Thực trạng trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị: cơ sở vật
chất cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc. Trang thiết bị cần
thiết phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chưa đầy đủ.
- Thực trạng nguồn lực tài chính: chưa được đầu tư tương xứng
với yêu cầu nhiệm vụ, chỉ hơn 33% kinh phí đầu tư cho hoạt động
chuyên môn về ATTP. Kinh phí đầu tư cho các hoạt động quản lý về
ATTP có tăng qua mỗi năm song không được nhiều. Trong đó, tăng
chủ yếu là nguồn vốn đầu tư cho bộ máy quản lý hành chính, nguồn
vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia về ATTP có xu hướng
giảm xuống. Không có nguồn vốn hỗ trợ các hoạt động quản lý đồng
thời nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia giảm đã
gây ảnh hưởng đến việc triển khai đề án, dự án ATTP và các hoạt
động quản lý về ATTP
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phép.
1.1.3. Quản lý nhà nước
QLNN là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực hiện quyền
lực nhà nước, là tổng thể và thể chế về tổ chức và cán bộ của bộ máy
nhà nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước,
do các cơ quan nhà nước (lập pháp, hiến pháp, tư pháp) có tư cách
pháp nhân công pháp (công quyền) tiến hành bằng các văn bản quy
phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
mà nhà nước đó giao quyền trong việc tổ chức và điều khiển các quan
hệ xã hội và hành vi của con người.
1.2. Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm ở địa phƣơng
1.2.1. Khái niệm
QLNN về ATTP là việc Nhà nước thực hiện quyền lực công để
điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động về ATTP.
QLNN về ATTP bao gồm một số các hoạt động chủ yếu: công tác
hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược, kế hoạch
có liên quan đến vấn đề ATTP và công tác tổ chức tuyên truyền, giáo
6
dục, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, công tác
phối hợp liên ngành trong quản lý và nghiên cứu khoa học...
1.2.2. Vai trò, nguyên tắc của quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm
1.2.2.1. Vai trò của quả lý nhà nước
Nhà nước là chủ thể trực tiếp và toàn diện của quản lý về ATTP.
Trực tiếp quản lý vấn đề ATTP trong việc kiểm tra, giám sát kết
quả thực hiện về sản xuất, chế biến cũng như tiêu dùng của tất cả các
mặt hàng thực phẩm.
Thông qua việc quy định và kiểm soát về vệ sinh, an toàn, môi
trường. Nhà nước đảm bảo sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu
nhập khẩu vào Việt Nam phải bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người tiêu
dùng, an toàn cho môi trường tự nhiên và xã hội.
Đề ra quy hoạch, kế hoạch tổng thể, đáp ứng những cân đối lớn
của toàn bộ nền kinh tế, tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, không hiệu
quả, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển
trong lĩnh vực ATTP. Định hướng cho công tác đảm bảo ATTP theo
đúng chủ trương chính sách đã đề ra. Hạn chế tiêu cực, tạo ra môi
trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực ATTP.
1.2.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chịu trách nhiệm về an
toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng, quy định do cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành và
tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
Quản lý ATTP phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, lưu
thông kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với ATTP và
tuân thủ về luật.
Quản lý ATTP phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và
phối hợp liên ngành.
7
Quản lý ATTP phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
- Ban hành và triển khai các văn bản về an toàn thực phẩm
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy
hoạch, kế hoạch về ATTP;
+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
ATTP, các quy định và tiêu chuẩn về ATTP;
+ Ban hành các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
hành chính về ATTP.
- Xây dựng bộ máy
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc
phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm;
+ Quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm về ATTP;
+ Quản lý việc công bố tiêu chuẩn ATTP, chứng nhận đủ điều
kiện ATTP;
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi
phạm pháp luật về ATTP;
+ Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức
và pháp luật về ATTP;
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực
ATTP.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm
- Hợp tác quốc tế về an toàn thực phẩm
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm
1.2.4.1. Chính sách, pháp luật làm hành lang pháp lý cho hoạt
động an toàn thực phẩm
Chính sách, pháp luật là những văn bản quy phạm pháp luật được
8
ban hành hệ thống từ trung ương đến địa phương. Với hệ thống chính
sách, pháp luật chặt chẽ, đầy đủ, thì việc giải quyết sự việc, tình huống
sẽ triệt để và nhanh chóng kịp thời.
