Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Đồng Xuân giàu lòng yêu
nước, tự hào dân tộc, phát huy truyền thống cách mạng của cha ông,
kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức
cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, có lối sống lành mạnh, làm
việc vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có
sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động
tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước. Cổ vũ thanh niên
nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học
- công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang tầm thời đại. Hình thành lớp
thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu vì mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, góp phần đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng huyện
Đồng Xuân phát triển vững mạnh
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y nhiên, cho đến nay, hoạt động quản lý nhà nước về công
tác thanh niên ở huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên vẫn chưa có đề tài
nghiên cứu nào đề cập đến. Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu có chọn
lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn có giá trị khoa học được nghiên
cứu trong các công trình khoa học nêu trên, kết hợp với khảo sát tình
hình thực tế tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, tác giả luận văn đề
xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước
về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
trong những năm tiếp theo.
3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện và tăng cường hoạt
động quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện
Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên trong giai đoạn hiện nay (từ năm 2017 đến
năm 2020).
3.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động quản
lý nhà nước về công tác thanh niên.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà
nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú
Yên; xác định ưu điểm; chỉ ra tồn tại, hạn chế, bất cập, nguyên nhân.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động
quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Đồng
Xuân, tỉnh Phú Yên phù hợp với tình hình thực tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về
công tác thanh niên trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý nhà nước
về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời gian nghiên cứu: khảo sát thực trạng từ năm 2015 đến
nay; đề xuất các giải pháp cho giai đoạn từ nay đến năm 2020.
4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của
luận văn
5.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan đểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý nhà
nước về công tác thanh niên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích, tổng
hợp; Phương pháp thống kê, so sánh.
Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra, khảo sát trực tiếp
bằng việc đi thực tế, qua quan sát, ghi chép và trao đổi trực tiếp với
các đối tượng là thanh niên các xã, thị trấn và người dân để có ý kiến
khách quan về công tác thanh niên và nhận thấy những khó khăn, bất
cập.
Điều tra, nghiên cứu gián tiếp thông qua phiếu khảo sát với số
lượng: 200 phiếu. Cụ thể:
Điều tra đối tượng là lãnh đạo và cán bộ công chức phụ trách
quản lý nhà nước về công tác thanh niên: cấp tỉnh 05 phiếu, cấp
huyện: 15 phiếu, cấp cơ sở: 33 phiếu;
Điều tra thanh niên:120 phiếu;
Điều tra người dân: 27 phiếu.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Tham vấn ý kiến của lãnh đạo
và cán bộ, công chức chuyên trách hoạt động quản lý nhà nước về
5
công tác thanh niên; đại diện của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cấp huyện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Khái quát lý luận cơ bản về hoạt động quản lý nhà nước về
công tác thanh niên.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu,
các nhà quản lý nói chung và những nhà quản lý về công tác thanh
niên nói riêng. Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm
đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động quản lý nhà nước về
công tác thanh niên.
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về công
tác thanh niên trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động quản lý nhà nước
về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
6
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN
1.1. Khái quát về công tác thanh niên
1.1.1. Khái niệm công tác thanh niên
Thanh niên là lực lượng xã hội đặc thù to lớn, có độ tuổi nhất
định, có đặc điểm về tâm lý, sinh lý, tham gia giữ vai trò quan trọng
trong tất cả các lĩnh vực: quản lý nhà nước, kinh tế, xã hội, quốc phòng,
an ninh của đất nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Công tác thanh niên là một bộ phận quan trọng trong công tác
quần chúng của Đảng, bao gồm toàn bộ những hoạt động của Đảng,
Nhà nước và các chủ thể xã hội khác, trong đó có Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội
Sinh viên Việt Nam nhằm tác động một các đồng bộ để bồi dưỡng, tổ
chức, động viên thanh niên phát huy mọi tiềm năng và thế mạnh, tạo
điều kiện cho thanh niên phát triển, cống hiến và trưởng thành vì sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Nội dung của công tác thanh niên
Công tác thanh niên bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nghị quyết, chương trình,
kế hoạch của các tổ chức thanh niên và các chủ thể xã hội khác cùng
với các phương thức, giải pháp thực hiện với sự phân công, phân cấp
và phối hợp giữa chủ thể quản lý nhằm tạo ra những tác động tích
7
cực trong quá trình tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh
niên.
