Huy động mọi nguồn lực thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống cấp
nước đáp ứng tổng nhu cầu sử dụng nước lớn nhất đến năm 2020.
Tỉ lệ dân cư được cung cấp nước sạch đạt 95% - 100%.
Tỉ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch
cấp nước an toàn đạt 75%.
Chất lượng nước đảm bảo đạt QCVN 02:2009/BYT ban hành kèm
theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế
Tỉ lệ nước thất thoát thất thu bình quân toàn Thành phố đến năm 2020
là dưới 18%
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mọi tầng lớp dân
cư, không sử dụng làm nước ăn trực tiếp và đạt tiêu chuẩn về vệ sinh nước
sạch do Bộ Y tế ban hành”.
1.1.2. Khái niệm cấp nước đô thị
Hiện nay chưa có khái niệm cụ thể về cấp nước đô thị, để hiểu rõ hơn
khái niệm cấp nước đô thị ta sẽ bắt đầu tìm hiểu từ khái niệm cấp nước,
hoạt động cấp nước, dịch vụ cấp nước và đô thị. Từ các khái niệm đó
chúng ta có thể hiểu “cấp nước đô thị đó là quá trình đưa nước sạch sau
khi sản xuất vào mạng lưới đường ống tới địa điểm cộng đồng dân cư có
yêu cầu cung cấp nước sạch sống trong đô thị”.
1.1.3. Vai trò của cấp nước đô thị
Cấp nước đô thị nhằm phục vụ cho các hoạt động của con người và
đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi người. Nước sạch là một trong
những nhu cầu thiết yếu của con người và các hoạt động sinh hoạt hàng
ngày của con người, đặc biệt đối với người dân đô thị khi cấp nước không
đủ khiến cuộc sống bị đảo lộn, mọi hoạt động sẽ bị ngưng trệ.
Nước sạch đô thị là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội và nước sạch đô thị có vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại đô thị.
1.1.4. Đặc điểm cấp nước đô thị
6
Cấp nước đô thị phục vụ lợi ích cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của
người dân.
Cấp nước đô thị là hàng hóa công cộng do Nhà nước chịu trách nhiệm
trước xã hội đảm bảo cho hoạt động cấp nước diễn ra liên tục, thường
xuyên,ổn định và hiệu quả.
Cấp nước đô thị vừa là lĩnh vực thuộc dịch vụ công, đồng thời là lĩnh
vực thuộc hạ tầng kỹ thuật.
Tính tập trung
Tính phức tạp trong công nghệ kỹ thuật và cả trong công tác quản lý
1.1.5. Hệ thống cấp nước đô thị
Hệ thống cấp nước là tập hợp các công trình nguồn cung cấp nước mặt
hoặc nước ngầm, các công trình kỹ thuật sản xuất nước và hệ thống phân
phối nước.
1.2. Quản lý nhà nƣớc về cấp nƣớc đô thị
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý
nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản quy
phạm luật đến việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện cũng như thanh tra, kiểm tra
đối tượng bị quản lý.
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về cấp nước đô thị
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể hoặc định nghĩa chính xác về
Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị song từ việc làm rõ khái niệm và đặc
điểm quản lý nhà nước cũng như làm rõ khái niệm về hoạt động cấp nước
đô thị, tác giả xin đưa ra một số khái niệm cơ bản đối với quản lý nhà nước
về cấp nước đô thị.
1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về cấp nước đô thị
Nhà nước thống nhất quản lý về hoạt động cấp nước, có phân cấp,
phân công trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa
giới hành chính.
Nhà nước có trách nhiệm định hướng phát triển hệ thống cấp nước.
7
1.2.4. Mục đích quản lý nhà nước về cấp nước đô thị
Quản là nhà nước về cấp nước đô thị nhằm góp phần ổn định đời sống
dân cư.
Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị góp phần đảm bảo cấp nước đô
thị có hiệu quả về kinh tế và xã hội
Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị đảm bảo tính công bằng trong
cấp nước đô thị.
Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị nhằm thống nhất quản lý các
lĩnh vực trong đời sống xã hội, tránh sự chồng chéo.
