Luận án Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Mã (thuộc tỉnh Thanh Hóa)

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của luận án . 1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu. 2

3. Phạm vi nghiên cứu. 2

4. Các luận điểm bảo vệ . 3

5. Những điểm mới của luận án. 3

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 3

7. Cơ sở tài liệu . 3

8. Cấu trúc của luận án. 4

CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC,

CHỨC NĂNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HưỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ

LÃNH THỔ LưU VỰC SÔNG MÃ TỈNH THANH HÓA.

5

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan. 5

1.1.1. Nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ trên thế giới. 5

1.1.2. Nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ ở Việt Nam. 9

1.1.3. Các nghiên cứu trên lưu vực sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hóa có liên quan đến luận án. 11

1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ. 13

1.2.1. Cảnh quan . 13

1.2.2. Phân loại cảnh quan . 14

1.2.3. Bản đồ cảnh quan . 17

1.2.4. Đa dạng cảnh quan . 18

1.2.5. Cấu trúc cảnh quan. 19

1.2.6. Chức năng cảnh quan . 21

1.2.7. Đánh giá cảnh quan . 24

1.2.8. Tổ chức lãnh thổ . 26

1.2.9. Nguyên tắc phân vùng cảnh quan . 27

1.3. Sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông. 28

1.3.1. Trên thế giới. 28

1.3.2. Ở Việt Nam. 29

1.3.3. Lãnh thổ lưu vực sông. 31

1.4. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu . 33

1.4.1. Quan điểm nghiên cứu . 33

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu. 35

1.4.3. Quy trình nghiên cứu . 39

Tiểu kết chương 1: . 39

CHưƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN LÃNH THỔ LưU VỰC SÔNG MÃ TỈNH

THANH HÓA. 42

2.1. Các hợp phần, yếu tố thành tạo cảnh quan. 42

2.1.1. Đặc điểm các hợp phần, yếu tố tự nhiên trong thành tạo cảnh quan. 42

2.1.2. Đặc điểm các yếu tố kinh tế - xã hội trong thành tạo, sử dụng cảnh quan lãnh thổ

nghiên cứu . 66

2.2. Đặc điểm cảnh quan lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa . 69

