Tóm tắt Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh

Quận 6 nằm về phía Tây Nam Thành phố, tiếp giáp với các

quận Tân Phú, Quận 11, Quận 5, Quận 8 và quận Bình Tân. Quận 6

có tổng diện tích tự nhiên là 7,14 km2, chiếm 0,34% diện tích tự

nhiên của toàn thành phố với nhiều kênh rạch. Dân số của Quận 6 là

264.934 người (chiếm 3,14% toàn thành phố), mật độ dân số là

37.105 người/km2. Quận 6 có chợ đầu mối Bình Tây, là một trong

những trung tâm buôn bán lớn của cả nước. Thế mạnh của Quận 6 là

thương mại, dịch vụ; trong đó chủ yếu là buôn bán, trao đổi sản phẩm

với các tỉnh miền Tây Nam Bộ

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyện. + Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh “Hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn quận Sơn Trà – Thành phố Đà nẵng” của tác giả Huỳnh Minh Tuấn (2015): tác phẩm tập trung nghiên cứu những vấn đề ảnh hưởng chi NSNN trên địa bàn quận nói chung và của quận Sơn Trà nói riêng. Tác giả đề xuất giải pháp theo các khâu của chu trình ngân sách, chưa chú ý phân loại giải pháp theo các yếu tố cấu thành của quản lý công. + Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh “Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Nguyễn Hồng Phúc (2013): tác giả trình bày một số ưu, nhược điểm của công tác tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh và các giải pháp hoàn thiện. Có thể vận dụng Luận văn này vào nghiên cứu quản lý chi ngân sách cấp huyện. + Luận văn thạc sỹ Kinh tế “Hoàn thiện quản lý chi NSNN cấp huyện, tại huyện Hưng Nguyên” của tác giả Nguyễn Trường Thi (2015): tác giả trình bày một số ưu, nhược điểm của công tác quản lý chi NSNN tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên huyện Hưng Nguyên có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khác biệt khá nhiều so với Quận 6 và các 4 quận huyện thuộc TP. HCM, do đó thực trạng và giải pháp có nhiều điểm không phù với Quận 6. + Luận văn thạc sỹ Quản lý công “Quản lý chi NSNN tại Quận 7, TP. HCM” của tác giả Ngô Băng Tâm (2016): tác giả tổng hợp, phân tích tình hình quản lý NSNN của Quận 7, TP. HCM giai đoạn từ năm 2010 đến 2014, rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách tại quận 7 TP.HCM. Quận 7 có định hướng phát triển với cơ cấu kinh tế là thương mại – dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tương đồng với Quận 6, nhưng điều kiện kinh tế - xã hội có những điểm khác biệt do là một quận mới thành lập, có quỹ đất lớn, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đòi hỏi công tác quản lý chi NSNN phải đáp ứng những yêu cầu khác với Quận 6. Nhìn chung, các tài liệu hiện có về chi NSNN và quản lý chi NSNN đều đề cập đến chi NSNN ở tầm vĩ mô hoặc là mô tả khung lý thuyết chung, chưa có đề tài nào viết về Quản lý chi ngân sách trên địa bàn Quận 6, chính vì vậy việc chọn đề tài này của tác giả không bị trùng lắp với các công trình nghiên cứu trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn nghiên cứu khung lý thuyết về quản lý chi ngân sách, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận 6, TP. Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ (1) Hệ thống hóa khung lý thuyết về quản lý chi NSNN. (2) Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách tại Quận 6, TP. HCM 5 (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách tại Quận 6 trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước tại Quận 6, TP. HCM - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung: nghiên cứu quản lý chi ngân sách cấp huyện tại Quận 6, TP.HCM. + Về không gian: Quận 6, TP. HCM + Về thời gian: từ năm 2012 đến năm 2016 và định hướng đến năm 2025. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: đề tài sử dụng phương pháp lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để triển khai các phương pháp cụ thể. - Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, thu thập thông tin thứ cấp, phân tích thống kê số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, so sánh, đối chiếu, suy luận. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Lý luận: hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi ngân sách nói chung và quản lý chi ngân sách tại cấp huyện. Phân tích thực trạng công tác quản lý chi ngân sách tại Quận 6 để đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho Quận 6. - Về thực tiễn: với việc hệ thống hóa lý luận quản lý chi ngân sách và các giải pháp hoàn thiện, đề tài này có thể được dùng làm tài 6 liệu nghiên cứu cho các cán bộ quản lý và sinh viên, học viên trong nghiên cứu về quản lý chi ngân sách trong và ngoài quận. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý chi ngân sách nhà nước Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách tại Quận 6, TP.HCM Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách tại Quận 6, TP. HCM Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. Những vấn đề chung về chi ngân sách nhà nƣớc 1.1.1. Khái niệm và phân loại chi ngân sách nhà nƣớc 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nƣớc “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. 1.1.1.2. Khái niệm chi ngân sách nhà nƣớc “Chi NSNN là việc nhà nước phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động và thực hiện chức năng của nhà nước và đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế xã hội theo các nguyên tắc nhất định”. 1.1.1.3. Phân loại chi ngân sách nhà nƣớc 7 Một số tiêu thức phân loại chủ yếu: căn cứ vào chức năng quản lý của nhà nước; căn cứ theo tính chất kinh tế; căn cứ quy trình lập ngân sách; 1.1.2. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nƣớc - Chi NSNN được quản lý bằng pháp luật và theo dự toán - Quản lý chi NSNN sử dụng tổng hợp các biện pháp - Chi NSNN gắn chặt với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trước mỗi quốc gia; - Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản chi của NSNN; - Các khoản chi của NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp; - Hiệu quả của các khoản chi ngân sách phải được xem xét toàn diện. 1.1.3. Vai trò của chi ngân sách nhà nƣớc Thứ nhất, NSNN bảo đảm kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước. Thứ hai, NSNN đảm bảo kinh phí để nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội. Và thứ ba, Nhà nước sử dụng công cụ chi NSNN tác động vào việc phát triển nền kinh tế khi cần thiết 1.1.4. Chi ngân sách cấp huyện trong hệ thống NSNN Ngân sách nhà nước ở Việt Nam gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, bao gồm ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. 1.2. Quản lý chi ngân sách cấp huyện 8 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý chi ngân sách cấp huyện Khái niệm: Quản lý chi ngân sách cấp huyện là quản lý quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách huyện và đưa chúng đến mục đích sử dụng, là quá trình lập dự toán, chấp hành dự toán, kiểm soát và quyết toán chi NSNN của cấp huyện theo đúng quy định của pháp luật, nhằm sử dụng NSNN đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH trên địa bàn huyện. Đặc điểm của quản lý chi ngân sách cấp huyện: - Gắn với tổ chức bộ máy nhà nước cấp huyện và thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà chính quyền cấp huyện đảm đương trong từng thời kỳ. - Chấp hành pháp luật và hoạt động trên cơ sở pháp luật; - Mang tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao và mang tính phục vụ - Sử dụng tổng hợp các phương pháp quản lý hành chính. 1.2.2. Sự cần thiết quản lý chi ngân sách cấp huyện - Chi ngân sách huyện là nguồn lực tài chính nhằm bảo đảm và duy trì sự hoạt động bình thường của hệ thống chính quyền cấp huyện; - Chi NSNN cấp huyện phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; - Đảm bảo công bằng xã hội và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn; - Hỗ trợ cho ngân sách xã. 1.2.3. Nội dung quản lý chi ngân sách cấp huyện 9 Hoạt động quản lý chi NSNN bao gồm các yếu tố sau: (i) hệ thống văn bản pháp lý quản lý chi ngân sách; (ii) bộ máy quản lý chi ngân sách; (iii) quản lý chu trình ngân sách với 3 khâu: lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán; và (iii) công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng NSNN. 1.2.3.1. Hệ thống văn bản pháp lý quản lý chi ngân sách cấp huyện Tính pháp quyền đòi hỏi hoạt động quản lý chi NSNN phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, thể hiện bằng hệ thống luật và các văn bản pháp lý khác có liên quan đến tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; quy định các chế độ, định mức, nguyên tắc,trong quản lý chi ngân sách nhà nước. 1.