Trong quá trình thực thi Pháp lệnh ưu đãi NCC kể từ năm 1994 đến
nay, đã qua 7 lần sửa đổi, bổ sung nên gây khó khăn cho việc quản lý
chính sách bằng pháp luật và theo dõi tổng thể một cách có hệ thống.
Pháp lệnh hiện hành vẫn còn bộc lộc một số hạn chế về chính sách theo
từng thời kỳ lịch sử cách mạng và phù hợp với đời sống xã hội.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng – từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới NCC với cách mạng, như từ việc quản lý số lượng
NCC, đặc điểm, tình hình đời sống của NCC, xác định tiêu chuẩn xác
nhận NCC đến công tác tổ chức, điều hành của hệ thống các cơ quan
hành chính nhà nước, nhằm thực hiện tốt trách nhiệm của nhà nước trong
việc đãi ngộ, ưu tiên đặc biệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối
5
với những công dân có những hy sinh, cống hiến với đất nước để thực
hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội chung trong cả nước.
1.1.4. Khái niệm về người có công với cách mạng
Năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL lấy ngày
27/7 hàng năm là ngày để nhân dân ta tỏ lòng “Hiếu nghĩa bác ái” và lòng
yêu mến đối với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh. Tiêu chí cơ
bản để xác định người có công đó là phải có đóng góp, cống hiến xuất sắc
vì lợi ích dân tộc. Những đóng góp, những cống hiến của họ có thể là
trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, cho công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước.
Như vậy, khái niệm NCC được hiểu là: “NCC là người không biệt
dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác,có những cống hiến, sức lực, tài
năng, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, độc lập dân tộc
hay đem lại thành tích vẻ vang cho đất nước được cơ quan có thẩm quyền
của nhà nước công nhận theo quy định của pháp luật”.
Về đối tượng NCC được quy định tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Ưu
đãi NCC với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù, đày;
6
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc
và làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.”
1.1.5. Khái niệm về chính sách ưu đãi người có công
Chính sách ưu đãi NCC là một chính sách đặc biệt, thể hiện sâu sắc
bản chất ưu việt của xã hội ta, có liên quan tới nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, lịch sử, pháp lý và
truyền thống đạo lý của dân tộc. Chính sách NCC là chính sách quan
trọng về vai trò và chức năng, sử dụng các biện pháp khác nhau để xây
dựng và triển khai đưa các chính sách NCC vào cuộc sống.
1.1.6. Các nhân tố liên quan việc thực thi chính sách ưu đãi người
có công với cách mạng
Về yếu tố khách quan: Tính chất của vấn đề chính sách, môi trường
thực thi, mối quan hệ giữa các đối tượng, tiềm lực của các nhóm đối
tượng và đặc tính của các đối tượng thực thi chính sách.
Về yếu tố chủ quan: Ảnh hưởng của năng lực cán bộ thực thi chính
sách, việc tuân thủ quy trình thực thi chính sách, các điều kiện vật chất để
thực thi chính sách và sự đồng tình, ủng hộ của người dân.
Chính sách ưu đãi NCC đã trải qua hơn 70 năm, có tác động sâu sắc
đến toàn xã hội. Đây là sức mạnh tổng hợp về chính trị, kinh tế và xã hội,
sự đồng thuận giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân và bản thân NCC
1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về ƣu đãi ngƣời
có công với cách mạng: Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước
ta đã ban hành hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi NCC, từng bước
hoàn thiện và phù hợp với điều kiện KT-XH từng thời kỳ; Đối tượng
NCC ngày càng mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao, gắn liền với
sự bảo đảm công bằng. Ðến nay, việc xác nhận NCC đã cơ bản hoàn
thành; chế độ, chính sách cho đối tượng này ngày càng được hoàn thiện,
7
bám sát thực tế, làm cơ sở cho các phong trào xã hội về đền ơn đáp nghĩa
phát triển rộng khắp trong cả nước, từng bước giải quyết một cách cơ bản
những nhu cầu bức thiết về đời sống của NCC .
