Tóm tắt Luận văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Gio linh, tỉnh Quảng Trị

Quản lý chi thường xuyên ngân sách tất yếu phải dựa trên

các đặc thù của địa phương, mục tiêu phát triển của huyện, song phải

tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát triển trong môi trường

cạnh tranh bình đẳng cả trong và ngoài nước; phải cho phép ngân

sách thực sự trở thành công cụ, chìa khoá của các cơ quan quyền lực

trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững. Theo đó

phương hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách tại

huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị cần tập trung vào các vấn đề sau:

Thứ nhất, trong việc sử dụng NSNN cần phải đảm bảo hiệu

quả KTXH cao của quản lý chi thường xuyên NSNN

Thứ hai, chi thường xuyên ngân sách phải tính đến hiệu quả

đầu ra, gắn liền với mục tiêu, chiến lược phát triển KTXH, phù hợp

với đặc thù kinh tế trên địa bàn.

Thứ ba, hoàn thiện quản lý chi thường xuyên cần được thực

hiện từng bước

Thứ tư, hoàn thiện bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân

sách và nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ làm

công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách để quản lý ngân sách

một cách có hiệu quả

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Gio linh, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận văn để chứng minh giả thuyết. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn * Về mặt lý luận Hệ thống hóa các lý luận về quản lý chi thường xuyên NSNN, nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN 4 huyện Gio Linh, đồng thời tổng kết kinh nghiệm ở một số tỉnh ở Việt Nam, rút ra các bài học có thể nghiên cứu áp dụng ở địa phương. * Về thực tiễn Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Gio Linh, kết quả của luận văn là hệ thống hóa cơ sở khoa học về NSNN, đặc biệt là quản lý chi thường xuyên NSNN, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Gio Linh và đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị để quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Gio Linh trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chƣơng 1. Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện Chƣơng 2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị Chƣơng 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1. Khái quát chung về chi ngân sách nhà nƣớc 1.1.1.Khái niệm ngân sách nhà nước Ở Việt Nam, theo Điều 4, Luật NSNN 2015 “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. NSNN bao gồm NSTW và NSĐP. NSTW là các khoản thu NSNN phân cấp cho trung ương hưởng và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương. NSĐP là các khoản NSNN phân cấp cho địa phương hưởng, thu bổ sung từ NSTW cho NSĐP và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. NSNN cấp huyện là toàn bộ các khoản thu - chi được quy định dựa vào dự toán trong một năm, do HĐND huyện quyết định giao cho UBND huyện tổ chức chấp hành, nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương trên địa bàn, địa phương [1, tr.10]. 1.1.2. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước Hệ thống ngân sách nhà nước là tổng thể ngân sách của các cấp chính quyền nhà nước. Ở nước ta với mô hình nhà nước thống nhất nên hệ thống ngân sách được tổ chức theo hai cấp: ngân sách trung ương và ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, trong đó NSĐP bao gồm các cấp ngân sách: ngân sách thành phố (hay tỉnh), ngân sách quận (huyện), ngân sách xã (phường). 1.1.3. Khái niệm chi ngân sách nhà nước Có thể định nghĩa chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo dự toán ngân sách đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc luật định. [4, tr.7]. 6 1.1.4. