Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Nguyên nhân của những hạn chế

Xuất phát từ những hạn chế, có thể tìm ra một số các

nguyên nhân chính của công tác QLNN về các DAĐT như sau:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Về công tác xây dựng chiến lược chưa khai thác hết tiềm

năng và thế mạnh của tỉnh.

+ Do vị trí địa lý của tỉnh nằm trong khu vực nhạy cảm có

ảnh hưởng đến anh ninh quốc phòng của cả nước nên sẽ hạn chế

phần lớn các Nhà đầu tư nước ngoài đến để đầu tư.

+ Về việc hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết vướng mắc cho

doanh nghiệp

pdf19 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ./ ./ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA * ĐINH QUANG VŨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quán lý công Mã số: 8340403 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Đắk Lắk, năm 2019 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Từ Phản biện 1: TS. Tuyết Hoa Niê KDăm Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Hải Yến Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Hội trường Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia Khu vực Tây Nguyên – 51 Phạm Văn Đồng, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Thời gian: vào hồi 14 giờ 45 ngày 30 tháng 5 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua đã đạt được những kết quả, thành công nhất định, nhờ đó mà kinh tế - xã hội có bước phát triển, đời sống của nhân dân trong tỉnh đã được cải thiện; từ năm 2015 đến năm 2019, tỉnh đã thu hút được 271 dự án bao gồm các lĩnh vực như công nghiệp, thương mại, xây dựng, nông nghiệp, giáo dục, du lịch, môi trường với tổng vốn đầu tư 31.897,12 tỷ đồng. Mặc dù số lượng các DAĐT tăng dần theo từng năm nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lý DAĐT; Thực trạng công tác QLNN đối với DAĐT còn nhiều hạn chế, yếu kém; chưa được ngăn chặn triệt để, chất lượng dự án chưa được đảm bảo. Những hạn chế, bất cập do rất nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là công tác QLNN đối với DAĐT có thể đề cập đến như còn thiếu sót các quy định về phân cấp quyết định đầu tư, phân quyền đối với chủ đầu tư, về thẩm quyền và phương thức quản lý dự án, các cơ chế kiểm tra, giám sát cần thiết dẫn đến những tồn tại, bất cập trong xác định chủ trương đầu tư, hiệu quả cũng như tiến độ.Các quy định trong pháp luật có liên quan đến dự án đầu tư còn trùng lắp, mâu thuẫn, chồng chéo. Nhận thức sâu sắc vấn đề trên, xuất phát từ yêu cầu thực tế, tác giả đã lựa chọn “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn nói trên. 4 2. Tình hình nghiên cứu QLNN về DAĐT ngày càng được các nhà khoa học, các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Một số nghiên cứu phần lớn đề cập đến việc trình bày các kiến thức chung nhất về tổ chức quản lý thực hiện DAĐT. Trong đó có thể nhắc đến một số các công trình liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài như: - Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Thừa Thiên Huế “Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng tại huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị” của Trần Vân Anh (2016). Tác giả đã hệ thống hóa lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, làm rõ, đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội tại huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Đánh giá việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN với các nguồn vốn chương trình mục tiêu cho các huyện miền núi như chương trình 135, chương trình 30a của Chính phủ. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. - Tác giả Phạm Hồng Ngọc với luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại 5 huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An”(2017). Luận văn tập trung làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay, đề xuất các giải pháp thực hiện tốt hơn công tác chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Nội dung của luận văn tập trung vào các nội dung quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ giai đoạn lập, thực hiện và kết thúc dự án đầu tư. Công tác quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản cũng như quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm ngân sách. Nhìn chung đa phần các tác gia đều tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những lý luận cơ bản liên quan về quản lý DAĐT và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề quản lý các DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy đề tài tác giả nghiên cứu không bị trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp để hoàn thiện QLNN về dự án đầu tư tại tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau, đó là: - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 6 - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện đối với DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu QLNN đối với DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu việc QLNN đối với DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi không gian: Luận văn được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu của luận văn được thu thập trong thời gian 05 năm từ năm 2015 đến năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn dùng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: số liệu được thu thập từ các nguồn của Cơ quan hành chính nhà nước về QLNN đối với DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 7 - Phương pháp xử lý: xử lý các số thiệu đã được thống kê để phân tích đánh giá thực trạng QLNN đối với DAĐT. - Phương pháp phân tích: Dựa trên những tài liệu, thông tin thực tiễn của các ngành, địa phương và các dữ liệu thu thập được để xử lý, phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý nhà nước đối với DAĐT, những mặt quản lý còn yếu kém, hạn chế làm cơ sở để đưa ra những kết luận và đề xuất mang tính khoa học phù hợp với lý luận và thực tiễn. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường QLNN về DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 6.1. Về mặt lý luận Từ các vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn nhiều bất cập, nhất là vấn đề về quy hoạch, công tác quản lý nhân sự, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo từ đó luận văn đưa ra giải pháp nhằm góp phần phát triển lĩnh vực QLNN đối với các DAĐT, nâng cao hiệu quả quản lý các DAĐT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở thời điểm hiện tại. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn là tài liệu tham khảo giúp các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, các nhà làm chính sách có cơ sở hoạch định và ban hành các chính sách phát triển KT-XH, đồng thời là tài liệu hữu ích cho bạn đọc nghiên cứu các vấn đề về đầu tư nói chung và DAĐT tỉnh Đắk 8 Lắk nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 03 chương gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư tỉnh Đắk Lắk CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.2. Phân loại các dự án đầu tư 1.1.2.1. Phân theo lĩnh vực hoạt động: 1.1.2.2. Phân loại theo nguồn vốn và phương diện quản lý: - Các dự án đầu tư thuộc các nguồn vốn khác bao gồm các dự án của cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội đầu tư dưới nhiều hình thức huy động vốn khác nhau được cấp có thẩm quyền cho phép. 9 1.1.2.3. Phân loại theo tính chất và quy mô dự án (dự án quan trọng quốc gia với mức đầu tư theo Nghị quyết của Quốc hội) 1.1.3. Quy trình thực hiện dự án đầu tư 1.1.3.1. Đối với dự án đầu tư của doanh nghiệp: 1.1.3.2. Đối với dự án đầu tư công 1.1.4. Sự cần thiết của dự án đầu tư 1.1.4.1. Sự cần thiết của dự án đầu tư đối với các doanh nghiệp tư nhân: 1.1.4.2. Sự cần thiết của DAĐT đối với các cơ quan quản lý nhà nước: 1.1.4.3. Sự cần thiết của DAĐT đối với sự phát triển của xã hội: 1.1.5. Đặc điểm của dự án đầu tư 1.2. Quản lý nhà nước về các dự án đầu tư 1.2.1. Một số khái niệm Trên cơ sở cách hiểu đối với khái niệm dự án đầu tư và khái niệm QLNN đã nêu ở trên, có thể hiểu QLNN về dự án đầu tư là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước nhằm chấp hành các quy định của Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên trong lĩnh vực dự án đầu tư và điều hành hoạt động đầu tư 10 của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, các chương trình, dự án phục vụ phát triển KT-XH, qua đó góp phần sử dụng hiệu quả vốn dự án đầu tư, đảm bảo công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế, giữ vững an ninh, bảo đảm quốc phòng. 1.2.2. Vai trò, sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư 1.2.3.1. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với dự án đầu tư 1.2.3.2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đối với dự án đầu tư 1.2.3.3. Xây dựng, tổ chức bộ máy QLNN đối với DAĐT 1.2.3.4. Hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc trong thực hiện dự án đầu tư: 1.2.3.5. Quản lý và phối hợp quản lý dự án đầu tư. 1.2.3.6. Kiểm tra, thanh tra giám sát và xử lý vi phạm 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư 1.2.4.1. Các nhân tố thuộc về chủ thể quản lý 1.2.4.2. Các nhân tố thuộc về đối tượng quản lý 11 Chương 2 THỰC TRẠNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Điều kiện tự nhiên và những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk ảnh hưởng đến dự án đầu tư 2.1.2. Những kết quả đạt được về dự án đầu tư tại tỉnh Đắk Lắk 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua 2.2.1. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với dự án đầu tư 2.2.2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đối với dự án đầu tư 2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư 2.2.4. Hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết vướng mắc trong thực hiện dự án đầu tư. 2.2.5. Công tác quản lý và phối hợp quản lý các dự án đầu tư 12 2.