- Các cơ quan tham gia vào quá trình quản lý k âu chấp hành
chi ngân sách:
+ Cơ quan Tài chính: Tham mưu cho chính quyền nhà nước
các cấp trong quản lý và điều hành NSNN. Cơ quan Tài chính có
trách nhiệm cân đối nguồn đáp ứng nhu cầu chi, kiểm tra và giám sát
việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử
dụng ngân sách.
+ Kho bạc Nhà nước: Thực hiện kiểm soát các khoản chi theo
các chế độ, tiêu chuẩn điều kiện, thủ tục quy định. Trường hợp
không đủ điều kiện, có quyền từ chối cấp phát thanh toán các khoản
chi đó.
- Nguyên tắc và nội dung của chấp hành chi ngân sách như
sau:
+ Nguyên tắc: Đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi của các đơn vị
sử dụng NSNN theo tiến độ và dự toán được duyệt, các khoản chi
NSNN phải được thanh toán trực tiếp cho người được hưởng; mọi
khoản chi NSNN phải được kiểm soát trước, trong và sau khi thanh
toán chi trả.
9
+ Nội dung chấp hành chi NSNN: Nội dung chính của quy
trình chấp hành NSNN là việc bố trí kinh phí kịp thời đáp ứng nhu
cầu chi của các đơn vị sử dụng ngân sách theo dự toán đã được duyệt
sao cho tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Các cơ quan được pháp luật
quy định có trách nhiệm kiểm soát các khoản chi NSNN theo đúng
dự toán và đúng chế độ.
1.2.3. Công tác quyết toán Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện
Trong quá trình quyết toán các khoản chi NSNN phải chủ ý
đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại
báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ
tài chính quy định.
Số liệu trong báo cáo đảm bảo tính chính xác, trung thực, có
chứng từ đầy đủ hợp lệ chứng minh nội dung các báo cáo tài chính
phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được giao
+ Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ; chịu
trách nhiệm về những khoản chi không đúng tiêu chuẩn, định mức
của chế độ tài chính hiện hành và việc hạch toán, quyết toán ngân
sách sai chế độ.
+ Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán và của ngân
sách các cấp chính quyền trước khi trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt phải có xác nhận của KBNN đồng cấp về tổng số và chi tiết
phải được kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán.
+ Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được để
xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thu.
10
+ Cấp dưới không tổng ợp quyết toán các khoản kinh phí ủy
quyền của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết t án ngân sách cấp
mình.
1.2.4. Kiểm toán và đánh giá hiệu quả chi Ngân sách cấp
huyện
Kiểm tra việc quản lý (hay còn gọi là “kiểm soát nội bộ”) là
các chính sách hay quy trình hợp lý do nhân viên quản lý của một
đơn vị đưa ra nhằm đảm bảo đơn vị đó hoạt động đúng và hiệu quả.
Cỏ nhiều hình thức kiểm soát quản lý. Trước hết cần có một hệ thống
kiểm soát hiệu quả và đánh giá cẩn thận các rủi ro mà đơn vị gặp
phải. Sau đó, lựa chọn các chính và thủ tục thích hợp để kiểm soát
những rủi ro này một các hiệu quả với chi phí hợp lý.
Quản lý nội bộ là trách nhiệm cơ bản của mọi nhà quản lý. Để
đảm bảo hiệu quả, hệ thống quản lý nội bộ cần nhận được sự hỗ trợ
đắc lực từ phía lãnh đạo đơn vị. Các chính sách và quy trình phải
được tuân thủ nhất quán trong toàn bộ tổ chức. Khi hệ thống quản lý
phát hiện các vi phạm, cần có các biện pháp khắc phục hiệu quả và
kịp thời. Để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động hiệu quả, cần thường
xuyên kiểm tra các rủi ro mà tổ chức hoặc bản thân hệ thống có thể
gặp phải.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế của địa phương, từ đó quyết định đến mức chi
NSNN. Mộ địa phương có vị trí địa lý thuận lợi chẳng hạn như gần
các trung tâm kinh tế lớn hay dễ dàng giao lưu KT-XH sẽ tác động
không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện tăng nguồn thu
11
ngân sách. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng xấu từ điều kiện tự nhiên
như thiên tai, lụt bão thường xuyên cũng là nguyên nhân làm tăng chi
ngân sách nhà nước, nhất là các khoản chi đầu tư xây dựng, tu sửa
đê, kè, các công trình phòng tránh mưa bão và chi phí cho các biện
pháp hữu hiệu để đảm bảo chất lượng công trình.