1.2.1. Xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật của nhà nước về
ưu đãi người có công với cách mạng: Thể chế về chính sách NCC là hệ
thống các văn bản pháp luật về lĩnh vực NCC. Đó là tổng thể các quy tắc,
quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các
quan hệ phát sinh trong lĩnh vực thực hiện chính sách NCC.
Kể từ ngày 16/2/1947 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã
ký Sắc lệnh số 20/SL “Về chế độ hưu bổng, thương tật đối với thương
binh, tử sĩ”. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa quy định về những ưu đãi đối với NCC với cách
mạng. Ngày 29/8/1994 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 02 văn
bản rất quan trọng đối với chính sách NCC, đó là Pháp lệnh Ưu đãi người
hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh,
người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng; Pháp
lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Tiếp theo đó Nhà nước đã ban hành một số Nghị quyết, Nghị định, Thông
tư, Quyết định, để hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh.
Từ năm 1994 đến nay, Pháp lệnh đã được sửa đổi một số Điều qua
các năm 1998, 2000, 2002, 2005, 2007, 2012 và 2018 và được đổi tên
thành Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng. Pháp lệnh là văn bản pháp
lý thể chế hóa chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp
luật nhà nước về công tác NCC với cách mạng, là nền tảng pháp lý cho
các cấp chính quyền tổ chức triển khai chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần NCC và thân nhân của họ.
8
1.2.2. Tổ chức thực thi pháp luật của nhà nước về ưu đãi người
có công với cách mạng
1.2.2.1. Chủ trương của Đảng, sự quản lý của nhà nước trong
việc thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: Quan
điểm, chủ trương của Đảng là cơ sở để thể chế hóa, phát triển toàn diện
chính sách NCC với cách mạng về bề sộng và chiều sâu.
1.2.2.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất để thực thi chính sách
ưu đãi người có công với cách mạng: Ngoài ngân sách trung ương, các
địa phương đã bố trí thêm kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương và
chủ trương xã hội hóa để thực hiện chính sách NCC.
1.2.2.3. Thưc thi chính sách ưu đãi người có công trong đội ngũ cán
bộ công chức quản lý lĩnh vực ngành: Các cán bộ, công chức khi được
giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng
cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật trong lĩnh vực
này mới đạt hiệu quả thực hiện chính sách. Cán bộ, công chức có đạo
đức, năng lực thực tế thì thực hiện chính sách tốt và ngược lại.
1.2.2.4. Thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
trong nhân dân: Phong trào toàn dân chăm sóc thương bệnh binh, gia đình
liệt sĩ có vị trí quan trọng trong việc ổn định và nâng cao đời sống của một
bộ phận NCC và khơi dậy giá trị nhân văn, tinh thần của dân tộc, góp phần
giáo dục lòng yêu nước, củng cố hậu phương quân đội, giáo dục truyền
thống cho thế hệ trẻ, phát huy giá trị đạo đức cao đẹp.
1.2.3. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, đánh giá về quản lý nhà nước
bằng pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng: Việc thanh tra,
kiểm tra thực hiện pháp luật về người có công với cách mạng trong phạm
vi ngành được quy định tại Điều 34a, Pháp lệnh Ưu đãi người có công
hiện hành.
9
1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về ƣu đãi
ngƣời có công với cách mạng
1.3.1. Vì sao phải quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi
người có công với cách mạng: Pháp luật là cơ sở để xây dựng, hoàn
thiện hệ thống bộ máy nhà nước và nhằm thực thi quyền lực nhà nước đó.
Pháp luật là phương tiện thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng, nhà
nước, pháp luật cũng là công cụ để cải tạo xã hội trong mọi lĩnh vực
nhằm mục đích cho nhân dân sự tự do, hạnh phúc.