1.2.5. Vai trò của quản lý nhà nước về cấp nước đô thị
Vai trò quản lý nhà nước về cấp nước đô thị thể hiện trên các khía
cạnh sau:
Vai trò định hướng
Vai trò giải quyết mâu thuẫn
Vai trò kiểm tra, giám sát
1.2.6. Nội dung quản lý nhà nước về cấp nước đô thị
1.2.6.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cấp
nước đô thị và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cấp nước
Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành
hoạt động cấp nước đô thị cũng như từng bước chuẩn hoá dần bộ máy tổ chức
và cải cách cơ chế quản lý cấp nước đô thị cho phù hợp trong thời kỳ đổi mới.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ, ngành,
các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh sẽ ban hành các văn bản cụ thể hóa
các quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan.
Song song với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cấp
nước đô thị thì cần tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật về
cấp nước để nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân
hiểu biết pháp luật về cấp nước đô thị.
1.2.6.2. Bộ máy quản lý nhà nước về cấp nước đô thị
8
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên
lãnh thổ Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định
hướng phát triển cấp nước ở cấp quốc gia.
Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
hoạt động cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng phối hợp cùng với các Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn.
1.2.6.3. Lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị
Lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị sẽ đáp ứng được yêu cầu
quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn. Làm cơ sở cho việc
triển khai các dự án đầu tư xây, dựng xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ
thống cấp nước đô thị.
Bên cạnh việc lập các quy hoạch về cấp nước đô thị thì Ủy ban nhân
dân các cấp và các cơ quan chuyên môn cũng ban hành các kế hoạch để
xác định mục tiêu và các biện pháp thực hiện trong quản lý nhà nước về
cấp nước đô thị.
1.2.6.4. Đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước đô thị
Các cấp chính quyền đô thị có trách nhiệm đầu tư cơ sở hạ tầng phục
vụ cho công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị.
1.2.6.5. Quản lý giá tiêu thụ, chống thất thoát, thất thu nước sạch
Quản lý giá tiêu thụ nước sạch là là nội dung quan trọng trong công
tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị nhằm điều chỉnh giá nước phù hợp
với sự biến động giá của thị trường.
Chống thất thoát, thất thu nước là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của kế hoạch cấp nước an toàn nhằm cung cấp nước ổn định, duy trì
đủ áp lực, liên tục, đủ lượng nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy
chuẩn quy định.
1.2.6.6. Quản lý nhà nước về chất lượng nước cấp
Việc đảm bảo chất lượng nước cấp cho mục đích ăn uống và sinh hoạt
được thực hiện thông qua chế độ nội kiểm và hậu kiểm.
9
1.2.6.7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về cấp nước đô thị
Thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý các vi phạm, điều chỉnh và
duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính nhà nước. Việc thanh tra
hoạt động cấp nước đô thị thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về cấp nƣớc đô thị
1.3.1. Yếu tố pháp luật
Pháp luật là công cụ để nhà nước điều chỉnh, quản lý các lĩnh vực
trong đời sống xã hội. Đảng ta xác định nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật, do vậy quản lý nhà nước về cấp nước đô thị chịu sự ảnh hưởng không
hề nhỏ từ các yếu tố pháp luật, từ các văn bản quy phạm pháp luật được
ban hành liên quan đến cấp nước đô thị.
Ta có thể nhận thấy yếu tố pháp luật có sự tác động và ảnh hưởng đến
công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị.
1.3.2. Điều kiện tự nhiên
Cũng giống như những yếu tố khác thì điều kiện tự nhiên cũng gây ra
những khó khăn cũng như thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về cấp
nước đô thị.
1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội vừa tạo điều kiện thuận lợi và gây
khó khăn cho quá trình quản lý nước về cấp nước đô thị.
1.3.4. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về cấp nước đô thị
Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị hiệu quả hay không hiệu quả là
phụ thuộc vào chính những con người được giao thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về cấp nước đô thị.
1.3.5. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân và của các đơn vị
cấp nước
Ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị và khách hàng sử dụng nước
tốt sẽ giúp quá trình quản lý nhà nước về cấp nước đô thị được dễ dàng và
thuận lợi hơn. Ngược lại ý thức chấp hành pháp luật về cấp nước đô thị của
10
các đơn vị cấp nước và người dân không tốt sẽ gây cản trở và khó khăn cho
công tác quản lý.
