Thành phố có tổng số gần 27.150 mộ liệt sĩ. Trong đó, có 20
mộ liệt sĩ tập thể, hơn 19.500 mộ liệt sĩ có thông tin và hơn 7.600 mộ
liệt sĩ chưa biết thông tin. Thành phố đã giới thiệu 89 trường hợp lấy
mẫu sinh phẩm, kết quả giám định có trường hợp trùng khớp và được
điều chỉnh thông tin trên bia mộ. Cơ quan thường trực Đề án 150
cũng thông qua nhiều biện pháp, đã thực hiện xác minh và đính chính
thông tin cho 215 mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin và sai lệch thông tin.
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần nào chia sẻ
những đau thương mất mát, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về đạo lý
tốt đẹp của dân tộc ta.
Cùng với chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, hoạt
động đền ơn đáp nghĩa được vận động thành phong trào sâu rộng
trong quần chúng nhân dân với lòng biết ơn sâu sắc và trách nhiệm
cao cả. Phong trào toàn dân giúp đỡ chăm sóc thương binh bệnh
binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng không ngừng
phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Thành phố Hồ Chí Minh chú
trọng thực hiện chính sách ưu đãi với người có công, cụ thể hóa các
chủ trương, chính sách, xây dựng bộ máy tổ chức, bố trí nguồn lực để
chăm lo cho đời sóng người có công được nâng lên. Tuy nhiên, khi
đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta vào cuộc sống
đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Chính sách còn nhiều điểm chưa
phù hợp, nhiều người có công vẫn chưa được công nhận và hưởng
chính sách ưu đãi; còn nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn, chưa
sát với thực tế nên khó tổ chức thực hiện; công tác tổ chức đưa vào
thực tế còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự công bằng với người có
công với đất nước; năng lực đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều hạn
chế; hiệu lực hiệu quả quản lý chưa cao; bố trí nguồn nhân lực chưa
tương xứng với yêu cầu.
3
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “ Quản lý nhà nước
đối với người có công với cách mạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến để tài luận văn
Các bài báo, bài viết
Nguyễn Duy Kiên - Phó Cục trưởng Cục Người có Công, Bộ
LĐTB&XH, chính sách Người có công là trách nhiệm của toàn dân,
Tạp chí Tuyên giáo số 7/2012.
Nguyễn Danh Tiên - Chủ trương của Đảng đối với thương
binh, liệt sỹ thời kỳ đổi mới – tạp chí Khoa học quân sự tháng 7 năm
2012,
Lê Xuân Cử - Thiết thực tri ân những người có công với cách
mạng – tạp chí Cộng sản tháng 7 năm 2017, tri ân người có công với
cách mạng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của cả xã hội đối với
những người đã đóng góp công sức, xương máu cho sự nghiệp cách
mạng để chúng ta có được hòa bình, thống nhất, độc lập, tự chủ trong
xây dựng và phát triển hôm nay.
Trần Đơn - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ
Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, bài viết trên báo
Tạp chí Cộng sản tháng 7/2018 về “Quan điểm của Đảng và tư tưởng
Hồ Chí Minh về chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với
cách mạng”. bài viết khẳng định chính sách thương binh, liệt sĩ và
người có công với cách mạng là một trong những chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước ta.
4
Các luận án, luận văn
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của Lê Thị Hải Âu năm 2012
“Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công ở An
Giang".
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Phan Quốc Trung năm 2017 “Quản
lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang”.
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của Lương Xuân Trường năm
2017 “Thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn
Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Các công trình nghiên cứu trên đứng ở nhiều góc độ khác nhau
bàn về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, tuy
nhiên chưa có luận văn nào nói về quản lý nhà nước đối với người có
công với cách mạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN đối với người
có công với cách mạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa lý thuyết của QLNN đối với người có công với
cách mạng.
- Mô tả, phân tích thực trạng QLNN đối với người có công với
cách mạng.
- Đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế của QLNN đối
với người có công với cách mạng trên địa bàn TP. HCM.
5
- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với người có
công với cách mạng trên địa bàn TP. HCM.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: QLNN đối với người có công với cách
mạng trên địa bàn TP. HCM.
Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về thời gian: từ năm 2014 đến
nay và tầm nhìn đến năm 2025 và những năm tiếp theo. + Phạm vi
không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau
đây: phương pháp tổng hợp; phương pháp phân tích; phương pháp
thống kê; phương pháp so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa lý thuyết về QLNN đối với
người có công với cách mạng;Tập hợp các văn bản quy phạm pháp
luật hiện hành quy định về QLNN đối với người có công với cách
mạng.