1.2.4.2. Nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm
Cán bộ làm công tác QLNN về ATTP là toàn bộ những người
được phân công làm việc trong các cơ quan QLNN về ATTP và trực
tiếp theo dõi, chịu trách nhiệm đối với các hoạt động liên quan đến
ATTP.
Trình độ của cán bộ làm công tác QLNN về ATTP được thể hiện
thông qua bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn mà họ được đào tạo. Một
số chỉ tiêu thể hiện chất lượng làm công tác QLNN về ATTP:
- Số lượng cán bộ;
- Trình độ chuyên môn được đào tạo;
- Kết quả công tác của mỗi cán bộ.
1.2.4.3 Trang thiết bị và phương tiện quản lý an toàn thực phẩm
Đối với cơ quan QLNN về ATTP việc trang bị các thiết bị, máy
móc phù hợp trong lĩnh vực ATTP có ý nghĩa quan trọng trong việc
đánh giá chất lượng sản phẩm, phản ánh tính chính xác, giúp cơ quan
quản lý về ATTP hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mình.
1.2.4.4. Sự phối hợp của các cơ quan quản lý về an toàn thực
phẩm
Cần có sự phối hợp để việc đảm bảo ATTP đạt được kết quả tốt,
thông qua phối kết hợp trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuyên
truyền, đào tạo, nghiên cứu khoa học hay trong hoạt động kiểm
nghiệmThường xuyên duy trì phối hợp với các cơ quan thông tin
như: đài, báo, truyền hìnhđưa tin các hoạt động của cơ quan quản lý
về ATTP.
1.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc về an toàn
thực phẩm ở một số quốc gia và địa phƣơng
1.3.1. Các biện pháp hạn chế ngộ độc thực phẩm tại Thành phố
9
Đà Nẵng
1.3.2. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại Nghệ An
1.3.3. Bắc Giang xây dựng mô hình chợ thí điểm đảm bảo an
toàn thực phẩm
1.3.4. “ Kiến thức - Thái độ - Thực hành về vệ sinh an toàn thực
phẩm của người bán và người mua thức ăn đường phố ở thị xã Bến
Tre-Tỉnh Bến Tre năm 2007”,
1.3.5. “Hiệu quả thay đổi về kiến thức thực hành của người tiêu
dùng và công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở thành thị An
Giang năm 2007”
1.3.6. “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an
toàn thực phẩm của người tiêu dùng thực phẩm tại huyện Châu Thành
năm 2012”
1.3.7. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương
1.3.8. Bài học cho Việt Nam trong việc quản lý an toàn thực
phẩm
10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát về thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Diện tích tự nhiên 377,18 km2 chiếm khoảng 2,87% diện tích tự
nhiên tỉnh Đắk Lắk. Dân số 355.674 người, gồm 44 dân tộc anh em
cùng sinh sống, trên địa bàn thành phố có 13 phường, 8 xã (với 248
thôn, buôn, tổ dân phố).
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Điều kiện về kinh tế
- Công nghiệp
Công nghiệp - xây dựng có tốc độ phát triển khá, hạ tầng kinh tế
- xã hội tiếp tục được đầu tư. Cụm công nghiệp Tân An được xây
dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo, một số nhà máy chế biến nông sản với
công nghệ hiện đại đi vào sản xuất, đổi mới công nghệ gắn với bảo vệ
môi trường.
- Nông lâm nghiệp
Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng hiện đại. Cơ cấu cây
trồng, vật nuôi được chuyển đổi đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất
của ngành chăn nuôi, chiếm 27,2% trong ngành nông nghiệp; thủy sản
chiếm 7,4%.