2.2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa. 69

pdf192 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Mã (thuộc tỉnh Thanh Hóa), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lộc, Hoằng Hóa, TP. Thanh Hóa, Nông Cống, Đông Sơn. - Lớp cảnh quan đồng bằng Lớp CQ đồng bằng có 205.467,9 ha, chiếm 18,5% diện tích tự nhiên của lãnh thổ lưu vực sông Mã thuộc. Lớp CQ này có địa hình bằng phẳng và độ dốc thấp. Nguồn gốc hình 81 thành là tích tụ sông - sông biển. Lớp CQ đồng bằng có 67 loại CQ, bắt đầu từ loại CQ số 280 đến 346, phân bố chủ yếu ở các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn và Tĩnh Gia. b. Phụ lớp cảnh quan Dựa vào trắc lượng hình thái địa hình phân tầng bên trong của lớp cảnh quan. Lãnh thổ nghiên cứu gồm có 7 phụ lớp cảnh quan: - Phụ lớp cảnh quan núi trung bình Khái niệm núi trung bình hiện nay vẫn chưa thống nhất, tuy nhiên trong lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan thường xác định vai trò của địa hình với lớp vỏ cảnh quan, mà cụ thể là đối với khí hậu và thảm thực vật. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (0,6oC/100 m) dẫn đến sự biến đổi của thổ nhưỡng và thảm thực vật. Có thể thấy ngưỡng biến đổi ở các độ cao 700 m và 1.100 m. Ở độ cao trên 700 m phổ biến thảm thực vật nhiệt đới trên núi với hàm lượng đất mùn trên núi tăng. Phụ lớp này có 236.449 ha, chiếm 21,3% diện tích tự nhiên của lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa. Đất chủ yếu là đất mùn trên các đá khác nhau, có độ dốc lớn khoảng 20 - 25o, tầng đất mỏng. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới vùng núi, mùa lạnh rất dài  5 tháng, nhiệt độ trung bình năm ≤ 18oC. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng rậm lá rộng thường xanh, xen lá kim, ngoài ra còn có trảng cây bụi cỏ thứ sinh. Phụ lớp cảnh quan núi trung bình phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Thường Xuân. Phụ lớp có 58 loại cảnh quan, bắt đầu từ loại cảnh quan số 1 đến 58. - Phụ lớp cảnh quan núi thấp Phân bố ở độ cao dưới 700 m, diện tích 201.772,4 ha, chiếm 18,1% diện tích tự nhiên của lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa. Có độ dốc chủ yếu khoảng 10 - 15o, đất ở đây chủ yếu là đất mùn trên các đá có nguồn gốc khác nhau. Ngoài thảm thực vật tự nhiên như rừng rậm thường xanh, ở đây còn có thảm thực vật nhân tác đó là rừng trồng mà chủ yếu là rừng luồng, sản xuất lúa và cây hàng năm. Đặc điểm khí hậu khá đa dạng từ loại khí hậu mát, đến hơi nóng và nóng làm cho thực vật ở đây cũng trở nên đa dạng hơn so với lớp cảnh quan núi trung bình. Phụ lớp cảnh quan núi thấp phân bố chủ yếu ở các huyện: Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Hà Trung, Ngọc Lặc, Mường Lát, Vĩnh Lộc. Phụ lớp này có 81 loại cảnh quan, từ loại cảnh quan số 58 đến loại cảnh quan số 139. - Phụ lớp cảnh quan thung lũng và vùng trũng giữa núi Đơn vị cảnh quan này đặc trưng cho dạng địa hình thung lũng do sông suối và trung kiến tạo (bồn địa). Có 81.606,0 ha, chiếm 7,3% diện tích tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu. Phụ lớp này phân bố dọc theo thung lũng và vùng thấp giữa núi, nên có độ dốc thấp, thuận lợi cho đồng bào dân tộc canh tác nông nghiệp. Phụ lớp cảnh quan này có 60 loại cảnh quan, bắt đầu từ cảnh quan 140 đến loại cảnh quan 199. 82 - Phụ lớp cảnh quan đồi cao Với 164.164,8 ha, chiếm 14,7% diện tích đất tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu. Địa hình chủ yếu gồm các bề mặt bóc mòn có độ cao không lớn lắm dao động từ 100 - 200 m. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới với hai đặc trưng là hơi nóng và nóng. Phụ lớp cảnh quan đồi cao phân bố chủ yếu ở huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Như Thanh, Như Xuân. Phụ lớp cảnh quan đồi cao có 59 loại cảnh quan, từ loại cảnh quan số 200 đến 258. - Phụ lớp cảnh quan đồi thấp Có 57.005,8 ha, chiếm 5,2% diện tích đất tự nhiên của lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa. Địa hình chủ yếu gồm các bề mặt bóc mòn có độ cao không lớn lắm dưới 100 m. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới với hai đặc trưng là hơi nóng và nóng. Loại phụ lớp cảnh quan này có các cảnh quan nhân tác xuất hiện phổ biến. Phân bố chủ yếu ở huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Hà Trung, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Như Xuân. Phụ lớp cảnh quan đồi cao có 20 loại cảnh quan, từ loại cảnh quan số 259 đến 279. - Phụ lớp đồng bằng cao Với 14.437,9 ha, chiếm 1,3% diện tích đất tự nhiên của lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa. Địa hình bằng phẳng, độ dốc thấp, tầng đất dày. Phụ lớp đồng bằng cao có nguồn gốc chủ yếu là sông ngòi tuổi Đệ Tam (QIII), hình thành đồng bằng châu thổ. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới với hai đặc trưng là hơi nóng và nóng, các cảnh quan nhân tác khá phổ biến và chiếm ưu thế. Phụ lớp đồng bằng cao phân bố chủ yếu ở: Thọ Xuân, Triệu Sơn và Nông Cống. Phụ lớp CQ đồng bằng cao có 7 loại cảnh quan, từ CQ số 280 đến 286. - Phụ lớp đồng bằng thấp Có 191.029,9 ha, chiếm 17,2% diện tích đất tự nhiên của lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa. Địa hình bằng phẳng, độ dốc thấp, tiếp giáp với Biển Đông, tầng đất dày. Phụ lớp đồng bằng cao có nguồn gốc chủ yếu là sông - biển tuổi Đệ Tứ (QIV), hình thành đồng bằng ven biển lãnh thổ nghiên cứu. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới với hai đặc trưng là hơi nóng và nóng. Đáng chú ý là các cảnh quan nhân tác phổ biến và chiếm ưu thế. Phụ lớp đồng bằng thấp phân bố chủ yếu ở huyện: Thiệu Hoá, Yên Định, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Đông Sơn và Nông Cống. Phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp có 60 loại cảnh quan, từ loại cảnh quan số 287 đến 346. c. Kiểu, hạng và loại cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa - Kiểu cảnh quan rừng rậm cây lá rộng (xen lá kim) thường xanh nhiệt đới lạnh - rất ẩm - hơi khô, đất mùn trên đá khác nhau, núi trung bình Kiểu cảnh quan thuộc loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, đai lạnh, có mùa lạnh rất dài  5 tháng, mưa vừa, mùa khô trung bình. Loại sinh khí hậu này gặp ở các đỉnh núi cao trên 1.100 m phía Tây của lãnh thổ nghiên cứu và được lặp lại 7 lần trên lãnh thổ. Nhiệt độ lạnh, với Tnăm ≤ 18oC, tương đương với tổng nhiệt độ khoảng dưới 6.600oC. Mưa 83 vừa, 2.000 mm/năm > Rnăm  1.700 mm/năm, các thảm thực vật nhiệt đới thường xanh cây lá rộng gặp ở những nơi có tổng lượng mưa như vậy. Trên lãnh thổ lưu vực sông Mã bắt gặp loại thảm thực vật này ở Bá Thước. Theo sự phân hóa của các loại đất phát triển trên các loại nham thạch khác nhau, kiểu cảnh quan rừng rậm lá rộng (xen lá kim) thường xanh nhiệt đới vùng núi lạnh - ẩm, đất mùn trên các đá khác nhau phân hóa thành 3 hạng cảnh quan: + Hạng I sườn bóc mòn tổng hợp trên đá macma axit Đây là dạng địa hình khá phổ biến trên các núi thuộc khu vực Nậm Săm, sông Âm, Bá Thước, chủ yếu là trên bậc cao của địa hình núi. Các sườn có độ dốc khá lớn (20 - 35o) nhiều nơi trên 35o, có dạng hơi lồi hoặc thẳng, có chiều dài từ trung bình đến khá, trên đó phát triển vỏ phong hóa biến đổi về bề dày