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách cấp huyện Bộ máy quản lý chi ngân sách cấp huyện bao gồm: Ủy ban nhân dân quận, Kho bạc Nhà nước, Phòng Tài chính Kế hoạch, các phòng ban chuyên môn có liên quan và các đơn vị sử dụng NSNN. 1.2.3.3. Lập dự toán chi NSNN: Lập dự toán chi NSNN là dự trù các khoản chi NSNN bằng tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Lập dự toán NSNN là khâu đầu tiên trong một chu trình NSNN, có ý nghĩa quyết định đối với hai khâu còn lại. a. Mục đích cơ bản của việc lập dự toán Đảm bảo tính đúng đắn của ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn cho các chỉ tiêu thu, chi ngân sách trong kỳ kế hoạch b. Yêu cầu của công tác lập dự toán chi: - Phải tổng hợp theo từng khoản chi và theo cơ cấu chi; 10 - Phải thể hiện đầy đủ các nội dung chi - Phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán; - Phải cân bằng thu, chi. c. Căn cứ lập dự toán chi: - Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị ở địa phương trong năm kế hoạch và định hướng phát triển của giai đoạn. - Định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi; - Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách; - Văn bản pháp luật; - Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước; - Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách được thông báo. d. Trình tự thời gian lập dự toán chi NSNN cấp huyện: Đối với cấp huyện, quy trình lập, phân bổ và giao dự toán chi NSNN năm sau bắt đầu từ giữa tháng 6, khi nhận được văn bản hướng dẫn của UBND cấp tỉnh và kéo dài cho đến cuối tháng 12 của năm hiện tại. Bước 1: Hướng dẫn lập dự toán và thông báo số kiểm tra (trước 15/6 hàng năm) Bước 2: Lập dự toán và tổng hợp dự toán (trước ngày 20 tháng 7 hàng năm) Bước 3: Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách năm sau (trước 31/12) 1.2.3.4. Thực hiện dự toán chi NSNN tại cấp huyện Thực hiện dự toán khâu quan trọng nhất, là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu chi trong dự toán chi NSNN trở thành hiện thực. UBND cấp huyện tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN đã được quyết định. 11 a. Mục tiêu của thực hiện dự toán chi NSNN. Biến các chỉ tiêu chi trong kế hoạch ngân sách năm từ dự kiến thành hiện thực; kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế, tài chính của nhà nước và đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn. b. Nội dung tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN cấp huyện: phân bổ và giao dự toán ngân sách; tạm cấp ngân sách; tổ chức chi ngân sách nhà nước; tổ chức điều hành ngân sách và báo cáo tình hình chấp hành dự toán chi NSNN 1.2.3.5. Quyết toán chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện a. Mục đích của quyết toán chi NSNN: Quyết toán ngân sách huyện là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách, nhằm đánh giá kết quả toàn bộ hoạt động của một năm ngân sách, từ đó rút ra ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cần thiết trong việc điều hành NSNN trong những chu trình ngân sách tiếp theo. b. Yêu cầu của quyết toán chi NSNN (Điều 65 Luật NSNN 2015) c. Trình tự báo cáo quyết toán chi NSNN * Bước 1: Công tác chuẩn bị: * Bước 2: Lập quyết toán ngân sách * Bước 3: Xét duyệt, thẩm định quyết toán chi ngân sách 1.2.3.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm Công tác kiểm tra, thanh tra là hoạt động không thể thiếu trong quản lý, là một bộ phận cấu thành của quy trình quản lý. NSNN được hình thành từ nguồn lực do nhân dân đóng góp, phục vụ mục đích của cả cộng đồng. Vì vậy, quản lý NSNN luôn được quan tâm. Công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo cho việc thực hiện ngân sách đúng 12 pháp luật đồng thời sử dụng nguồn lực đúng mục tiêu đề ra. Hoạt động kiểm tra, thanh tra cần tuân thủ các nguyên tắc chung và các nguyên tắc đặc thù. 1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý chi ngân sách cấp huyện: 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.3. Trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhân sự làm công tác quản lý chi NSNN 1.3.4. Các nhân tố khác. 1.4. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách 1.4.1. Kinh nghiệm một số địa phƣơng 1.4.2. Kinh nghiệm rút ra đối với Quận 6, TP. HCM Thứ nhất, điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách. Thứ hai, chấp hành nghiêm các chính sách kinh tế của Chính phủ góp phần ổn định nền kinh tế của đất nước. Tập trung nguồn lực ngân sách để chi cho các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm Thứ ba, để phát triển một địa phương cần ưu tiên tập trung bố trí kinh phí cho hoạt động của một số lĩnh vực là thế mạnh của địa phương Thứ tư, trong công tác đầu tư XDCB cần kiên quyết xử lý nợ đọng nhằm giải phóng vốn, cân đối bố trí cho các dự án thực sự cần thiết. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI QUẬN 6, TP. HCM 13 2.1. Tổng quan về vị trí địa lý và kinh tế - xã hội Quận 6 và sự tác động đến quản lý chi ngân sách nhà nƣớc 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và nguồn lực phát triển kinh tế xã hội Quận 6 nằm về phía Tây Nam Thành phố, tiếp giáp với các quận Tân Phú, Quận 11, Quận 5, Quận 8 và quận Bình Tân. Quận 6 có tổng diện tích tự nhiên là 7,14 km2, chiếm 0,34% diện tích tự nhiên của toàn thành phố với nhiều kênh rạch. Dân số của Quận 6 là 264.934 người (chiếm 3,14% toàn thành phố), mật độ dân số là 37.105 người/km2. Quận 6 có chợ đầu mối Bình Tây, là một trong những trung tâm buôn bán lớn của cả nước. Thế mạnh của Quận 6 là thương mại, dịch vụ; trong đó chủ yếu là buôn bán, trao đổi sản phẩm với các tỉnh miền Tây Nam Bộ. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Quận 6 giai đoạn 2012 – 2016 Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của Quận đã đạt nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực: kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chất lượng các ngành dịch vụ ngày càng được nâng lên. Tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 5,91%. Thu ngân sách địa phương tăng bình quân 16,96%/năm, chi ngân sách địa phương tăng bình quân 13,58%/năm. Ngoài ra, các lĩnh vực khác như quản lý đô thị, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao có chuyển biến tích cực; các chính sách an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân giải quyết việc làm được quan tâm thực hiện ngày càng tốt hơn. Các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, ưu đãi người có công, chăm lo đời sống gia đình chính sách, hộ nghèo tiếp tục được quan tâm thực hiện đạt kết quả tốt. An ninh chính trị, trật tự an toàn 14 xã hội được giữ vững, ổn định; nhiệm vụ quận sự - quốc phòng được thực hiện tốt. 2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý chi ngân sách tại Quận 6, TP. Hồ Chí Minh Giai đoạn 2012 – 2016 là thời kỳ ổn định ngân sách mà việc thực hiện chỉ tiêu thu NSNN trên địa bàn quận gặp nhiều khó khăn do tình hình suy thoái chung của nền kinh tế cả nước và thế giới nhưng Quận 6 vẫn duy trì được tốc độ phát triển kinh tế hợp lý. Ngân sách quận đảm bảo được cân đối thu chi và kết dư ngày càng tăng, nâng cao khả năng chủ động trong hoạt động quản lý chi ngân sách. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế về quy mô, công nghệ sản xuất kinh doanh; chất lượng các loại hình dịch vụ; kết cấu hạ tầng xã hội; công tác quản lý thuế, quản lý dự án đầu tư; các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện xã hội hóa; công tác quản lý tài chính; So với yêu cầu của sự phát triển chung và với nguồn lực của địa phương thì Quận 6 có thể làm tốt hơn nữa trong công tác quản lý nói chung và đặc biệt là quản lý chi ngân sách nhà nước. 2.2. Phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách tại Quận 6 2.2.1. Tình hình chi ngân sách giai đoạn 2012 - 2016 Đây là giai đoạn đòi hỏi công tác điều hành chi ngân sách quận phải hết sức chặt chẽ, hợp lý do chấp hành các chủ trương thắt chặt chi tiêu công của Chính phủ để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Chi ngân sách