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với dự án đầu tư 2.3. Đánh giá quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Kết quả đạt được 2.3.1.1. Về ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đối với dự án đầu tư Trong giai đoạn trước năm 2018 khi các Luật và các quy định của Trung ương liên quan đến dự án đầu tư còn hiệu lực, các quy định đối với dự án đầu tư của Thành phố tương đối đầy đủ, phạm vi tác động bao trùm các lĩnh vực. Các quy định ban hành cơ bản đảm bảo yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với nội dung và mục đích của luật liên quan, ban hành trong phạm vi thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục và hình thức mà pháp luật đã quy định. 2.3.1.2. Về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dự án đầu tư Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đã xác định để xây dựng tỉnh theo định hướng, mục tiêu đặt ra, coi trọng khai thác nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, xã hội hóa, tiến tới giảm dần nguồn vốn đầu tư từ NSNN. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy tỉnh đã thay đổi quan điểm và nâng cao nhận thức về vai trò của nhà nước trong thời gian tới, đó là tập trung hình thành hệ thống cơ chế, chính sách có sức động viên, khai thác mọi nguồn lực trong xã hội vào công cuộc phát triển. 13 Quy hoạch dự án đầu tư, dự án xây dựng, quy hoạch ngành và lĩnh vực, kế hoạch dự án đầu tư đều được xây dựng, ban hành kịp thời, phạm vi bao trùm các lĩnh vực, góp phần không nhỏ trong công tác chỉ đạo, điều hành, tham mưu về phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư và dự án đầu tư Tỉnh. 2.3.1.3. Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư: Tỉnh đã kịp thời kiện toàn các Ban Quản lý dự án chuyên ngành Tỉnh và chuyển chủ đầu tư tất cả các dự án sử dụng vốn ngân sách Tỉnh về các Ban Quản lý này, điều đó giúp giảm đầu mối quản lý, nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án và QLNN đối với dự án dự án đầu tư, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các sở, ngành khác tập trung vào chức năng QLNN theo ngành, lĩnh vực phụ trách, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của QLNN về dự án đầu tư. 2.3.1.4. Về Hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết vướng mắc trong thực hiện dự án đầu tư. Gần đây UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 3543/QĐ-UBND ngày 26/11/2019 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Lắk. Qua đó, trung tâm là đầu mối tập trung để các cơ sở, ban, ngành bố trí công chức, viên chức đến thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC liên quan đến tổ chức, cá nhân. 14 Tổ chức chương trình truyền hình “Dân hỏi thủ trưởng cơ quan hành chính trả lời” là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có thể trao đổi và giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp gặp phải khi tham gia đầu tư trên địa bàn tỉnh. 2.3.1.5. Về quản lý và phối hợp quản lý các dự án đầu tư Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp, các ngành tại địa phương, Công tác QLNN và phối hợp quản lý các DAĐT trên địa bàn tỉnh đạt được một số kết quả thắng lợi. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tăng dần qua từng năm, thu hút được một số các nhà đầu tư lớn tham gia đầu tư trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là các dự án điện gió, điện mặt trời, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Cơ quan Xúc tiến đầu tư đã tương đối hoàn thành tốt công tác tham mưu, thực hiện được những nhiệm vụ được phân công, nhất là công tác XTĐT đã được UBND tỉnh phê duyệt; giải quyết được phần lớn các công việc tồn đọng từ những năm trước. UBND tỉnh đã tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng và tích cực triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh; tăng cường chỉ đạo các Sở, ngành và địa phương trong công tác phối hợp quản lý các DAĐT, Hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án được quyết định chủ trương đầu tư, 2.3.1.6. Về thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với dự án đầu tư 15 Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với dự án đầu tư của tỉnh Đắk Lắk được Tỉnh triển khai thường xuyên, liên tục. Các chủ thể có chức năng giám sát, thanh tra, kiểm tra (HĐND Tỉnh; Thanh tra Tỉnh và Thanh tra chuyên ngành; các sở, ngành được giao nhiệm vụ; cộng đồng và các kênh phản biện xã hội) đều vào cuộc. Kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với dự án đầu tư đều chỉ rõ được các hạn chế trong dự án đầu tư và QLNN đối với dự án đầu tư của tỉnh. 2.3.2. Hạn chế Trong thời gian qua, mặc dù công tác QLNN về DAĐT đã đạt được những kết quả khả