và kiểu vỏ, từ các kiểu vỏ phong hóa hóa học đến phong hóa cơ học. Các quá trình ngoại sinh hiện đại khá phong phú và mạnh mẽ, từ xói rửa đến trôi trượt, trượt lở và đổ lở, Diện tích 1.046,74 ha, chiếm 0,09% diện tích lãnh thổ nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở hai huyện là Bá Thước và Quan Hóa. Loại cảnh quan: trong hạng cảnh quan chỉ có một loại cảnh quan trên đất mùn nâu đỏ đá macma bazo & trung tính (Ha) là cảnh quan trảng cây bụi thứ sinh trong loại sinh khí hậu lạnh (CQ số 1), phân bố ở huyện Bá Thước. + Hạng II sườn bóc mòn tổng hợp trên đá khác nhau Dạng địa hình này xuất hiện trên một số khối núi cao trên 1.100 m với sườn dốc (20 - 35o) đôi khi độ dốc lên đến 35o. Các sườn có độ dài biến đổi khá mạnh từ vài chục mét đến vài trăm mét nhưng ít nơi có độ dài lớn hơn. Hình thái sườn cũng là yếu tố biến đổi mạnh, nhưng đa số là sườn lồi. Bề dày vỏ phong hóa cũng biến đổi nhiều nhưng phần lớn mỏng và khá mỏng, nhiều nơi lộ đá gốc. Các quá trình ngoại sinh hiện đại thống trị sườn gồm quá trình xói rửa mạnh, phổ biến quá trình trượt lở, đổ lở xảy ra hạn chế. Hạng cảnh quan này có 6.514,23 ha, chiếm 0,6% diện tích lãnh thổ nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở các huyện Quan Hóa và Bá Thước. Loại cảnh quan: Hạng cảnh quan có 4 loại cảnh quan (CQ số 2, 3, 4, 5), trong đó cảnh quan số 2, 3 thuộc loại SKH lạnh còn 4, 5 thuộc SKH mát. Cảnh quan số 2 là rừng rậm thường xanh đất mùn nâu đỏ đá macma bazo & trung tính (Ha), số 3, 4, 5 là trảng cây bụi thứ sinh trên đất Ha, Hk và Hs, phân bố ở Bá Thước. + Hạng III sườn bóc mòn, rửa lũa trên đá khác nhau Dạng địa hình phân bố hạn chế trên các vùng phân thủy. Các núi phần lớn có độ cao trên 1.100 m với sườn dốc (20 - 35o). Các sườn có độ dài trung bình, chia cắt xâm thực mạnh, bề dày vỏ phong hóa biến đổi mạnh. Các quá trình ngoại sinh hiện đại thống trị sườn gồm quá trình xói rửa, xâm thực mạnh, quá trình trượt trôi. Ở hạng cảnh quan này diện tích 25.196,47 ha, chiếm 2,3% diện tích lãnh thổ nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở các huyện Quan Sơn, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Lang Chánh và Thường Xuân. Loại cảnh quan: Hạng cảnh quan này có 12 loại cảnh quan (CQ số 6 đến 17), trong đó loại cảnh quan 6, 7, 11 thuộc loại SKH lạnh còn loại cảnh quan 8, 9, 10, 12, 13, 84 14, 15, 16,17 thuộc SKH mát, cảnh quan 6, 8, 11, 12, 13, 14, 17 là rừng rậm thường xanh, CQ 7, 9, 15 là trảng cây bụi thứ sinh, CQ 10, 16 là lúa và cây hàng năm. - Kiểu cảnh quan rừng rậm cây lá rộng thường xanh nhiệt đới lạnh - rất ẩm - hơi khô, đất feralit mùn trên các đá khác nhau, núi trung bình Có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, đai lạnh, rất ẩm, có mùa lạnh dài 4 - 5 tháng, mưa vừa, mùa khô trung bình. Loại sinh khí hậu này xuất hiện ở khu vực phía Tây lãnh thổ nghiên cứu, những nơi có địa hình cao từ 700 m - 1.100 m. Nhiệt độ Tnăm ≤ 18oC, tương đương với tổng nhiệt độ năm khoảng 6.600 - 7.300oC. Mưa vừa, 2.000 mm/năm > Rnăm  1.700 mm/năm, đây là cấp mưa phổ biến trong lãnh thổ. Với nền nhiệt ẩm này thảm thực vật nhiệt đới thường xanh có thể tồn tại và phát triển tốt. Trên cơ sở phân hóa của các loại đất phát triển trên các loại nham thạch khác nhau, kiểu cảnh quan rừng rậm lá rộng thường xanh nhiệt đới vùng núi mát - ẩm, đất feralit - mùn trên các đá khác nhau phân hóa thành 3 hạng cảnh quan: + Hạng IV sườn bóc mòn tổng hợp trên đất feralit mùn đỏ, các đá khác nhau trong đó macma axit chiếm ưu thế Là dạng địa hình khá phổ biến trong lãnh thổ nghiên cứu. Các sườn có dạng lồi khá mềm