1.3.6. Áp dụng khoa học, công nghệ
Ứng dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt động cấp nước sẽ thay
thế được những công đoạn cần đến con người, thay đổi cách thức từ quản lý
- vận hành trực tiếp sang điều hành - giám sát thông qua các số liệu báo cáo
từ hệ thống vì vậy mà chi phí nhân công giảm, giá nước giảm.
1.4. Kinh nghiệm trong nước và nước ngoài về quản lý cấp
nước đô thị
1.4.1. Kinh nghiệm trong nước
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Bình Dương
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Hải Phòng
1.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài
1.4.2.1. Kinh nghiệm Australia
1.4.2.2. Kinh nghiệm của Singapore
1.4.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với quản lý nhà nước về cấp
nước đô thị trên địa bàn Hà Nội
Phải xây dựng lộ trình cải cách với những mục tiêu cụ thể, phù hợp với
hoàn cảnh và vị thế.
Cấp nước cần phải có sự phối hợp đồng bộ với các ngành, các lĩnh vực
hạ tầng kỹ thuật.
Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm
Tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý hệ thống.
11
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương này, luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận của công
tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị cụ thể luận văn đã nêu ra một số
khái niệm nước sạch, cấp nước, hoạt động cấp nước, đô thị, quản lý nhà
nước...nhằm làm rõ khái niệm quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Tiếp
đến luận văn đi sâu phân tích vai trò của cấp nước đô thị cũng như vai trò
của công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Trọng tâm của chương 1
là làm rõ các nội dung về công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị từ
ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch,
kế hoạch, đầu tư, quản lý giá nước, chống thất thu, thất thoát đến công tác
thanh tra, kiểm tra các hoạt động trong lĩnh vực cấp nước đô thị. Nhằm
hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị thì trong chương
1, luận văn cũng đã phân tích được các nguyên tắc quản lý nhà nước về cấp
nước đô thị cũng như phân tích được các yếu tố tác động đến công tác quản
lý nhà nước về cấp nước đô thị.
12
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CẤP NƢỚC ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, vị trí từ 20°53' đến
21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông.
Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và
địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và
đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.
Khí hậu : Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với
đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và
mùa đông lạnh, ít mưa. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp
nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao.
Dân cư : Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai cả nước (sau thành phố
Hồ Chí Minh) với dân số ước tính đến năm 2017 là 7.742.200 người,
chiếm hơn 8% dân số cả nước.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm
lớn về khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Hà Nội có lợi thế
vượt trội so với cả nước không chỉ là vị thế Thủ đô, mà còn có cơ sở hạ
tầng khá đồng bộ và hiện đại, nhiều cơ quan đầu mối và cơ sở giao thông
quốc tế, nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, có các cơ sở đào tạo và
nghiên cứu khoa học hàng đầu của quốc gia.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ và
ngành công nghiệp xây dựng, giảm tỉ trọng nông nghiệp.
Hà Nội có bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến với hơn 5000 di tích lịch
sử đã được xếp hạng, trong đó có một số di tích được UNESCO công nhận
là di sản văn hóa thế giới.
13
Số lượng lao động trẻ ở độ tuổi vàng (chiếm trên 60% lực lượng lao
động) và tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 30%, cao nhất trong cả nước
và gấp hơn 2 lần số mức trung bình chung của cả nước.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về cấp nƣớc đô thị
trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Hệ thống cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hiện tại, tổng lượng nước sạch sản xuất và cung cấp của thành phố Hà
Nội khoảng 1.050.000 m3/ngđ (trong đó cấp cho khu vực đô thị và lân cận
là 960.000 m3/ngđ, tỉ lệ bao phủ đạt 96%).
Mạng lưới cấp nước hiện tại đáp ứng được 70% nhu cầu dùng nước.
