Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh
thực phẩm.
Một là, đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra xử
lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Hai là, ngăn chặn việc kinh doanh thực phẩm giả, hàng
kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng
hóa, có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, hàng thực
phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
Ba là, nghiên cứu, từng bước triển khai áp dụng các mô
hình quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến phù hợp với quy hoạch
phát triển kinh tế chung của Quận một cách hiệu quả.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đưa
ra đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong
công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP trên địa bàn làm
chưa tốt từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý
nhà nước bằng pháp luật về ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân
trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ lý luận chung về quản lý nhà nước bằng pháp luật ATTP.
Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN bằng pháp luật về
ATTP trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành
phố Hà Nội .
Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường
QLNN bằng Pháp luật về ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu QLNN bằng Pháp luật đối với ATTP trên
địa bàn quận Thanh Xuân, trong đó tập trung vào hoạt động QLNN
5
bằng pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao
gồm cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến ngành nông lâm thủy hải sản
(60 cơ sở) và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm ngành Công
Thương (20 cơ sở).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để phù hợp với yêu cầu của luận văn cũng như điều kiện cho
phép về thời gian, kinh phí và năng lực của bản thân, phạm vi nghiên
cứu được giới hạn như sau:
Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, đánh giá nội dung quản lý nhà nước
bằng pháp luật về ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân. Trong đó,
chú trọng vào 4 nội dung chủ yếu là: Hoạch định, ban hành chính
sách về ATTP trên địa bàn; tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách,
quy hoạch, kế hoạch an toàn thực phẩm; thanh tra, kiểm tra về ATTP;
xử lý, khắc phục các vi phạm về an toàn thực phẩm. Trên cơ sở đó đề
xuất giải pháp hoàn thiện QLNN bằng pháp luật đối với ATTP trên
địa bàn quận.
Không gian nghiên cứu
Luận văn thu thập số liệu thứ cấp về thực trạng QLNN bằng
pháp luật về ATTP trên phạm vi toàn quận.
Thời gian nghiên cứu
Luận văn xem xét, đánh giá chính sách quản lý nhà nước bằng
Pháp luật về ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân trong giai đoạn từ
năm 2014 đến 2017. Đề xuất giải pháp kế hoạch giai đoạn 2018-2022.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thấy rõ được thực trạng Quản lý nhà nước bằng pháp luật
về ATTP trên địa bàn quận diễn ra như thế nào và đưa ra các giải
pháp tăng cường quản lý nhà nước trên địa bàn quận Thanh Xuân,
luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
6
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: gồm phương pháp thu thập
dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Luận văn thu thập,
phân loại tài liệu đã được công bố về thực trạng và chính sách nhà
nước nhằm quản lý ATTP như: các đề tài, sách tham khảo, các bài
báo khoa học chuyên ngành, các luận văn tiến sỹ, đồng thời thu thập,
phân loại các văn bản nhà nước về ATTP nói chung và những văn
bản nhà nước được quận Thanh Xuân áp dụng nói riêng đã ban hành
như: Luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư, liên
quan đến ATTP và quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP.
Luận văn còn khai thác và sử dụng các số liệu trực tuyến trên
Internet của Tổng cục thống kê, các tổ chức Chính phủ, Bộ Y tế,
đồng thời sử dụng các quan điểm, đánh giá, nhận định của các
chuyên gia về chính sách quản lý nhà nước về ATTP đã công bố.
Sau khi có các dữ liệu thứ cấp, tiến hành đánh giá, lựa chọn, sử
dụng dữ liệu phù hợp, kết hợp với phỏng vấn, hình thành nên khung lý
thuyết nghiên cứu đồng thời đánh giá thực trạng và tác động của chính
sách nhà nước nhằm quản lý ATTP giai đoạn từ năm 2014 đến 2017.