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước Một là, chi NSNN luôn gắn liền với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đó đảm đương trong từng thời kỳ. Hai là, chi NSNN theo luật định. Ba là, Chi NSNN hướng đến lợi ích chung của quốc gia và địa phương. Bốn là, các khoản chi NSNN phần lớn đều mang tính không hoàn trả hoặc hoàn trả không trực tiếp. Năm là, hiệu quả của chi NSNN được đo lường ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về mặt KTXH, lẫn chính trị và ngoại giao. Sáu là, các khoản chi NSNN gắn liền với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ suất hối đoái, tín dụng 1.2. Chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện. * Khái niệm Chi thường xuyên là quá trình phân bổ và sử dụng thu nhập từ các quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội. 1.2.2. Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện * Chi sự nghiệp kinh tế * Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo * Chi cho sự nghiệp y tế * Chi sự nghiệp văn hóa xã hội * Chi an ninh quốc phòng * Chi quản lý hành chính 1.3. Quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.3.1. Khái niệm Quản lý chi thường xuyên NSNN được hiểu là tổng hợp các cách thức, biện pháp được áp dụng để quản lý chi thường xuyên NSNN theo một quy trình thống nhất nhằm đạt các mục tiêu chi thường xuyên NSNN đã định. 7 Quản lý chi thường xuyên NSNN là quá trình nhà nước vận dụng các quy luật khách quan, sử dụng hệ thống phương pháp, công cụ quản lý tác động đến hoạt động chi thường xuyên NSNN phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội [12, tr.30]. 1.3.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện 1.3.2.1. Mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước Mục tiêu trong việc điều hành NSNN nói chung hay quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng, đó chính là thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững trong điều kiện sử dụng nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện công bằng xã hội và đảm bảo các mục tiêu chính trị xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại. Mục tiêu này được thiết lập phù hợp với chiến lược, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. 1.3.2.2. Tiêu chí đánh giá quản lý chi thường xuyên NSNN Tính hiệu lực: Tính hiệu quả: Tính bền vững: Tính phù hợp: 1.3.3. Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện 1.3.3.1. Lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện 1.3.3.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN 1.3.3.3. Quản lý công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN 1.3.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật, chế độ, chính sách về chi thường xuyên ngân sách nhà nước 1.3.4. Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện * Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Thứ nhất, hoạt động ngân sách nhà nước, đặc biệt là cơ cấu thu, chi của NSNN phụ thuộc vào sự phán quyết của cơ quan quyền lực nhà nước đó. 8 Thứ hai, phạm vi chi của NSNN rất đa dạng liên quan tới nhiều loại hình đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Thứ ba, có quản lý theo dự toán mới đảm bảo được yêu cầu cân đối NSNN. * Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả: * Nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước: 1.3.5. Vai trò quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện Chi ngân sách mới thể hiện ở khâu phân bổ ngân sách còn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì phải thông qua các biện pháp quản lý. Rõ ràng quản lý chi ngân sách sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. 1.4. Các nhân tố tác động tới quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.4.1. Nhân tố khách quan Thứ nhất, Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chi thường xuyên NSNN. Thứ hai, Khả năng về ngu n lực tài chính công Thứ ba, hân cấp quản lý NSNN Thứ tư, Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập 1.4.2. Nhân tố chủ quan Thứ nhất, Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN Thứ hai, quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong quản lý chi thường xuyên Thứ ba, quy trình quản lý chi thường xuyên Thứ tư, Công nghệ quản lý chi thường xuyên NSNN tại địa phương 1.5. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cấp huyện ở một số tỉnh 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ở thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng * Kinh nghiệm thành phố Huế * Kinh nghiệm thành phố Đà Nẵng 9 1.5.2. ài h c r t ra về quản l ý chi thường xuyên cho huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị - Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH, lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, du lịch Đồng thời đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển. - Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên, phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân. - Cần phải chấp hành đúng quy trình quản lý chi ngân sách nhà nước theo quy định của nhà nước từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán cho đến khâu thanh tra, quyết toán NSNN. - Cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý NSNN để có sự đồng bộ trong công tác quản lý chi NSNN, đặc biệt là giữa cơ quan tài chính và KBNN. - Cần có sự tuyên truyền, tập huấn, nâng cao ý thức cho các thủ trưởng cũng như cán bộ kế toán các đơn vị sử dụng NSNN trong việc chấp hành dự toán NSNN. - Cần minh bạch trong quản lý NSNN để nâng cao tính trách nhiệm cho các cơ quan quản lý và sử dụng ngân sách. Kinh nghiệm của địa phương khác là rất quý báu, tuy nhiên, do thể chế chính trị, đặc điểm KTXH, điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển trong từng giai đoạn của từng địa phương khác nhau nên việc vận dụng kinh nghiệm của địa phương khác phải sáng tạo, hợp lý, linh hoạt, tránh rập khuôn, máy móc. Mọi chính sách thực thi có hiệu quả cần phải có sự đồng thuận từ phía nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư.... 10 Tiểu kết chương 1 Hệ thống hóa những vấn đề về ngân sách nhà nước, chi thường xuyên ngân sách nhà nước và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện, trong đó, trình bày những vấn đề chung về ngân sách nhà nước, chi thường xuyên ngân sách nhà nước, quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện trên cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và các quy định luật pháp hiện hành của Việt Nam. Trình bày kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của một số địa phương trong nước, đối chiếu với các quy định về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Việt Nam để phát hiện những nội dung mới, khả thi và hiệu quả cao để nghiên cứu áp dụng trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước nói chung và ở địa phương nói riêng. 11 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ TỪ NĂM 2016-2018 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội huyện Gio Linh 2.1.1. Đặc điểm, địa l ý, tự nhiên, tiềm năng phát triển Huyện Gio Linh nằm sát bờ Nam sông Bến Hải, chiều dài Đông – Tây gấp 3 lần chiều Bắc - Nam, diện tích 481,7km2 dân số có 70.500 nhân khẩu, mật độ dân cư là 153 người/ km2 Huyện Gio Linh có sông Bến Hải chạy qua ranh giới phía Bắc, Hướng Tây- Đông và giáp với huyện Vĩnh Linh rồi đổ ra biển Cửa Tùng. Ở phía Nam có dòng sông Hiếu chạu từ Đông Hà về đổ ra biển Cửa Việt. Trong nội huyện có các con sông nhỏ chạy qua. Nhờ vào lượng phù sa của các con sông đó mà huyện Gio Linh có đồng bằng phì nhiêu từ quốc lộ 1A, thích hợp cho việc trồng lúa nước và hoa màu. Phía trên Quốc lộ 1A là vùng đất đỏ bazan, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu và một số cây ăn quả. Ngoài ra huyện Gio Linh còn có một số bãi biển tiềm năng phát triển như : bãi biển Cửa Việt, Gio Hải và huyện biển Trung Giang. Huyện Gio Linh có chung với huyện Vĩnh Linh 2 bãi biển là Cửa Tùng và Cửa Việt, một nơi la cảng biển du lịch còn một nơi là cảng biển thương mại. Huyện Gio Linh có quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam và đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua, nối liên giao thong các tỉnh miền Bắc và miền Nam. Trong nội huyện có các tuyến đường huyết mạch như đường 74 và 75, 3 tuyến đường chiến lược quan trọng nối liền Cửa Tùng, Cửa Việt. Đó cũng chính là thuận lợi để Gio Linh phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nghĩa trang Trường Sơn và tượng đài Dốc Miếu là 02 di tích lịch sử quốc gia, đây là một điểm để nhân dân cả nước về tri ân và thăm chiến trường xưa. 2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội huyện Gio Linh Nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, gắn với thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các chương trình phát triển kinh tế vùng biển, vùng gò đồi, miền núi; đề án phát triển thương mại - dịch vụ để khai thác tiềm 12 năng, thế mạnh của các tiểu vùng, phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực tù bên ngoài để tăng cường xây dựng cơ sở hạ tang, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và phát triển khoa học công nghệ. Quản lí và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú trọng bảo vệ môi trường gắn với phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện tốt các mục tiêu an ninh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tăng cường quốc phòng- an ninh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ, công nghiệp- tiểu thủ công và xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp, những năm qua huyện Gio Linh đã khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển CN-TTCN. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển CN-TTCN và chủ động điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình chung, phát triển CN-TTCN, bổ sung các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp để tiếp tục đẩy mạnh phát triển CN- TTCN đạt kết quả cao hơn, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện. 2.1.2.2. Cơ cấu kinh tế Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 12.352,49 tỷ đồng. Về cơ cấu kinh tế: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 21,68%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,12%; khu vực dịch vụ chiếm 49,31%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,89% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 23,03%; 23,32%; 48,77%; 4,88%). Các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của huyện Gio Linh giai đoạn 2016- 2018 được thể hiện qua Bảng 2.1. 13 Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 2016-2018 Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018 1. Diện tích tự nhiên Km2 279,87 279,87 279,87 2. Dân số trung bình người 184.516 186.784 187.495 - Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,023 1,012 1,004 3. Tổng GTSX (GO) (Giá thực tế) tỷ. Đ 2.321,7 5.205,5 7.691,0 Dịch vụ " 936,8 2.210,0 3.167,4 Công nghiệp - xây dựng " 827,5 1.912,6 2.397,2 Nông, lâm, ngư nghiệp " 557,4 1.082,9 2.126,4 4. Tăng trƣởng kinh tế (GO) (Giá so sánh 1994) 17,87 18,65 18,33 Dịch vụ % 24.8 24.9 26.2 Công nghiệp - xây dựng % 22.3 22.3 22.4 Nông, lâm, ngư nghiệp % 3.1 2.8 8.0 5. Cơ cấu kinh tế 100 100 100 Dịch vụ % 40,35 42,5 43,18 Công nghiệp - xây dựng % 35,64 36,7 36,19 Nông, lâm, ngư nghiệp % 24,01 20,8 20,63 6. Thu nhập/ngƣời/năm 24,32 27,88 39,600 (Triệu đ - giá hiện hành) - Tương đương USD 1.355 1.360 1.800 7. Đầu tƣ toàn xã hội tăng thêm 1.150 1.394 1.918 (Ngu n: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 2016 , 2017, 2018) 2.2. Thực trạng chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị từ năm 2016-2018 2.2.1. Khái quát tình hình ngân sách nhà nước tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị từ năm 2016-2018 Trong giai đoạn từ 2016 đến 30/6/2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 18,28%/năm. Sản xuất kinh doanh 14 trên địa bàn huyện tiếp tục có bước phát triển, đặc biệt là các ngành dịch vụ, cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quy hoạch phát triển KT-XH của huyện đến năm 2020. Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu thu, chi NSNN huyện Gio Linh, giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đ ng Nội dung 2016 2017 6t/2018 TỔNG THU 387.185 449.666 273.534 A. Tổng các khoản thu cân đối NSNN 93.309 101.475 48.996 Thuế khu vực ngoài quốc doanh 16.402 17.574 5.598 Thuế thu nhập cá nhân 1.472 1.507 746 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 22.890 14.544 14.382 Phí và lệ phí 4.901 2.123 949 Lệ phí trước bạ 7.312 6.823 5.388 Thu hồi các khoản chi năm trước 48 29 465 Tiền bán tài sản nhà nước, thuê đất, mặt nước, lô, quầy 2.895 0 31 Thu khác 3.753 1.283 926 Thu kết dư ngân sách nhà nhà nước 3.818 3.806 10.829 Thu chuyển nguồn ngân sách năm trước 32.412 52.705 19.004 Tốc độ tăng thu cân đối ngân sách B. Thu bồ sung từ ngân sách nhà nƣớc 