Nhà nước cần phải nghiên cứu và ban hành Luật hỗ trợ và
phát triển vùng dân tộc thiểu số
Nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật hỗ trợ
và phát triển vùng dân tộc thiểu số nhằm quy định một cách bao quát,
đồng bộ, tạo hành lang pháp lý ổn định lâu dài làm cơ sở pháp luật
thống nhất cho việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc của Đảng
và nhà nước ta. Trong thời gian vừa qua, thể chế hóa các quan điểm,
chủ trương của Đảng về công tác dân tộc, chính sách đối với vùng
DTTS, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có
nhiều quy định liên quan đến hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số
và miền núi. Hệ thống văn bản đã phát huy tác dụng nhất định trong
việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và nâng cao đời sống của đồng
bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chưa có văn bản nào có giá trị pháp
lý ở cấp độ luật quy định riêng việc hỗ trợ phát triển vùng dân tộc
thiểu số và miền núi. Các chính sách thường nằm rải rác, tản mạn ở
nhiều văn bản luật khác nhau (được quy định tại 68 Luật khác nhau)
và hàng trăm văn bản dưới luật.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về công tác dân tộc - Từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ quan hành chính nhà nước đứng đầu là Chính phủ và
các cơ quan phái sinh từ chúng, các cơ quan đơn vị, tổ chức và các
cán bộ công chức trực thuộc. Vì vậy, trong thực tiễn quản lý và lý
luận chúng còn được gọi là các cơn quan quản lý nhà nước [51,
tr.28,29]. Trong giới hạn của Luận văn, quản lý nhà nước được hiểu
theo nghĩa hẹp.
1.1.4. Quản lý nhà nước về công tác dân tộc
Quản lý nhà nước về công tác dân tộc là một bộ phận cấu
thành của hệ thống quản lý nhà nước; quản lý nhà nước về công tác
dân tộc là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh và chấp hành mọi
hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc, để những hoạt động đó
diễn ra theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước nhằm mục đích phát triển toàn diện các dân tộc.
1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc
- Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về công tác dân tộc
+ Hiến pháp năm 2013
+ Luật tổ chức Chính phủ năm 2015
+ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015:
- Nội dung của công tác QLNN về công tác dân tộc:
Nội dung của công tác QLNN về công tác dân tộc được quy
định cụ thể tại Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó:
1) Ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình mục
tiêu quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về lĩnh vực công tác
dân tộc; thẩm định các Chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát
triển kin tế xã hội vùng dân tộ thiểu số.
2) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân
tộc; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách
đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tiêu chí phân định vùng
dân tộc theo trình độ phát triển, tiêu chí xác định thành phần dân tộc,
tiêu chí về chuẩn đói nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số; xây dựng
chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát
7
triển văn hóa các dân tộc thiểu số; huy động và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số.
3) Kiện toàn tổ chức nộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ
Trung ương đến cơ sở;
4) Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ
người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị và cán bộ trong hệ
thống cơ quan làm công tác dân tộc; thực hiện phân công, phân cấp
có hiệu quả trong lĩnh vực công tác dân tộc;.
5) Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc chấp
hành pháp luật về công tác dân tộc, phòng chống tham nhũng, thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan
đến công tác dân tộc theo quy định của pháp luật.
6) Tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước bằng nhiều biện pháp, hình thức để đồng bào
các dân tộc hiểu rõ và chủ động tham gia vào quá trình thực hiện;
tuyên truyền về truyền thống đoàn kết của các dân tộc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tổ chức tốt các phong trào tương
trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong cộng đồng. Tổ chức hoạt
động kết nghĩa giữa các địa phương nhằm tương trợ phát triển kinh tế
- xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết khó khăn trong cuộc sống.
1.3. Chủ thể và đặc điểm quản lý nhà nƣớc về công tác dân
tộc
1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước về công tác dân tộc
Chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân tộc là
các cơ quan nhà nước (trong đó trước hết và chủ yếu là cơ quan hành
chính nhà nước) và cá nhân có thẩm quyền được pháp luật quy định,
nhằm tác động đến công tác dân tộc để đạt được mục đích đã được
xác định trước.