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Gồm phương pháp
phỏng vấn, phương pháp điều tra và phương pháp quan sát
Phương pháp phỏng vấn: Luận văn sử dụng phương pháp
phỏng vấn nhằm thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp
bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Có 2 loại phỏng vấn bao
gồm: Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm. Mỗi một loại đều có
những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn sử
dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân như sau:
Đối tượng: lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhân viên phụ trách công
tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn quận
7
Số lượng dự kiến phỏng vấn là từ 5 đến 10 người
Cách thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp
Để kết quả thu được cao nhất, người nghiên cứu chuẩn bị trước
những câu hỏi sẽ phỏng vấn đối tượng phỏng vấn, bảng hướng dẫn
phỏng vấn sâu đối với cán bộ phụ trách ATTP của Trung tâm Y tế,
Phòng Y tế, Phòng Kinh Tế, Trạm Thú Y và Phiếu phỏng vấn cán bộ
thuộc Ban chỉ đạo ATTP của quận Thanh Xuân
Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp thông dụng nhằm
thu thập dữ liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu bằng việc xây
dựng bảng hỏi. Luận văn tập trung vào 2 đối tượng chủ yếu đó là:
Thứ nhất: người chủ cơ sở sản xuất kinh, doanh thực phẩm. Số
lượng dự kiến 70 người.
Thứ hai: cán bộ phụ trách ATTP của Trung tâm Y tế, Phòng Y tế,
Kinh tế, Trạm Thú Y quận; cán bộ quản lý trong Ban chỉ đạo ATTP.
Chọn mẫu là toàn bộ cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và
kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân:
+ Đối tượng trực tiếp tham gia sản xuất chế biến: 70 người
+ Cỡ mẫu về cửa hàng kinh doanh thực phẩm: 30 cơ sở.
Trên cơ sở điều tra, người nghiên cứu phân tích kết quả thu
được để đưa ra những kết luận, nhận định chính xác nhất về vấn đề
nghiên cứu.
Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin
trong đó nhà nghiên cứu tiến hành quan sát đối tượng nghiên cứu.
Đây là một phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản, dễ thực hiện
nhưng rất hữu ích, đầy đủ. Người quan sát có thể sử dụng trực tiếp
tai, mắt, để nghe, nhìn bằng phương tiện cơ giới.
Luận văn sẽ tập trung quan sát trực tiếp điều kiện, dụng cụ sản
xuất, chế biến thực phẩm, địa điểm kinh doanh thực phẩm và cách
thức quản lý của các cơ quan chức năng trong địa bàn quận về ATTP.
8
Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp xử lý dự liệu sơ cấp: Để phân tích dữ liệu thu
thập trên luận văn tập trung vào phương pháp phân tích thống kê
truyền thống, bảng excel. Khi sử dụng phương pháp này, các dữ liệu
xử lý bằng phần mềm excel, phần mềm SPSS và tổng hợp phân tích
dựa trên các phương pháp thống kê truyền thống, sử dụng bảng tính
để so sánh, khái quát hóa số liệu từ đó đưa ra kết luận chung nhất về
vấn đề cần nghiên cứu. Kết quả điều tra có tổng số 100 phiếu phát ra
và có 85 phiếu thu về hợp lệ, đạt tỷ lệ chung là 85%. Tỷ lệ phiếu phát
ra và thu về, mẫu phiếu điều tra và kết quả cụ thể được trình bày
phần phụ lục.
Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp: Sau khi tổng hợp các dữ
liệu thứ cấp, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung
trong khoa học kinh tế như: phương pháp phân tích định lượng, so
sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả... từ đó đưa ra kết luận
chung nhất.
Phƣơng pháp hác: Ngoài ra, trong quá trình hoàn thành luận
văn còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp đồ thị, biểu
đồ, hình vẽ hoặc mô hình. Từ các bảng số liệu, lập ra biểu đồ để
thông qua đó quan sát và rút ra những đánh giá tổng quát QLNN
bằng Pháp luật về ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân.
6. Lý luận và thực tiễn của luận văn
Quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP có một ý nghĩa hết
sức quan trọng. Nghiên cứu đề tài này để thấy được thực tiễn vấn đề
ATTP đang diễn ra hết sức phức tạp tại các cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm, các chợ trên địa bàn toàn quận. Ngoài ra, nghiên
cứu cũng nói lên thực trạng công tác QLNN bằng pháp luật về
ATTP, những kết quả đạt được và những hạn chế của chúng.
9
Đối tượng được chọn để nghiên cứu trong đề tài là các cơ sở
chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm, giúp cải thiện chất lượng
sản phẩm bán ra, giảm thiểu số vụ ngộ độc thực phẩm, nâng cao nhận
thức, hiểu biết giúp các cơ sở này kinh doanh lành mạnh hơn.
Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một số giải pháp để tiếp tục hoàn
thiện QLNN bằng Pháp luật về ATTP phù hợp với tình hình hiện nay
và góp phần trong việc định hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả
QLNN bằng pháp luật về ATTP
Những kết luận của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong việc nghiên cứu và thực hiện QLNN bằng pháp luật về ATTP ở
nướcc ta trong thời gian tới cũng như làm tài liệu tham khảo cho học
viên, sinh viên tại Học viện Hành Chính quốc gia.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục và các danh mục
tham khảo, đề tài còn bao gồm 3 chương cơ bản sau:
Chương 1: Cơ sở lý lý luận của quản lý nhà nư ớc bằng pháp
luật về an toàn thực phẩm
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước bằng Pháp luật về an
toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm quản lý Nhà
nước bằng Pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP
LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. An toàn thực phẩm
1.1.1. Khái niệm thực phẩm
Đã có nhiều cách hiểu khác nhau về thực phẩm, theo tiêu
chuẩn thực phẩm Quốc tế (Codex): "Thực phẩm là tất cả các chất đã
10
hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn,
uống, nhai, ngậm, hút và các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến
hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm và những
chất chỉ được dùng như dược phẩm”. 1.1.2. Khái niệm an toàn
thực phẩm
Tại khoản 1 Điều 2 Chương 1 của Luật an toàn thực phẩm có
quy định: ATTP là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến
sức khỏe, tính mạng con người; thực phẩm không bị hư hỏng, biến
chất, bị giảm chất lượng hoặc chất lượng kém; thực phẩm không
chứa các tác nhân hóa học, sinh học hoặc vật lý quá giới hạn cho
phép; không phải là sản phẩm của động vật bị bệnh có thể gây hại
cho người sử dụng .
1.1.2.1. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
1.1.2.2. Điều kiện riêng bảo đảm an toàn đối với từng loại thực phẩm
1.2. Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về an toàn thực phẩm
1.2.1. Khái niệm
Để hiểu được khái niệm QLNN bằng pháp luật về ATTP,
trước hết cần tìm hiểu thế nào là quản lý.
Theo cách tiếp cận thứ nhất: Quản lý là một quá trình, trong đó
chủ thể quản lý tổ chức, điều hành, tác động có định hướng, có chủ
đích một cách khoa học và nghệ thuật vào khách thể quản lý nhằm
đạt được kết quả tối ưu theo mục tiêu đã đề ra thông qua việc sử dụng
các phương pháp và công cụ thích hợp...
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm
QLNN bằng pháp luật về ATTP bao gồm các hoạt động chủ
yếu: ban hành VBQPPL về ATTP; tổ chức thực hiện pháp luật về
ATTP; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP.
1.2.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
11
Yêu cầu tính minh bạch của các văn bản quản lý
Yêu cầu tính rõ ràng
Tính phổ thông, đại chúng
1.2.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
Tổ chức thực hiện là bước tiếp theo trong nội dung quản lý nhà
nước về ATTP. Các văn bản quản lý được xây dựng và ban hành sẽ
được đưa vào thực tế. Bản chất của việc tổ chức và quản lý hoạt động
của cơ quan QLNN về ATTP các cấp là tuyên truyền phổ biến các
văn bản luật này đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng để hướng
dẫn họ thực hiện đúng quy định...
1.2.2.3. Thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh
những hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
Ngoài việc tổ chức thực hiện quy định pháp luật thì các cơ
quan QLNN cần phải thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc thực thi các chính sách và pháp luật của nhà nước đối
với ATTP. Quy định rõ quyền hạn của các tổ chức, cơ quan thực hiện
kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm trên thị trường nước ta. Thực hiện đúng quy
định về thủ tục, thời gian kiểm tra, thanh tra nhằm kịp thời phát hiện
sai phạm để xử lý nghiêm các vi phạm.
Công tác kiểm tra, thanh tra về ATTP
Việc kiểm tra, kiểm soát thực hiện về ATTP phải có một hệ
thống pháp luật đầy đủ
1.2.2.4. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và cải tiến
thực hiện
Khi phát hiện vi phạm trong quá trình thực hiện, thì việc xử lý,
điều chỉnh chính sách sao cho khắc phục được tình trạng hiện tại, cải
tiến công tác thực hiện là một vấn đề đã và đang gặp nhiều khó khăn.