Ý nghĩa thực tiễn: Từ những nghiên cứu của luận văn đã làm
sáng tỏ thực trang QLNN đối với người có công với cách mạng trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Những nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài
liệu nghiên cứu, tham khảo cho giảng viên, học viên, các cơ quan
quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
6
- Các giải pháp có thể được sử dụng ngay trong cơ quan nơi
tác giả làm việc và những cơ quan khác có cùng chức năng, nhiệm
vụ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo danh mục từ viết tắt, luận văn được kết cấu thành ba
chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với người có
công với cách mạng.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với người có
công với cách mạng trên đại bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh.
7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm ngƣời có công với cách mạng
Theo quy định tại PL ưu đãi đối với người có công với cách
mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005; PL số
04/2012/PL-UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung
một số điều của PL ưu đãi đối với người có công với cách mạng thì
NCC bao gồm:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm
1945.
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945
đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Liệt sĩ
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
- Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:
- Bệnh binh
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị
địch bắt tù, đày.
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ
Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
- Người có công giúp đỡ cách mạng
8
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, “QLNN là sự
tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với
các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và
phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện
những chức năng và nhiệm vụ người nghiên cứu. Quản lý là đối
tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự
nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ
riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt
động của đời sống xã hội.
1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách
mạng
QLNN đối với người có công với cách mạng là quá trình ban
hành chính sách pháp luật về ưu đãi người có công cho đến việc tổ
chức, điều hành của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước nhằm
thực hiện tốt trách nhiệm của Nhà nước trong việc đãi ngộ, ưu tiên
đặc biệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với những công
dân có những hy sinh, cống hiến với đất nước.
1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách
mạng
Nội dung quản lý nhà nước đối với người có công với cách
mạng: Thứ nhất là xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về người có
công với cách mạng; thứ hai lầ tổ chức thực hiện chính sách pháp luật
đối với người có công với cách mạng; thứ ba là thanh tra, kiểm tra,
giải quyết các khiếu nại, tố cáo việc thực hiện pháp luật về người có
9
công với cách mạng; thứ tư là hợp tác quốc tế về người có công với
cách mạng
1.3. Sự cần thiết QLNN đối với ngƣời có công với cách
mạng
- Tạo hành lang pháp lý
- Đảm bảo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về người có công với cách mạng
- Phát huy, giữ gìn truyền thống dân tộc
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công
với cách mạng tại một số địa phƣơng
- Tỉnh Quảng Trị, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bắc Giang, Bài học
kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và
5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km², trong đó nội thành là 140,3km2,
ngoại thành là 1.916,2km2. Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần
lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao
giảm dần theo hướng Đông Nam.
Năm 2014, thì dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 7.981.900
người. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân
số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người.
10
Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP)
và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên
thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông
quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường
bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Thành phố Hồ Chí Minh
đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. Giữ vai trò quan trọng trong
nền kinh tế Việt Nam.
Tổng số lượng người có công là thương binh, bệnh binh, mẹ
Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ..trên địa bàn thành phố là
261,258 người chiếm tỷ lệ 3,72% tỷ lệ dân số toàn thành phố, đây là
một trong những địa phương có người có công cao nhất, vì vậy chất
lượng sống và các chế độ về chính sách cũng được Thành phố coi
trọng và nâng cao hơn. Trong đó, việc chi trả ngân sách cho đối
tượng cũng được tạo điều kiện rõ rệt và cụ thể như sử dụng nguồn
ngân sách Trung ương cấp là 66,778,268,858 đồng/tháng, ngoài ra
thành phố cũng tạo điều kiện hỗ trợ một phần kinh phí để chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách có công
với cách mạng
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời
có công với cách mạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Thực trạng ban hành chính sách, pháp luật về người có
công với cách mạng
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-
UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005; PL số
04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung
11
một số điều của PL ưu đãi người có công với cách mạng. Pháp lệnh
ưu đãi đối với người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13
được ban hành ngày 16 tháng 7 năm 2012 có hiệu lực ngày 01 tháng
9 năm 2012; Nghị định 31/2013/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành PL
ưu đãi đối với người có công ban hành ngày 09 tháng 4 năm 2013, có
hiệu lực ngày 01 tháng 6 năm 2013; Thông tư 05/2013/TT-
BLĐTBXH về hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục, quản lý hồ sơ và thực
hiện chế độ ưu đãi đối với người có công ban hành ngày 15 tháng 5
năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối
với người có công với cách mạng
2.2.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước đối với người có công với
cách mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Theo Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương số
77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội, Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh do Hội đồng nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân
dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên. Chức năng nhiệm vụ được
quy định cụ thể tại Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Đối với lĩnh vực người có công với cách mạng, theo quy định tại
Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày
2/10/2015 của Bộ LĐTB&XH và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở LĐTB&XH thuộc
12
UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng
nhiệm vụ của Sở LĐTB&XH theo quyết định số 37/2017/QĐ-
UBND ngày 18/8/2017.