1.1.3. Đặc điểm của công tác thanh niên
Công tác thanh niên là một bộ phận quan trọng trong công tác
quần chúng của Đảng, bao gồm toàn bộ những hoạt động của Đảng,
Nhà nước và các chủ thể xã hội khác, trong đó có Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội
Sinh viên Việt Nam, ... nhằm tác động một cách có đồng bộ để bồi
dưỡng, tổ chức, động viên thanh niên phát huy mọi tiềm năng và thế
mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển, cống hiến, trưởng
thành vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
1.2. Khái quát về quản lý nhà nước về công tác thanh niên
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Quản lý là sự tác động và điều chỉnh bằng một hệ thống các
biện pháp, phương pháp và các công cụ của chủ thể quản lý tới các
đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức, cá nhân đề ra.
Quản lý nhà nước là hoạt động của của toàn bộ bộ máy Nhà
nước từ cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội và Hội đồng Nhân
dân các cấp); các cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, các bộ và
Ủy ban Nhân dân các cấp); cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các cấp)... trên tất cả các lĩnh vực lập
pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện những chức năng đối nội, đối
ngoại và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
8
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là sự thể chế hóa
đường lối, chủ trương của Đảng bằng cơ chế, chính sách, chiến lược,
chương trình, dự án, kế hoạch và luật pháp để phát triển thanh niên
nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên
phấn đấu và trưởng thành. Đồng thời, phát huy vai trò xung kích, sức
sáng tạo và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Điều 5, Luật Thanh niên năm 2005, quy định quản lý nhà nước
về công tác thanh niên bao gồm:
Một là, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên
và công tác thanh niên.
Hai là, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công
tác thanh niên.
Ba là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác
thanh niên..
Bốn là, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về công tác thanh niên.
Tuy nhiên, trong thực tiễn đặt ra các vấn đề mà Nhà nước cần quan
tâm để thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về
công tác thanh niên như:
Một là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật
của nhà nước đối với thanh niên.
9
Hai là, tổ chức bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về thanh niên.
Ba là, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo và thông tin thuộc
lĩnh vực quản lý nhà nước về thanh niên; sơ kết, tổng kết việc thực
hiện chính sách, pháp luật về thanh niên.
Bốn là, đầu tư nguồn lực cho chiến lược phát triển thanh niên.
1.2.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên có những đặc điểm
như sau:
Thứ nhất, quản lý nhà nước về công tác thanh niên là quản lý
của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp, chính sách, cơ chế vận
hành và tổ chức bộ máy tác động một cách gián tiếp tới thanh niên và
các chủ thể xã hội có vai trò trong hoạt động vận động, bồi dưỡng,
giáo dục và phát triển thanh niên.
Thứ hai, Nhà nước không thực hiện chức năng quản lý về công
tác thanh niên một cách độc lập mà thực hiện trên cơ sở điều phối và huy
động các chủ thể xã hội tham gia vào quá trình vận động, giáo dục, định
hướng, hướng dẫn và hỗ trợ thanh niên trong việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình thông qua các cơ chế, chính sách, pháp luật.
Thứ ba, sự phong phú trong nội dung và phương pháp quản lý
công tác thanh niên của Nhà nước.
1.2.4. Vai trò quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên giữ vai trò rất quan
trọng trong quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước về công tác thanh
niên là hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước có
10
thẩm quyền nhằm đề ra các chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan
hệ xã hội, các hoạt động của tổ chức và hành vi của công dân liên
quan đến thanh niên; là hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác
thanh niên trong bộ máy hành chính là nước; là hoạt động điều hành
của nhà nước trong việc tổ chức và phối hợp các cơ quan, các tổ chức
trong công tác thanh niên. Quản lý nhà nước đối với công tác thanh
niên bao gồm cả các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức trong công tác
thanh niên.