2.1.2.2. Điều kiện xã hội
- Y tế - Sức khoẻ
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được cải thiện, mạng
lưới y tế cơ sở được củng cố, nâng cấp; hệ thống y tế trên địa bàn phát
triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh của nhân dân.
11
2.1.2.3. Đánh giá chung về thành phố Buôn Ma Thuột
- Thuận lợi: Thành phố Buôn Ma Thuột mang đậm bản sắc riêng
của dân tộc Tây Nguyên. Là vùng văn hóa rất đặc trưng của đất nước,
là cái nôi của các Lễ hội vẫn được duy trì hàng nghìn năm nay. Song
hành với việc tổ chức các Lễ hội là hoạt động không thể thiếu đó là
việc tổ chức ăn uống ở các quy mô khác nhau, thức ăn đường phố phát
triển mạnh mẽ.
- Khó khăn: Do có nhiều lễ hội diễn ra trong năm, thức ăn đường
phố phát triển mạnh. Các khu công nghiệp đang phát triển đồng nghĩa
các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp cũng phát triển, các cơ sở
chế biến thức ăn sẵn cũng phát triển, nếu không kiểm soát chặt chẽ có
thể xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe,
tính mạng người sử dụng.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên
địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.
2.2.1. Khái quát chung về tình hình an toàn thực phẩm
- Trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kiểm tra vệ sinh thú y,
kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật:
Công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đã được thực
hiện tốt; trong tổng số 19 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, mới có 09 cơ
sở giết mổ tập trung, chiếm tỷ lệ 47.36 %.
Tỷ lệ mẫu thịt gia súc, gia cầm phát hiện vi sinh vật gây bệnh là
27,67%, giảm so với năm 2016 (29,14%) tuy nhiên tỷ lệ mẫu thịt gia
súc, gia cầm phát hiện dư lượng hóa chất cấm là 1,19%, tăng so với
năm 2016 (0,55%).
- Trong sản xuất rau, quả: 8,5% diện tích trồng rau trên địa bàn
thành phố đủ điều kiện sản xuất rau an toàn; diện tích đủ điều kiện sản
xuất cây ăn quả an toàn đạt khoảng 20%.
Tỷ lệ mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới
hạn cho phép là 6,17% giảm so với năm 2016 (6,44%).
- Sản xuất sử dụng/kinh doanh chất phụ gia, chất hỗ trợ chế
12
biến, chất bảo quản thực phẩm: việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm chưa thường xuyên; phương tiện, trang thiết bị kiểm tra còn
hạn chế. Tình trạng mua bán, sử dụng các chất phụ gia, chất bảo quản,
chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, ngoài danh mục
cho phép sử dụng còn phổ biến ở các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ
lẻ, chế biến thủ công, nhiều loại phụ gia thực phẩm không bảo đảm
chất lượng ATTP vẫn lưu thông trên thị trường.
- Sản xuất sử dụng/kinh doanh rượu, bia, nước giải khát, nước
uống đóng chai: các cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ uống quy mô công
nghiệp tuân thủ khá đầy đủ các quy định về ATTP.
- An toàn thực phẩm trong chế biến thịt, trứng và mật ong
Về giám sát sử dụng thuốc kháng sinh trong trại nuôi 43/50 mẫu
cám có dư lượng thuốc kháng sinh cao hơn quy định, 5/10 mẫu nước
tiểu phát hiện thấy hóc môn tăng trưởng.
Về ô nhiễm vi sinh vật và hóa chất trong thịt: 18/106 mẫu phát
hiện có kháng sinh và chất cấm. Tại nơi giết mổ, 47/233 mẫu thịt lợn
và thịt gà không đạt tiêu chuẩn về tổng số vi khuẩn hiếu khí, 89/233
mẫu thịt lợn và thịt gà vượt mức giới hạn enterobacteriaceae. Tại nơi
kinh doanh, 71/431 mẫu thịt nhiễm salmonella, 68/150 mẫu thịt lợn
nhiễm E.coli, 5/84 mẫu thịt gà nhiễm campylobacter.
