Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam – Campuchia của bộ đội Biên Phòng

Xây dựng, tổ chức thực hiện các Điều ước quốc tế và

các văn bản pháp luật quốc gia về biên giới

Về luật pháp quốc tế: Việt Nam đã ký Hiệp ước hoà bình, hữu

nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia ngày 18/02/1979; ký các

Hiệp ước, hiệp định về quy chế biên giới, Nghị định thư giữa Chính phủ

Việt Nam và Chính phủ Campuchia những năm 1 8 -1985 và 2005-

2006; Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết các vấn đề biên giới giữa hai

nước ký ngày 20/7/1983; Hiệp ước hoạch định BGQG Việt Nam -

Campuchia ký ngày 27/02/1985 và Hiệp ước bổ sung hoạch định

BGQG Việt Nam - Campuchia ký ngày 10/10/2005 góp phần quan

trọng trong việc gìn giữ hoà bình, ổn định trong khu vực biên giới

giữa hai nước.

Về nội luật: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản

lý nhà nước, bảo vệ biên giới quốc gia trong mỗi giai đoạn cách

mạng, mỗi thời kỳ đều đã đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhiệm

vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của từng thời kỳ

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam – Campuchia của bộ đội Biên Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu quản lý nhà nước về biên giới quốc gia ở lĩnh vực chuyên ngành khoa học quản lý công. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - CămPuchia, từ đó phân tích nguyên nhân của thực trạng, 4 đưa ra những kết luận xác đáng và hướng tới đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ quản lý nhà nước về biên giới đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia tuyến biên giới đất liền Việt Nam - CamPhuchia, góp phần xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị và phát triển. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác quản lý nhà nước về biên giới. - Khảo sát thực tế về công tác quản lý biên giới tại các tỉnh tuyến biên giới Việt Nam - CamPuchia, chỉ ra những vấn đề còn bất cập trong công tác quản lý biên giới giữa các lực lượng, các cơ quan đóng chân trên địa bàn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về biên giới quốc gia của Bộ đội Biên phòng trên đất liền Việt Nam - Campuchia. - Phạm vi nghiên cứu: + Về Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia của Biên phòng các tỉnh tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia. + Về thời gian: Lấy mốc nghiên cứu từ năm 200 đến tháng 10/2017 (từ khi có luật biên giới quốc gia). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: 5 - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống, lịch sử, lôgic, khảo sát, phân tích, so sánh, tổng kết thực tiễn để rút ra những nhận xét kết luận; kết hợp phương pháp chuyên gia. Chú trọng vào phương pháp tổng kết thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Góp phần nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về biên giới đất liền Việt Nam - CamPuchia và những kiến nghị về các giải pháp mang tính chiến lược; những biện pháp cụ thể nhằm quản lý biên giới tốt hơn trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 0 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về biên giới quốc gia Chương 2: Thực trang quản lý nhà nước về biên giới quố gia trên đất liền Việt Nam - Campuchia Chương : Phương pháp và giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về biên giới quốc gia. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm về lãnh thổ quốc gia và biên giới Quốc gia Lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia. Lãnh thổ và biên giới quốc gia là một phạm trù lịch sử, là hệ quả tất yếu của xã hội loài người khi xuất hiện, phân chia giai cấp, 6 xuất hiện nhà nước và pháp luật. Lênin khẳng định: “Chừng nào xã hội loài người còn tồn tại giai cấp là còn tồn tại nhà nước. Còn tồn tại Nhà nước là còn biên giới quốc gia”. Khái niệm về biên giới gắn bó chặt chẽ với khái niệm về lãnh thổ, định giới hạn cho một lãnh thổ cụ thể, đánh dấu nơi kết thúc thẩm quyền lãnh thổ. Cùng với sự phát triển của lịch sử, của luật pháp quốc tế, khái niệm về lãnh thổ và biên giới quốc gia ngày càng phát triển và hoàn thiện. Theo cách hiểu chung nhất, thì: Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng nước nội địa, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng nước quần đảo và vùng trời bên trên cũng như lòng đất dưới chúng. Biên giới quốc gia là hàng rào pháp lý xác định giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng biển, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia. Bên trong đường biên giới, một quốc gia được phân vạch rõ phạm vi lãnh thổ nhất định, quốc gia và chỉ có quốc gia đó mới có “thẩm quyền quản lý các vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của mình”. Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định. Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới. Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm 7 lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1 82 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về biên giới quốc gia - Theo Đại từ điển tiếng Việt, quản lý là trông coi, giữ gìn và theo dõi một việc gì [40, tr.1 6 ]. Về khái niệm quản lý, có quan niệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị; có quan niệm lại cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Cả hai quan niệm này về cơ bản không có gì khác nhau về nội dung. Khoa học và thực tiễn cuộc sống đã chứng minh rằng quản lý được hiểu theo hai góc độ là yếu tố mang tính chính trị xã hội và mang tính hành động thiết thực. - Quản lý nhà nước: Về thực chất, Quản lý nhà nước là “Hoạt động thực thi quyền hành pháp nhà nước; là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đạt được các mục tiêu của quốc gia một cách hiệu quả nhất trong từng giai đoạn phát triển” [19,tr28]. - Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia là một loại quản lý mang tính đặc thù trong hoạt động quản lý nhà nước. Biên giới quốc 8 gia – đối tượng của loại quản lý này là ranh giới xác định phạm vi lãnh thổ quốc gia, phạm vi thực hiện chủ quyền quốc gia và liên quan đến lãnh thổ quốc gia khác, chủ quyền quốc gia khác do các nước hữu quan cùng thoả thuận xác lập. 1.1.3. Xác lập đường biên giới - Giai đoạn 1: Xác lập các nguyên tắc giải quyết - Giai đoạn 2: Hoạch định biên giới - Giai đoạn : Phân giới và cắm mốc trên thực địa - Giai đoạn 4: Quản lý biên giới, duy trì đường biên giới, bảo vệ mốc quốc giới. 1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý quản lý nhà nước về biên giới quốc gia 1.2.1. Quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước về biên giới quốc gia và tổ chức lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia Ngay sau Cách mạng tháng 8/1 45 thành công, đất nước mới giành được độc lập, chính quyền cách mạng còn non trẻ lại bước ngay vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm tổ chức lực lượng đánh địch ngay từ biên giới, chăm lo xây dựng cơ sở cách mạng các vùng biên giới. Năm 1 50, sau Chiến dịch Biên giới thắng lợi, vùng giải phóng của ta được mở rộng và nối thông với các nước XHCN, Đảng ta sớm xác định công tác biên phòng là một công tác khó khăn, phải giải quyết nhiều vấn đề thuộc phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, phải giải quyết những vấn đề liên quan đến đường lối ngoại giao, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo 9 Năm 1 54, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm ngay đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, tổ chức các đơn vị quân đội, công an bảo vệ biên giới và giới tuyến quân sự tạm thời; mở cuộc vận động nhân dân biên giới thực hiện cải cách dân chủ, tiễu trừ phỉ, biệt kích, tình báo, đặc vụ để xây dựng biên giới thành các an toàn khu, các khu căn cứ cách mạng. Cho đến ngày 19/01/1958, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã ban hành Nghị quyết số 58/NQ-TW và ngày 3/3/1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 100/TTg về việc thống nhất các đơn vị quân đội, công an làm nhiệm vụ bảo vệ ở biên giới, bờ biển, nội địa, giới tuyến thành một lực lượng bảo vệ biên giới. Từ năm 1 58 đến nay, trải qua hơn nửa thế kỷ, tuy trong từng thời kỳ, công tác biên phòng tập trung vào nhiệm vụ này hay nhiệm vụ khác, nhưng Nghị quyết 58/NQ-TW của Bộ Chính trị đã thể hiện quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về quản lý nhà nước và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, xác định đó là nhiệm vụ đấu tranh chính trị phức tạp, là nhiệm vụ quản lý toàn diện, thống nhất của Nhà nước đối với biên giới quốc gia. 1.2.2. Cơ sở pháp lý Pháp luật là sự thể chế hóa, cụ thể hóa về mặt pháp lý đường lối, quan điểm và chủ trương của Đảng về xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm Pháp luật quốc gia và Điều ước quốc tế. 1.3. Chủ thể quản lý nhà nước về biên giới 1.3.1. Các cơ quan, tổ chức có liên quan 10 Điều 31 Luật Biên giới quốc gia quy định: “Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ của nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân”, bao gồm: - Chính phủ; - Bộ Quốc phòng ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ ; - Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia. 1.3.2. Bộ đội Biên phòng - chủ thể đặc biệt quản lý nhà nước về biên giới quốc gia Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng năm 1 7 xác định: Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới. Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 08 tháng 8 năm 1 5 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về xây dựng lực lượng BĐBP trong tình hình mới xác định: “Bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng và Nhà nước, là một thành phần của Quân đội Nhân dân, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao; đồng thời là một lực lượng thành viên của các KVPT tỉnh, huyện biên giới”. 11 1.4. Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia 1.4.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược về biên giới quốc gia Chiến lược về biên giới quốc gia là kế hoạch tổng thể, mang tính nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho công tác biên giới quốc gia. 1.4.2. Ký kết, ban hành và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế, các văn bản pháp luật quốc gia về biên giới quốc gia - Việc ký kết các điều ước quốc tế và ban hành các văn bản pháp luật quốc gia về biên giới là rất cần thiết, không thể thiếu và có ý nghĩa rất qua trọng. - Tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật về biên giới quốc gia là việc thực hiện trên thực tế các quy định trong các điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật quốc gia về biên giới. 1.4.3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia là khâu đầu tiên của hoạt động thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia không chỉ có mỗi việc tuyên quyền cho nhân dân cư trú, làm ăn, sinh sống ở biên giới mà phải được tiến hành cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bán vũ trang trong các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ quản lý, giải quyết các công việc về biên giới. 12 1.4.4. Đầu tư xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới Việc xây dựng, phát triển khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo không chỉ đơn thuần là phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi mà thực chất là chiến lược của công tác biên giới trong xây dựng thế trận biên phòng toàn dân. Phát triển toàn diện KVBG, bao gồm xây dựng và phát triển vững chắc quốc phòng – an ninh, kinh tế - xã hội,trong đó tập trung giải quyết cấp bách vấn đề kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc, cố gắng sớm xóa bỏ ngăn cách quá xa giữa các vùng trong nước. 1.4.5. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia Xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia là một bộ phận trọng yếu trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng Bộ đội Biên phòng đã xác định “chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường” trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự vùng biển, đảo, cửa khẩu cảng biển và đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, giữ gìn ANCT, TTATXH ở khu vực biên giới của Bộ đội Biên phòng trong tình hình mới. 1.4.6. Tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia Bộ máy quản lý nhà nước về biên giới và bảo vệ biên giới quốc gia hiện nay ở nước ta bao gồm: 13 - Ủy ban Ban biên giới quốc gia - Bộ đội Biên phòng - Lực lượng Cảnh sát biển - Sở Ngoại vụ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới và ven biển 1.4.7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của phát luật về biên giới quốc gia. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia. 1.4.8. Hợp tác quốc tế trong việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia Biên giới quốc gia là ranh giới chung của hai quốc gia, liên quan chặt chẽ với chủ quyền, lãnh thổ của hai quốc gia. Chính yếu tố chung của biên giới quốc gia đòi hỏi phải có sự hợp tác của hai quốc gia liên quan thì mới có thể giải quyết được những vấn đề đặt ra. Kết luận chương 1 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – CĂMPUCHIA CỦA BỘI ĐỘI BIÊN PHÒNG 2.1. Tình hình chung tuyến biên giới trên đất liền Việt Nam – CămPuchia 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành đường biên giới Việt Nam - Campuchia 14 2.1.2. Điều kiện địa lý tự nhiên 2.1.3- Tình hình dân cư, chính trị, kinh tế - xã hội + Dân cư, chính trị + Kinh tế - xã hội 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về biên giới trên đất liền Việt Nam-CămPuchia của Bộ đội Biên phòng 2.2.1. Tổ chức lực lượng Bộ đội Biên phòng Bộ đội Biên phòng được tổ chức, chỉ huy thống nhất từ trung ương đến đơn vị cơ sở, gồm 0 cấp: Cấp Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương), Đồn Biên phòng đặt dưới sự quản lý, chỉ huy của Bộ quốc phòng. Tổ chức Bộ chỉ huy BĐBP các tỉnh tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia gồm: chỉ huy trưởng, chính uỷ, phó chính uỷ, các phó chỉ huy trưởng, các phòng chức năng (tham mưu, chính trị, trinh sát, hậu cần, kỹ thuật, phòng chống tội phạm và ma tuý); các đơn vị trực thuộc như: tiểu đoàn huấn luyện, đơn vị cơ động, bệnh xá 2.2.2. Công tác quản lý nhà nước về biên giới trên đất liền Việt Nam-CămPuchia của Bộ đội Biên phòng 2.2.2.1. Tham mưu xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược về biên giới quốc gia Thực hiện chiến lược biên giới quốc gia Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia đã triển khai đồng bộ các mặt công tác giữ gìn ANCT, TTATXH ở KVBG’. Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương và cùng các ban, ngành, đoàn thể xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở chính trị ở 15 xã, thị trấn biên giới vững mạnh; củng cố, kiện toàn các lực lượng công an, dân quân tự vệ, tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ 2.2.2.2. Xây dựng, tổ chức thực hiện các Điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật quốc gia về biên giới Về luật pháp quốc tế: Việt Nam đã ký Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia ngày 18/02/1979; ký các Hiệp ước, hiệp định về quy chế biên giới, Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia những năm 1 8 -1985 và 2005- 2006; Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết các vấn đề biên giới giữa hai nước ký ngày 20/7/1983; Hiệp ước hoạch định BGQG Việt Nam - Campuchia ký ngày 27/02/1985 và Hiệp ước bổ sung hoạch định BGQG Việt Nam - Campuchia ký ngày 10/10/2005 góp phần quan trọng trong việc gìn giữ hoà bình, ổn định trong khu vực biên giới giữa hai nước. Về nội luật: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước, bảo vệ biên giới quốc gia trong mỗi giai đoạn cách mạng, mỗi thời kỳ đều đã đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của từng thời kỳ. Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, Luật biên giới quốc gia, Luật an ninh quốc gia ra đời đã đánh dấu một mốc lịch sử cho sự phát triển và trưởng thành của lực lượng Bộ đội Biên phòng trong nhiệm vụ quản lý nhà nước về biên giới, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. 2.2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia. 16 - Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Biên giới quốc gia, Pháp lệnh Bộ đội biên phòng và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành - Tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các học viện, nhà trường thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức phổ biến Luật Biên giới quốc gia, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng và các nghị định của Chính phủ để quán triệt và thực hiện thống nhất trong toàn quân. 2.2.2.4. Tham mưu cho cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương về công tác quản lý, bảo vệ biên giới, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững mạnh - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nhất là đồng bào dân tộc ở khu vực biên giới tích cực tham gia phong trào tự quản đường biên, mốc quốc giới và giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh. - Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ công tác biên phòng với tham gia xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện. Năm 1 8 , Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ đã ban hành Quyết định 16/HĐBT, lấy ngày / hàng năm là "Ngày Biên phòng", tiếp đó tại kỳ họp thứ , Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Biên giới quốc gia và lấy ngày / hàng năm là “Ngày Biên phòng toàn dân” nhằm huy động sức mạnh toàn dân vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. 2.2.2.5. Đầu tư xây dựng công trình biên giới, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia đã tham mưu tích cực cho Bộ Quốc phòng, địa phương tỉnh biên giới 17 có nhiều chủ trương, biện pháp kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới và biển, đảo. 2.2.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia Thanh tra BĐBP là cơ quan của Bộ Tư lệnh BĐBP, giúp Tư lệnh Biên phòng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về biên giới quốc gia của Bộ Tư lệnh (Bộ Quốc phòng). 