1.3.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Quản lý chi ngân sách chịu ảnh hưởng của trình độ phát triển
KT-XH và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ
kinh tế phát triển xã hội và mức thu nhập bình quân của người dân
tăng thì huy động ngân sách cũng tăng, do đó quản lý chi NSNN ít
phải đối mặt với mâu thuẫn giữa nhu cầu chi cao mà nguồn thu thấp
như ở các địa phương có trình độ phát triển kinh tế thấp.
1.3.3. Cơ chế chính sách liên quan đến quản lý chi ngân
sách
Đó là ảnh hưởng của những văn bản của Nhà nước có tính quy
phạm pháp luật chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nước trong
quá trình quản lý chi ngân sách. Các văn bản này có ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả quản lý chi ngân sách trên một địa bàn nhất định,
do vậy đòi hỏi Nhà nước và chính quyền địa phương phải ban hành
những văn bản đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế thì công tác
quản lý chi NSNN mới đạt được hiệu quả.
1.3.4. Năng lực quản lý của đội ngũ án bộ trong bộ máy
quản lý ngân sách
Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp,
các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngân
sách; việc quy định mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận và cán
bộ quản lý thu, chi, giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên
12
với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý có ảnh
hưởng rất lớn đến quản lý chi NSNN.
Công tác quản lý là nhân tố quyết định trong việc điều hành
ngân sách. Hiệu quả của quản lý chi NSNN trước hết phụ thuộc vào
trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý.
Việc quản lý điều hành ngân sách tốt hay không phụ thuộc vào cán
bộ quản lý.
1.3.5. Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác tài
chính tại các đơn vị sử dụng ngân sách
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
quản lý chi NSNN. Nếu cán bộ làm công tác tài chính có trình độ
chuyên môn cao, ý thức tự giác trong việc sử dụng kinh phí NSNN
sẽ góp phần quan trọng vào việc thu thập, xử lý thông tin, giúp lãnh
đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời, đồng thời
sẽ tránh được những sai phạm trong việc sử dụng kinh phí nhà nước,
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN. Ngược lại khi trình
độ, năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ làm công tác tài chính còn
hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm trong nghiệp vụ tài c ính kế toán
sẽ dễ dẫn đến những sai sót, thất thoát, làm giảm hiệu quả chi NSNN.
13
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI
HUYỆN XEBANGPHAY, TỈNH KHAMMUONE, NƢỚC
CHDCND LÀO
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN XEBANGPHAY
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xebangphay có diện tích 971 km vuông là huyện thuộc tỉnh
Khammuone, nằm cách trung tâm tỉnh Khammuone 50km về phía
Nam. Có 6 huyện giáp ranh gồm: Phía Bắc giáp huyện ThaKhec,
Phía Nam giáp huyện Xay Buly và Atsaphon, phía Tây giáp huyện
Nong Bộc, phía Đông giáp huyện Mahaxay và huyện Xay Buathong.
b. Tài nguyên thiên nhiên
Ở đây có rất nhiều loại gỗ quý hiếm như lim, lát hoa, trầm
hương và các loại lâm sản quý hiếm khác. Khămmuộn có con sông
lớn là Xêbăngphai và một số con sông nhỏ do sông con Xêbăngphai
tạo ra, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, thủy điện.