Cơ cấu tổ chức bộ máy:
+ Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Giám đốc và
03 Phó Giám đốc; Có 9 phòng và 01 Chi cục, gồm: Có 40 đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc.
2.2.2.2. Quy hoạch, tổ chức quản lý hệ thống cơ sở xã hội nuôi
dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng
Trên địa bàn Thành phố chú trọng xây dựng Trung tâm Dưỡng
lão Thị Nghè (nơi đây là nhà nuôi dưỡng cha mẹ liệt sỹ) theo Quyết
định 3687/QĐ –UBND ngày 10/8/1996, Trung tâm Dưỡng lão Thị
Nghè có chức năng chủ yếu chăm sóc, phụng dưỡng, các đối tượng
người già thuộc diện chính sách neo đơn, không nơi nương tựa,
không người nuôi dưỡng.
2.2.2.3. Công tác quy hoạch mộ và các công trình ghi công liệt
sĩ
Thành phố đã rà soát, hoàn thiện hơn 18.580 hồ sơ, tài liệu liên
quan đến danh sách liệt sĩ hy sinh, từ trần và mất tin, mất tích, đồng
thời sàng lọc danh sách liệt sĩ của từng đơn vị, từng địa bàn các thời
kỳ chiến tranh. Từ năm 2014 đến tháng 2018, thành phố tiếp nhận
thông tin, xây dựng kế hoạch khảo sát 27 điểm tại 14 quận, huyện và
đã tổ chức tìm kiếm, quy tập, di dời an táng được 74 HCLS (có 64 bộ
HCLS biết thông tin về thân nhân). Đồng thời, tiến hành kết luận địa
13
bàn các vị trí đã tìm kiếm, quy tập HCLS, lập sơ đồ mộ chí để theo
dõi lâu dài. Thành phố đã huy động hơn 100 lượt cán bộ, chiến sĩ
phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập HCLS với hơn 10.000 ngày công,
đào lấp hơn 250.000m2.
Thành phố có tổng số gần 27.150 mộ liệt sĩ. Trong đó, có 20
mộ liệt sĩ tập thể, hơn 19.500 mộ liệt sĩ có thông tin và hơn 7.600 mộ
liệt sĩ chưa biết thông tin. Thành phố đã giới thiệu 89 trường hợp lấy
mẫu sinh phẩm, kết quả giám định có trường hợp trùng khớp và được
điều chỉnh thông tin trên bia mộ. Cơ quan thường trực Đề án 150
cũng thông qua nhiều biện pháp, đã thực hiện xác minh và đính chính
thông tin cho 215 mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin và sai lệch thông tin.
2.2.2.4. Bố trí nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi đối với
người có công với
Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí để thực hiện các chế
độ, chính sách đối với người có công chủ yếu hỗ trợ tài chính thông
qua hình thức trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm y tế và các chế độ ưu đãi
khác.
Trên thực tế, chính sách công với cách mạng nhằm mục đích
giải quyết các vấn đề cụ thể trong cái tổng thể, có mối liên hệ với
nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Đối với chính sách ưu đãi đối với
NCC theo luận văn áp dụng cách tiêu chí cụ thể là: Tính hiệu lực của
chính sách, tính hiệu quả của chính sách, tính công bằng của chính
sách, tính trách nhiệm của các cấp, các ngành và từng cá nhân được
giao nhiệm vụ thực thi chính sách, tính đầy đủ, kịp thời và đúng đối
tượng.
14
2.2.3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính
sách, pháp luật đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
Công tác thanh tra kiểm tra đã làm cho công tác chính sách đối
với người có công với cách mạng đi vào cả chiều rộng và chiều sâu,
giúp quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng hiệu quả
hơn về mọi mặt. Từ năm 2014 đến năm 2018 phát hiện và xử lý vi
phạm trong công tác làm giả hồ sơ để hưởng chính sách ưu đãi với
người có công có 21 trường hợp đang hưởng chế độ thương binh làm
giả hồ sơ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí
Minh phối hợp với UBND các quận, huyện ngưng hưởng trợ cấp ưu
đãi và đang tiến hành truy thu các khoản trợ cấp đã được chi trả.