1.3.2. Sự cần thiết xây dựng chính sách quản lý nhà nước bằng
pháp luật về ưu đãi người có công: Việc xây dựng chính sách quản lý
nhà nước bằng pháp luật đối với chính sách NCC phải phù hợp và bảo
đảm thực hiện đúng đường lối đổi mới của Đảng, pháp luật nhà nước. Sự
cần thiết xây dựng chính sách quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi
NCC là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên
quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và
của toàn xã hội được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật như nghị
định, thông tư, nghị quyết, quyết định.
1.3.3. Sự cần thiết triển khai thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp
luật về ưu đãi người có công với cách mạng: Triển khai thực hiện quản
lý nhà nước bằng pháp luật về chính sách ưu đãi NCC tại các đơn vị hành
chính trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, là tác động có mục đích
bằng quyền lực nhà nước thông qua pháp luật.
Thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật về chính sách ưu
đãi NCC phải nâng cao năng lực và hiệu quả của hệ thống bộ máy quản
lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, trong đó cán bộ làm công tác
quản lý giữ vai trò của truyền đạt thông tin, hướng dẫn, phổ biến, chấp
hành chính sách pháp luật về NCC đến đối tượng thụ hưởng.
10
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Tại Chương 1, Luận văn đã tập trung chủ yếu đề cập, phân tích
vấn đề có tính chất lý luận về một số nội dung sau:
Một là, nêu một số khái niệm về quản lý, quản lý nhà nước bằng pháp
luật; khái niệm về NCC và quá trình xây dựng thể chế chính sách NCC qua
các thời kỳ.
Hai là, phân tích cơ sở lý luận việc thực thi triển khai, quản lý
chính sách ưu đãi NCC bằng pháp luật. Những yếu tố tác động đến chất
lượng, nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về thực hiện chính sách
ưu đãi NCC với cách mạng để có cách nhìn một cách khái quát nhất trong
việc tổ chức triển khai, thực hiện chính sách người có công với sự đồng
tình, ủng hộ trong nhân dân và liên quan trực tiếp đến đối tượng NCC.
Như vậy, qua hệ thống lý luận ở Chương 1 sẽ là cơ sở cho việc
nghiên cứu Chương quản lý nhà nước bằng pháp luật về chính sách ưu
đãi đối với NCC với cách mạng và đánh giá việc thực hiện chính sách ưu
đãi NCC với cách mạng tại Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.
11
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG
VỚI CÁCH MẠNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT
VỀ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
TẠI QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Thực trạng chế độ ƣu đãi với cách mạng trên toàn quốc và
quản lý nhà nƣớc về chế độ ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng trên
toàn quốc
2.1.1. Thực trạng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trên
toàn quốc: Quản lý về pháp luật đối với chính sách ưu đãi NCC, nhà
nước đóng vai trò là người lãnh đạo, định hướng cho việc triển khai, thực
hiện bằng hệ thống văn bản pháp quy hiện hành như: Pháp lệnh số
04/2012/PLUBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc
hội; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách
mạng; Thông số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 hướng dẫn về
thủ tục lập hồ sơ; Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 quy
định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi NCC; Nghị
định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 quy định mức trợ cấp, phụ cấp
ưu đãi đối với NCC với cách mạng,
2.1.1.1. Chế độ trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần: Từ
năm 2005, mức chuẩn để xác định mức trợ cấp cho NCC là 355.000 đồng
và đến nay là 1.624.000 đồng. Cả nước đã xác nhận được trên 9,2 triệu
NCC với cách mạng. Tuy nhiên hiện chỉ còn trên 1,4 triệu người đang
hưởng trợ cấp hàng tháng, kinh phí trên 30.000 tỷ đồng/năm.
2.1.1.2. Chế độ bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe
Nhà nước mua Bảo hiểm y tế và khám, chữa bệnh cho trên 800.000
đối tượng NCC và thân nhân của họ với kinh phí gần 400 tỷ đồng/năm;
12
Chế độ điều dưỡng 1 năm hoặc 2 năm cho NCC được thực hiện từ năm
2013. Năm 2019, kinh phí này là 837,8 tỷ đồng.
2.1.1.3. Chế độ hỗ trợ nhà ở cho người có công: Từ năm 2012 đến
nay, cả nước có 116.967 hộ được hỗ trợ về nhà ở (61.080 hộ xây mới và
55.887 hộ sửa chữa), kinh phí khoảng 8.810 tỷ đồng.