293.876 348.191 213.709 C.Các khoản thu để lại quản lí qua ngân sách nhà nƣớc 250 470 0 TỔNG SỐ CHI 383.380 438.837 187.024 A. Chi cân đối ngân sách 251.226 327.574 138.565 1. Chi đầu tư phát triển, XDCB 37.474 51.628 13.392 2. Chi thường xuyên 213.752 275.946 125.174 - Chi sự nghiệp kinh tế 3.573 14.211 945 - Chi khoa học và môi trường 3.691 3.334 1.409 15 - Chi sự nghiệp y tế, dân số KHHGĐ 578 890 1.510 - Chi quản lí hành chính 27.581 30.012 12.071 - Chi an ninh quốc phòng 1.961 3.081 2.206 - Chi sự nghiệp giáo dục 143.153 191.025 90.903 - Chi sự nghiệp văn hóa thể thao 1.789 2.342 1.022 - Chi đảm bảo xã hội 24.188 27.100 14.098 - Chi khác 6.623 3.952 1.010 3. Chi chuyển ngu n năm sau 52.705 19.004 0 * Tốc độ tăng chi cân đối ngân sách * Thu ngân sách trên địa bàn/chi thường xuyên 43% 36% 47% B. Chi bổ sung ngân sách xã 78.713 88.362 47.903 C. Chi từ nguồn thu để lại quản lí qua NSNN 250 470 0 D. Chi theo các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia KẾT DƢ NGÂN SÁCH 3.806 10.829 0 (Ngu n: Báo cáo quyết toán huyện Gio Linh 2016 201 và 6t/ 2018) 275.946 125.174 251.226 327.574 138.565 213.752 0 100 200 300 400 500 600 700 2016 2017 6 tháng/2018 Tổng Chi NSĐP cân đối Chi thường xuyên Biểu đồ 2.1: Biểu đồ chi thƣờng xuyên trong tổng chi ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2016, 2017 và 6 tháng/2018 16 2.2.2. Tình hình chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị từ năm 2016-2018 Trong giai đoạn 2016-2018, quy mô chi thường xuyên ngân sách tại huyện Gio Linh không ngừng tăng lên. Trong đó đặc biệt huyện đã rất quan tâm đầu tư chi cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế và quản lý hành chính đây là các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên, cụ thể qua số liệu Bảng 2.3. Bảng 2.3. Cơ cấu chi ngân sách địa phƣơng huyện Gio Linh giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đ ng Năm Tổng chi NSĐP quản lí Tổng chi NSĐP trong cân đối Chi thƣờng xuyên Số tiền Tỷ trọng so với chi trong cân đối 2016 383.380 251.226 213.752 85% 2017 438.837 327.574 275.946 84% 6 tháng/2018 187.024 138.565 125.174 90% (Ngu n: Báo cáo quyết toán chi NSNN ) 85% 84% 90% 81% 82% 83% 84% 85% 86% 87% 88% 89% 90% 2016 2017 6 tháng/2018 Tỷ trọng chi thường xuyên Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tỷ trọng chi thƣờng xuyên trong tổng chi ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2016-2018 17 2.3. Thực trạng quản l ý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị từ năm 2016-2018 2.3.1. Thực trạng quản l ý lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Gio Linh, Quảng Trị từ năm 2016-2018 * Căn cứ lập dự toán * Trình tự thực hiện: * Cách thức thực hiện: * Phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2018 Bảng 2.4. Cơ cấu phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên tại huyện Gio Linh giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đ ng NỘI DUNG 2016 2017 2018 Dự toán Tỷ trọng Dự toán Tỷ trọng Dự toán Tỷ trọng Tổng chi NSĐP trong cân đối 271.321 100% 333.588 100% 349.214 100% Chi thường xuyên, trong đó: 180.938 66,68% 222.234 66,61% 324.743 72,38% - Chi sự nghiệp kinh tế 3.275 1.8% 5.735 2.5% 5.952 2.3% - Chi khoa học công nghệ 3.124 1.7% 3.215 1.4% 3.522 1.4% - Chi sự nghiệp y tế, DS, KHHGĐ 477 0.26% 490 0.20% 502 0.20% - Chi quản lí hành chính 22.450 12.4% 26.600 11.9% 28.659 11.3% - Chi an ninh, quốc phòng 1.761 0.09% 2.453 1.1% 2.920 1.1% - Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề 121.609 67.21% 153.426 69% 180.425 70% - Chi sự nghiệp VHTT 1.162 0.06% 1.347 0.06% 1.163 0.05% - Chi đảm bảo xã hội 21.474 11.8% 23.468 10% 25.754 10.1% - Chi khác 5.606 3% 5.500 2.4% 5.846 2.3% (Ngu n: Dự toán ngân sách - huyện Gio Linh năm 2016, 2017,2018) 18 2.3.2. Thực trạng quản l ý chấp hành dự toán chi thường xuyên tại huyện Gio Linh, Quảng Trị từ năm 2016-2018 Chấp hành dự toán chi thường xuyên trong giai đoạn này tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị được quản lý theo chu trình ngân sách hay còn gọi là quản lý chi thường xuyên ngân sách theo kế hoạch hàng năm. Bao gồm các giai đoạn: - Cấp phát