Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở công lập trên địa bàn huyện núi thành tỉnh Quảng Nam

Về thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về

GV; Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với GV

Công tác thanh kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa quan trọng, là

nhiệm vụ thường xuyên trong công tác quản lý. Trong tình hình đổi

mới giáo dục hiện nay, công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV THCS

cần được đổi mới, đảm bảo đánh giá được phẩm chất chính trị, đạo

đức, lối sống, năng lực chuyên môn, qua đó phát hiện được được

những cá nhân tốt và là cơ sở để sàng lọc ĐNGV, xây dựng, thực

hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả hơn.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở công lập trên địa bàn huyện núi thành tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý giáo dục, các chỉ tiêu trong giáo dục, việc dạy và học không gắn với nhu cầu thực tiễn để từ đó đưa ra yêu cầu cấp thiết là phải chấn hưng, cải cách nền giáo dục, hiện đại hoá cho toàn hệ thống mà đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên. - Phạm Văn Đồng (2008), Giáo dục đào tạo – quốc sách hàng đầu, tương lai của dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong công trình này, tác giả đã khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc. Nội dung các bài viết đề cập 5 về tình hình giáo dục nước nhà; tầm quan trọng của giáo dục phổ thông công lập, giáo dục đại học và vị trí, vai trò của người giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý. Tác giả đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề cấp thiết đang tồn tại của cả hệ thống giáo dục liên quan đến học sinh với các tệ nạn xã hội; hạn chế của đội ngũ giáo viên về năng lực, phương pháp giảng dạy và tính kỷ cương, kỷ luật của nhà trường. Với những băn khoăn đó, tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể để quản lý giáo dục mà đặc biệt nhấn mạnh đến công tác quản lý đối với đội ngũ giáo viên trong sứ mệnh đào tạo ra những con người mới, con người xã hội chủ nghĩa. - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2008), Kinh nghiệm của một số nước về QLNN giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ tri thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đối với công trình này, các tác giả trình bày, phân tích hệ thống giáo dục của từng quốc gia, sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với giáo dục bằng các chính sách để quản lý giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ với xây dựng đội ngũ tri thức của từng nước. Trên cơ sở đó, các tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam. Ngoài các công trình tiêu biểu trên, còn có nhiều đề tài, chuyên đề, bài báo nghiên cứu về QLNN đối với đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên trung học cơ sở nói riêng như: - Đề tài: “Phát triển đội ngũ giáo viên trong các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay”. Tác giả: Trần Thị Ngọc Ny (2013). - Đề tài: “Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngành mỹ thuật trên địa bàn thành phố Huế trong giai đoạn hiện nay”. Tác giả Quách Thị Huyền Trang (2014). - Đề tài: “QLNN đối với đội ngũ giáo viên các trường phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay”. Tác giả Bùi Thị Thu Thủy (2014). - Đề tài: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường học thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi”. Tác giả Trần Quốc Bảo (2015). Như vậy, vấn đề QLNN đối với đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đã và đang được nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Các công trình 6 đã nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo; nghiên cứu và đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên trên các mặt chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng sư phạm và nêu ra những hạn chế, yếu kém của đội ngũ này cùng những nguyên nhân của hạn chế đó. Từ đó, công trình nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ ở về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nói trên chỉ tập trung ở những khía cạnh và góc độ khác nhau về đội ngũ giáo viên mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh, toàn diện về QLNN đối với đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ công lập trên địa bàn huyện Núi Thành. Việc chọn nội dung nghiên cứu trên là vấn đề có tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở định hướng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tới năm 2020, định hướng tới năm 2030, đề tài tập trung phân tích thực trạng và đánh giá quá trình QLNN đối với đội ngũ giáo viên trong các trường trung học cơ sở công lập trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm quản lý đội ngũ giáo viên trung học cơ sở công lập trong hiện tại và tương lai, góp phần phát triển mạnh hơn nữa giáo dục trung học cơ sở công lập của huyện Núi Thành. 