quận những năm qua vì thế tăng không đáng kể. Tốc độ tăng chi bình quân 5 năm là 2,53%/năm. Tổng chi NSĐP năm 2016 là 726.960 triệu đồng, chỉ tăng 5,7% so với năm đầu giai đoạn là 687.790 triệu đồng. Tuy nhiên ngân sách cũng đã 15 đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động của các lĩnh vực nhằm hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội chung của toàn quận. Kết quả chấp hành dự toán chi của cả giai đoạn có xu hướng giảm dần và không vượt dự toán đầu năm. 2.2.2. Hệ thống văn bản pháp lý quản lý chi ngân sách nhà nƣớc Trong giai đoạn này, Quận đã thực hiện công tác quản lý chi ngân sách trên cơ sở hệ thống văn bản pháp lý bao gồm: - Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003; Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; các Thông tư của Bộ Tài chính và các công văn của Sở Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán thu chi ngân sách hàng năm; Nghị quyết của HĐND Thành phố về dự toán và phân bổ ngân sách thành phố hàng năm; Quyết định của UBND Thành phố và UBND Quận 6 về giao chỉ tiêu dự toán thu – chi ngân sách nhà nước hàng năm; - Các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về thắt chặt chi tiêu công, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2012 – 2016. - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 của UBND Quận. 2.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý chi ngân sách Quận 6 Bao gồm Ủy ban nhân dân quận, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc nhà nước quận, các đơn vị dự toán thuộc quận và ngân sách phường. Thời kỳ từ 2012 đến năm 2016, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân 16 huyện, quận, phường. 2.2.3. Lập dự toán chi ngân sách - Ưu điểm: dự toán chi mang tính dự báo; phân bổ ngân sách quận được thực hiện đúng thời gian; thể hiện tính chủ động, linh hoạt khi xây dựng nhiều tiêu chí phân bổ lại dự toán cho phù hợp điều kiện thực tế. - Hạn chế, khó khăn: quy định về thời gian và trình tự chưa phù hợp, thiếu tính khả thi; hệ thống định mức chưa đầy đủ; cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương chưa hợp lý. 2.2.4. Thực hiện dự toán chi * Công tác chấp hành dự toán chi NSNN tại quận trong thời gian qua có những ưu điểm như sau: - Điều hành ngân sách linh hoạt, hiệu quả, - Nguyên tắc “chi theo dự toán” được đảm bảo tốt. - Mức chi cho các lĩnh vực đều tăng qua các năm, đảm bảo kinh phí cho tất cả các mặt hoạt động theo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội. - Ngân sách quận giai đoạn 2012 – 2016 luôn đảm bảo trạng thái cân bằng hoặc thặng dư. * Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự toán chi NSNN tại Quận 6 trong thời gian qua cũng bộc lộ những mặt hạn chế, khó khăn: - Tại các ĐVSDNS vẫn rải rác xảy ra các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về quản lý chi NSNN và quản lý tài sản nhà nước. - UBND phường không có quyền chủ động sử dụng kinh phí ngoài khoán, kết dư và cả dự phòng ngân sách phường - Một số đơn vị dự toán chậm trễ trong công tác báo cáo, số liệu báo cáo thiếu chính xác; chưa thực hiện báo cáo tổng kết công 17 tác ngành. 2.2.5. Quyết toán chi ngân sách Chấp hành đúng quy định về thời gian, số liệu khớp đúng. Chi cân đối ngân sách quận có tốc độ tăng bình quân là 8,51%, trong đó, tốc độ tăng chi đầu tư là 117,00% và tăng chi thường xuyên là 7,51%. a. Về chi đầu tƣ XDCB: Tổng chi đầu tư của cả giai đoạn là 305.268 triệu đồng, chiếm khoảng 10% tổng chi cân đối ngân sách quận. Đây là một tỷ lệ khá thấp do Quận 6 là một quận nội thành đã tương đối ổn định về cơ sở hạ tầng, nhu cầu vốn đầu tư không cao như các quận, huyện mới thành lập. Mặt khác, việc huy động các nguồn vốn xã hội hóa đã phần nào giúp giảm gánh nặng chi ngân sách. Tỷ lệ quyết toán chi đầu tư hàng năm đạt từ 83,74% đến 96,87%, là tỷ lệ khá cao do tất cả các khâu công việc đều phải thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện với các cấp lãnh đạo quận. Cơ chế phân cấp quản lý vốn đầu tư giúp quận được chủ động quyết định chủ trương đầu tư phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận. b. Chi thƣờng xuyên (Bảng 2.5): Tổng chi thường xuyên