2.1.1.4. Công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ, quy tập hài cốt liệt sĩ và
xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin: Hiện còn hơn
200.000 hài cốt liệt sĩ chưa được quy tập, hơn 300.000 hài cốt liệt sĩ chưa
xác định được danh tính. Trong năm 2019 tìm kiếm quy tập được 1.625
hài cốt liệt sĩ (trong nước: 591; Lào: 239; Campuchia: 795); giám định
AND 496 trường hợp, trong xác định được danh tính 31 liệt sĩ.
2.1.2. Thực trạng quản lý chế độ ưu đãi người có công với cách
mạng trên toàn quốc
2.1.2.1. Quản lý chi trả chế độ ưu đãi người có công: Quản lý chi trả
chế độ ưu đãi là các hoạt động có tổ chức, theo quy định của pháp luật.
Hiện cả nước có 20 tỉnh thực hiện chi trả qua Bưu điện Việt Nam với
mục tiêu: chi đúng đối tượng, chi đủ số tiền, đúng thời gian.
2.1.2.2. Vai trò quản lý chi trả chế độ ưu đãi người có công: Thực
hiện nguyên tắc chi đúng, đủ và kịp thời gian giao đến đối tượng
2.1.2.3. Thực trạng về quản lý hồ sơ để hưởng chế độ trợ cấp: Năm
2019 kiểm tra 33.784 hồ sơ, phát hiện 6.915 có sai sót. Kết luận: 1.230
trường hợp không đủ điều kiện hưởng, thu hồi số tiền là 134,180 tỷ đồng.
2.1.3. Ưu điểm và hạn chế
2.1.3.1. Ưu điểm: Phân cấp quản lý nhà nước đối với NCC với cách
mạng được phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền
trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa khối lượng và tính chất thẩm quyền
với năng lực và điều kiện thực tế.
13
2.1.3.2. Hạn chế:
* Hạn chế về chế độ chính sách (điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận NCC và
chế độ trợ cấp): - Xác nhận liệt sĩ đối với trường hợp thương binh chết do vết
thương tái phát chưa phù hợp vì hầu hết thương binh hiện nay chết do tuổi
già chứ không phải do vết thương tái phát; - Xác nhận bệnh binh đối với
người có 15 năm công tác thuộc lực lượng quân đội và công an nhưng bị suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên hiện chưa công bằng so với diện các
cán bộ công chức các ngành khác; - Xác nhận người hoạt động kháng chiến
bị nhiễm chất độc hóa học căn cứ một trong 17 bệnh, tật trong đó có bệnh lý
tiểu đường tuyp 2 là không chính xác về mặt khoa học và thực tế đời sống. -
Công tác xác nhận NCC còn tồn đọng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra
do hầu hết họ không còn giấy tờ gốc. - Chế độ trợ cấp chưa quy định mức
chuẩn chung để có lộ trình nên hàng năm Chính phủ phải ban hành Nghị
định, nhiều loại trợ cấp vẫn giữ nguyên mức từ năm 2005, 2013 không thay
đổi; trợ cấp tuất liệt sĩ chưa được hưởng theo số liệt sĩ; Các hạng tỷ lệ để
nhận trợ cấp giữa các đối tượng chưa thống nhất.