mại, với sườn dốc (15 - 25o), độ dài sườn khá lớn với vỏ phong hóa hóa học khá dày. Quá trình ngoại sinh hiện đại phổ biến là xói rửa và xâm thực mạnh. Hạng cảnh quan có 15.574,64 ha, chiếm 1,4% diện tích lãnh thổ nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn và Thường Xuân. Loại cảnh quan: Trong hạng cảnh quan có 10 loại cảnh quan (CQ số 18 đến 27), các loại cảnh quan đều thuộc loại SKH lạnh, trong đó cảnh quan số 19, 21, 23, 25, 27 là rừng rậm thường xanh, CQ số 18, 20, 22, 24, 26 là trảng cây bụi thứ sinh. + Hạng V sườn bóc mòn tổng hợp trên đất feralit mùn và các đá khác nhau trong đó đá cát, bột kết chiếm ưu thế Đây là dạng địa hình phân bố chủ yếu ở núi thấp chỉ khoảng 300 - 500 m. Các sườn có độ dốc (20 - 25o), độ dài sườn khá ngắn đến trung bình, hình thái sườn khá thẳng hoặc hơi khúc khuỷu. Bề dày vỏ phong hóa khá mỏng, quá trình ngoại sinh hiện đại phổ biến là xói rửa và trượt lở yếu. Hạng cảnh quan này có diện tích 99.884,8 ha, chiếm 9,0% diện tích lãnh thổ nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Ngọc Lặc và Thường Xuân. Loại cảnh quan: Hạng cảnh quan có 14 loại cảnh quan (CQ số 28 đến 41), các loại cảnh quan đều thuộc loại SKH mát, trong đó cảnh quan số 29, 34, 37, 39, 41 là rừng rậm thường xanh, CQ số 28, 30, 31, 32, 33, 35, 38, 40 là trảng cây bụi thứ sinh, số CQ 36 là lúa và cây hàng năm. + Hạng VI sườn bóc mòn tổng hợp trên đất feralit mùn, các đá khác nhau trong đó đá sét và biến chất chiếm ưu thế Dạng địa hình phân bố chủ yếu ở núi thấp dưới 1.000m. Các sườn có độ dốc (15 - 20o), độ dài sườn khá lớn, hơi lõm, chia cắt xâm thực trên bề dày vỏ phong hóa khá lớn. Quá trình ngoại sinh hiện đại phổ biến là xói rửa và xâm thực mạnh, quá trình trọng lực yếu. 85 Hạng cảnh quan diện tích 88.232,54 ha, chiếm 8,0% diện tích lãnh thổ nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Bá Thước, Cẩm Thủy, Như Thanh và Nông Cống. Loại cảnh quan: Hạng cảnh quan này có 17 loại cảnh quan (CQ số 42 đến 58), trong đó các loại cảnh quan đều thuộc loại SKH mát. Cảnh quan số 43, 45, 48, 51 là rừng rậm thường xanh, loại CQ số 42, 44, 46, 49, 52, 55, 56 là trảng cây bụi thứ sinh, số CQ 47, 50, 53, 57, 58 là lúa và cây hàng năm. - Kiểu cảnh quan rừng rậm cây lá rộng thường xanh nhiệt đới mát - rất ẩm - hơi khô, đất feralit trên các đá khác nhau (trừ đá vôi), núi thấp Đặc trưng khí hậu kiểu cảnh quan này là loại SKH nhiệt đới gió mùa mát, rất ẩm, hơi khô, có mùa đông lạnh 3 tháng, mưa nhiều, mùa khô trung bình. Loại SKH này chiếm phần lớn lãnh thổ phía Tây của lãnh thổ nghiên cứu. Nhiệt độ hơi nóng, 20oC > Tnăm  18oC, tương đương với tổng nhiệt độ năm từ 7.300 - 8.000oC, mùa lạnh trung bình 2 - 3 tháng, quan sát thấy ở những nơi có độ cao 300 - 700 m. Mưa nhiều, Rnăm  2.000 mm/năm, đây là cấp mưa phổ biến trong lãnh thổ. Với nền nhiệt ẩm này thảm thực vật nhiệt đới thường xanh có thể tồn tại và phát triển tốt. Dựa vào sự phân hóa của các loại đất phát triển trên các loại nham thạch khác nhau, kiểu cảnh quan rừng rậm cây lá rộng thường xanh nhiệt đới hơi ẩm, đất feralit trên các đá khác nhau (trừ đá vôi) phân hóa thành 4 hạng cảnh quan: + Hạng VII sườn bóc mòn tổng hợp trên các đá lục nguyên xen đá khác Dạng địa hình phổ biến trong lãnh thổ nghiên cứu. Các sườn có độ dốc (15 - 25o), độ dài sườn khá lớn, hình thái sườn khá mềm mại, vỏ phong hóa khá dày. Quá trình ngoại sinh hiện đại phổ biến là xói rửa và xâm thực mạnh. Hạng CQ có diện tích 60.032,2 ha, chiếm 5,4% diện tích lãnh thổ nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Ngọc Lặc và Thường Xuân. Phẫu diện TH 