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về công tác
thanh niên
1.3.1. Hệ thống thể chế quản lý nhà nước về công tác thanh
niên
1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý về công tác thanh niên
1.3.3. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng,
nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên
1.3.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý
nhà nước về công tác thanh niên
1.3.5. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chính sách phát
triển thanh niên
1.3.6. Năng lực và trình độ của thanh niên trong bối cảnh đất
nước đang tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, sự nhảy vọt của khoa học và
công nghệ, kinh tế tri thức và công nghệ thông tin
Tiểu kết chương 1
11
Chương 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Khái quát về huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
Về mặt lịch sử.
Về điều kiện tự nhiên-xã hội.
Về địa hình.
Về tổ chức hành chính.
Về phát triển kinh tế - xã hội.
2.2. Thực trạng thanh niên trên địa bàn huyện Đồng Xuân,
tỉnh Phú Yên
Theo số lượng thống kê năm 2017, ước tính thanh niên huyện
Đồng Xuân từ 16 tuổi đến 30 tuổi có 18.796 người, chiếm tỷ lệ
34,76% dân số cả huyện. Trong đó: thanh niên dân tộc thiểu số có
661 người, thanh niên tín đồ các tôn giáo có 568 người; số lượng
thanh niên được triệu tập vào tổ chức Đoàn – Hội hiện có : 3.675
đoàn viên, 5.841 hội viên [29].
Thực trạng thanh niên tác động đến hoạt động quản lý nhà nước
về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
như sau:
Thứ nhất, về nhận thức và thái độ chính trị của thanh niên.
Thứ hai, về thái độ học tập và trình độ học vấn của thanh niên.
Thứ ba, về lao động, nghề nghiệp và việc làm.
12
Thứ tư, về đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa tinh thần, thể
lực, sức khỏe của thanh niên.
Thứ năm, về tình trạng vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội trong
thanh niên.
2.3. Thực trạng công tác thanh niên qua hoạt động của
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chính Minh huyện Đồng Xuân,
tỉnh Phú Yên
Trên địa bàn huyện Đồng Xuân hiện có 26 cơ sở Đoàn trực
thuộc. Thực trạng phong trào, chương trình công tác thanh niên do
Đoàn Thanh niên huyện Đồng Xuân tổ chức thực hiện đã tác động
tích cực đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh
niên như sau:
2.3.1. Công tác tuyên tuyền, giáo dục chính trị tư tưởng,
truyền thống, đạo đức lối sống, pháp luật cho thanh niên
2.3.2. Triển khai Phong trào “Xung kích, tình nguyện phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”
Một là, xung kích phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc
tế.
Hai là, xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Ba là, xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội.
Bốn là, xung kích lao động sáng tạo, tiến quân vào khoa học
công nghệ.
Năm là, xung kích ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi
trường.
13
2.3.3. Phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập
nghiệp”
Một là, đồng hành với thanh niên trong học tập.
Hai là, đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm.
Ba là, đồng hành với thanh niên nâng cao sức khỏe thể chất
và đời sống văn hóa tinh thần.
Bốn là, đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã
hội.
2.3.4. Công tác xây dựng Đoàn, tập hợp thanh niên, Đoàn
tham gia xây dựng Đảng
Một là, nâng cao chất lượng đoàn viên
Hai là, nâng cao chất lượng chi Đoàn, Đoàn cơ sở
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ chính trị trong tình hình mới
Bốn là, công tác mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên
Năm là, công tác kiểm tra, giám sát
Sáu là, công tác tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính
quyền, đoàn thể nhân dân
2.3.5. Công tác quốc tế thanh niên
2.4. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về công tác
thanh niên trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
2.4.1. Về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển
thanh niên và công tác thanh niên
14
2.4.1.1. Chính sách, pháp luật đối với thanh niên trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo
2.4.1.2. Chính sách pháp luật trong lĩnh vực dạy nghề và việc
làm
2.4.1.3. Chính sách pháp luật trong lĩnh vực vui chơi giải trí,
thể dục thể thao
2.4.1.4. Chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe
Về dinh dưỡng
Về dân số và sức khỏe sinh sản
Về phòng, chống HIV/AIDS
2.4.1.5. Chính sách, pháp luật trong hôn nhân và gia đình
2.4.1.6. Chính sách, pháp luật trong quản lý nhà nước và xã
hội
2.4.2. Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp
luật của nhà nước đối với thanh niên
2.4.3. Về tổ chức bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về công tác thanh niên; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ
cán bộ làm công tác thanh niên
2.4.3.1. Về tổ chức bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về công tác thanh niên
2.4.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm
công tác thanh niên
2.4.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý
vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên
và công tác thanh niên
15
2.4.5. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo thông tin thuộc lĩnh
vực quản lý nhà nước về thanh niên; sơ kết, tổng kết việc thực hiện
chính sách, pháp luật về thanh niên
2.4.6. Đầu tư nguồn lực cho chiến lược phát triển thanh niên
2.4.7. Quản lý hoạt động quốc tế về công tác thanh niên
2.5. Đánh giá về hoạt động quản lý nhà nước về công tác
thanh niên trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
2.5.1 Kết quả đạt được
Thứ nhất, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, gia
đình, nhà trường và xã hội đối với thanh niên, công tác thanh niên có
nhiều chuyển biến tích cực.