* Hạn chế về công tác quản lý thực hiện chính sách:
Thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương của Đảng thành chính sách pháp
từ trung ương đến địa phương còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ; Công tác
tuyên truyền, phổ biến còn đơn điệu, chưa phong phú, chỉ tập trung vào
dịp 27/7 hàng năm; Quá nhiều loại văn bản hướng dẫn thực hiện chính
sách nên khó khăn cho việc triển khai; Công tác sửa chữa, tu bổ các công
trình ghi công liệt sĩ vẫn còn tình trạng xuống cấp; giám định ADN hài
cốt liệt sĩ còn chậm; Cải cách thủ tục hành chính chậm khi ứng dụng công
nghệ thông tin; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
chính sách NCC còn thiếu thường xuyên.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về chế độ ƣu đãi ngƣời có công
với cách mạng tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
14
2.2.1. Khái quát về quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội: Quận
Hoàn Kiếm là quận nằm ở vị trí trung tâm thủ đô Hà Nội, là quận có diện
tích nhỏ nhất thành phố Hà Nội và có 18 phường.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Lao động-
Thương binh và Xã hội quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội: Phòng
LĐTBXH quận chịu trách nhiệm trước UBND quận, Sở LĐTBXH Hà
Nội đối với mọi hoạt động quản lý, thực hiện chính sách NCC,...
2.2.3. Tình hình người có công với cách mạng tại quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội: Số lượng NCC tại quận Hoàn Kiếm đã xác
nhận trên 40.000 người. Hiện chỉ còn trên 20.000 NCC và đang hưởng
trợ cấp hàng tháng với kinh phí trên 50.000 triệu đồng/năm.
Bảng 2.3: Số lượng NCC đang hưởng trợ cấp hàng tháng
TT Đối tượng Năm
2017
Năm
2018
Năm
2019
1 Người HĐCM trước ngày 01/01/1945 36 30 27
2 Người HĐCM từ ngày 01/01/1945 đến
ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
118 115 105
3 Thân nhân Liệt sĩ 383 362 317
4 Bà mẹ Việt Nam anh hùng 7 5 3
5 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân 2 2 2
6 Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến 5 4 4
7 Thương binh 882 850 801
8 Bệnh binh 89 88 86
9 - Người HĐKC bị nhiễm với CĐHH
- Con của Người HĐKC bị nhiễm CĐHH
176
43
179
43
181
43
10 Người bị địch bắt tù, đày 91 91 89
12 Người có công giúp đỡ cách mạng 0 0 0
13 Thân nhân NCC 356 387 393
Tổng số 2188 2156 2051
(Nguồn: phòng LĐTBXH quận Hoàn Kiếm, tháng 11/2019)
15
2.2.4. Thực trạng về công tác chi trả chế độ trợ cấp ưu đãi người có
công tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội: Kinh phí ngân sách trung
ương cấp cho quận để chi trợ cấp năm 2013 là 35.431.000 triệu đồng; - năm
2014 là 36.177.000 triệu đồng; - năm 2015 là 45.219.000 triệu đồng; - năm
2016 là 42.978.000 triệu đồng; - năm 2017 là 42.978.000 triệu đồng; - năm
2018 là 49.500.000 triệu đồng; năm 2019 là 51.890.000 triệu đồng. (Nguồn:
phòng LĐTBXH quận Hoàn Kiếm, tháng 12/2019)
Biểu 2.1. Biểu đồ ngân sách được phân bổ qua các năm
2.2.5. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”
2.2.5.1. Công tác vận động ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”: Trong
các năm từ 2015-2019 đã vận động thu được trên 2,5 tỷ đồng, trong đó,
năm 2019 được 1.756 triệu đồng.
2.2.5.2. Công tác chăm sóc sức khoẻ: Từ năm 2015-2019 đã có hơn
7000 lượt đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế với kinh phí 4.359 triệu
đồng - Tổ chức điều dưỡng tới 4.371 lượt người. - Khám sức khỏe cho
1.800 người với tổng số tiền gần 200 triệu đồng.
2.2.5.3. Công tác hỗ trợ sửa chữa nhà ở: Trong những năm qua,
quận Hoàn Kiếm đã vận động trên 10 tỷ đồng để hỗ trợ sửa chữa nhà ở
cho trên 300 hộ gia đình NCC.
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
16
2.2.5.4. Công tác mộ nghĩa trang liệt sĩ: quận Hoàn Kiếm không có
nghĩa trang liệt sĩ. Năm 2018 -2019 tu bổ, sửa chữa 16 nhà bia ghi tên liệt
sĩ, đầu tư xây 01 công trình ghi công liệt sĩ.