Tùy theo mức độ vi phạm sẽ có biện pháp xử lý khác nhau.
12
1.2.3. Phương pháp quản lý nhà nước bằng Pháp luật về an toàn
thực phẩm
Phương pháp quản lý bằng pháp luật về ATTP của nhà nước là
tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể của Nhà
nước lên hệ thống quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý của
Nhà nước.
1.2.4. Công cụ quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm
Công cụ quản lý là những phương tiện mà chủ thể quản lý
dùng để tác động lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục
tiêu nhất định bao gồm pháp luật, chính sách; kế hoạch; công cụ tài
chính, tiền tệ
Công cụ quản lý nhà nước về ATTP là những phương tiện mà
chủ thể quản lý sử dụng nhằm định hướng, khuyến khích và phối hợp
hoạt động của các tập thể và cá nhân để hướng tới mục tiêu nhất định
1.2.5. Vai trò Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm
Trong những năm gần đây vấn đề ATTP đang diễn ra ngày
càng trầm trọng, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp, gây
thiệt hại đến tính mạng con người và tiền của. Trước những diễn biến
đó thì vai trò của nhà nước đặc biệt quan trọng.
1.3. Các yếu tố bảo đảm đến quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về an
toàn thực phẩm
1.3.1. Nhận thức, tầm nhìn của người tiêu dùng về an toàn thực
phẩmAn toàn thực phẩm đã trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu
của người tiêu dùng, người sản xuất, chế biến, người quản lý các cấp
chính quyền. An toàn thực phẩm không chỉ góp vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
13
1.3.2. Nhóm các yếu tố về tổ chức bộ máy quản lý, trình độ, năng
lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý
Các nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm còn thiếu cả về số lượng và chất lượng trên địa bàn quận Thanh
Xuân. Số quản lý có chuyên môn về ATTP còn rất ít, hoặc có thì
cũng chưa được đào tào một cách chuyên sâu
1.3.3. Sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm và các chợ truyền thống
Do dân số đông nên nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng trên
địa bàn quận Thanh Xuân. Để đáp ứng được nhu cầu của người dân, số
lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và chợ tăng nhanh
trong những năm gần đây. Hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm trên địa bàn do quận quản lý: 80 cơ sở sản xuất chế biến thực
phẩm ngành nông nghiệp và công thương; 444 cơ sở kinh doanh thực
phẩm, 375 cơ sở dịch vụ ăn uống.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về điều iện inh tế, xã hội quận Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam nội thành Hà
Nội. Đường Nguyễn Trãi, đường vành đai 3 và đường Trường Chinh
là những trục giao thông chính nối quận Thanh Xuân với trung tâm
thành phố và các quận huyện khác.
Quận Thanh Xuân xác định phát triển kinh tế với cơ cấu công
nghiệp-dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ. Năm 1997,
14
toàn quận chỉ có 97 doanh nghiệp, đến tháng 12-2016, trên địa bàn
quận có gần 11.000 doanh nghiệp. Kinh tế trên đà tiếp tục tăng
trưởng, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng ước
đạt 35.299 tỷ đồng (tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2015); giá trị sản
xuất ngành dịch vụ ước đạt 25.474 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ
năm 2015).
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về an
toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn năm
2014-2017
2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch, triển khai và thực hiện văn
bản pháp luật về an toàn thực phẩm
Hiện nay, việc ban hành các văn bản pháp luật về ATTP ở
nước ta đang được phân thành 2 cấp: việc ban hành văn bản pháp luật
về ATTP thuộc thẩm quyền của cấp Trung ương và việc ban hành
văn bản thuộc thẩm quyền của địa phương.
Thứ nhất, văn bản pháp luật về ATTP do cấp Trung ương ban
hành trong đó quan trọng nhất là văn bản pháp luật do Ban chỉ đạo liên
ngành Trung Ương ban hành, chịu trách nhiệm chính là Bộ Y Tế:
Hai, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định và tiêu chuẩn về vệ
sinh an toàn thực phẩm;
Ba, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc
phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền quathực phẩm;
Bốn, quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm về vệ sinh an
toàn thực phẩm;
Năm, quản lý việc công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh antoàn thực phẩm;
Sáu, tổ chức nghiên cứu khoa học vàcông nghệ trong lĩnh vực
vệ sinh an toàn thực phẩm;
15
Bảy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Tám, tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến
thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Chín, hợp tác quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Mười, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý
các vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.2.2. Thực trạng tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp
luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân
Vấn đề ATTP ngày càng được nhiều sự quan tâm của người dân,
những năm gần đây việc tuyên truyền giáo dục về ATTP thấy ở nhiều nơi:
Ti vi, báo chí, mạng internetđiều này cũng cho thấy việc quan tâm của
nhà nước đối với sức khoẻ người dân.