cả giai đoạn là 2.749.510 triệu đồng, chiếm 90% tổng chi ngân sách quận. Chi thường xuyên có xu hướng tăng dần qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 7,51%. c. Cân đối thu, chi Các năm qua, mối quan hệ thu – chi ngân sách quận và ngân sách phường tại Quận 6 luôn duy trì được trạng thái cân bằng hoặc thặng dư. 18 2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm Giúp chấn chỉnh kịp thời những sai sót của các đơn vị trong quản lý tài chính, ngân sách, đồng thời phát hiện các trường hợp sử dụng lãng phí tài sản công, để góp phần làm lành mạnh hóa ngân sách địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế công tác này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế do đó phải có giải pháp phù hợp để ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn. 2.3. Đánh giá chung về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Quận 6, TP. HCM 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc Thứ nhất, quản lý chi NSNN dựa trên các căn cứ pháp lý Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách chặt chẽ, đầy đủ, có sự phối hợp thường xuyên. Thứ ba, chấp hành đúng thời gian và đảm bảo các nguyên tắc cơ bản đồng thời thể hiện sự linh hoạt khi xây dựng và phân bổ dự toán. Quy trình phân bổ dự toán đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch. Thứ tư, các khoản chi ngân sách đúng nguyên tắc, chế độ, định mức; Thứ năm, tổ chức thực hiện quyết toán đúng quy định về thời gian, đảm bảo tính pháp lý, có sự đối chiếu khớp đúng; Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra được kế hoạch hóa, tăng cường về số lượng và cải thiện về chất lượng. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Thứ nhất, quyết định quản lý chi NSNN cấp quận đôi khi còn lúng túng, chậm trễ hoặc mang tính chủ quan. 19 Thứ hai, công tác lập dự toán, phân bổ kinh phí không giao tự chủ và các khoản hỗ trợ đơn vị ngành dọc còn mang tính chủ quan; Thứ ba, quyết toán vốn đầu tư XDCB một số công trình chậm trễ, kém chất lượng. Thứ tư, một số CBCC làm công tác quản lý tài chính hạn chế về năng lực; động cơ, thái độ làm việc không đúng đắn. Thứ năm, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra còn hạn chế. 2.3.2.2. Nguyên nhân Một là, về cơ chế Hai là, công tác tổ chức quản lý chi NSNN cấp huyện Ba là, về đội ngũ cán bộ quản lý NSNN Bốn là, nguồn kinh phí và cơ sở vật chất Năm là, các nguyên nhân khác. Chƣơng 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI QUẬN 6, TP. HCM 3.1. Định hƣớng và mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Quận 6 3.1.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc 3.1.1.1. Mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Quận 6 Tiếp tục nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, trong đó có tăng cường công tác quản lý thu, chi tài chính, củng cố kỷ cương, kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách; phát triển đô thị bền vững, xây dựng đô thị theo hướng văn minh, hiện đại; phát 20 triển văn hóa – xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. 3.1.1.2. Định hƣớng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc + Thực hiện trong khuôn khổ pháp luật; + Dựa vào cơ sở khoa học về quản lý chi NSNN + Phù hợp với các định hướng và chính sách tài chính, ngân sách của cấp trên. + Đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận. + Căn cứ vào yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam tại từng giai đoạn cụ thể. + Được thực hiện đồng bộ ở tất cả các cơ quan, đơn vị, bộ phận. + Có giải pháp thực hiện phù hợp cho từng giai đoạn. 3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc Nâng cao tính công bằng, công khai, minh bạch, hiệu quả trong sử dụng ngân sách; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; hoàn thiện tổ chức bộ máy; xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; sử dụng nguồn lực vật chất một cách hiệu quả nhất. 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc Quận 6, TP.HCM 3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán, thực hiện dự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_chi_ngan_sach_nha_nuoc_tai_quan_6_t.pdf
Tài liệu liên quan