Về đơn thư khiếu nại từ năm 2014 đến năm 2018 có 18 đơn tố
cáo, 22 đơn khiếu nại về vấn đề chi trả chính sách cho các đối tượng
chính sách có công trên địa bàn thành phố, Sở chỉ đạo thanh tra Sở
tiến hành giải quyết các đơn thu khiếu nại.
2.2.4. Thực trạng hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nƣớc
đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh
Thành Phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được,
tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Ban Công tác đặc biệt Chính phủ Lào,
Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Cam-pu-chia và các cấp chính
quyền của Lào, Cam-pu-chia để đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy
tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ ở nước Bạn. Trước mắt, Ban Công tác
đặc biệt, Ủy ban Chuyên trách Chính phủ chuẩn bị chu đáo cho Kỳ
15
họp lần thứ 22 với Ban Công tác đặc biệt Chính phủ Lào, Kỳ họp lần
thứ 16 với Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Cam-pu-chia, kịp thời rút
kinh nghiệm, thống nhất kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
mùa khô 2017 - 2018 và những năm tiếp theo. Cùng với Trung ương
tăng cường tiếp xúc, trao đổi, đề nghị phía Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái
Lan, Ô-xtrây-li-a, Phi-líp-pin sớm xác định đối tác hợp tác của mỗi
nước tương ứng với Ban Chỉ đạo Quốc gia 1237 của Việt Nam và
xây dựng cơ chế hợp tác để nâng cao hiệu quả thu thập, xử lý, cung
cấp thông tin về quân nhân Việt Nam hy sinh, mất tin, mất tích trong
chiến tranh mà các tổ chức, cá nhân của các nước này còn lưu giữ,
cũng như chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao ứng dụng khoa học, công
nghệ, hỗ trợ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của Việt Nam.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những thành tựu
Qua tình hình thực tế, công tác quản lý nhà nước đối với người
có công tại thành phố Hồ Chí Minh đi vào hiệu quả, đảm bảo công
tác QLNN đối với NCC công trên địa bàn thành phố tích cực và
mang lại hiệu quả cao: Qua công tác tổng hợp số liệu tại Phòng
Người có công của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố
Hồ Chí Minh, tính đến ngày ( 31/12/2018) có tổng số 261,258 đối
tượng chính sách được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng và nhà
nước.
Tính đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã cơ bản hoàn thành
việc chăm lo cho các gia đình chính sách khó khăn về nhà ở. Tuy
nhiên, số gia đình có công của Thành phố rất lớn, vẫn còn một số gia
16
đình phải vật lộn với cuộc sống khó khăn và vất vã, còn khó khăn về
nhà ở, vì vậy chúng ta vẫn phải tiếp tục quan tâm, chăm sóc.
2.3.2. Những hạn chế
Công tác QLNN đối với người có công bên cạnh những mặt
đạt được còn tồn tại những vướng mắc sau:
- Về hệ thống văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện chính
sách khá đồ sộ, luôn thay đổi, thiếu thống nhất, thiếu chặt chẽ và
nhiều nội dung không được thể chế, việc thực thi cũng chưa thật
đồng bộ.
- Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà
nước đối với người có công còn nhiều hạn chế.
- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách chưa đầy đủ, chưa
rộng khắp.
- Công tác kiểm tra, giám sát trong thực hiện chính sách ưu đãi
người có công chưa thống nhất, còn nhiều bất cập.
2.2.3. Nguyên nhân
- Các văn bản quy phạm pháp luật về người có công thiếu đồng
bộ. Vai trò của quản lý nhà nước trong việc thực hiện chính sách
chưa thực thi tốt. Hạn chế trong công tác bố trí, tổ chức, đào tạo bồi
dưỡng cán bộ, công chức. Công công tác kiểm tra, kiểm soát thực
hiện chính sách đối với người có công còn nhiều bất cập.
17
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 1 nêu lý luận, chương 2 đi vào phân tích điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá
công tác Quản lý nhà nước trong việc thực thi chính sách đối với
người có công trên địa bàn.
Chương 2 là thực tiễn trong khoảng thời gian nghiên cứu từ
năm 2014 đến năm 2018, nghiên cứu và đưa ra các số liệu cụ thể
trong công tác QLNN đối với người có công với cách mạng trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phân tích các thực trạng công tác
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách đối với người có
công với cách mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng
xây dựng, ban hành chính sách pháp luật về người có công với cách
mạng, thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công
với cách mạng, thực trạng thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác
quản lý nhà nước đối với người có công trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh. Đi sâu vào thực tế, nắm bắt tình hình và nghiên cứu cũng
có nhiều ưu điểm và thành tựu đạt được.