QLNN về công tác dân tộc là quá trình tác động của các cơ
quan quyền lực của nhà nước để điều hành, điều chỉnh các hoạt động
KT-XH đối với vùng đồng bào các dân tộc theo quan điểm, đường lối
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Tham mưu cho Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và tổ
chức thực hiện CSDT là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cả
8
hệ thống chính trị, trong đó các cơ quan công tác dân tộc với chức
năng, nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, đề xuất chính sách, xây dựng
và tham gia hoạch định hệ thống CSDT; phối hợp với các ngành, các
cấp tổ chức triển khai thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước, bao
gồm cơ quan trực thuộc Trung ương Đảng, trực thuộc Chính phủ và
cơ quan công tác dân tộc của Quốc hội.
- Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang bộ của Chính phủ có chức
năng QLNN về lĩnh vực công tác dân tộc trong phạm vi cả nước;
- Ban Dân tộc cấp tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực công tác dân tộc
trên địa bàn tỉnh.
- Phòng Dân tộc cấp huyện tham mưu cho UBND huyện QLNN
về công tác dân tộc trên địa bàn huyện.
- Đối với xã, phường, thị trấn có đồng bào DTTS sinh sống
trên địa bàn không thành lập tổ chức riêng, nhưng phân công một Ủy
viên Ủy ban nhân dân cấp xã kiêm nhiệm theo dõi tổ chức thực hiện
công tác dân tộc.
1.3.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về công tác dân tộc
Quản lý nhà nước về công tác dân tộc vừa có các đặc điểm
chung của hoạt động quản lý nhà nước và có những đặc điểm quản lý
riêng:
Một là, quản lý nhà nước về công tác dân tộc là hoạt động
mang tính quyền lực nhà nước.
Hai là, quản lý nhà nước về công tác dân tộc có tính chấp hành
và điều hành.
Ba là, quản lý nhà nước về công tác dân tộc là hoạt động có
tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ. Đối với công tác quản lý nhà
nước về công tác dân tộc, bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước được
tổ chức từ Trung ương tới địa phương, nhờ đó các hoạt động của bộ
máy được chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn kịp thời, thống nhất, bảo
đảm lợi ích chung của cả nước, bảo đảm sự liên kết, phối hợp nhịp
nhàng giữa các địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả nước,
tránh được sự cục bộ phân hóa giữa các địa phương hay vùng miền
khác nhau.
9
Bốn là, quản lý nhà nước về công tác dân tộc là hoạt động
mang tính liên tục.
Quản lý nhà nước về công tác dân tộc thông qua các hình thức sau
đây:
+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Ban hành nghị định,
thông tư, quyết định) và các văn bản hướng dẫn, kế hoạch thực
hiệnvề việc thực hiện các nội dung liên quan đến công tác dân tộc.
+ Áp dụng pháp luật về công tác dân tộc là công cụ và cơ sở để
thực hiện, giám sát quản lý nhà nước về dân tộc.
+ Áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp như hoạch định
chính sách, xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách, tổ chức báo cáo,
thống kê, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán kết quả thực hiện
các chính sách dân tộc
+ Thực hiện những hoạt động mang tính chất pháp lý khác như
tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tổ chức các hội nghị, hội
thảo về vấn đề dân tộc; tập huấn cho cán bộ, công chứcvề thực
hiện công tác dân tộc.
- Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước nói chung và
quản lý nhà nước về công tác dân tộc nói riêng bao gồm phương
pháp: hành chính, kinh tế, thuyết phục, cưỡng chế.
1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về công
tác dân tộc
Hoạt động QLNN về công tác dân tộc chịu tác động bởi nhiều
yếu tố, trong đó bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
- Yếu tố khách quan
+ Tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp và quy mô, phạm vi
đối tượng quản lý.
+ Yếu tố kinh tế, mức độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
+ Yếu tố chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc, miền núi.
+ Yếu tố lịch sử, văn hóa dân tộc
+ Hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và
ứng dụng công nghệ thông tin.
- Yếu tố chủ quan
+ Những yếu tố đặc thù của ngành QLNN về công tác dân tộc.
10
+ Mức độ hoàn thiện thể chế và tổ chức bộ máy quản lý.
+ Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
1.5. Quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc ở một số địa
phƣơng trong nƣớc và trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối
với tỉnh Quảng Bình
1.5.1. Kinh nghiệm QLNN về công tác dân tộc của các tỉnh
1.5.2. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước ở một số quốc gia trên
thế giới
1.5.3. Một số bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện QLNN
về công tác dân tộc ở Quảng Bình
Thứ nhất: Cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về vấn
đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc.
Thứ hai: Củng cố, kiện toàn và hoàn thiện hệ thống cơ quan
công tác dân tộc từ trung ương tới địa phương và cơ sở; xây dựng đội
ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, tâm huyết với công tác
dân tộc và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công tác dân tộc.
Thứ ba: Sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý nhà nước,
tăng cường hiệu lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đồng thời
phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân dân trong việc tổ chức
thực hiện chính sách dân tộc, chương trình dự án ở vùng DTTS.
Thứ tư: Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong quản
lý nhà nước về công tác dân tộc.
Thứ năm: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và
người dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác dân tộc và
việc thực hiện các chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Thứ sáu: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát,
tổng kết đánh giá việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc
của Đảng và nhà nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi.
11
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC
DÂN TỘC
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng
- Về điều kiện tự nhiên. Nằm ở vị trí trung lộ của cả nước và là
dải đất hẹp nhất vùng duyên hải miền Trung, tỉnh Quảng Bình có
diện tích tự nhiên hơn 8.000 km2. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Hà
Tĩnh, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Đông có bờ biển dài
116km, phía Tây giáp với nước CHDCND Lào có đường biên giới
dài 201 km.
- Về kinh tế - xã hội: Tỉnh Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính
cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện; có 159 đơn vị
hành chính cấp xã, trong đó có 16 phường, 07 thị trấn và 136 xã.
Đông dân nhất là dân tộc Kinh có 858.496 người, chiếm 97,05% tổng
dân số toàn tỉnh; tiếp đến là dân tộc Bru - Vân kiều có 18.348 người,
chiếm tỷ trọng 2,08%; dân tộc Chứt có 6.523 người chiếm tỷ trọng
0,74%; các dân tộc thiểu số còn lại (chỉ có 1.115 người) chiếm tỷ
trọng không đáng kể (0,13%) [13].
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình
quân 3 năm 2016 - 2018 trên địa bàn tỉnh đạt 6,5% (kế hoạch 8,5 -
9%). Giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm: Nông, lâm, ngư
nghiệp 3,8%; công nghiệp - xây dựng 8,5%; dịch vụ 6,5%. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: đến năm 2018: Nông, lâm,
ngư nghiệp chiếm 18,3%; công nghiệp - xây dựng chiếm 26,5%; dịch
vụ chiếm 55,2%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 4.150 tỷ đồng (năm
2018). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 49.843 tỷ đồng. Giá trị tổng
sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân đầu người (GRDP) đạt 37,4
triệu đồng. Năm 2018, toàn tỉnh có 61 xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn
mới (chiếm 44,85% số xã) [38].
12
- Về An ninh - quốc phòng: Tình hình an ninh trên tuyến biên
giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định. Các chính sách của
Nhà nước đã được đồng bào hưởng ứng thực hiện, đồng bào các
DTTS tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước; công tác quy
hoạch lại dân cư đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, gắn với ANQP
được đảm bảo; tình hình dân cư qua lại trên tuyến biên giới được
kiểm soát.
2.1.2. Về kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình có 64 xã,
thị trấn thuộc khu vực miền núi, vùng cao (28 xã, thị trấn vùng cao,
36 xã, thị trấn miền núi). Có 01 huyện vùng cao (huyện Minh Hóa),
01 huyện miền núi (huyện Tuyên Hóa) và 04 huyện có miền núi
(gồm các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch).
Toàn tỉnh có 40 xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III, 21 xã thuộc
khu vực II, 3 xã thị trấn khu vực I (trong đó có 9 xã biên giới). Diện
tích tự nhiên vùng dân tộc, miền núi có 6.649 km2, chiếm ¾ diện tích
tự nhiên toàn tỉnh. Dân số vùng dân tộc thiểu số, miền núi có 256.663
người, chiếm 30% dân số của tỉnh.