các khoản chi thường xuyên - Kiểm soát chi thường xuyên - Điều chỉnh dự toán chi thường xuyên (nếu có) Bảng 2.5. Dự toán và thực hiện chi thƣờng xuyên NSNN huyện Gio Linh giai đoạn 2016-2018 NỘI DUNG 2016 2017 2018 Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện 6t/2018 Tổng chi NSĐP trong cân đối 271.321 333.588 349.214 183.586 Chi thường xuyên trong đó: 180.938 213.752 222.234 275.946 324.743 166.637 - Chi sự nghiệp kinh tế 3.275 3.573 5.735 14.211 5.952 1.563 - Chi khoa học công nghệ 3.124 3.691 3.215 3.334 3.522 - Chi sự nghiệp y tế, DS, KHHGĐ 477 578 490 890 502 1.510 - Chi quản lí hành chính 22.450 27.581 26.600 30.012 87.812 45.855 - Chi an ninh, quốc phòng 1.761 1.961 2.453 3.081 2.920 - Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề 121.609 143.153 153.426 191.025 187.015 91.129 - Chi sự nghiệp VHTT 1.162 1.789 1.347 2.342 1.163 463 - Chi đảm bảo xã hội 21.474 24.188 23.468 27.100 26.231 15.886 - Chi khác 5.606 6.623 5.500 3.952 5.846 (Ngu n: Dự toán ngân sách - huyện Gio Linh năm 2016, 2017,2018) 2.3.3. Thực trạng quản lý quyết toán chi thường xuyên tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng trị năm 2016-2018 Thực trạng quyết toán chi thường xuyên trong những năm qua tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều chuyển biến tích 19 cực và khởi sắc. Quản lý quyết toán chi thường xuyên ngân sách bao gồm hai quá trình, đó là: Tổ chức lập báo cáo quyết toán và phê duyệt quyết toán chi thường xuyên. Số liệu quyết toán chi thường xuyên được thể hiện trong Bảng 2.6. Bảng 2.5. Quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN huyện Gio Linh giai đoạn 2016-2018 NỘI DUNG 2016 2017 2018 Dự toán Quyết toán Dự toán Quyết toán Dự toán Quyết toán 6t/2018 Tổng chi NSĐP trong cân đối 271.321 333.588 349.214 183.586 Chi thường xuyên trong đó: 180.938 213.752 222.234 275.946 324.743 166.637 - Chi sự nghiệp kinh tế 3.275 3.573 5.735 14.211 5.952 1.563 - Chi khoa học công nghệ 3.124 3.691 3.215 3.334 3.522 - Chi sự nghiệp y tế, DS, KHHGĐ 477 578 490 890 502 1.510 - Chi quản lí hành chính 22.450 27.581 26.600 30.012 87.812 45.855 - Chi an ninh, quốc phòng 1.761 1.961 2.453 3.081 2.920 - Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề 121.609 143.153 153.426 191.025 187.015 91.129 - Chi sự nghiệp VHTT 1.162 1.789 1.347 2.342 1.163 463 - Chi đảm bảo xã hội 21.474 24.188 23.468 27.100 26.231 15.886 - Chi khác 5.606 6.623 5.500 3.952 5.846 (Ngu n: Báo cáo quyết toán ngân sách - huyện Gio Linh năm 2016, 2017,2018) 2.4. Đánh giá tình hình quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại huyện Gio Linh 2.4.1. Kết quả đạt được 2.4.1.1. Đối với quá trình quản lý lập dự toán chi thường xuyên 2.4.1.2. Đối với quá trình quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên 2.4.1.3. Đối với quá trình quản lý quyết toán chi thường xuyên 20 2.4.2. Những hạn chế chủ yếu 2.4.2.1. Đối với quá trình quản lý lập dự toán chi thường xuyên 2.4.2.2. Đối với quá trình quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên 2.4.2.3. Đối với quá trình quản lý quyết toán chi thường xuyên 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thứ hai, điều kiện tự nhiên trên địa bàn Thứ ba, cơ chế, chính sách của Nhà nước - Hệ thống định mức không phù hợp - Chưa có các quy chế về khung chi tiêu trung hạn hoặc ít nhất là ngân sách nhiều năm - Thời gian giao dự toán chậm - hân cấp chưa tạo ra thẩm quyền quyết định thực sự cho địa phương 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, từ phía chính quyền địa phương: - Hệ thống định mức trên cơ sở phân chia ngân sách cho các ngành, lĩnh vực, không dựa trên những đánh giá khách quan về chức năng, nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu của từng ngành, lĩnh vực trong mỗi thời kỳ - Áp dụng cứng nhắc mô hình lập ngân sách truyền thống Thứ hai, từ phía cơ quan Tài chính - KBNN và các Ban ngành liên quan: - Công tác tuyên truyền luật NSNN và các văn bản liên quan chưa sâu sắc, chưa đạt mục tiêu đề ra. - Đội ngũ cán bộ Tài chính còn y

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_chi_thuong_xuyen_ngan_sach_nha_nuoc.pdf
Tài liệu liên quan