Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại tỉnh Đắk Lắk

Phát triển lâm nghiệp nhằm tăng giá trị kinh tế ngành và tăng năng lực,

hiệu lực bảo vệ môi trường rừng, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

- Quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững rừng và đất rừng

hiện có, nâng cao chất lượng và giá trị của rừng nhằm đảm bảo vai trò

phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải

quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng và xây

dựng nông thôn mới của tỉnh.

- Phát triển nghề trồng rừng sản xuất thành một ngành kinh tế có vị

thế quan trọng, đem lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân làm

nghề rừng. Nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng chuyển

đổi cơ cấu sản phẩm nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp

nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập

khẩu gỗ nguyên liệu và phát triển dịch vụ môi trường rừng;

- Quản lý, sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên, thay thế các

diện tích kém hiệu quả bằng rừng trồng có năng suất cao, đáp ứng tiêu chí

bền vững, đưa lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế có hiệu quả kinh

tế, xã hội và môi trường.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là công cụ để bảo tồn và giáo dục môi trường, nên phần lớn các khu du lịch trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng đều gắn liền với rừng, chủ yếu là rừng đặc dụng; Tỉnh Lâm Đồng đã làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, giáo dục cộng đồng và người dân tham gia tích cực vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Người dân trước đây là lực lượng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia phá rừng, khai thác rừng, săn bắn, bẫy bắt ĐVHD trái phép,thì bây giờ họ được tham gia và hưởng lợi trực tiếp nhờ vào các hoạt động du lịch. 1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Kom Tum Tổng diện tích rừng hiện có trên địa bàn Kon Tum là 617.680 ha, độ che phủ của rừng năm 2016 đạt 62,2% là một trong những địa phương có mật độ che phủ rừng cao nhất cả nước. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đạt được kết quả khả quan trên là do: công tác chỉ đạo thống nhất trong toàn bộ từ tỉnh chính quyền địa phương; có sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, đoàn thể từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp về lực lượng, phương tiện và vị thế pháp lý trong quá trình kiểm tra, truy quét, trấn áp các đối tượng vi phạm, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tỉnh Kom Tum chú trọng tuyên truyền trực tiếp đến người dân những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng người dân tộc thiểu số sống gần rừng; tăng cường phối hợp có hiệu quả giữa cộng đồng dân cư thôn, làng với chủ rừng, chính quyền xã và Kiểm lâm trong công tác QLBVR. Đồng thời đã tiến hành giao đất giao rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn với tổng diện tích rừng và đất rừng được giao là 27.264,5 ha, trong đó: giao đất giao rừng cho hộ gia đình 24.413,4 ha/2.458 hộ; giao cho cộng đồng 2.985,7 ha/18 thôn, làng. Việc kết hợp với triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên diện tích giao đất giao rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của cộng đồng dân cư sống gần rừng; Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có hơn 20 đơn vị chủ rừng là tổ chức, quản lý hơn 500.000 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, phân bố chủ yếu trên địa bàn 09 huyện. Trong thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm thực hiện phối hợp với các đơn vị chủ rừng trong thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Cử công chức tham gia các trạm, chốt liên ngành trên lâm phần của chủ rừng. Bên cạnh một số địa phương, đơn vị để mất rừng một cách đáng tiếc, cũng có những đơn vị, chủ rừng, chính quyền địa phương đã làm tốt công tác trồng rừng thay thế, góp phần đáng kể trong việc phủ xanh đồi núi trọc, tăng độ che phủ của rừng 9 trên địa bàn; trong 5 năm tỉnh Kon Tum đã trồng mới được trên 6.600 ha rừng các loại, đồng thời thử nghiệm trồng thành công 180 ha sâm Ngọc Linh - loại sâm quý nổi tiếng. 1.5.