1, bảng 2.21. Địa điểm: Bát Mọt, huyện Thường Xuân; Địa hình núi thấp; Hiện trạng: rừng thứ sinh Bảng 2.21. Kết quả phân tích nông hóa phẫu diện TH 1 Tầng đất cm pH kcl OM % Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100gđất) (meq/100gđất) Thành phần cơ giới N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca ++ Mg++ Sét Bột Cát 0-25 4.1 3.42 0.11 0.05 1.21 1.25 4 3.2 1.6 18.27 34.16 47.36 25-55 4.4 0.76 0.02 0.04 0.76 1.00 5 2.4 1.2 20.31 33.72 46.15 55-85 4.5 0.22 0.01 0.05 0.82 1.00 5 2.8 0.8 19.45 34.32 46.04 Nguồn [47] Mô tả 0 - 25 cm Nâu thẫm, viên cục góc cạnh, lẫn cát, sạn thạch anh, lẫn nhiều rễ cây nhỏ 25 - 55 cm Xám vàng nhạt, thịt nhẹ đến thịt trung bình, lẫn cát, sạn thạch anh. Có hang hốc động vật, còn lẫn khá nhiều rễ cây. 55 - 85 cm Vàng đỏ, cục tảng, thịt trung bình, lẫn cát, sạn thạch anh. Loại cảnh quan: Trong hạng cảnh quan có 21 loại (CQ số 59 đến 80) trong đó các loại CQ 59, 60, 61, 62, 66, 70, 71 thuộc loại SKH mát, các CQ 63, 64, 65, 67, 68, 69, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80 thuộc loại SKH hơi nóng. Cảnh quan 60, 62, 70 là rừng rậm thường xanh, loại CQ 59, 61, 71 là trảng cây bụi thứ sinh, CQ 66 là lúa và cây hàng năm. 86 + Hạng VIII sườn bóc mòn rửa lũa trên đá vôi và các đá khác Dạng địa hình phổ biến là núi thấp, có độ cao 300 - 500 m. Các sườn có độ dốc (20 - 25o), độ dài sườn khá ngắn đến trung bình, hình thái sườn khá thẳng, vỏ phong hóa mỏng. Quá trình ngoại sinh hiện đại phổ biến là xói rửa và trượt lở. Hạng cảnh quan có diện tích 66.352,8 ha, chiếm 6,0% diện tích lãnh thổ nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Yên Định, Hà Trung. Loại cảnh quan: Hạng cảnh quan có 23 loại (CQ số 81 đến 104), trong đó các cảnh quan 81, 86, 87, 91, 92 thuộc loại SKH mát, các CQ 82, 83, 84, 85, 88, 89, 90, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104 thuộc loại SKH hơi nóng. Trong đó cảnh quan 82, 85, 86, 88, 91, 92, 93, 97, 99, 101, 104 là rừng rậm thường xanh, CQ 102 là rừng trồng, CQ 81, 83, 87, 89, 96, 98 là trảng cây bụi thứ sinh, CQ 84, 90, 94, 95, 100, 103 là lúa và cây hàng năm. + Hạng IX sườn bóc mòn rửa lũa trên đá sét vôi xen đá khác Dạng địa hình phổ biến độ cao dưới 1.000 m, độ dốc (15 - 20o), độ dài sườn khá lớn, hơi lõm, chia cắt xâm thực mạnh, vỏ phong hóa khá dày. Quá trình ngoại sinh hiện đại phổ biến là xói rửa và xâm thực mạnh. Hạng CQ có diện tích 59.773,8 ha, chiếm 5,4% diện tích lãnh thổ nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Bá Thước, Thạch Thành và Thường Xuân. Loại cảnh quan: Hạng cảnh quan này có 21 loại (CQ số 105 đến 126), các cảnh quan 105, 108, 115, 116 thuộc loại SKH mát, còn CQ 106, 107, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126 thuộc loại SKH hơi nóng. Trong đó cảnh quan 108, 109, 110, 113, 115, 119, 121 là rừng rậm thường xanh, loại CQ 105, 106, 111, 114, 116, 117, 122 là trảng cây bụi thứ sinh, CQ 107, 112, 118, 120, 123, 124, 125, 126 là lúa và cây hàng năm. + Hạng X bề mặt san bằng 500 - 600 m trên các đá khác nhau Các dãy núi có độ cao 300 - 500 m, độ dốc (20 - 25o), độ dài sườn khá ngắn đến trung bình, hình thái sườn thẳng hoặc hơi lõm, vỏ phong hóa dày. Quá trình ngoại sinh hiện đại phổ biến là xói rửa đôi chỗ xảy ra quá trình trôi trượt. Hạng CQ có diện tích 10.592,7 ha, chiếm 1,0% diện tích lãnh thổ nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Thạch Thành, Lang Chánh. Phẫu diện TH2, bảng 2.22. Địa điểm: xã Luận Khê, huyện Thường Xuân; địa hình: núi thấp; hiện trạng: rừng thứ sinh Bảng 2.22. Kết quả phân tích nông hóa phẫu diện TH 2 Tầng đất