2.3.7. Hợp tác quốc tế trong xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia Thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VII) và Nghị định 8 /200 /NĐ-CP của Chính phủ về công tác đối ngoại biên phòng với nhiệm vụ chủ yếu là củng cố, duy trì đoàn kết, hữu nghị với các nước láng giềng, mở rộng quan hệ với các nước đối tác, giữ vững môi trường hòa bình để bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, tạo thuận lợi cho hợp tác, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới và xây dựng Bộ đội Biên phòng vững mạnh. 2.3. Đánh giá, nhận xét 2.3.1. Ưu điểm Bộ đội Biên phòng các tỉnh tuyến biên giới Việt nam - Campuchia đã triển khai thực hiện tốt công tác giữ gìn ANTT ở KVBG. 18 Phối hợp với các đơn vị của bộ chỉ huy quân sự và sở công an các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới. Thường xuyên tiến hành tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, xây dựng “thế trận lòng dân”, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững ANCT, trật tự ATXH ở khu vực biên giới . Tổ chức tuần tra, kiểm soát trên biên giới, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý những hành vi vi phạm giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương và cùng các ban, ngành, đoàn thể xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở chính trị ở xã, thị trấn biên giới vững mạnh. Quan hệ với chính quyền và lực lượng BVBG của Campuchia trao đổi tình hình và phối hợp xử lý các vụ vi phạm về chủ quyền an ninh biên giới, phòng chống tội phạm. 2.3.2. Hạn chế Thứ nhất, công tác tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định chiến lược về biên giới quốc gia còn chậm. Thứ hai, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của địa phương và các lực lượng trong quản lý, bảo vệ BGQG. Thứ ba, hiệu quả hoạt động của các lực lượng trong đấu tranh ngăn chặn hành vi vi phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG còn hạn chế. 19 Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cũng như nhận thức pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia chưa đồng bộ Thứ năm, công tác đối ngoại biên phòng ở một số đơn vị còn bộc lộ thiếu sót, trong tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện thiếu tính chủ động, sáng tạo chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công tác đối ngoại trong tình hình mới. 2.3.3. Nguyên nhân Thứ nhất, địa bàn hoạt động rộng, phức tạp, ở xa trung tâm chỉ huy, xa chính quyền địa phương cấp cơ sở, giao thông đi lại khó khăn. Thứ hai, đường biên giới vẫn đang trong giai đoạn phân giới cắm mốc, nhiều đoạn biên giới, nhiều khu vực vẫn chưa được hoạch định, phân định xong. Thứ ba, chiến lược về quản lý biên giới quốc gia chưa được xây dựng; hệ thống luật pháp về biên giới quốc gia, luật pháp liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của nước ta còn thiếu đồng bộ. Thứ tư, mặt bằng dân trí ở khu vực biên giới còn thấp, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn; hạ tầng cơ sở kinh tế và xã hội còn thấp kém; hệ thống chính trị nhiều nơi còn yếu Thứ năm, năng lực tham mưu và tổ chức thực hiện chủ trương, biện pháp về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới của Bộ đội Biên phòng có một số mặt còn hạn chế. Thứ sáu, việc đổi mới công tác biên phòng có lúc, có nơi chưa toàn diện và thiếu đồng bộ. 20 Kết luận chương 2 Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - CAMPUCHIA CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG 3.1. Những nhân tố tác động tới tình hình tuyến biên giới đất liền Việt Nam – CămPuchia những năm tới 3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nước về biên giới trên đất liền Việt Nam – CămPuchia của Bộ đội Biên phòng 3.2.1. Giải pháp chung 3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia - Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản Luật và các văn bản hướng dẫn bảo đảm tính đồng bộ hệ thống trong quản lý, bảo vệ biên giới. - Rà soát các văn bản pháp quy đã ban hành để sửa đổi bổ sung kịp thời những văn bản quá cũ không còn phù hợp hoặc còn chồng chéo, thiếu đồng bộ để tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện trong thực tế. 3.2.1.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia của Bộ đội Biên phòng -Thực hiện tốt những vấn đề có liên quan đến xây dựng nền QPTD, nền biên phòng, công tác quân sự địa phương và tác chiến trong KVPT trên địa bàn các quân khu. 21 - Tham mưu cho Bộ Quốc phòng đề xuất với Đảng và Nhà nước những chủ trương, đối sách nhằm giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh, phức tạp mới trên biên giới. 3.2.1.3. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các lực lượng và quần chúng nhân dân về hiệp ước, hiệp định biên giới Một là, phải làm tốt công tác vận động quần chúng, nhất là quần chúng nhân dân ở KVBG. Hai là, phát huy sức mạnh tổng hợp, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về Hiệp ước, Hiệp định trong quá trình PGCM, nhất là 07 điểm còn tồn đọng. Ba là,tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng với Bộ Văn hóa Thông tin và Truyền Thông. Bốn là, tiếp tục củng cố, phát huy hiệu quả các tổ, đội tuyên truyền văn hóa của Bộ đội Biên phòng phối h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bien_gioi_quoc_gia_tren.pdf
Tài liệu liên quan