Bảng 1: Thể hiện các tiêu chí về thông tin ATTP mà ngƣời
sản xuất, tiêu dùng và ngƣời bán hàng nhận đƣợc.
ST
T
Nội dung
đánh giá
Tiêu thức
đánh giá
Kết quả
Số lƣợng
(phiếu)
Tỷ lệ
(%)
1
Nguồn cung
cấp thông
tin
Ti vi, đài báo,
internet
7 56,67
Loa phát thanh 7 23,33
Tờ rơi, áp phích 4 13,30
Không có loại nào 2 6,67
2
Mức độ
cung cấp
thông tin
Thường xuyên 5 16,67
Không thường
xuyên
9
30,33
Rất ít 16 53,33
3
Tính thiết
thực của
thông tin
Thiết thực 6 20,00
Bình thường 11 36,67
Không thiết thực 13
43,33
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
16
2.2.3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và việc xử lý vi phạm về an
toàn thực phẩm
Tại quận Thanh Xuân, cơ quan chức năng thường xuyên lập
các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra ATTP, kiểm tra các sai
phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Một năm đều có sự ra
quân đồng loạt vào “Tháng hành động VSATTP” và các dịp tết
Nguyên đán, tết Trung thu, kiểm tra đánh giá phân loại cơ sở sản
xuất, kinh doanh ngành nông, lâm, thủy hải sản theo quy định.
Bảng 2 : Số lần đi tuyên truyền của cơ quan quản lý nhà
nƣớc về ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Năm
Công tác tuyên truyền giáo dục
Số lần Hiệu quả
Không hiệu
quả
2014 5 3 2
2015 7 4 3
2016 11 6 5
2017 11 6 5
Nguồn: Tác giả thu thập
Bảng 3: Kết quả điều tra và xử lý vi phạm ATTP
trên địa bàn quận Thanh Xuân
Năm
Số lƣợt cơ
sở đƣợc
điều tra
Số vụ
vi
phạm
Mức độ xử lý
Cảnh cáo
Phạt tiền
(Triệu đ ng)
Số vụ
Mức phạt
(Triệu đồng)
2014 2700 47 0 47 241
2015 3000 186 0 186 403
2016 4500 165 0 165 472
2017 4857 187 0 187 408
Nguồn: Phòng Y tế quận Thanh Xuân
17
Bảng 4: Cơ sở đƣợc cấp giấy chứng nhận đủ
điều iện ATTP
Loại hình
cơ sở TP
Năm
Sản xuất, chế biến
thực phẩm ngành
nông nghiệp, công
thƣơng
Dịch vụ ăn
uống
2014 20 150
2015 35 170
2016 55 220
2017 59 249
Nguồn: Phòng Y tế quận Thanh Xuân
2.2.4. Thực trạng phối hợp liên ngành giữa các bộ phận có liên quan
Về trách nhiệm quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP của
các cơ quan chức năng đều đã được quy định rất rõ trong Luật An
toàn vệ sinh thực phẩm; Nghị định 38/2012/NĐ – CP; Nghị định
132/2008/NĐ – CP; Nghị định 188/2007/NĐ – CP và Nghị định
79/2008/NĐ – CP. Các cấp chịu tránh nhiệm quản lý nhà nước về
ATTP bao gồm các bộ, cục, chi cục, sở công thương, phòng y tế,
kinh tế xã, phường. ( Sơ đồ 2.1)
2.3. Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về an
toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân
2.3.1. Đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch, triển khai, thực
hiện văn bản, chính sách quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
trên địa bàn quận Thanh Xuân
Một, số lượng văn bản pháp luật quy định về ATTP nhiều, và
khá đầy đủ. Chỉ có một số ít câu trả lời nói rằng không đầy đủ (5%).