cm pH kcl OM% Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g đất) (meq/100g đất) Thành phần cơ giới N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca ++ Mg++ Sét Bột Cát 0-15 4.2 4.50 0.21 0.17 0.07 Vệt 3.4 1.26 0.84 48.72 34.21 17.56 15-60 4.5 2.54 0.13 0.09 0.06 0.50 4.2 0.42 1.05 54.37 28.42 16.74 60-100 4.5 1.53 0.09 0.07 0.06 2.12 3.8 0.63 0.21 56.21 26.32 17.10 Nguồn [47] Mô tả 0 - 15 cm Nâu đỏ thẫm, viên hạt nhỏ, hơi ẩm, thịt nặng, tơi xốp, lẫn nhiều rễ cây nhỏ. 15 - 60 cm Nâu đỏ, viên hạt nhỏ, mát tay, tơi xốp, còn lẫn nhiều rễ. 60 - 100 cm Nâu đỏ, viên hạt nhỏ, thịt nặng, tơi xốp lẫn ít rễ. 87 Loại cảnh quan: Hạng CQ này có 7 loại (CQ số 127 đến 134), các cảnh quan 130, 131 thuộc loại SKH mát, còn CQ 127, 128, 129, 132, 133, 134 thuộc loại SKH hơi nóng. Trong đó cảnh quan 127, 128, 130, 133 là rừng rậm thường xanh, CQ 129, 131, 134 là trảng cây bụi thứ sinh, CQ 132 là lúa và cây hàng năm. - Kiểu cảnh quan rừng rậm cây lá rộng thường xanh nhiệt đới mát - rất ẩm - hơi khô, trên đá vôi, núi thấp Khí hậu kiểu CQ thuộc loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa, mát, rất ẩm, hơi khô có mùa đông lạnh 3 tháng, mưa vừa, mùa khô trung bình. Mùa lạnh trung bình 2 - 3 tháng, quan sát thấy ở những nơi có độ cao 300 - 700 m. Mưa vừa, 2.000 mm/năm > Rnăm  1.700 mm/năm, đây là cấp mưa phổ biến trong lãnh thổ. Với nền nhiệt ẩm này thảm thực vật nhiệt đới thường xanh có thể tồn tại và phát triển tốt. Sự phân hóa của các loại đất phát triển trên các loại nham thạch khác nhau, nên kiểu cảnh quan rừng rậm cây lá rộng thường xanh nhiệt đới hơi nóng ẩm trên đá vôi chỉ có 1 hạng cảnh quan: + Hạng XI sườn rửa lũa tích tụ sườn tích đất renzin hang hốc trên đá vôi và phiến sét Dạng địa hình phổ biến trong lãnh thổ nghiên cứu là các sườn có độ dốc (20 - 25o), độ dài sườn khá lớn, dạng karst phát triển không mạnh. Quá trình ngoại sinh hiện đại phổ biến là rửa lũa và trượt khối yếu. Hạng cảnh quan có diện tích 5.020,87 ha, chiếm 0,5% diện tích lãnh thổ nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở các huyện Lang Chánh, Bá Thước, Thạch Thành và Thường Xuân. Loại cảnh quan: Hạng CQ này có 5 loại cảnh quan (CQ số 135 đến 139), các CQ 136, 138, 139 thuộc loại SKH mát, còn CQ 135, 137 thuộc loại SKH hơi nóng. Trong đó CQ 136, 138 là rừng rậm thường xanh, CQ 135, 137, 139 là trảng cây bụi thứ sinh. - Kiểu cảnh quan rừng rậm cây lá rộng thường xanh nhiệt đới mát - hơi ẩm, đất felalit trên các đá khác nhau, đồi trong thung lũng Đặc điểm khí hậu kiểu cảnh quan này thuộc loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa, mát hơi ẩm, có mùa đông lạnh 2 - 3 tháng, mưa hơi ít, mùa khô trung bình. Mùa lạnh trung bình 2 - 3 tháng. Mưa hơi ít, 1.700 mm/năm > Rnăm  1.500 mm/năm, đây là cấp mưa tương đối thiếu ẩm. Với nền nhiệt ẩm song mùa khô không quá khắc nghiệt nên thảm thực vật nhiệt đới thường xanh vẫn có thể tồn tại và phát triển tốt. Do sự phân hóa của các loại đất phát triển trên các loại nham thạch khác nhau, kiểu cảnh quan rừng rậm cây lá rộng thường xanh nhiệt đới nóng - ẩm, đất felalit trên các đá khác nhau chỉ có 2 hạng cảnh quan: + Hạng XII bề mặt các máng và dòng chảy xâm thực trên các đá khác nhau Dạng địa hình phổ biến trong lãnh thổ nghiên cứu, độ dốc (5 - 15o), độ dài sườn khá lớn, dạng sườn lõm đôi chỗ thẳng. Lớp vỏ phong hóa không dày lắm. Quá trình ngoại sinh hiện đại phổ biến là xói rửa bề mặt và xâm thực. Hạng CQ có diện tích 48.879,5 ha, chiếm 4,4% diện tích lãnh thổ nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thạch Thành và Thường Xuân. 88 Loại