2.2.5.5. Công tác khác: Hàng năm quận Hoàn Kiếm chỉ đạo UBND
18 phường thực hiện chi trả trợ cấp NCC với tổng số tiền hơn 50 tỷ đồng;
ưu đãi giáo dục trên 50 em với tổng số tiền gần 200 triệu đồng; Chi trợ
cấp đột xuất 2.000.000 đồng/người tới thương binh,
2.2.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác
quản lý người có công tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Hàng năm, quận tổ chức kiểm tra chức định kỳ mỗi phường 2 lần.
2.2.7. Đánh giá kết quả thực hiện quản lý nhà nước về chế độ ưu
đãi người có công tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
2.2.7.1. Ưu điểm: Trong 5 năm (2012 – 2017) thực hiện Pháp lệnh
Ưu đãi NCC, quận Hoàn Kiếm được Bộ LĐTBXH tặng Bằng khen và
UBND thành phố Hà Nội đã tặng Cờ thi đua cho 2 tập thể, 1 cá nhân và 5
NCC có thành tích đóng góp trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.
2.2.7.2. Hạn chế: - Công tác phổ biến, tuyên truyền về chính sách
NCC; - Chưa thực sự phát huy, thu hút nguồn lực xã hội hóa; - Đội ngũ
cán bộ, công chức thiếu kinh nghiệm về chuyên môn, phải kiêm nhiệm
nhiều lĩnh vực khác nhau; - Quy trình tiếp nhận thủ tục trình tự giải quyết
hồ sơ NCC còn chậm; - Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường
xuyên; - Chưa nắm bắt được hết tình hình đời sống đối tượng NCC gây
khó khăn khi quyết toán báo cáo; - Chưa có chuẩn hóa thông tin về NCC
với các đối tượng an sinh xã hội khác.
17
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong Chương này Luận văn đã đề cập một số nội dung chính sau:
Một là, đi sâu phân tích thực trạng về chế độ ưu đãi đối với NCC và
quản lý nhà nước bằng pháp luật về chính sách, chế độ ưu đãi NCC với
cách mạng trên toàn quốc.
Hai là, nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về chính sách,
chế độ ưu đãi đối với NCC với cách mạng tại quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội.
Ba là, trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quản lý nhà
nước về chế độ ưu đãi đối với NCC tại quận Hoàn Kiếm, đã rút ra những
ưu điểm, hạn chế làm cơ sở cho những giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ
ưu đãi và quản lý nhà nước bằng pháp luật về chính sách ưu đãi NCC với
cách mạng ở Chương 3 của Luận văn.
18
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI
VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI QUẬN HOÀN KIẾM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật về ƣu đãi
đối với ngƣời có công với cách mạng
Trong quá trình thực thi Pháp lệnh ưu đãi NCC kể từ năm 1994 đến
nay, đã qua 7 lần sửa đổi, bổ sung nên gây khó khăn cho việc quản lý
chính sách bằng pháp luật và theo dõi tổng thể một cách có hệ thống.
Pháp lệnh hiện hành vẫn còn bộc lộc một số hạn chế về chính sách theo
từng thời kỳ lịch sử cách mạng và phù hợp với đời sống xã hội. Vì vậy, từ
thực tế nghiên cứu đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, quản lý chính
sách pháp luật về NCC với kiến nghiện, đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện chính sách ưu đãi NCC sau đây:
3.1.1. Cải cách điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công
3.1.1.1. Về xác nhận liệt sĩ (đối với thương binh chết tại điểm i,
khoản 1, Điều 17 theo Nghị định số 31/2013/NĐ/CP)
Hiện nay thương binh tỷ lệ từ 81% trở lên chết nếu có kết luận của
Trạm y tế cấp xã và thương binh từ 61%-80% chết nếu có kết luận của cơ
sở y tế cấp huyện do vết thương tái phát, được xem xét xác nhận liệt sĩ.