3.2. Nhiệm vụ + Nghiên cứu cơ sở lý luận về đội ngũ giáo viên, QLNN đối với đội ngũ giáo viên; vai trò của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở công lập trong quá trình phát triển giáo dục và đào tạo; + Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên, công tác QLNN đối với đội ngũ giáo viên ở các trường trung cơ sở công lập trên địa bàn huyện, làm rõ những điểm mạnh, yếu và những nguyên nhân cụ thể của vấn đề này; + Đề ra định hướng và một số giải pháp QLNN đối với đội ngũ giáo viên trung học cơ sở công lập trên địa bàn huyện trong thời gian đến. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu QLNN đối với đội ngũ giáo viên trung học cơ sở công lập trên địa bàn huyện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập nghiên cứu vào thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên cùng với các chủ trương, chính sách các trường trung học cơ sở công lập trên địa bàn huyện Núi Thành. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề giáo dục và đào tạo, đặc biệt là công tác quản lý đội ngũ giáo viên. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Kế thừa có chọn lọc kết quả các công trình nghiên của các tác giả trong và ngoài nước được đăng trên sách, báo, bài giảng làm tiền đề để xây dựng một số khái niệm phục vụ cho đề tài, làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu thực tiễn. Đồng thời, vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong nghiên cứu khoa học và các phương pháp khác như: thống kê, phương pháp phân tích hệ thống, so sánh, quy nạp, diễn dịch, khảo sát thực tế và một số phương pháp bổ trợ khác. 6. Những đóng góp mới của luận văn Là đề tài khoa học mang tính thực tế nhằm QLNN đối với đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Núi Thành, luận văn đề xuất các giải pháp, kiến nghị đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, hoàn thiện các chế độ chính sách và đặc biệt nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức của chính đội ngũ giáo viên trường THCS; đồng thời đưa ra một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý đội ngũ giáo viên, góp phần vào quá trình phát triển đối với đội ngũ giáo viên trung học cơ sở công lập nói riêng và của ngành giáo dục huyện nhà nói chung. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 8 - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung, hoàn chỉnh thêm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, QLNN đối với đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở công lập trên địa bàn huyện Núi Thành. - Kết quả khảo sát của luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo trong nghiên cứu và là tư liệu thực tế cho công tác QLNN đối với đội ngũ giáo viên trong các trường trung học cơ sở ở địa bàn huyện. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở công lập - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường trung học cơ sở công lập trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam - Chương 3: giải pháp và định hướng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở công lập trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÔNG LẬP 1.1. Đội ngũ giáo viên trong các trường trung học cơ sở công lập 1.1.1. Giáo viên Theo Điều 70, Luật Giáo dục sửa đổi 2009 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”, “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề,trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là GV”[99]. Như vậy, GV là tên gọi chỉ nhà giáo thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp. GV thực hiện lao động nghề nghiệp của mình tại các trường THCS được gọi là GV THCS. 1.1.2. Đội ngũ Giáo viên Đội ngũ là tập hợp gồm nhiều người có cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tạo thành một lực lượng. Khái niệm đội ngũ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như: đội ngũ tri thức; đội ngũ văn, nghệ sĩ; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; đội ngũ y bác sĩ ... 1.1.3. Trường Trung học cơ sở công lập Theo Điều lệ trường THCS, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trường Trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. 1.1.4. Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở công lập Trong lịch sử nước ta “tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu của dân tộc, nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến và kính trọng. Vì vậy, các hoạt động của nhà giáo cần phải nêu gương tốt cho học sinh: Nêu gương về đạo đức, tinh thần tự học, tính sáng tạo trong các hoạt động giáo dục. 1.2.2. QLNN 10 1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm QLNN 1.2.2.2. Đặc điểm QLNN 1.2.2.3. Các chức năng cơ bản của QLNN 1.3.1.1. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, cơ cấu ĐNGV. 1.3.1.2. Xây dựng và thực hiện quy định về tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp GV THCS; xác định vị trí việc làm, số lượng, tiêu chuẩn chất lượng, cơ cấu GV 1.3.1.3. Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân công nhiệm vụ, đánh giá GV. 1.3.1.5. Tổ chức thực hiện chế độ chính sách và các chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với GV. 1.3.1.6. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về GV; Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với GV. 1.3.2. Cơ quan QLNN đối với ĐNGV các trường THCS công lập - Điều 100, Luật Giáo dục quy định: Cơ quan QLNN về giáo dục bao gồm: Chính phủ thống nhất QLNN về giáo dục.Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về giáo dục; Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện QLNN về giáo dục theo thẩm quyền; UBND các cấp thực hiện QLNN về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương. 1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về QLNN đối với ĐNGV nói chung và ĐNGV THCS nói riêng 1.4.1. Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng GV Triết lý và quy trình đào tạo khoa học đã giúp cho Phần Lan đào tạo ra được những GV có trình độ cao mà ít quốc gia nào theo kịp. Nghề GV, được xã hội cực kỳ coi trọng. Những học sinh được chọn đào tạo trở thành GV đều là các em đam mê, tâm huyết và đa 11 tài, có kỹ năng sư phạm. Chương trình đào tạo GV nước này, ngoài việc học phương pháp giảng dạy, còn được trang bị kiến thức khoa học phát triển con người theo độ tuổi. Chính vì vậy, GV Phần Lan không chỉ đơn thuần là một nhà giáo mà được xem là nhà nghiên cứu về giáo dục độc lập. Công tác bổ túc và bồi dưỡng GV ở Phần Lan được tổ chức công phu. 1.4.2. Quản lý việc tuyển chọn và sử dụng GV Tại Singapore, họ luôn xác định: GV là nhân tố hàng đầu; tất cả lý thuyết đều có thể đúng với trường học, nhưng một nguyên tắc cơ bản là không có thầy giỏi, không thể có trò giỏi; thầy giáo chính là người phát triển các tiềm năng của học sinh. Chính vì thế, họ đã quan tâm đến việc quản lý tuyển chọn GV có chất lượng, phát huy năng lực của GV, xây dựng cấu trúc mới về nghề nghiệp đối với GV theo hướng thăng tiến nghề nghiệp. 1.4.3. Quản lý về chính sách đãi ngộ Nhật Bản luôn quan niệm “GV là người con của cao quý, là người lao động, là nhà chuyên nghiệp”, do đó họ rất quan tâm đến quản lý việc đào tạo, xây dựng các chế độ, chính sách đối với GV, trong đó lương được xếp từng loại GV và trình độ giáo dục. 1.5. Bài học kinh nghiệm Tiểu kết Chương 1 12 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Tổng quan về giáo dục THCS huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá huyện Núi Thành Huyện Núi Thành là huyện nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam, được thành lập năm 1983 trên cơ sở tách huyện Tam Kỳ thành thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Phía bắc giáp thành phố Tam Kỳ, phía nam giáp huyện Bình Sơn và huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp huyện Bắc Trà My, phía đông giáp Biển Đông, huyện có đường bờ biển dài 37 km . Tọa độ địa lý: từ 108°34' đến 108°37' kinh độ Đông, từ 15°33' đến 15°36' vĩ độ Bắc. Với hệ tọa độ trên, Núi Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thuộc phân vùng khí hậu Nam Việt Nam. Diện tích tự nhiên của huyện là 533.03 km². Núi Thành là trọng điểm đầu tư của Khu kinh tế mở Chu Lai nên tập trung nhiều khu công nghiệp lớn. Chính vì vậy, trong cơ cấu sử dụng đất, một diện tích đất nông nghiệp trước đây được chuyển thành đất công nghiệp. 2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục THCShuyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 2.1.2.1. Vài nét về ngành giáo dục và đào tạo huyện 2.1.2.2. Giáo dục và đào tạo trung học cơ sở công lập huyện Núi Thành 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên trong các trường THCS công lập trên địa huyện Núi Thành Thực tế ĐNGV THCS trên địa bàn huyện Núi Thành có trình độ chuẩn và trên chuẩn cao nhưng chất lượng chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra; ĐNGV yếu và chưa mạnh dạn trong nghiên cứu khoa học; một bộ phận GV bằng lòng với trình độ mình đang có và không có ý thức phấn đấu học tập nâng cao trình độ; việc đổi mới phương pháp dạy và học chưa có chuyển biến rõ nét ở từng bộ môn; phẩm 13 chất chính trị, phẩm chất đạo đức nhà giáo của một bộ phận GV sa sút, chạy theo lợi ích vật chất đơn thuần; công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức; công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên còn mang tính hình thức, nể nang, né tránh nên chưa thực sự là động lực cho GV phấn đấu. 2.2.1.Về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, quy hoạch ĐNGV Đội ngũ GV THCS được xác định trên cơ sở lớp học và định mức biên chế theo quy định của nhà nước. Hiện nay theo quy định của nhà nước, mỗi lớp được bố trí biên chế không quá 1,90 GV theo Thông tư số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV, ngày 23/08/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư số 28 /2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định chế độ làm việc đối với GV phổ thông. Định mức này bao hàm cả GV dạy các môn văn hóa cơ bản, thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ. Hàng năm căn cứ vào kế hoạch QLNN số lớp học, các trường dễ dàng xác định được số lượng GV cần có thông qua công thức: số GV cần có = số lớp học x 1,90 GV /lớp. 2.2.1.1. Các văn bản định hướng chung của trung ương về kế hoạch, quy hoạch ĐNGV THCS và nội dung chính có liên quan của các văn bản này 2.2.1.2. Tổ chức thực hiện tại địa phương 2.2.2. Về xây dựng và thực hiện quy định về tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp GV THCS; xác định vị trí việc làm, số lượng, chất lượng , cơ cấu GV 2.2.2.1. Các văn bản của Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ có liên quan. 2.2.2.2. Thực trạng thực hiện tại địa phương 2.2.3. Về tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân công, đánh giá GV. 2.2.3.1 Về tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân công GV Căn cứ vào qui mô trường lớp học và GV hiện có vào cuối năm học, UBND huyện giao Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ huyện xây dựng kế hoạch, tham mưu xin chủ trương của UBND tỉnh, Sở 14 Nội vụ và Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam về tuyển dụng mới bằng hình thức hợp đồng hoặc thông qua thi tuyển GV THCS. Việc tuyển dụng GV được thực hiện công khai, khách quan, công bằng và đảm bảo các quy định về công tác tuyển dụng cán bộ, viên chức theo các văn bản hiện hành. 2.2.3.2. Về kiểm tra, đánh giá GV Công tác kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa quan trọng, là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác quản lý. Trong tình hình đổi mới giáo dục hiện nay, công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV THCS cần được đổi mới, đảm bảo đánh giá được phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn, qua đó phát hiện được được những cá nhân tốt và là cơ sở để sàng lọc ĐNNV, xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả hơn. 2.2.4. Về tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với GV 2.2.4.1 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng GV Trước những yêu cầu ngày càng cao của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục ở mỗi trường học và thực trạng về năng lực chuyên môn của ĐNGV THCS trên địa bàn huyện, công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được chú trọng và được tiến hành thường xuyên, liên tục. - Về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp - Về trình độ chuyên môn - Về trình độ tin học, ngoại ngữ 2.2.4.2. Chất lượng ĐNGV THCS hiện nay - Về trình độ đào tạo 2.2.5. Về tổ chức thực hiện chế độ chính sách và các chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với GV. Hiệu quả làm việc, giảng dạy của GV THCS phụ thuộc vào nhiều yếu tố; trong đó có những điều kiện cần thiết của môi trường, điều kiện làm việc và những chế độ, chính sách phù hợp. Ngành giáo dục huyện cần có sự quan tâm, đầu tư nhiều mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các nhà trường, điều kiện chế độ, chính sách về tiền lương, ưu đãi,.. đối với cán bộ, viên chức và đội ngũ nhà giáo. 15 Theo thống kê chung của ngành, ngoài việc thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách về tiền lương, chế độ ưu đãi, phụ cấp thâm niên nghề theo quy định hiện hành đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Ủy ban nhân dân huyện, Công đoàn ngành Giáo dục có những chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, GV trong toàn ngành; trong đó có ĐNGV THCS, thể hiện qua các việc làm cụ thể sau: 2.2.6 Về thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về GV; Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với GV Công tác thanh kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa quan trọng, là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác quản lý. Trong tình hình đổi mới giáo dục hiện nay, công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV THCS cần được đổi mới, đảm bảo đánh giá được phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn, qua đó phát hiện được được những cá nhân tốt và là cơ sở để sàng lọc ĐNGV, xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả hơn. 2.2.7. Những thành tựu và hạn chế về công tác QLNN đối với ĐNGV trong các trường THCS công lập của huyện 2.2.7.1 Thành tựu Quản lý là hoạt động có tổ chức, có định hướng, là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình và các hoạt động nhằm đạt đến mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý, phù hợp với các quy luật khách quan. 2.2.7.2 Hạn chế Tiểu kết Chương 2 16 Chương 3 GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Căn cứ đề xuất các giải pháp - Căn cứ vào định hướng, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước về các đề án, chính sách QLNN về giáo dục và đào tạo, công tác QLNN đối với ĐNGV nói chung và ĐNGV các trường trung học cơ sở công lập nói riêng. - Căn cứ vào chủ trương của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Núi Thành và Sở giáo dục và Đào tạo Quảng Nam về công tác QLNN đối với ĐNGV đáp ứng tình hình mới. - Căn cứ vào cơ sở lý luận về QLNN đối với ĐNGV các trường trung học cơ sở công lập trên địa bàn huyện. - Căn cứ vào thực trạng ĐNGV và công tác QLNN đối với ĐNGV ở các trường trung học cơ sở công lập trên địa bàn huyện. - Căn cứ trên các nguyên tắc mang tính hệ thống, đồng bộ và kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu đi trước. 