Từ đó có xem xét nhiều khía cạnh để chỉ ra những nguyên
nhân của sự hạn chế đó để có định hướng khắc phục ở chương 3.
18
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG
VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
3.1. Định hƣớng
3.1.1. Định hƣớng của Trung ƣơng
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi
xã hội đối với người có công với cách mạng, phấn đấu đến năm 2020
hoàn chỉnh hành lang pháp lý.
Hai là, tăng cường xã hội hóa, đẩy mạnh phong trào chăm sóc
người có công thông qua các chương trình tình nghĩa, toàn dân tham
gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhằm huy động nguồn lực từ
cộng đồng, xã hội cùng Nhà nước quan tâm chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần người có công.
Ba là, thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội,
chương trình quốc gia về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, giảm
nghèo
Bốn là, đổi mới quản lý Nhà nước về ưu đãi xã hội, chú trọng
cả 3 nội dung thể chế chính sách, tổ chức bộ máy và công chức, công
vụ.
3.1.2. Định hƣớng của Thành phố Hồ Chí Minh
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ chủ trương,
chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước đối với thương binh,
bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công.
19
- Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, phối hợp
hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương trong
thực hiện công tác người có công với cách mạng.
Tiếp tục giải quyết hồ sơ tồn đọng phải được tiến hành chặt
chẽ, nghiêm túc, đảm bảo các yêu cầu của pháp luật về đối tượng,
tiêu chuẩn, điều kiện.
Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các cá nhân, tổ
chức liên quan, đặc biệt là các cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ
tiền khởi nghĩa, đồng chí, đồng đội cùng hoạt động, ý kiến của cộng
đồng nhân dân, đồng thời phát huy tốt vai trò của các cơ quan thông
tin đại chúng trong quá trình giải quyết hồ sơ.
Đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời
có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc
thẩm quyền của thành phố Hồ chí Minh
Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hồ chí Minh là
đơn vị tham mưu cho UBND thành phố ban hành những quyết định
liên quan đến chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với người có công với
cách mạng. nhiều nội dung cần được thể chế; Sự chăm lo của chính
sách có công vẫn có hạn, chưa chu cấp đáng kể cho người có công và
thân nhân của họ, đặc biệt là chưa đồng bộ và đều khắp cho đối
tượng chính sách có công, mặc dù mới được sửa đổi, bổ sung năm
2012. Ngoài ra mức tăng trợ cấp, phụ cấp cho NCC cũng sẽ được
20
điều chỉnh hàng năm và sẽ tăng lên do sự phát triển của kinh tế cả
nước đồng thời với giảm số lượng NCC do từ trần.
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản
lý nhà nước. Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng hệ
thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng điều dưỡng người có công với cách
mạng. Thực hiện tốt công tác quy tập mộ và các công trình ghi công
liệt sĩ. Nâng cao nhận thức, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến với
các cơ quan và tầng lớp nhân dân về chính sách ưu đãi người có
công. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác Quản lý nhà nước
đối với người có công:
3.2.3. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc kiểm tra, giám
sát ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực trong thực hiện chính sách ƣu
đãi ngƣời có công với cách mạng
. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm mọi vi phạm,
bảo đảm sự tôn nghiêm của pháp luật và tạo niềm tin trong nhân dân.
Tăng cường công tác giải quyết khiếu nại có liên quan đến chính sách
có công, quan điểm giải quyết có lý, có tình nhằm tránh oan sai, tạo
niềm tin cho nhân dân.
3.2.4.Tăng cƣờng và hợp tác quốc tế trong quản lý nhà
nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đề xuất với Bộ LĐTBXH,
các Bộ ban ngành có liên quan tăng cường phối hợp với phía Bạn đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là
cựu binh đã từng tham gia phối hợp chiến đấu, các đảng phái, chủ
21
đất, chủ rừng, nhà chùa và cả những người trước đây thuộc “phía bên
kia” tiếp tục phát hiện, cung cấp thông tin về mộ liệt sĩ. Đề nghị
Chính phủ Lào, Campuchia chỉ đạo các cấp chính quyền, các cơ quan
liên quan và nhân dân các địa phương tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện
thuận lợi để các đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của Việt Nam
thực hiện nhiệm vụ.
3.3. Kiến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_nguoi_co_cong_voi.pdf