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đăk Nông Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Nam Tây Nguyên, giáp với nước bạn Campuchia và là nơi đầu nguồn sông Đồng Nai và sông Sêrêpốk. Với vị trí địa lý trọng yếu, vì vậy rừng ở Đắk Nông có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng hộ cho khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, bảo đảm an ninh môi trường và an ninh quốc phòng quốc gia. Mặc dù ngành Lâm nghiệp của tỉnh Đắk Nông có vai trò vô cùng quan trọng, nhưng thực tế các giá trị của nó đang bị suy giảm nghiêm trọng. Độ che phủ rừng giảm từ 56,7% năm 2004 xuống còn 38,8% vào năm 2016. Từ đó kéo theo sự suy giảm nghiêm trọng về tính đa dạng sinh học, chức năng phòng hộ và cung cấp lâm sản của rừng. Ngoài việc diện tích rừng tự nhiên suy giảm thì công tác phát triển rừng đạt kết quả rất thấp. Đến hết năm 2016 toàn tỉnh chỉ trồng được 42.825 ha rừng. Diện tích rừng suy giảm đã kéo theo những biến động lớn của các đơn vị quản lý. Năm 2004 toàn tỉnh có 18 lâm trường quốc doanh và 3 ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ thì đến năm 2017 chỉ còn 5 Công ty TNHH MTV LN; 8 ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ; 43 doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng và một số chủ rừng khác. Quy hoạch 3 loại rừng chất lượng thấp, thường xuyên bị phá vỡ, điều chỉnh; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật chưa nghiêm là những thực trạng đáng báo động của ngành lâm nghiệp. Để dẫn đến thực trạng như trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết là sự bất cập, thiếu đồng bộ, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt là những quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của một số chủ thể quản lý rừng. Các quy định của pháp luật chưa làm rõ cơ chế thực hiện các quyền định đoạt của Nhà nước khi được Nhà nước giao, cho thuê rừng tự nhiên. Cơ chế chính sách hưởng lợi từ rừng còn nhiều bất cập, nên chưa khuyến khích được xã hội chung tay phát triển vốn rừng. C tác tổ chức quản lý ngành của lực lượng Kiểm lâm, cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp còn nhiều bất cập nên chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm được giao. Việc chuyển các lâm trường sang công ty Lâm nghiệp chỉ là “bình mới, rượu cũ”, chưa có sự thay đổi căn bản về cơ chế quản lý, quản trị doanh nghiệp. Qua thời gian hoạt động, nhiều công ty Lâm nghiệp bị giải thể hoặc phải chuyển đổi mô hình hoạt động. Trong khi rừng đứng trước áp lực của dân di cư tự do, giá cả nông sản tăng cao nên người dân phá rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp thì 10 ngược lại công tác quản lý nhà nước về Lâm nghiệp, đất đai và dân cư bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Nhiều chính sách như khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP; giao đất, giao rừng; chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cây công nghiệp, liên doanh liên kết; cho thuê đất, thuê rừng... bị thực hiện một cách “méo mó“, không hiệu quả. Đáng chú ý, nhiều người (trong đó có những người có trách nhiệm bảo vệ rừng) lợi dụng sự buông lỏng quản lý và thiếu nghiêm minh của pháp luật để trục lợi, bảo kê, thậm chí là tham gia phá rừng. Cùng với đó, sự yếu kém trong quản lý nhà nước, nhất là cấp chính quyền cơ sở, sự hoạt động thiếu hiệu quả của lực lượng Kiểm lâm và sự buông lỏng, tiếp tay của một số chủ rừng đã dẫn đến thực trạng rừng bị mất trên quy mô diện tích lớn, trong thời gian dài. 1.6. Bài học kinh nghiệm đúc kết Một là, phải có sự nhận thức đúng của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương về vị trí, vai trò của rừng, nghề rừng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Từ đó có sự chỉ đạo thống nhất trong việc thực hiện các chủ trương, định hướng phát triển lâm nghiệp tại địa phương. Hai là, tổ chức triển khai đồng bộ các chính sách, quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ba là, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng và người dân tích cực tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Bốn là, phải chăm lo đời sống của người dân sống trên địa bàn lâm nghiệp. Kết luận Chƣơng 1 Nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ rừng, tôi rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, rừng là một hệ sinh thái có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của con người, có thể xem rừng như là cái nôi nuôi dưỡng sự sống. vai trò của rừng không chỉ quan trọng đối với cộng đồng, từng địa phương hay từng quốc gia mà nó phải được quan tâm bảo vệ trên phạm vi toàn cầu. Do đó bảo vệ rừng là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta phải có cách thức phù hợp để bảo vệ rừng mà trong đó QLNN đóng vai trò quan trọng, là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ rừng. Thứ hai, QLNN về bảo vệ rừng phải được điều chỉnh dựa vào sự phù hợp và xác định rõ nội dung điều chỉnh làm cơ sở để phân tích cơ cấu tổ chức QLNN hiện nay ở Trung ương, địa phương để đưa ra các đánh giá phù hợp trong chương 2 và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện trong chương 3 11 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Tổng quan về phát triển, quản lý và bảo vệ rừng tại tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng 2.1.1.