Đối với trứng: 8/15 cở sở thu gom trứng đạt loại tốt về điều kiện
vệ sinh thú y, 100% mẫu trứng đạt yêu cầu vệ sinh.
Về điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi ong lấy
mật, các cơ sở thu gom và chế biến mật ong, đã phát hiện 3/43 mẫu có
dư lượng sulphadiazin, 1/34 mẫu có enrofloxacin và 2/43 mẫu có
streptomicine.
- Kiểm soát an toàn thực phẩm tại các chợ, các siêu thị.
Việc thực hiện các quy định về ATTP tại các chợ ở nông thôn,
chợ cóc, chợ tạm hiện vẫn còn bất cập. Vẫn xảy ra tình trạng tư
thương sử dụng các hóa chất bảo quản thực phẩm không rõ nguồn gốc,
đặc biệt là với hoa quả, nội tạng động vật. Nhiều trường hợp không
13
qua kiểm tra vẫn đóng dấu vệ sinh thú y, bán vé kiểm dịch tại chợ...
- An toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của khu công
nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện.
Điều kiện ATTP tại các bếp ăn tập thể của cơ quan, trường học
đã được cải thiện đáng kể về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ,
nguyên liệu chế biến thực phẩm. Từ năm 2010-2017 chưa xảy ra vụ
ngộ độc thực phẩm nào dẫn đến tử vong.
- An toàn thực phẩm tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường
phố, khu du lịch.
Tỷ lệ các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố được cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP vẫn còn thấp (chiếm 16,5%), 6
tháng đầu năm 2017 xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn gia
đình và thức ăn đường phố.
- An toàn thực phẩm tại các khách sạn, nhà hàng.
Các khách sạn, nhà hàng đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, dụng cụ chế biến nên cơ bản đáp ứng yêu cầu bảo đảm ATTP.
2.2.2. Tình hình xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn
bản, chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm
- Tình hình xây dựng, ban hành các văn bản, chính sách về an
toàn thực phẩm.
Quyết định 101/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk ban
hành ngày 29 tháng 3 năm 2014 đã quy định, phân công trách nhiệm
quản lý về ATTP.
Quyết định số 618/QĐ-SYT về phân cấp quản lý ATTP thuộc
lĩnh vực ngành y tế quản lý trên địa bàn.
- Tình hình triển khai các chính sách về an toàn thực phẩm.
Nhìn chung, các mục tiêu quản lý về ATTP đề ra cơ bản đạt được.
Tuy nhiên, một số chỉ tiêu hiện nay chưa đạt như phòng kiểm nghiệm
của tuyến huyện, trạm y tế xã thực hiện test nhanh và áp dụng hệ
thống đảm bảo chất lượng ATTP tại các cơ sở sản xuất.
- Đánh giá các chính sách về an toàn thực phẩm.
14
Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chưa gắn liền với điều kiện cơ
sở vật chất và nguồn lực con người để thực thi, trong thực tế lực
lượng cán bộ mỏng và thiếu máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác
kiểm tra, xét nghiệm là những cản trở cho việc hoàn thành nhiệm vụ.
Đồng thời, sự chồng chéo trong chính sách và công tác tổ chức thực
hiện dẫn đến việc quản lý về ATTP còn chưa hoàn thiện.
Sự phân cấp quản lý về ATTP cho tuyến huyện còn chậm trễ, như
vậy trong một thời gian dài hoạt động QLNN về ATTP mang tính cầm
chừng, không phát huy hiệu quả quản lý.
2.2.3. Thực trạng tổ chức quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm: đã có sự phối hợp giữa hoạt động chuyên môn và
quản l ý trong công tác ATTP tại thành phố. Ngoài ra có sự phối hợp
của các ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.
- Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm: đã có sự
phối hợp thể hiện qua các hoạt động của đoàn liên ngành gồm y tế,
kinh tế, quản lý thị trường, công an, đài truyền thanh truyền hình,
- Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại
thành phố: tuyến huyện có Phòng Y tế, khoa ATTP thuộc trung tâm Y
tế tuyến thành phố, tuyến xã có Trạm Y tế. Số lượng cán bộ làm công
tác quản lý về ATTP được bố trí mỗi đơn vị từ 2-3 người.
Trình độ cán bộ làm công tác ATTP tuyến huyện từ đại học trở
lên và có chuyên ngành ATTP. Riêng đối với xã, phường 50% cán bộ
có trình độ trung cấp, ngoài được giao nhiệm vụ tham mưu công tác
ATTP thì số cán bộ này phải thực hiện kiêm nhiệm thêm nhiều công
việc khác.
- Chức năng, nhiệm vụ quản lý:
+ Phòng Y tế thành phố: là cơ quan tham mưu giúp UBND
thành phố thực hiện chức năng quản lý về ATTP.
+ Trung tâm Y tế thành phố: là cơ quan chuyên môn kỹ thuật,
15
giúp cơ quan QLNN về lĩnh vực ATTP thuộc lĩnh vực y tế.
+ Công an thành phố: phối hợp với các ngành liên quan trong
quản lý về ATTP trên địa bàn; tập trung kiểm soát và phối hợp xử lý
các vi phạm về ATTP nguy hại tới sức khỏe con người.
+ Uỷ ban nhân dân xã, phường: QLNN về ATTP trên địa bàn
theo phân cấp.
+ Trạm Y tế xã, phường: là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo liên
ngành về ATTP cấp xã. Tham mưu cho UBND cấp xã trển khai QLNN
về ATTP trên địa bàn.
+ Mặt trận Tổ Quốc và các Đoàn thể: làm tốt công tác tuyên
truyền, vận động, phối hợp trong các hoạt động bảo đảm ATTP trên
địa bàn.
2.2.4. Thực trạng cơ sở vật chất, nguồn vốn phục vụ quản lý
an toàn thực phẩm.
- Thực trạng trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị: cơ sở vật
chất cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc. Trang thiết bị cần
thiết phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chưa đầy đủ.
- Thực trạng nguồn lực tài chính: chưa được đầu tư tương xứng
với yêu cầu nhiệm vụ, chỉ hơn 33% kinh phí đầu tư cho hoạt động
chuyên môn về ATTP. Kinh phí đầu tư cho các hoạt động quản lý về
ATTP có tăng qua mỗi năm song không được nhiều. Trong đó, tăng
chủ yếu là nguồn vốn đầu tư cho bộ máy quản lý hành chính, nguồn
vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia về ATTP có xu hướng
giảm xuống. Không có nguồn vốn hỗ trợ các hoạt động quản lý đồng
thời nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia giảm đã
gây ảnh hưởng đến việc triển khai đề án, dự án ATTP và các hoạt
động quản lý về ATTP.
2.2.5. Thực trạng đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến
kiến thức và cấp chứng nhận an toàn thực phẩm.
- Hoạt động đào tạo, tập huấn: Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công
tác ATTP tại xã phường còn thiếu và yếu nên việc nâng cao trình độ
16
chuyên môn, nâng cao hiểu biết về kỹ năng quản lý, giám sát ATTP rất
cần thiết.
Kết quả nghiên cứu tại thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 2015-
2017 cho thấy hoạt động tập huấn được tổ chức thường xuyên, liên tục,
chủ yếu là các lớp tập huấn kiến thức cho các đối tượng làm việc tại
các cơ sở thực phẩm nhằm trang bị kiến thức cho người kinh doanh
thực phẩm theo quy định của Nhà nước.
- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn thực
phẩm: chỉ mới chú trọng đến tuyên truyền qua phát thanh, áp phích,
pa nô, tờ gấp; trong khi đó với hình thức nói chuyện chuyên đề về
ATTP và truyền hình thì sử dụng rất ít, mà đây là một trong những
hình thức tuyên tuyền hiệu quả nhất với số lượng người theo dõi đông
nhất.