Nhiều đường ống vẫn tiếp tục xuống cấp và hư hỏng. Tình trạng đục đấu
trái phép đường ống vẫn chưa chấm dứt. Thêm vào đó, mạng lưới đường
ống xây dựng trước đây phần lớn chưa có quy hoạch hợp lý, chồng chéo
qua một số giai đoạn nâng cấp, cải tạo. Gây nên tỉ lệ thất thoát, thất thu
nước đô thị còn cao
Phần lớn nước cung cấp cho người dân chưa đạt tiêu chuẩn cho phép,
một số chỉ tiêu lý, hoá và vi trùng còn cao hơn giới hạn cho phép.
2.2.2. Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố
Hà Nội
2.2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội
Để quy định về các hoạt động của các tổ chức, cá nhân, liên quan đến
lĩnh vực sản xuất, cung cấp, sử dụng nước sạch và bảo vệ công trình cấp
nước tại các khu vực sử dụng nước sạch tập trung do Thành phố quản lý.
UBND thành phố cũng đã ban hành các quyết định: Quy định về sản xuất,
cung cấp, sử dụng nước sạch và bảo vệ công trình cấp nước; phân cấp quản
lý nhà nước về cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước cấp nước đô thị trên địa bàn Hà Nội
Việc cung cấp nước hệ thống đô thị của thành phố được giao cho 4
công ty cung cấp nước đảm trách gồm: Công ty TNHH MTV Nước sạch
Hà Nội, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nước sạch
14
(Viwaco), Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Công ty CP Cấp
nước Sơn Tây.
2.2.2.3. Lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị trên địa bàn thành
phố Hà Nội
Đối với công tác lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị thì UBND
thành phố đã lập và hiện nay trên địa bàn Thủ đô Hà Nội hiện có hai Quy
hoạch liên quan đến lĩnh vực cấp nước: Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà
Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 và Quy hoạch cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 được UBND Thành phố phê duyệt tại
Quyết định số 2691/QĐ-UBND ngày 18/4/2013.
2.2.2.4. Công tác quản lý đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước đô thị
trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quy hoạch đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước đô thị chú trọng vào
việc đầu tư xây dựng nhà máy, đầu tư các trạm bơm tăng áp chính, phát
triển mạng lưới ống truyền trải, phân phối và dịch vụ cũng như đầu tư vào
các dự án chống thất thoát nước. Thực hiện chủ trương của Thành ủy,
UBND thành phố kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư cấp nước sạch
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thành phố đã điều chỉnh cắt giảm các
nguồn vốn vay và nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách thành phố và chỉ
đạo nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư lĩnh vực này.
2.2.2.5. Công tác quản lý giá tiêu thụ, chống thất thoát, thất thu nước
đô thị
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 38/2013/QĐ-
UBND Quy định đơn giá bán nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung
hoàn chỉnh trên địa bàn thành phố Hà Nội cho mục đích sinh hoạt.
Để đảm bảo cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch
trên địa bàn thành phố ngày 23/06/2017, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội
Nguyễn Thế Hùng đã ký ban hành kế hoạch số 148/KH-UBND về cấp
15
nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn giai đoạn
2017-2020.
2.2.2.6. Công tác quản lý chất lượng nước
Kết quả kiểm tra và xét nghiệm mẫu nước cho thấy chất lượng nước tại
các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung có quy mô lớn và khu vực nội
thành về cơ bản là đạt yêu cầu. Tuy nhiên, tại một số trạm cấp nước có quy
mô nhỏ và một số khu vực Hà Đông, Đống Đa, Từ Liêm chưa đạt yêu cầu.
2.2.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực cấp nước đô thị
trên địa bàn thành phố Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội đã quan tâm và bố trí kinh phí cho ngành Y
tế để thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát chất lượng nước và đã thành
lập đoàn, tổ chức thanh tra công vụ đối với công tác quản lý nhà nước về
cấp nước đô thị tại Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện.
Sở Xây dựng cũng đã phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức
kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp cung cấp nước sạch về chất lượng
nước, chất lượng dịch vụ, tỉ lệ thất thoát nước, thất thụ nước.