Trong thực tế, thương binh đã được điều trị vết thương ổn định trong một
thời gian dài, số thực sự có khả năng tái phát là rất thấp vì khi họ từ trần
đã trên dưới 60 tuổi, một số trường hợp trên 90 tuổi. Vì vậy cho rằng chết
do vết thương tái phát là không đủ thuyết phục, thiếu cơ sở thực tiễn và
phải nghiên cứu lại chế định này theo hướng giới hạn thời gian kể từ khi
bị thương đến khi chết hoặc chỉ áp dụng đối với thương binh có tỷ lệ
thương tật từ 81% trở lên (thay vì 61% trở lên như hiện nay).
19
3.1.1.2. Về xác nhận bệnh binh trong thời kỳ hiện nay (điểm i, khoản
1, Điều 33 theo Nghị định số 31/2013/NĐ/CP): Nếu người có thời gian
công tác trong quân đội, công an đủ 15 năm mà mắc bệnh làm suy giảm
khả năng lao động từ 61% trở lên thì được xác nhận là bệnh binh là chưa
công bằng đối với người cùng làm công tác trong khối hành chính khác.
Do đó, đề nghị bãi bỏ việc xác nhận bệnh binh.
3.1.1.3. Về xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học: Hiện nay, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học từ 21% trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng. Đề nghị chỉ xem xét
cho đối tượng này từ 61% trở lên để công bằng với bệnh binh.
3.1.2. Cải cách về chế độ trợ cấp đối với người có công
3.1.2.1. Chế độ trợ cấp hàng tháng: Xây dựng mức chuẩn hệ số để
áp dụng chung cho tất cả các loại trợ cấp. - Sửa đổi chế độ trợ cấp tuất
hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ hưởng theo số liệt sĩ.
3.1.2.2. Chế độ trợ cấp một lần: Sửa đổi mức trợ cấp một lần
120.000 đồng/thâm niên đối với đối tượng HĐKC giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc. - Chế độ trợ cấp người thờ cúng liệt sĩ.
3.1.3. Cải cách về chế độ ưu đãi ngoài trợ cấp
3.1.3.1. Chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo, hỗ trợ việc làm: Xây dựng
chuẩn chung cho ưu đãi NCC và thân nhân của họ khi thi tuyển công
chức, viên chức. - Tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất đối với hộ gia đình
người có công như đối với hộ nghèo.
3.1.3.2. Bảo hiểm y tế: Mở rộng đối tượng được nhà nước mua bảo
hiểm y tế đối với chồng/vợ của Lão thành cách mạng, cán bộ Tiền khởi
nghĩa và vợ/chồng liệt sĩ tái giá.
3.1.3.3. Điều dưỡng, chỉnh hình phục hồi chức năng: Điều chỉnh
nâng định mức theo mức chuẩn để luôn phù hợp theo từng thời điểm; rút
ngắn niên hạn sử dụng dụng cụ chỉnh hình.
20
3.1.3.4. Hỗ trợ cải thiện nhà ở: Tiếp tục huy động nguồn xã hội hóa
để thực hiện hiệu quả hỗ trợ NCC trong địa bàn quận khó khăn về nhà ở
hoặc chung tay hỗ trợ các địa phương khác có khó khăn.
3.1.3.5. Công tác tìm kiếm, quy tập, giám định hài cốt liệt sĩ: Công
bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về giải mã phiên hiệu
đơn vị, tìm kiếm quy tập mộ liệt sĩ; Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ lấy mẫu
hài cốt liệt sĩ và cho phép lấy mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ chưa tìm
thấy mộ liệt sĩ để so sánh và lưu trữ trong ngân hàng gen.
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về ƣu
đãi ngƣời có công với cách mạng tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà
Nội giai đoạn 2020 - 2025.
3.2.1. Thực hiện tuyên truyền về chính sách người có công: Để
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ưu đãi NCC trong những năm tiếp
theo cần biểu dương, khen thưởng những người có thành tích trong các
phòng trào “Toàn dân chăm sóc thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, NCC
với cách mạng” hoặc trong phòng trào nếp sống văn minh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_bang_phap_luat_ve_uu_dai_n.pdf