Đồng bào dân tộc thiểu số có 26.076 người (chiếm 2,95% dân
số của tỉnh, và chiếm 10,2% dân số vùng miền núi). Ngoài dân tộc
Kinh có dân số đông nhất, trên địa bàn tỉnh còn có 2 dân tộc thiểu số
có số lượng dân số tương đối đông là dân tộc Bru - Vân kiều có
18.348 người (gồm các nhóm địa phương là Vân Kiều, Khùa, Ma
Coong, Trì); dân tộc Chứt có 6.523 người (gồm các nhóm địa phương
là: Sách, Rục, A Rem, Mã Liềng, Mày) và các thành phần dân tộc
thiểu số khác, với số dân không nhiều như: Mường, Thổ, Tày, Nùng,
Pa Cô....
Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh, vùng dân tộc thiểu
số, miền núi còn nhiều khó khăn, hiện còn 42 xã và 22 thôn bản thuộc
diện đặc biệt khó khăn; kinh tế chậm phát triển; cơ cấu kinh tế và cơ
cấu lao động chuyển dịch chậm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã
được đầu tư nhưng còn thiếu và yếu; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vùng
DTTS và miền núi còn cao (ở các xã đặc biệt khó khăn trên 50%, vùng
dân tộc thiểu số trên 69%); kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, tỷ
13
lệ tái nghèo cao và luôn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo; chất lượng giáo
dục và nguồn nhân lực vùng dân tộc, miền núi thấp; hệ thống chính trị
cơ sở ở một số nơi còn yếu, đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ còn
hạn chế, nhất là đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.
2.2. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc từ
thực tiễn tỉnh Quảng Bình
2.2.1. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống ch nh tr c
sở vùng dân tộc thiểu số
Công tác củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ
sở ở vùng DTTS đã được cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các
tổ chức đoàn thể, địa phương quan tâm, nhất là đối với các thôn, bản
ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới. Công tác xây
dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên được quan tâm. Đến
nay đã xóa được điểm trắng về tổ chức đảng và đảng viên. Từ năm
2014 đến nay đã kết nạp thêm 382 đảng viên, đưa tổng số đảng viên
người dân tộc thiểu số lên 1.028 người (tăng gần 59%). Đến cuối
năm 2018, không còn bản trắng về chi bộ.
Hoạt động của hệ thống chính trị ở vùng dân tộc thiểu số ngày
càng được nâng lên, làm nòng cốt trong công tác dân tộc, góp phần
quan trọng trong công tác vận động nhân dân ở đồng bào ở vùng dân
tộc thiểu số và miền núi, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực
hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác dân tộc.
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính
trị cơ sở ở, nhất là vai trò của chi đoàn, ban công tác Mặt trận, chi hội
ở một số vùng dân tộc thiểu số còn bất cập. Một bộ phận cán bộ vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số trình độ, năng lực
và khả năng vận động nhân dân vẫn còn yếu, hiệu quả còn hạn chế.
2.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy c quan làm công tác dân
tộc thuộc UBND các cấp trên đ a bàn tỉnh Quảng Bình
- Cơ quan công tác dân tộc thuộc UBND cấp tỉnh
Ngày 08/3/1993, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
Quyết định số 168/QĐ-UB về việc thành lập Ban Dân tộc và miền
núi. Với chức năng tham mưu cho UBND tỉnh trong lĩnh vực quản lý
nhà nước về công tác dân tộc và miền núi trên địa bàn tỉnh. Sự ra đời
14
của Ban Dân tộc và Miền núi đánh dấu một bước mới trên chặng
đường phấn đấu và trưởng thành của tổ chức làm công tác dân tộc ở
Quảng Bình. Từ ngày đầu thành lập, Ban Dân tộc và Miền núi chỉ có
7 cán bộ, công chức được điều chuyển từ các cơ quan đơn vị khác
đến; cuối năm 2001, Ban Dân tộc và Miền núi được UBND tỉnh bổ
sung thêm nhiệm vụ QLNN về công tác tôn giáo. Tổ chức làm công
tác dân tộc Quảng Bình có tên mới là Ban Dân tộc - Miền núi và tôn
giáo.