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp: 721.786,1 ha (gồm cả diện tích rừng trồng dưới 3 năm tuổi); trong đó: Diện tích có rừng: 526.534,4 ha, bao gồm: Rừng tự nhiên: 472.179,7 ha (Rừng gỗ: 457.503,6 ha; Rừng tre nứa:4.918,9 ha) và rừng trồng: 54.354,7 ha (Rừng trồng từ 3 năm tuổi trở lên: 42.764,7 ha; Rừng trồng dưới 3 năm tuổi:11.590,0 ha (diện tích này không tính vào độ che phủ rừng)); Đất chưa có rừng: 206.841,7 ha 2.1.1.2. Tài nguyên rừng Đắk Lắk là tỉnh cao nguyên trung bộ có độ che phủ rừng cao và chứa đựng nhiều khu rừng có gía trị bảo tồn đa dạng sinh học. Với đặc điểm địa hình, khí hậu đặc thù của vùng cao Tây Nguyên, cùng với sự đa dạng của thổ nhưỡng đã hình thành nên nhiều hệ sinh thái rừng, kiểu thảm thực vật, sinh cảnh và cảnh quan, xã hợp thực vật phong phú và tồn tại nhiều loài động thực vật đặc hữu không chỉ ở Tây Nguyên mà còn cấp quốc gia và toàn cầu. Đắk Lắk có 9/14 kiểu thảm rừng với có 618 loài thuộc 104 họ, 32 bộ, thuộc các lớp Thú, Chim, Bò sát, Ếch nhái. Thực vật có 1825 loài thuộc 187 họ, 61 bộ, ở 11 lớp thuộc 7 ngành là Dây gấm, Dương xỉ, Ngọc lan, Thông, Thông đất, Cỏ Tháp bút và Tuế; trong đó có nhiều loài hiếm, có nguy cơ bị đe dọa và đặc hữu của vùng Tây Nguyên. 2.1.1.3. Quy hoạch 3 loại rừng Năm 2007, tỉnh Đắk Lắk thực hiện rà soát 03 loại rừng theo chỉ thị 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.312.532 ha; trong đó: Diện tích đất có rừng: 580.402,9 ha, bao gồm: Rừng tự nhiên: 562.148,0 ha và rừng trồng: 18.254,9 ha. Kết quả kiểm kê rừng năm 2014 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 255/QĐ-UBND ngày 27/01/2015: Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.312.537 ha; trong đó: Diện tích đất có rừng: 528.147 ha, bao gồm: Rừng tự nhiên: 475.909 ha và rừng trồng: 52.238 ha 2.1.1.4. Diễn biến tài nguyên rừng Mục tiêu của công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp là xác định rõ những nguyên nhân thay đổi để làm cơ sở hoạch định các chính sách quản lý lâm nghiệp, đề ra các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng nhằm phục vụ định hướng quy hoạch lâm nghiệp, lập kế hoạch chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực lâm nghiệp từ trung ương đến địa phương để phục 12 vụ công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng; So sánh với số liệu năm 2010 do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố thì tổng diện tích đất có rừng năm 2015 giảm so với năm 2010 [9] là 95.544,7 ha; trong đó: rừng tự nhiên giảm 95.674,7 ha; rừng trồng tăng 130 ha; tương ứng giảm 6,27% độ che phủ rừng. Như vậy, bình quân mỗi năm diện tích rừng tỉnh Đắk Lắk bị suy giảm gần 16.000 ha. 2.1.2. Tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại tỉnh Đắk Lắk 2.1.2.1. Các cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ rừng địa phương - Ở tỉnh: Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk là tổ chức hành chính, chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Ở cấp huyện có 12 Hạt Kiểm lâm huyện và 01 Hạt Kiểm lâm thành phố Buôn Ma Thuột trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. - Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng, phòng hộ được tổ chức, hoạt động như một đơn vị hành chính hoàn chỉnh.Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 04 Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng (VQG Yok Đôn, VQG Chư Yang Sin, khu BTTN Ea Sô, khu BTTN Nam Ka) và 01 Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ núi Vọng phu; 2.1.2.2. Các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương Chi cục Kiểm lâm Vùng IV là tổ chức trực thuộc Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, được phân công quản lý, phụ trách 11 tỉnh, gồm: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. 