c. Cơ sở hạ tầng
Là huyện có trục đường chính đi qua có điều kiện thuận giao
thông, viễn thông thuận lợi, có điều kiện tốt để trao đổi hàng hóa
trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Về bưu chính viễn thông: Đến này, sóng điện thoại và internet
bao gồm 4 mạng lưới như: mạng lưới của tập đoàn ETL, tập đoàn
LTC, tập đoàn Unitel và tập đoàn Tigo đã phủ song trên 45 bản.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP - theo giá so sánh) bình quân
giai đoạn 2014-2017 ước đạt 8,8 % cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
14
hướng tích cực (khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 94%;
nông nghiệp chiếm 5,6%).; GDP bình quân đầu người đạt trên 7 trieu
kip USD; thu ngân sách đạt hơn 32,6 tỷ kip tăng 42,2% năm 2017,
tăng bình quân 11,8%/năm
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TẠI HUYỆN XEBANGPHAY, TỈNH KHAMMUONE, NƢỚC
CHDCND LÀO
2.2.1. Tình hình chi ngân sách nhà nƣớc huyện
Xebangphay
Bảng 2.1. Tổng hợp chi từ ngân sách huyện Xebangphay
ĐVT: Triệu kip
T
T
Chỉ tiêu
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
TỔNG CHI 715.030 772.966 768.541 764.246
A CHI TRONG
CÂN ĐỐI
NGÂN SÁCH
708.736 763.755 751.832 724.772
I Chi đầu tƣ XDCB 252.756 257.255 211.937 184.403
I
I
Chi thƣờng xuyên 234.044 350.548 376.912 369.237
1 SN Kinh tế 32.011 39.141 56.857 53.058
2 SN môi trường 25.986 58.425 52.185 37.751
3 SN giáo dục đào tạo 107.443 160.251 167.792 179.287
4 SN y tế và dân số
KHHGĐ
1.883 2.827 2.892 2.958
5 SN văn hóa, TT, DL 6.063 6.267 6.946 6.563
6 SN truyền thanh 1.919 2.092 2.014 2.074
7 SN xã hội 18.766 26.513 34.306 32.855
15
T
T
Chỉ tiêu
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
8 Quản lý nhà nước 32.914 42.087 45.182 41.604
1
0
Chi an ninh quốc
phòng
4.952 5.161 4.701 9.123
9 Chi mua sắm TSCĐ 2.387 1.070 2.156
1
1
Chi khác 2.107 5.397 2.246 1.808
I
I
I
Chi bổ sung ngân
sách bản
69.938 77.003 108.943 114.457
Tr/đó: - Bổ sung
CĐNS
44.084 48.084 48.084 48.197
- Bổ sung có mục
tiêu và nhiệm vụ khác
25.854 28.919 60.859 66.260
I
V
Dự phòng
V Chi hoàn trả NS cấp
trên
238 1.019
V
I
Chi chuyển nguồn
NS
151.753 78.948 70.112 55.655
B
CHI QUẢN LÝ
QUA
NGÂN SÁCH (TỪ
NGUỒN THU ĐỂ
LẠI ĐƠN VỊ)
6.294
9.211
16.709
39.474
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Xebangphay)
Tổng chi ngân sách của huyện Bảng 2.1 đã tăng dần từng năm
qua nhờ quá trình phát triển kinh tế của huyện. Trong tổng chi ngân
sách của huyện, hai khoản chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng
cơ bản chiếm chủ yếu. Vì vậy dưới đây sẽ tập trung vào phân tích
quản lý chi thường xuyên và chi ĐTXDCB.