2.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ
người dân tộc thiểu số và cán bộ làm công tác dân tộc ở cấp tỉnh,
cấp huyện.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
Thực hiện Quyết định số 402/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức dân tộc thiểu số, tỉnh Quảng Bình đã quan tâm công tác đào tạo,
bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán, công chức, viên chức người
DTTS trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS tăng lên
về số lượng và chất lượng. Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức người dân tộc thiểu số có 491 người, trong đó: 128 cán bộ, công
chức (chiếm tỷ lệ 7,41% số cán bộ công chức toàn tỉnh), 363 viên
chức (chiếm 1,67% số viên chức toàn tỉnh). Về trình độ chuyên môn:
Thạc sĩ: 03 người; Đại học: 157 người; Cao đẳng: 120 người; Trung
cấp: 203 người và 08 người có trình độ sơ cấp. Về lý luận chính trị:
có 02 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 158 người có trình
độ trung cấp.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
DTTS được quan tâm. Phần lớn cán bộ giữ các chức danh chủ chốt ở
cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, ở các xã được cử đi đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Nhờ đó, năng lực
quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức
DTTS được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong
tỉnh hình mới.
- Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc
15
Ban Dân tộc được UBND tỉnh giao biên chế là 19 người. Số
biên chế hiện có là 17 người, biên chế còn thiếu là 02 người. Về trình
độ chuyên môn: Thạc sỹ: 04 người (chiếm 23,52%); đại học 11 người
(chiếm 64,70%); cao đẳng, trung cấp 02 người (chiếm 11,76%). Hiện
nay Ban Dân tộc đang cử 02 công chức theo học trình độ thạc sỹ.
2.2.4. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác dân tộc
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về công tác dân tộc, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết số 24-NQ/TW
về công tác dân tộc, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Bình đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển
khai thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
- Tỉnh ủy đã ban hành 11 văn bản quán triệt, chỉ đạo thực hiện
công tác dân tộc, trong đó: 02 Chương trình hành động của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc (Chương trình
số 24 –CTr/TU); Chương trình hành động của Ban thường vụ Tỉnh
ủy thực hiện Kết luận của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện nghị
Quyết Trung ương bảy về công tác dân tộc; đặc biệt Tỉnh ủy đã ban
hành Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 22/3/2016 về tăng cường và đổi mới
công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ban hành Nghị
quyết số 03-NQ/TU ngày 31/5/2007 về Phát triển kinh tế xã hội và
đảm bảo quốc phòng an ninh huyện Minh Hóa [37].
2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện công tác dân
tộc
Trong giai đoạn 2014-2018, Ban Dân tộc đã thực hiện 02 cuộc
thanh tra, trong đó, 01 cuộc thanh tra công tác quản lý, tổ chức thực
hiện Chương trình 135 ở huyện Lệ Thủy, 01 cuộc thanh tra thực hiện
Chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân thuộc vùng khó khăn theo
Quyết định 102/2009/QĐ-TTg tại huyện Bố Trạch; phối hợp với
Thanh tra tỉnh tổ chức Đoàn thanh tra về xây dựng cơ sở hạ tầng theo
Quyết định 551/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình
135) tại huyện Tuyên Hóa; Phối hợp với Thanh tra Ủy ban Dân tộc
thanh tra về việc thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn
các huyện Minh Hóa, Lệ Thủy, Bố Trạch.
16
Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Ban Dân vận tỉnh ủy, UBMT
tổ Quốc Việt Nam tỉnh tổ chức kiểm tra việc giao đất sản xuất, đất ở
cho các hộ đồng bào DTTS nghèo thiếu đất sản xuất của các lâm
trường và Ban quản lý rừng Phòng hộ trên địa bàn tỉnh.
Ban Dân tộc đã tổ chức 4 đợt kiểm tra việc thực hiện Chương
trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững (Quyết định 1722/QĐ-
TTg) tại các huyện Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên
Hóa; kiểm tra việc thực hiện chính sách cấp báo, tạp chí cho người có
uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (Quyết định 56/QĐ-TTg).