2.1.2.3. Nguồn nhân lực thực hiện quản lý nhà nước v bảo vệ rừng Tổng số công chức, viên chức, người lao động thuộc địa phương quản lý có 899 người; trong đó: lực lượng Kiểm lâm thuộc biên chế Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk là 367 người; nhân lực của 05 Hạt kiểm lâm thuộc các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ là 532 người. Biên chế của cơ quan Trung ương đóng tại địa phương có 44 người. Như vậy, biên chế lực lượng kiểm lâm và người tham gia QLBVR trực tiếp hoặc gián tiếp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là 943 người. Trình độ chuyên môn như sau: trên đại học 39 người, đại học/ cao đẳng 404 người, trung cấp 354 người, sơ cấp 77 người và chuyên môn khác 69 người. Qua đánh giá nguồn nhân lực thực hiện chức năng QLNN về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nhận thấy: - Nguồn nhân lực của cơ quan Trung ương đóng tại địa phương có chất lượng rất tốt, tỷ lệ cán bộ được đào tạo từ cao đẳng trở lên chiếm đến 81,8% cao hơn hẳn mức bình quân chung của khu vực; trong đó: đào tạo trên đại học đạt 22,7%; đáp ứng được nhiệm vụ tham mưu, chỉ đạo, phối 13 hợp công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn 11 tỉnh miền Trung và Tây nguyên được phân công quản lý. - Nguồn nhân lực địa phương: Hiện nay, cán bộ hoạt động trong ngành kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk tương đối đảm bảo về số lượng và chất lượng; tỷ lệ cán bộ được đào tạo từ cao đẳng trở lên đạt 45,2%; đào tạo trên đại học đạt 3,2%; trong đó: lực lượng kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh đạt tương ứng là 52,8% và 5,1%; kiểm lâm thuộc các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ đạt tương ứng 40% và 1,8%. Tuy nhiên trình độ chuyên môn giữa các đơn vị không đồng đều, số lượng người có trình độ đại học và trên đại học tập trung chủ yếu ở Văn phòng Chi cục Kiểm lâm tỉnh; cán bộ kiểm lâm địa bàn xã tập trung nhiều cán bộ trung cấp, sơ cấp do đó so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra thì đội ngũ cán bộ này vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện trạng cán bộ các khu rừng đặc dụng, phòng hộ cho thấy tỷ lệ cán bộ đại học và trên đại học đạt thấp so với trung cấp, sơ cấp và chưa qua đào tạo, trong lúc đó phải thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ: Quản lý bảo vệ rừng (kiểm tra, thanh tra, xử lý); xây dựng phát triển vốn rừng; nghiên cứu khoa học thì không đủ sức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời phải chịu sự quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ của nhiều cơ quan khác nhau mới thực hiện được 3 nhiệm vụ nêu trên. Đặc biệt cán bộ, nhân viên kiểm lâm trong các khu BTTN trình độ nghiệp vụ về kiểm lâm còn rất yếu kém, hầu hết chưa qua các trường lớp đào tạo nghiệp vụ kiểm lâm. Từ kết quả phân tích trên cho thấy, hệ thống tổ chức lực lượng Kiểm lâm trong vùng chưa thống nhất, có sự khác biệt về tổ chức quản lý và cơ chế chính sách, thiếu sự phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm với Kiểm lâm rừng đặc dụng, phòng hộ dẫn đến giảm hiệu quả trong quản lý, điều hành hoạt động của lực lượng Kiểm lâm trong toàn vùng. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế, đặc biệt là lực lượng Kiểm lâm địa bàn và Kiểm lâm của các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 2.1.2.4. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Hoạt động của lực lượng Kiểm lâm còn bộc lộ nhiều hạn chế về nghiệp vụ, chuyên môn, về nhiệm vụ tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Trình độ nguyệp vụ, chuyên môn của lực lượng kiểm lâm còn yếu so với yêu cầu nhiệm vụ. Hiện có hai loại hình Kiểm lâm khác nhau mặc dù có nhiệm vụ như nhau là bảo vệ rừng: công chức kiểm lâm và viên chức kiểm lâm ở các khu rừng đặc dụng, phòng hộ và kiểm lâm vùng IV. Quy định đối với khu rừng đặc dụng có Hạt Kiểm lâm thì Giám đốc Ban quản lý đồng thời là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm dẫn đến chồng chéo trong công tác quản lý: giám đốc vừa là 14 chủ rừng vừa là công chức Kiểm lâm, chồng chéo hoạt động với Hạt Kiểm lâm cấp huyện trong công tác bảo vệ rừng. Giám đốc khu rừng đặc dụng kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm chỉ có quyền hạn xử lý như Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện. Quyền hạn của viên chức Kiểm lâm rất hạn chế. Thêm vào đó, các khu rừng đặc dụng còn do nhiều cơ quan khác nhau chỉ đạo điều hành như UBND cấp tỉnh, Tổng cục Lâm nghiệp, Sở NN &PTNT hay Chi cục Kiểm lâm. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng tại tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Về thực thi và ban hành văn bản quản lý nhà nước về bảo vệ rừng Đối với tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương đã ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định cụ thể để thực hiện Luật BV&PTR tập trung vào các nhóm vấn đề sau: công tác lập, xét duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010- 2015; quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; ban hành giá lâm sản, giá rừng để xác định tài sản là rừng tự nhiên khi giao rừng, cho thuê rừng, làm cơ sở để xử lý bồi thường khi có thiệt hại về rừng; về trình tự, thủ tục hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; ban hành các văn bản tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về rừng cho kiểm tra thanh tra, xử lý các vi phạm; triển khai và áp dụng thực hiện một số cơ chế chính sách về lâm nghiệp xã hội.,Việc phân cấp cho địa phương quy định cụ thể một số nội dung đã làm cho chính sách về lâm nghiệp được ban hành phù hợp hơn với thực tiễn, góp phần đưa công tác quản lý bảo vệ rừng từng bước vào nề nếp. Nhìn chung, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được tỉnh Đắk Lắk ban hành kịp thời tạo hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh, cơ bản phù hợp với thực tế, đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cộng đồng, người dân và doanh nghiệp tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được các cấp, các ngành quan tâm, tổ chức với nhiều hình thức phù hợp cho từng đối tượng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về lâm nghiệp của các tổ chức và người dân ở địa phương. 2.2.2. Về Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp; quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng Để thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2006 - 2020, tỉnh Đắk Lắk tổ chức rà soát quy hoạch sắp xếp lại 3 loại rừng phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đảm bảo yêu cầu bảo tồn, phòng hộ và phát triển kinh tế rừng bền vững và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 16/5/2007. Việc tổ chức quy hoạch 3 15 loại rừng tỉnh Đắk Lắk là cơ sở để các cấp, các ngành và chính quyền các địa phương xây dựng, có chính sách phát triển sản xuất kinh doanh nghề rừng và tổ chức quản lý bảo vệ rừng. Tổ chức quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp nhằm làm rõ tiềm năng, trữ lượng, giá trị nguồn tài nguyên rừng của tỉnh, từ đó nhằm bảo đảm khai thác, sử dụng tài nguyên rừng hợp lý, hiệu quả và bền vững đi đôi với bảo vệ, phục hồi và tái tạo các nguồn tài nguyên để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phần lớn diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã thực hiện giao, cho thuê tập trung đúng quy hoạch; hạn mức và thời hạn giao, cho thuê phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của tổ chức, người dân để quản lý bảo vệ, hưởng lợi và sản xuất kinh doanh rừng. Thực hiện giao đất, giao rừng, cho thuê rừng được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp để xác lập quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đối với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đến nay diện tích rừng đã thực hiện giao rừng, cho thuê rừng và giao đất lâm nghiệp được: 621.808,5 ha/721.786,1 ha, trong đó: giao rừng và cho thuê rừng: 320.082,63 ha, đạt 44,3% diện tích đất lâm nghiệp (giao rừng: 279.694,50 ha; cho thuê rừng: 40.388,13 ha). Các chính sách về định canh định cư, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc tại chỗ theo các chương trình 304 của Chính phủ đã được địa phương triển khai tích cực, góp phần ổn định cuộc sống cho đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao trên địa bàn 05 huyện là 11.159,5 ha cho 1.297 hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.101 hộ và 196 hộ là các đối tượng khác. Nhìn chung, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các địa phương trong địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, góp phần tích cực vào việc phát huy tiềm năng tài nguyên rừng phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. 2.2.3. Về kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng Trong những năm qua tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra, rà soát, thống kê diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái phép trên địa bàn để có cơ sở xây dựng phương án thu hồi, giải tỏa rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm trái phép để trồng lại rừng. Kết quả đã xác định có 50.975,02 ha rừng và đất rừng cần phải giải tỏa, thu hồi (trước năm 2008: 24.503,75 ha, từ năm 2008 đến tháng 6 tháng năm 2014: 26.471,27 ha). 