cảnh quan: Hạng cảnh quan này có 25 loại (CQ số 140 đến 165), các cảnh quan 140, 141, 151, 152, 157, 158 thuộc loại SKH mát, còn CQ 142, 143, 144, 146, 147, 148, 153, 154, 159, 160, 161, 162, 163, 164 thuộc loại SKH hơi nóng, cảnh quan 145, 149, 150, 155, 156, 165 thuộc loại SKH nóng. Trong đó cảnh quan 142, 146, 151, 153, 157, 159 là rừng rậm thường xanh, loại CQ 140, 141, 143, 145, 147, 149, 152, 154, 155, 158, 160, 162, 164, 165 là trảng cây bụi thứ sinh, CQ 144, 148, 150, 156, 161, 163 là lúa và cây hàng năm. + Hạng XIII bề mặt dòng xâm thực - tích tụ Dạng địa hình pedimen, một dạng đồng bằng trước núi thể hiện khá rõ. Các sườn có độ dốc (3 - 5o), dạng sườn lượn sóng. Lớp vỏ phong hóa sét khá dày. Hạng cảnh quan có 8.977,81 ha, chiếm 0,8% diện tích lãnh thổ nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở các huyện Lang Chánh, Thạch Thành và Nông Cống. Loại cảnh quan: Hạng cảnh quan này có 12 loại (CQ số 166 đến 177) các CQ 166, 169, thuộc loại SKH hơi nóng, cảnh quan số 167, 168, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177 thuộc loại SKH nóng. Trong đó cảnh quan 176 là rừng rậm thường xanh, CQ số 166, 167, 170, 171, 173, 174 là trảng cây bụi thứ sinh, CQ 168, 172, 175, 177 là lúa và cây hàng năm. - Kiểu cảnh quan rừng rậm cây lá rộng thường xanh nhiệt đới mát - ưa ẩm, đất đồi tích tụ ven sông suối Đặc điểm khí hậu kiểu cảnh quan này thuộc loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa, mát, ưa ẩm, có mùa đông lạnh 2 - 3 tháng, mưa ít, mùa khô trung bình. Mưa ít, Rnăm < 1.500 mm/năm, đây là cấp mưa tương đối thiếu ẩm. Kiểu cảnh quan này phân bố ở độ cao dưới 300m. Với nền nhiệt ẩm thấp song mùa khô không quá khắc nghiệt nên thảm thực vật nhiệt đới thường xanh vẫn có thể tồn tại và phát triển tốt. Do sự phân hóa của các loại đất phát triển trên các loại nham thạch khác nhau, nên kiểu cảnh quan rừng rậm cây lá rộng thường xanh nhiệt đới nóng - ưa ẩm, đất felalit trên các đá khác nhau chỉ có 3 hạng cảnh quan: + Hạng XIV bề mặt thềm và bãi bồi không phân chia Dạng địa hình phổ biến trong lãnh thổ nghiên cứu. Các sườn có độ dốc (5 - 10o), độ dài sườn khá lớn, dạng sườn lõm đôi chỗ thẳng. Lớp vỏ phong hóa không dày lắm. Quá trình ngoại sinh hiện đại phổ biến là xói rửa bề mặt và xâm thực. Hạng cảnh quan có diện tích 5.713,45 ha, chiếm 0,5% diện tích lãnh thổ nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở các huyện Thường Xuân, Triệu Sơn và Nông Cống. Loại cảnh quan: Hạng cảnh quan này có 7 loại (CQ số 178 đến 184), trong đó cảnh quan 178 thuộc loại SKH hơi nóng, các CQ 179, 180, 180, 182, 183, 184 thuộc loại SKH nóng. Các CQ 178, 182 là rừng rậm thường xanh, còn CQ 179, 180, 181, 183, 184 là lúa và cây hàng năm. + Hạng XV bề mặt trũng giữa núi xâm thực - tích tụ deluvi - proluvi Địa hình có sườn dốc (5 - 10o), độ dài sườn khá lớn, dạng sườn lõm đôi chỗ thẳng. Lớp vỏ phong hóa không dày lắm. Quá trình ngoại sinh hiện đại phổ biến là xâm thực và tích tụ vật liệu chân núi. Hạng CQ có diện tích 14.907,3 ha, chiếm 1,3% diện tích lãnh thổ nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở các huyện Thường Xuân, Thọ Xuân, Như Xuân, Bá Thước, Ngọc Lặc và Nông Cống. 89 Loại cảnh quan: Hạng cảnh quan này có 13 loại (CQ số 185 đến 197), các CQ 185, 186, 187, 188, 195, 196 thuộc loại SKH hơi nóng, cảnh quan số 189, 190, 191, 192, 193, 194, 197 thuộc loại SKH nóng. Trong đó cảnh quan 187, 195 là rừng rậm thường xanh, CQ 185, 189, 184, 197 là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phan_tich_cau_truc_va_chuc_nang_canh_quan_phuc_vu_di.pdf
Tài liệu liên quan