16
2.2.2. Lập dự toán chi ngân sách Nhà Nƣớc huyện
Xebangphay
Bảng 2.2. Tổng hợp dự toán chi ngân sách huyện
T
T
Nội dung
Đơn
vị
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
1 Dự toán
ngân sách
Triệu
kíp
524.9
85
593.4
37
636.6
75
565.7
70
2
Thực hiện
Triệu
kíp
715.0
30
772.9
66
768.5
41
764.2
46
3 TH/dự toán % 136 130 121 135
Số liệu tổng hợp tại bảng 2.2 cho thấy, chi cân đối ngân sách địa
phương trong giai đoạn 2014 - 2017 có xu hướng tăng dần qua các
năm và đều vượt dự toán được giao, cụ thể: năm 2014 thực hiện
715.030 triệu kíp bằng 136% dự toán và tăng 23% với cùng kỳ; năm
2015 thực hiện: 772.966 triệu kíp, đạt 130 % so với dự toán; năm
2016 thực hiện: 768.541 triệu kíp đạt 160% so dự toán, tăng 37% so
với cùng kỳ; năm 2017 thực hiện là 764.246 triệu kíp đạt 135% so
với dự toán..
a. Chi đầu tư xây dựng cơ bản
Lập dự toán
Trên cơ sở nguồn thu để chi cho đầu tư phát triển (chủ yếu là
nguồn phân cấp, nguồn hỗ trợ có mục tiêu của Tỉnh Khammuone và
nguồn đấu giá đất trên địa bàn huyện), căn cứ vào tiến độ và mục
tiêu thực hiện các dự án, số liệu thu chi của năm trước, Phòng Tài
chính – Kế hoạch dự kiến dự toán thu chi ngân sách năm sau, trong
đó dự kiến nội dung chi đầu tư; lập dự toán ngân sách địa phương về
phần dự toán vốn đầu tư trình UBND huyện, xin ý kiến thường trực
17
HĐND huyện trước khi gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
xem xét.
b. Chi thường xuyên
Trong giai đoạn 2014 - 2017 Quy trình lập dự toán chi thường
xuyên đã đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, quy
định của UBND tỉnh Khammuone, cụ thể như sau:
* Dựa vào các căn cứ lập dự toán:
* Trình tự lập dự toán:
2.2.3. Chấp hành chi ngân sách nhà nƣớc huyện
Xebangphay Phân bổ chi thường xuyên
Bảng 2.7. Tỉ lệ chi thƣờng xuyên trong tổng chi NS huyện
ĐVT: %
TT
Năm
Tổng chi
NS huyện
(triệu kíp)
Chi thƣờng
xuyên thuộc NS
huyện (triệu kíp)
Tỉ lệ chi
TX/NSTX
(%)
1 2014 715.030 234.044 32,7
2 2015 772.966 350.548 45,3
3 2016 768.541 376.912 48,9
4 2017 764.246 369.237 48,3
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Xebangphay)
Nhìn chung chi ngân sách cấp huyện tại huyện Xebangphay đã
đảm bảo được các yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế trên địa bàn
huyện.
18
Tuy nhiên tỉ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách
huyện còn cao (trên 40%) nhưng hiệu quả mang lại chưa đáp ứng với
nhu cầu hiện tại. Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao (bình quân
10%/năm), chất lượng giáo dục và đào tạo chưa tương xứng với tiềm
năng, hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước đạt hiệu
quả chưa cao; công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập; công tác vệ
sinh môi trường ở một số điểm đang còn nhiều bất cập gây bức xúc
cho nhân dân...
Phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản
Bảng 2.9. Tỷ lệ chi đầu tƣ XDCB từ ngân sách huyện trong tổng
chi từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện
Đơn vị:Triệu kip
Năm
Chi đầu tƣ
XDCB
Tổng chi
Ngân Sách
Tỷ lê %
XDCB/NS
Năm 2014 252.756 715.030 35,34 %
Năm 2015 257.255 772.967 33,28 %
Năm 2016 211.937 768.554 27,57 %
Năm 2017 184.403 764.246 24,2 %
Tổng 906.351 3.020.797 30%
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Xebangphay)
Qua bảng 2.9 ta thấy tổng chi đầu tư XDCB của huyện trong 4
năm (2014 - 2017) thực hiện là 906.351 triệu kíp, chiếm tỷ trọng
19
bình quân là 30% tổng chi ngân sách của Huyện, Như vậy cơ cấu chi
đầu tư xây dựng cơ bản của Huyện Xebangphay chiếm tỷ lệ thấp
trong tổng số chi ngân sách trên toàn Huyện mặt khác tốc độ chi đầu
tư xây dựng cơ bản của Huyện cũng không đồng đều giữa các năm,
vốn đầu tư XDCB được bố trí tăng dần qua các năm 2014 - 2017, sau
đó đã giảm trong năm 2016, 2017. Sở dĩ như vậy là do nền kinh tế
Lào và thế giới nói chung ảm đạm chưa có dấu hiệu hồi phục, chính
sách thắt chặt đầu tư công, do vậy vấn đề đầu tư công được kiểm soát
chặt chẽ.