16 Bảng 2.9. Tình hình vi phạm Luật BV&PTR từ năm 2010 - 2015 STT Nội dung ĐVT 2010-2015 1 Tổng số vụ vi phạm Số vụ 10.576 1.1 Phá rừng trái phép -Số vụ Số vụ 171 -Diện tích ha 732 1.2 Khai thác rừng trái phép Số vụ 503 1.3 Vi phạm quy định về PCCCR Số vụ 7 1.4 Mua bán, săn bắn, vận chuyển động vật rừng trái phép Số vụ 210 1.5 Mua bán, vận chuyển trái phép gỗ và lâm sản Số vụ 6.717 1.6 Vi phạm khác Số vụ 2.968 2 Chống người thi hành công vụ Số vụ 9 3 Tổng số vụ đã xử lý Số vụ 10.314 3.1 Hành chính Số vụ 10.049 3.2 Hình sự -Số vụ Số vụ 118 -Số bị can Người 61 4 Phương tiện, lâm sản, động vật rừng xử lý tịch thu 4.1 Phương tiện tích thu p.tiện 5.865 4.2 Gỗ, lâm sản tịch thu m3 18.256 4.3 Động vật rừng tịch thu -Tính theo cá thể con 401 -Tính theo trọng lư ng kg 2.423 5 Thu nộp ngân sách 1.000đ 126.209.758 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những ưu điểm Những năm qua công tác quản lý bảo vệ rừng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhận thức về rừng của toàn xã hội được nâng cao, quan điểm đổi mới xã hội hoá về lâm nghiệp đã được triển khai thực hiện có hiệu quả; hệ thống pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ngày càng hoàn thiện; chế độ chính sách lâm nghiệp, nhất là chính sách về đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp; giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng và quyền hưởng lợi từ rừng được ban hành và bước đầu đi vào cuộc sống. Vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng của các ngành và cấp uỷ, chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội ngày càng được làm rõ và nâng cao, Nhà nước đã tăng cường đầu tư thông qua nhiều chương trình, dự án đã làm cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ngày càng chuyển biến tích cực. 2.3.2. Những hạn chế 17 Chất lượng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chưa có tầm nhìn xa trong dự báo, nhất là tại cấp huyện. Việc lập, tổ chức triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng chưa được quan tâm đúng mức; việc phân cấp trong quản lý quy hoạch còn bất cập; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được lập theo đơn vị hành chính không đảm bảo tính kết nối liên vùng, không phát huy được thế mạnh của từng vùng và bảo đảm sự phối hợp thực hiện các giải pháp nhằm tổ chức và thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giữa các vùng. Trong thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, yếu kém, bức xúc như: sử dụng rừng và đất lâm nghiệp còn sai mục đích, việc tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vẫn bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế, tình hình vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng, kinh doanh lâm sản chưa ngăn chặn hiệu quả; rừng vẫn tiếp tục bị phá, lấn chiếm, bị khai thác trái pháp luật ở một số nơi; tình hình mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép diễn biến phức tạp; việc sắp xếp tổ chức sản xuất và quản lý bảo vệ rừng còn chưa hợp lý, hoạt động của các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp còn nhiều yếu kém, chưa bảo vệ tốt được tài nguyên rừng, đất rừng. Năng lực của hầu hết các doanh nghiệp tham gia quản lý, phát triển rừng rất bạn chế, do vậy dẫn đến việc triển khác các dự án phát triển rừng chưa mang lại hiệu quả, rừng vẫn bị xâm hại. Việc phân công trách nhiệm về bảo vệ rừng thực hiện theo Chỉ thị 1685/CT-TTg của Chính phủ, Kế hoạch thực hiện 5591/KH-UBND, Chỉ thị 03/CT-UBND tỉnh trong đó một số nội dung, công việc quan trọng đòi hỏi phải có sự tham gia của các ngành chức năng mới thực hiện có hiệu quả. 2.3.3. Nguyên nhân 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan Rừng phân bố trên một phạm vi rộng, tiếp giáp với nhiều khu vực dân cư, có điều kiện kinh tế khó khăn; tính cạnh tranh của cây rừng rất thấp so với nhiều cây trồng nông nghiệp khác, vì vậy đã gây sức ép vào rừng tự nhiên; Các chính sách và nguồn lực đầu tư để tạo động lực thúc đẩy cho các lực lượng tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng còn hạn chế, cơ chế chính sách đối với công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chậm đổi mới, chưa có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng ở vùng sâu, vùng xa. C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_ve_rung_tai_tinh_da.pdf
Tài liệu liên quan