Hai, việc phổ biến các văn bản và các kiến thức về ATTP
không mấy hiệu quả do các văn bản về ATTP nhiều nhưng chồng
chéo, nhiều văn bản lạc hậu không phù hợp với tình hình hiện nay.
18
2.3.2. Đánh giá thực trạng tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước bằng
pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân
Nhận thức của người trực tiếp sản xuât, chế biến kinh doanh
thực phẩm về ATTP còn thấp.
Công tác QLNN bằng pháp luật về ATTP, các văn bản pháp
luật liên quan đến vấn đề ATTP hiện nay còn nhiều hạn chế, khó
hiểu, khó thực hiện, đối với các cơ sở sản xuất và người tiêu dùng.
Việc tuyên truyền kiến thức ATTP cho cộng đồng chủ yếu bằng
phương tiện đại chúng như qua hệ thống đài phát thanh phường, thị trấn.
2.3.3. Đánh giá thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối
với an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Mức độ sai phạm chủ yếu là chất lượng ATTP không đảm bảo,
không đủ tiêu chuẩn, chưa đáp ứng được yêu cầu ATTP.
2.3.4. Đánh giá thực trạng phối hợp liên ngành giữa các bộ phận
liên quan.
Theo như phân tích thực trạng phối hợp giữa các bộ phận
Theo kết quả điều tra, đại đa số các câu trả lời cho rằng công
tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quận là khá tốt
2.4. Những thành công và t n tại chủ yếu
2.4.1. Những thành công
Thứ nhất, việc ban hành các văn bản liên quan đến vấn đề
ATTP ngày càng được hoàn thiện và phù hợp
Thứ hai, đối với công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vụ vi
phạm đã có những hiệu quả nhất định.
Thứ ba, việc tuyên truyền giáo dục về vấn đề ATTP bằng các
biện pháp phát thanh trên hệ thống loa phường từ 3 đến 4 buổi/ tuần.
Thứ tư, sự phối hợp giữa các ban ngành về vấn đề ATTP ngày
càng chặt chẽ và nhiệm vụ được phân công rõ ràng đối với các cấp,
các ngành.
19
2.4.2. Một số hạn chế, tồn tại chủ yếu
- Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về
ATTP hoạt động còn kém hiệu quả, đặc biệt là tuyến xã, phường.
Việc ban hành các văn bản còn nhiều vấn đề tồn tại trong đó
gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về ATTP trong cả
nước cũng như trên địa bàn quận gặp nhiều khó khăn.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa thường
xuyên và hiệu quả còn thấp.
2.5. Nguyên nhân cơ bản
2.5.1. Nguyên nhân khách quan
Do dân số tăng nhanh làm cho nhu cầu về các loại thực phẩm
tăng, Cơ sở vật chất tại các nơi sản xuât, cửa hàng kinh doanh và các
chợ theo mô hình truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ
2.5.2. Nguyên nhân chủ quan
- Do nhận thức, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về
ATTP của Quận trong việc triển khai thực thi còn chưa cao, chưa đầy
đủ về ATTP nên sự chỉ đạo thiếu mạnh mẽ, kiên quyết.
Hầu hết các thành viên trong Ban chỉ đạo VSATTP của Quận
đều là kiêm nhiệm nên việc chỉ đạo chưa sâu sát, kịp thời. Việc triển
khai thực hiện văn bản còn chậm một phần do cán bộ làm công tác
quản lý còn chưa chủ động nghiên cứu và áp dụng các quy định pháp
luật mới ban hành.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về an toàn
thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
20
3.1.1. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm theo
hướng xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an toàn
thực phẩm
Nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các
nhóm đối tượng. Có 3 nhóm đối tượng chủ yếu cần được tác động
nâng cao kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm
Trên cơ sở mục tiêu thứ nhất về nâng cao kiến thức thực
hành về an toàn thực phẩm, mục tiêu thứ hai cụ thể hóa mục tiêu
thứ nhất đó là tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn
thực phẩm
Trước tình hình diễn biến phức tạp về ATTP hiện nay, cần
cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ
sở sản xuất, chế biến thực phẩm
3.1.2. Chính sách tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về
an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
bảo đảm an toàn thực phẩm
Hai là, nâng cao năng lực và chất lượng quản lý nhà nước
bằng pháp luật về an toàn thực phẩm:
Ba là, đẩy mạnh công tác vận động,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_bang_phap_luat_ve_an_toan.pdf