2.2.6. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
cho đồng bào dân tộc thiểu số
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao
nhận thức cho đồng bào về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước được tổ chức với nhiều hình thức. Trong giai đoạn
2014-2018, Ban Dân tộc đã phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân
các huyện tổ chức 75 đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người
dân vùng dân tộc, miền núi với hơn 4.500 lượt người tham dự. Ngoài
ra, Ban Dân tộc đã chủ động phối hợp với Đài phát thanh truyền hình
tỉnh, báo Quảng Bình xây dựng các phóng sự, chuyên đề tuyên truyền
về công tác dân tộc, chính sách dân tộc.
2.3. Đánh giá chung QLNN về công tác dân tộc ở Quảng
Bình
2.3.1. Những ưu điểm và nguyên nhân
Thứ nhất, việc ban hành văn bản trong lĩnh vực QLNN về
công tác dân tộc: Trong những năm qua, việc ban hành văn bản áp
dụng các quy định của văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên ban
hành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc đảm bảo
đúng quy định, phù hợp với điều kiện của địa phương, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thứ hai, Về công tác tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc:
Trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn khó khăn, chưa tự cân đối
được ngân sách, phải dựa vào sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương,
tỉnh Quảng Bình đã triển khai, thực hiện công tác dân tộc, chính sách
dân tộc một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
17
Trên cơ sở xác định tiềm năng của từng vùng, từng địa phương
để phát huy lợi thế và có kế hoạch phát triển kinh tế cho từng địa
phương; xây dựng, thẩm định các chương trình, chính sách phù hợp
với thực tế địa phương; vận động các doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ
cho các xã nghèo, huyện nghèo; tập trung mọi nguồn lực của xã hội để
tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án
và chính sách dân tộc trên địa bàn.
Thứ ba, công tác kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN về công tác
dân tộc: Công tác tổ chức bộ máy QLNN về công tác dân tộc về cơ
bản được kiện toàn từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Thực hiện Nghị định
số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 của Chính phủ, Thông tư liên
tịch số 07/2014/TTLT- UBDT-BNV ngày 22/12/2014 của Liên bộ
Ủy ban Dân tộc và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân
tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh
đã ban hành Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 12/10/2015,
quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc tỉnh.
Ở cấp huyện, thành lập phòng Dân tộc của các huyện Lệ Thủy,
Quảng Ninh, Bố Trạch, Minh Hóa. Đối với huyện Tuyên Hóa, công
tác dân tộc được giao cho Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban
nhân dân huyện trực tiếp phụ trách. Các huyện Quảng Trạch, Thị xã
Ba Đồn giao cho Phòng Nông nghiệp, Phát triển Nông thôn của
huyện phụ trách các chương trình chính sách miền núi.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong
thời gian qua đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên, cũng còn
những hạn chế, thể hiện trên các mặt sau đây:
Một là, so với sự phát triển chung của cả tỉnh thì đời sống
của đồng bào DTTS vẫn còn nhiều khó khăn; kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc ở nhiều nơi còn thấp kém, chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của đồng
bào; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; nhiều tiềm năng, lợi
thế chưa được khai thác, phát huy đúng mức; tình trạng người dân
thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, vẫn còn xảy ra ở một số nơi;
18
tỉ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS còn cao (tỷ lệ hộ nghèo
vùng dân tộc thiểu số còn trên 69%).
Chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo còn thấp, tỉ lệ học
sinh bỏ học còn cao; hệ thống y tế đã được đầu tư, tuy nhiên còn
nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe của đồng bào. Hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên
truyền còn hạn chế, mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào DTTS còn
thấp. Hệ thống chính trị ở cơ sở nhiều nơi còn yếu kém, năng lực đội
ngũ cán bộ còn hạn chế; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở
một số vùng đồng bào DTTS còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn
định; nhiều vấn đề bức xúc của đồng bào cũng chậm được giải quyết,
còn có kẽ hở, yếu kém trong thực hiện chính sách, dễ bị các thế lực
thù địch lợi dụng, kích động, ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc trên địa
bàn.
19
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC
TỪ THỰC TIỄN QUẢNG BÌNH
3.1. Phƣơng hƣớng quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác
định: “đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách
mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo
đảm các dân tộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_cong_tac_dan_toc_tu_thu.pdf