2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về cấp nƣớc đô thị trên
địa bàn thành phố Hà Nội
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thành phố về cơ bản đã ban hành cơ sở pháp lý trong hoạt động cấp
nước trên địa bàn. Các chính sách về ưu đãi, khuyến khích đầu tư đã thu
hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau, huy động các
nguồn lực lớn trong xã hội, nhiều chương trình dự án cấp nước được triển
khai thực hiện. Bộ máy tổ chức cấp nước đã được kiện toàn từ cấp thành
phố đến cấp quận, huyện, tạo tính thống nhất trong tổ chức triển khai và
thực hiện các quy định. Thành phố đã thực hiện xây dựng và áp dụng
khung giá nước khác nhau cho các đối tượng sử dụng nước.
Quy mô công suất tăng nhanh trong những năm gần đây. Tỉ lệ thất
thoát giảm nhiều so với tỉ lệ trung bình của cả nước. Công tác thanh tra,
kiểm tra nước sạch đô thị cho thấy cơ bản đảm bảo được mục tiêu, chất
lượng nước sạch đô thị
16
2.3.2. Những hạn chế
Cơ chế chính sách chưa kịp thời và đầy đủ, chậm được đổi mới. Công
tác quy hoạch chưa thực sự đồng bộ với những lĩnh vực khác.
Việc đầu tư phát triển cấp nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu, phạm vi
dịch vụ chưa được bao phủ hết, tình trạng đầu tư thiếu đồng bộ, chất lượng
dịch vụ cấp nước cũng chưa ổn định. Chất lượng nước chưa đạt yêu cầu
quy định.
Bộ phận chuyên trách ngành cấp nước chưa thật sự đổi mới, chưa có
bộ phận chuyên trách.
Giá tiêu thụ nước sạch còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Hoạt động
thanh tra, kiểm tra chỉ chủ yếu dừng ở các hoạt động đánh giá chất
lượng xây dựng các công trình, đảm bảo các điều kiện an toàn hành
lang cấp nước.
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Về quản lý nhà nước, luật và các văn bản dưới luật chưa kịp thời chưa
đầy đủ, chậm được đổi mới và tính khả thi không cao; cơ chế, chính sách
tài chính chưa phù hợp, khó thực hiện, đặc biệt là chính sách giá nước và
chính sách huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng dự án.
Về cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động cấp nước chưa rõ ràng, bộ phận
chuyện trách ngành cấp nước chưa được đổi mới đúng tầm, chưa đáp ứng
được nhiệm vụ quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị.
Đầu tư phát triển cấp nước đô thị thiếu quy hoạch, không đồng bộ,
chưa phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các quy
hoạch khác gây lãng phí và không hiệu quả.
Thất thoát nước tại các đơn vị cấp nước có hai nguyên nhân chính là
thất thoát do nguyên nhân quản lý và thất thoát do nguyên nhân kỹ thuật.
Một số khu vực của thành phố chưa thể đảm bảo cung cấp nước
thường xuyên, liên tục do vị trí ở cuối hệ thống đường ống và ở vị trí có
cốt nền cao lượng nước không duy trì đủ áp lực.
17
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương này luận văn tập trung đi sâu phân tích thực trạng công
tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội để
làm rõ bức tranh toàn cảnh về thực trạng cấp nước đô thị của Hà Nội cũng
như công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị của Hà Nội. Để hiểu rõ
hơn thực trạng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn Hà Nội thì
mở đầu chương 2 là giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội cũng như thực trạng hệ thống cấp
nước tại Hà Nội và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về cấp nước đô thị
của thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua. Dựa trên cơ sở nội dung
quản lý nhà nước về cấp nước đô thị ở chương 1, luận văn đã làm rõ về
thực trạng công tác quản lý nhà nước và chỉ ra được những kết quả đạt
được, những tồn tại hạn chế còn gặp phải và nguyên nhân của những tồn
tại và hạn chế để làm cơ sở nền tảng cho việc đề ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn Hà
Nội trong thời gian tới ở chương 3.
18
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CẤP NƢỚC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về cấp
nƣớc đô thị của thành phố Hà Nội
3.1.1. Quan điểm
Hoạt động cấp nước là loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh chịu
sự kiểm soát của Nhà nước nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước.
Phát triển hoạt động cấp nước bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu
mọi nguồn lực.
Khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa
giới hành chính.