quan; tuy nhiên thực sự vẫn còn một số các mặt hạn chế: Một là, Về ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đối với dự án đầu tư chưa cụ thể, còn thiếu tính ổn định, chồng chéo Hai là, công tác quy hoạch đối với dự án đầu tư còn nhiều bất cập: Ba là, Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính còn rườm rà, không công khai Bốn là, Kế hoạch trợ giúp đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để thực hiện dự án đầu tư hiện nay con gặp một số các khó khăn như: Năm là, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với dự án đầu 16 tư còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc. Sáu là, việc hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết vướng mắc cho nhà đầu tư còn thiếu đầu mối, chưa hiệu quả. Bảy là, Công tác quản lý và phối hợp quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về dự án đầu tư chưa có sự kết nối. Tám là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với dự án đầu tư còn mang tính tượng trưng,lơ là và thiếu sự răn đe: 2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế Xuất phát từ những hạn chế, có thể tìm ra một số các nguyên nhân chính của công tác QLNN về các DAĐT như sau: - Nguyên nhân khách quan: + Về công tác xây dựng chiến lược chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. + Do vị trí địa lý của tỉnh nằm trong khu vực nhạy cảm có ảnh hưởng đến anh ninh quốc phòng của cả nước nên sẽ hạn chế phần lớn các Nhà đầu tư nước ngoài đến để đầu tư. + Về việc hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp - Nguyên nhân chủ quan: + Năng lực của các đơn vị tư vấn chưa đáp ứng yêu cầu. + Chất lượng của các báo cáo quy hoạch đạt thấp, chưa có 17 tầm nhìn dài hạn. + Việc thẩm định các quy hoạch đều do Hội đồng thẩm định tiến hành họp, đánh giá. Tuy nhiên do một phần công tác chuẩn bị chưa tốt. + Vẫn còn tồn tại chủ nghĩa sung bái vật chất của một số các đơn vị, cơ quan QLNN . + Thủ trưởng các cơ quan QLNN không phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật. CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Quan điểm, định hướng về dự án đầu tư 3.1.1. Quan điểm 3.1.2. Định hướng 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh tỉnh Đắk Lắk. 3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật về dự án đầu tư 3.2.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về dự án đầu tư 18 3.2.3. Hoàn thiện công tác lập quy hoạch 3.2.4. Nâng cao công tác cải cách thủ tục hành chính 3.2.5. Lập kế hoạch hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh 3.2.6.Tăng cường các kênh thông tin để hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp khi triển khai thực hiện dự án 3.2.7. Tăng cường công tác phối hợp, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước về dự án đầu tư 3.2.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh KẾT LUẬN Thời gian qua, tại tỉnh Đắk Lắk, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, HĐND tỉnh và sự phối hợp của các Sở, ban ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tăng cường các hoạt động QLNN về dự án đầu tư, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về dự án đầu tư còn có những tồn tại, hạn chế. Có nhiều nguyên nhân đưa đến những tồn tại, hạn chế ấy, trong đó có nguyên nhân do chính quyền các cấp chưa nhận thức đầy đủ vai trò của dự án đầu tư và chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động QLNN về dự án đầu tư. 19 Vấn đề đặt ra đối với chính quyền các cấp ở tỉnh Đắk Lắk là: để nâng cao hiệu quả hoạt động dự án đầu tư thì cần phải hoàn thiện công tác QLNN về DAĐT tại tỉnh Đắk Lắk. Đây cũng là mục đích tác giả đặt ra trong luận văn này. Trong chương 1, chương lý luận chung về QLNN về DAĐT, tác giả tập trung phân tích các khái niệm, đặc điểm, vai trò và tính tất yếu, nguyên tắc, những nội dung và phương thức QLNN về DAĐT. Đây là cơ sở lý luận để xem xét, đánh giá hoạt động QLNN về DAĐT ở chương 2; đồng thời là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về DAĐT tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. Ở chương 2, sau khi đề cập một số nét khái quát về KT-XH tác động đến hoạt động QLNN về dự án đầu tư tại tỉnh Đắk Lắk, luận văn đi sâu phân tích thực trạng QLNN về dự án đầu tư tại tỉnh Đắk Lắk, dựa trên những nội dung và phương thức đã nghiên cứu ở chương 1, từ đó đưa ra đánh giá về kết quả đạt được và hạn chế của hoạt động QLNN về DAĐT tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011- 2015. Cuối chương 2, luận văn nêu lên nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế của hoạt động QLNN về DAĐT tại tỉnh Đắk Lắk. Ở chương 3, sau khi đề cập đến quan điểm quản lý và phương hướng QLNN về dự án đầu tư giai đoạn tới, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về DAĐT.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_du_an_dau_tu_tren.pdf
Tài liệu liên quan