3.1.1. Tính cần thiết Giải pháp đề xuất phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD&ĐT, sự bức thiết phải tăng cường quản lý đội ngũ nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu trước mắt, đồng thời có tính chiến lược lâu dài của phát triển giáo dục 2015 – 2020 và định hướng đến 2025 của huyện Núi Thành. 3.1.2. Tính khả thi Giải pháp được đề xuất phải đảm bảo tính khả thi; tức là phải triển khai thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo được 17 tiến độ thực hiện. Không có những vướng mắc, khó khăn khi triển khai mà nguyên nhân là do nội dung của giải pháp quy định. 3.1.3. Tính phù hợp Giải pháp QLNN đối với ĐNGV THCS trên địa bàn huyện Núi Thành, không thể là những giải pháp chung chung, mà giải pháp đề ra không chỉ phù hợp với những quy định của Bộ GD&ĐT và các văn bản quy định hiện hành, mà còn phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện, phù hợp với đặc điểm của các trường THCS tại huyện và phù hợp với đặc điểm tâm lý của con người (GV) đang làm việc tại huyện. Đồng thời giải pháp đề ra cũng có thể áp dụng ở các trường có điều kiện kinh tế và đối tượng học sinh khác nhau. 3.1.4. Tính hiệu quả Giải pháp đề xuất phải đạt được hiệu quả nhất định trong việc quản lý ĐNGV THCS trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Thông qua đó mang lại hiệu quả cho việc phát triển sự nghiệp GD&ĐT của huyện Núi Thành. 3.1.5. Tính đồng bộ Giải pháp đề ra phải đảm bảo tính đồng bộ. Khi triển khai thực hiện giải pháp này không làm ảnh hưởng đến quy trình thực hiện các giải pháp kia. Để thực hiện công tác quản lý ĐNGV THCS huyện Núi Thành; không thể thực hiện đơn lẻ giải pháp mà phải tiến hành đồng bộ các giải pháp đề xuất; từ đó tạo động lực, điều kiện để thực hiện các giải pháp. 3.1.6. Tính kế thừa Giải pháp đề ra phải trên quan điểm kế thừa và phát triển. Những nội dung thực hiện phải dựa trên kết quả đã đạt được, những giải pháp đã thực hiện của ngành GD&ĐT và những quy định của địa phương trong những năm vừa qua. Vì vậy giải pháp đề xuất không phủ định, không mâu thuẫn với những quy định, những giải pháp đã thực hiện mà phải có tính "kế thừa" để phát triển. 18 3.2. Định hướng QLNN đối với giáo dục THCS trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 3.2.1. Mạng lưới trường, lớp và qui mô học sinh - Năm học 2016 – 2017: có 17 trường THCS công lập, 233 lớp/ 8657 học sinh. - Dự báo năm học 2017 – 2018 đến năm học 2019 – 2020: giữ nguyên 17 trường THCS. Tuy nhiên số lượng học sinh có thay đổi, cụ thể: + Năm học 2017 – 2018: 227 lớp/ 8434 học sinh. + Năm học 2018 – 2019: 226 lớp/ 8519 học sinh. + Năm học 2019 – 2020: 230 lớp/ 8625 học sinh. 3.2.2. Dự báo số lượng GV Trên cơ sở quy mô học sinh, mạng lưới trường lớp của bậc học THCS, dự báo số lượng GV THCS như sau: - Năm học 2016 – 2017: Toàn cấp học THCS 504 GV; - Năm học 2017 – 2018: Dự báo có khoảng 475 GV; - Năm học 2018 – 2019: Dự báo có khoảng 480 GV; - Năm học 2019 – 2020: Dự báo có khoảng 495 GV;. Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 – 2016 và kế hoạch giai đoạn 2017 – 2020 của UBND huyện Núi Thành; Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 23/7/2015 của HĐND huyện Núi Thành về đầu tư công trung hạn 05 năm 2016 – 2020 và dự kiến danh mục đầu tư năm 2016 và nghị quyết số 83-NQ/HĐND, ngày 07/4/2016 của Hội đồng nhân dân huyện Núi Thành ban hành về Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm 2016 – 2020 ) 3.3. Định hướng QLNN đối với ĐNGV THCS công lập trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam Trong những năm qua, để quản lý giáo dục nói chung và quán lý giáo dục THCS công lập, đặc biệt chú ý đến quản lý ĐNGV 19 THCS công lập, UBND huyện, Phòng GD&ĐT huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách, nhiều định hướng mang tính chiến lược nhằm giúp bậc học THCS huyện nhà ngày càng phát triển. Phát huy các thành quả đó, những năm tới, huyện cần tiếp tục thực hiện và có những định hướng mới cụ thể hơn, sâu sát hơn để quản lý giáo dục mà trọng tâm nhấn mạnh vào QLNN đối với ĐNGV các trường THCS công lập, phấn đấu đưa 100% các trường THCS đạt mục tiêu trường chuẩn quốc gia đến năm 2020. Đặc biệt, cần quan tâm: 3.4. Một số giải ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_doi_ngu_giao_vien.pdf
Tài liệu liên quan