Khuyến khích sử dụng nước sạch hợp lý, tiết kiệm, an toàn và áp dụng
công nghệ tái sử dụng nước cho các mục đích khác.
Ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để từng bước hiện đại
hoá ngành cấp nước, tiến dần tới trình độ quản lý và vận hành của các
nước tiên tiến trên thế giới.
Xã hội hoá ngành cấp nước, huy động mọi thành phần kinh tế.
3.1.2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát:
Thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc
phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống
truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng;
Bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực,
chất lượng nước đảm bảo phù hợp quy chuẩn, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.
Mục tiêu cụ thể:
Huy động nguồn lực để triển khai thực hiện các hoạt động cấp nước an
toàn nhằm đạt được mục tiêu cụ thể cho giai đoạn đến năm 2020 như sau:
19
Huy động mọi nguồn lực thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống cấp
nước đáp ứng tổng nhu cầu sử dụng nước lớn nhất đến năm 2020.
Tỉ lệ dân cư được cung cấp nước sạch đạt 95% - 100%.
Tỉ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch
cấp nước an toàn đạt 75%.
Chất lượng nước đảm bảo đạt QCVN 02:2009/BYT ban hành kèm
theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế
Tỉ lệ nước thất thoát thất thu bình quân toàn Thành phố đến năm 2020
là dưới 18%.
3.1.3. Những yêu cầu đặt ra đối với quản lý nhà nƣớc về cấp nƣớc
đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị cần đảm bảo ổn định về chất
lượng dịch vụ.
Quản lý nhà nước về chất lượng nước cấp, không ảnh hưởng đến sức
khỏe người dân.
Quản lý nhà nước đối về cấp nước đô thị bảo đảm hoạt động cấp nước
đúng quy hoạch, tiêu chuẩn, đảm bảo cấp nước an toàn.
Quản lý về giá nước sạch phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và thu
nhập của người dân.
3.1.4. Một số kế hoạch về cung cấp nước an toàn, chống thất thoát,
thất thu nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
3.1.4.1. Về đầu tư phát triển nguồn tập trung:
Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án nước sạch đang
triển khai thực hiện, hoàn thành trước 2020 các dự án.
3.1.4.2. Về đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước tập trung
Đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước từ nguồn nước tập trung của
thành phố, phù hợp với tiến độ ĐTXD các nhà máy nước theo quy hoạch,
với kết cấu mạng vòng nhằm đáp ứng 100% nhu cầu dùng nước cho nhân
dân và cấp nước an toàn.
20
3.1.4.3. Về kiểm soát chất lượng nước.
Chất lượng nước đảm bảo đạt QCVN 02:2009/BYT ban hành kèm
theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế (bao gồm
cả đô thị và nông thôn).
3.1.4.4. Về công nghệ
Đối với nguồn nước ngầm: Áp dụng công nghệ truyền thống làm
thoáng - xử lý sơ bộ (tiếp xúc; keo tụ, lắng hoặc lọc đợt I) - lọc nhanh -
khử trùng.
Đối với nguồn nước mặt: Áp dụng công nghệ sơ lắng - trộn - phản
ứng keo tụ - lắng - lọc nhanh - khử trùng.
3.1.4.5. Đối với các nhà máy xử lý nước ngầm hiện có
Chủ động kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị để hoạt động đạt công
suất quy định.Xây dựng chế độ vận hành tối ưu đảm bảo chất lượng nước,
năng lực cấp nước để nâng cao mức độ dịch vụ cấp nước trên toàn Thành
phố. Khắc phục và thu hẹp các điểm thiếu nước cục bộ.
Công ty cấp nước xây dựng kế hoạch cải tạo sửa chữa, thay thế thiết
bị, bổ sung dây chuyền công nghệ nâng cao chất lượng nước đảm bảo hoàn
thành trước 2020. Rà soát ngừng hoạt động các trạm cấp nước cục bộ và
chuyển thành trạm bơm tăng áp sau khi các nhà máy nước mặt theo quy
hoạch được đầu tư xây dựng.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về cấp nƣớc
đô thị trên địa bàn thành phố Hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_cap_nuoc_do_thi_tren_di.pdf