- Thực trạng cấp chứng nhận về an toàn thực phẩm: công tác cấp
giấy chứng nhận còn gặp những khó khăn như: các cơ sở thường
xuyên thay đổi địa điểm sản xuất, chế biến, kinh doanh; thay đổi
người quản lý, nghỉ kinh doanh; các Bếp ăn tập thể thay đổi nhà cung
cấp thường xuyên nên số liệu cập nhập thường chỉ mang tính tương
đối và khó khăn trong công tác quản lý các cơ sở; khó khăn trong phối
hợp với các đơn vị chức năng khác trong quản lý. Hiện nay số cơ sở
được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt 65,71%, như
vậy còn gần 35% cơ sở chưa được cấp giấy, đây là một trong những
khó khăn trong công tác quản lý về ATTP.
2.2.6. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
phạm trong phạm vi ngành y tế.
- Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Duy trì đều đặn mỗi năm UBND xã, phường tổ chức 03 đợt kiểm
tra liên ngành và mỗi đợt tổ chức 01 đoàn liên ngành để kiểm tra tại cơ
sở thực phẩm theo phân cấp quản lý. Tại thành phố, số đợt kiểm tra
trong một năm từ 5-6 đợt và mỗi đợt tổ chức từ 1- 2 đoàn liên ngành
tổ chức kiểm tra tại cơ sở thực phẩm theo phân cấp quản lý.
17
Kết quả hoạt động thanh, kiểm tra cho thấy số lượt cơ sở được
thanh tra, kiểm tra hàng năm tăng. Việc kiểm tra mới tập trung nhiều ở
loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và trên 50% cơ sở vi phạm
các điều kiện về ATTP. Điều đó cho thấy sự phân cấp rõ, sớm cho cơ
quan quản lý đặc biệt lĩnh vực ATTP do ngành Y tế quản lý đã tạo
thuận lợi cho công tác QLNN về ATTP lĩnh vực Y tế triển khai có hiệu
quả.
Tình hình xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế. Trên 90% cơ sở vi
phạm chỉ nhắc nhở không xử lý vi phạm. Việc xử lý vi phạm mới tập
trung ở tuyến thành phố. Việc phát hiện cơ sở vi phạm mà không xử lý
nghiêm minh dẫn đến hệ lụy kéo theo số cơ sở vi phạm năm sau nhiều
hơn năm trước, tình trạng vi phạm kéo dài, khó thay đổi, đồng thời
cũng chỉ ra rằng thiếu phương pháp và chế tài trong xử lý các cơ sở vi
phạm.
- Đánh giá hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Đi đôi với tăng cường số lần kiểm tra, thì chất lượng của công
tác thanh tra, kiểm tra cũng được đánh giá cao chủ yếu ở đoàn liên
ngành của thành phố. Thể hiện sự phối hợp của các ban ngành khác
nhau trong công tác thanh kiểm tra; sự phối hợp trong quá trình kiểm
tra; thời gian, kết quả của công tác kiểm tra. Tuy nhiên, hiện nay đội
ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra ở xã, phường chưa thực sự có
chuyên môn sâu và các hình thức xử lý hiện chỉ mang tính nhắc nhở,
cảnh cáo nên chưa phát huy được hiệu quả cao trong hoạt động thanh
kiểm tra, xử lý vi phạm.
2.2.7. Thực trạng công tác giám sát, điều tra và xử lý ngộ độc
thực phẩm
- Công tác giám sát, điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm: hệ
thống giám sát NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm từ thành phố
và đến các xã, phường được thành lập và duy trì hoạt động.
- Công tác xét nghiệm còn rất hạn chế, các thiết bị còn thiếu chỉ
thực hiện test nhanh mang tính chất định hướng.
18
2.3. Đánh giá quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên
địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và những vấn đề đặt ra.