2.2.4. Kiểm soát và Quyết toán chi chi ngân sách nhà nƣớc
huyện huyện Xebangphay
a. Kiểm soát chi ngân sách
- Nguyên tắc kiểm soát chi ngân sách nhà nước huyện:
Các khoản chi ngân sách phải có trong dự toán được duyệt,
đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn định mức và được thủ trưởng đơn vị sử
dụng ngân sách chuẩn chi thì mới được tiến hành cấp phát, thanh
toán.
Trong mỗi lần thanh toán Cán bộ quản lý sẽ đối chiếu các
khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nước, bảo đảm các khoản chi
phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền
giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi.
b. Quyết toán chi ngân sách
Sau khi năm ngân sách kết thúc, các đơn vị dự toán phối hợp
với Phòng Tài chính - Kế hoạch để thực hiện quyết toán chi ngân
sách.
Các khoản chi ngân sách phải có trong dự toán được duyệt,
đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn định mức và được thủ trưởng đơn vị sử
20
dụng ngân sách chuẩn chi thì mới được tiến hành cấp phát, thanh
toán.
2.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XEBANGPHAY
2.4.1 Những thành công đạt đƣợc
2.4.2. Những hạn chế, yếu kém, tồn tại
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
21
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
XEBANGPHAY, TỈNH KHAMMUONE, CHDCND LÀO
3.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐƢA RA GIẢI PHÁP
3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế của huyện
Phát triển các ngành, lĩnh vực mà huyện có lợi thế. Huy động
mọi nguồn lực, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chú trọng phát triển các mô hình kinh
tế nông lâm nghiệp sản xuất hàng hoá. Phát triển có hiệu quả các
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ.
Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh nhằm đảm bảo thu hẹp
khoảng cách tránh tụt hậu so với các địa phương khác trong tỉnh.
Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, xoá đói
nghèo, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân,
giảm dần sự chênh lệch giữa các địa bàn trong huyện.
Thực hiện phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở bảo vệ, tái
sinh, và làm giàu tài nguyên, rừng, đất đai, nguồn nước. Tăng cường
bảo vệ môi trường và khả năng phòng chống thiên tai dịch bệnh, ứng
phó với biến đổi khí hậu. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và
củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Ngăn chặn đẩy lùi tội phạm và các tệ nạn xã hội.
3.1.2. Định hƣớng về quản lý chi ngân sách huyện
Xebangphay đến năm 2020
Thực hiện cụ thể hoá các chính sách tài chính, kết hợp với tình
hình kinh tế địa phương tạo động lực góp phần phát triển sản xuất
ngày càng tăng, ổn định kinh tế và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển
22
dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho việc công nghiệp hóa nông
thôn.
Thực hiện phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả, chú
trọng cho đầu tư phát triển, kết hợp với phát triển văn hoá giáo dục,
thực hiện chính sách xã hội, đồng thời động viên được mọi thành
phần kinh tế, mọi người phát triển sản xuất kinh doanh.
Nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính. Tiếp
tục hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tài chính xuống tận các xã,
phường, đảm bảo đủ năng lực phát triển; quy định rõ chức năng,
nhiệm vụ, q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_chi_ngan_sach_nha_nuoc_tai_huyen_xe.pdf