2.3.1. Những kết quả đạt được
Đã tạo bước chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm
của các ủy, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân
dân về công tác đảm bảo ATTP của địa phương.
Trên địa bàn thành phố hiện nay có 2860 cơ sở sản xuất, kinh
doanh, chế biến thực phẩm. Để đảm bảo ATTP, hạn chế tối đa nguy cơ
xảy ra ngộ độc thực phẩm, các cấp, ngành đã triển khai nhiều biện
pháp như tập huấn, thẩm định điều kiện ATTP để cấp Giấy chứng
nhận đảm bảo ATTP cho các cơ sở đủ điều kiện. Công tác kiểm tra,
giám sát các cơ sở kinh doanh thực phẩm được tăng cường. Ban chỉ
đạo và Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP được thành lập và kiện toàn
thường xuyên từ thành phố đến cấp xã. Hàng năm, các đoàn kiểm tra
liên ngành từ cấp huyện đến cấp xã đã tiến hành thanh kiểm tra trên
1.566 lượt cơ sở thực phẩm, trong đó có trên 50% số cơ sở đạt yêu cầu,
các cơ sở không đủ điều kiện đã bị nhắc nhở, xử phạt vi phạm hành
chính. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm
về đảm bảo ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua
thực phẩm, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân
dân.
Tích cực triển khai nhiều biện pháp, tăng cường sự phối hợp của
các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện
quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ATTP đã
đem lại những kết quả nhất định. Nhận thức về ATTP trong cộng đồng
xã hội có nhiều chuyển biến. Tỷ lệ người lãnh đạo, quản lý, người sản
xuất, người kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng hiểu biết đúng
về ATTP ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức làm công tác quản lý ATTP các tuyến, các ngành được đào tạo,
tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm. Công tác thanh tra, kiểm
tra ngày càng được tăng cường, có sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ
19
giữa các ngành, các cấp liên quan, mang lại hiệu quả tích cực.
2.3.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
- Hệ thống văn bản quy định về ATTP đã hoàn chỉnh, nhưng
hướng dẫn của ngành, địa phương chưa kịp thời.
- Bộ máy QLNN về ATTP của ngành Y tế hiện tại so với chức
năng, nhiệm vụ được giao chưa tương xứng.
- Công tác truyền thông, tuyên truyền về an toàn thực phẩm chưa
phát huy.
- Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm còn chưa hiệu
quả.
- Tại thành phố chưa có văn bản hướng dẫn triển khai đầy đủ
công tác quản lý cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ đối với lĩnh vực
Công thương, Nông nghiệp quản lý.
- Công tác tài chính chưa đảm bảo cho hoạt động.
- Hệ thống xét nghiệm: khoa xét nghiệm của trung tâm Y tế
thành phố chỉ mới thực hiện các test nhanh.
- Công tác giám sát ngộ độc thực phẩm còn lúng túng, chậm.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm
- Nguyên nhân khách quan
Nhận thức về vấn đề ATTP chưa thực sự đầy đủ, nhất quán.
Kinh phí địa phương đầu tư cho hoạt động này còn quá thấp. Đầu tư
cơ sở vất chất, trang thiết bị cho bộ máy quản lý còn ít, thiếu đồng bộ.
Mô hình tổ chức nhiều ngành quản lý thiếu tính ổn định.
Nguồn nhân lực chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao đặc
biệt là xã, phường. Chưa qua các lớp đào tạo bài bản về ATTP.
- Nguyên nhân chủ quan
Sự phối hợp của các cơ quan tại địa phương trong quản lý ATTP
còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
Cán bộ làm công tác ATTP tại xã, phường không chịu khó nghiên
20
cứu văn bản, áp dụng văn bản trong hoạt động chuyên ngành ATTP do
đó ngại va chạm, không xử lý được.
2.3.4. Những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm của thành phố Buôn Ma Thuột.
- Cơ chế chính sách trong quản lý về an toan thực phẩm: các cơ
chế, ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_an_toan_thuc_pham_tren.pdf