Thứ hai, công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên
góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh để thanh niên rèn
luyện, phấn đấu và trưởng thành.
Thứ ba, công tác tuyên truyền, giáo dục, ý thức chấp hành pháp
luật, được các cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm chỉ đạo giải
quyết.
Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ
làm công tác thanh niên được góp phần quan trọng trong việc thực hiện
các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển thanh niên, công tác thanh
niên tại địa phương.
Thứ năm, thường xuyên kiểm tra, kịp thời chỉ đạo, định hướng
công tác phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác
16
thanh niên của các phòng, ban, cơ quan chuyên môn của Ủy ban
Nhân dân và Đoàn Thanh niên cùng cấp.
Thứ sáu, ưu tiên ngân sách nhà nước để đào tạo phát triển trí
thức trẻ và đầu tư xây dựng công trình sinh hoạt văn hóa cộng đồng,
sân thể thao cho thanh niên.
2.5.2. Hạn chế
Thứ nhất, hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên
chưa rõ nét.
Thứ hai, một số địa phương phân công cán bộ làm công tác
thanh niên chưa hiệu quả.
Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách
đối với thanh niên còn gặp nhiều khó khăn, chưa có mô hình mới
hiệu quả; đội ngũ báo cáo viên, tuyên tuyền viên chính sách, pháp
luật chưa phát huy được hết tiềm năng của các thiết chế giáo dục của
Đoàn. Công tác tư vấn, trợ giúp pháp lý cho thanh niên không đáp
ứng đủ so với nhu cầu của thanh niên.
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế và bài học kinh nghiệm
2.5.3.1. Nguyên nhân
Huyện Đồng Xuân là một trong ba huyện miền núi của tỉnh Phú
Yên có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo cùng sinh
sống; mặt bằng dân trí còn ở mức trung bình.; một bộ phận thanh
niên trình độ học vấn còn thấp, trong đó thanh niên là người đồng bào
dân tộc thiểu số chưa qua đào tạo hết bậc Tiểu học, Trung học cơ sở
thiếu lý tưởng, hoài bão, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức rèn luyện, dễ
17
bị các thế lực thù địch, âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước lôi
kéo, dụ dỗ, kích động,.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội của huyện còn gặp
nhiều khó khăn do thường xuyên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu như : hạn hán, ngập lụt cục bộ, lũ cuốn; cơ sở hạ tầng chưa đáp
ứng như cầu địa phương; nguồn lực xã hội hóa, ngân sách đầu tư
chương trình phát triển thanh niên còn hạn chế. Đặc biệt, công tác
đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên chưa bắt kịp với nhu
cầu phát triển chung của xã hội, của thanh niên.
Hiện nay, vẫn còn một số ngành, hội đoàn thể và một số địa
phương chưa nhận thức đầy về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của
thanh niên và công tác thanh niên chưa đầy đủ, nên nhiều mặt còn
"khoán trắng" cho tổ chức Đoàn Thanh niên và cán bộ làm công tác
thanh niên cùng cấp. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác
thanh niên còn ‘kiêm nhiệm” công tác chuyên môn, thường luân
chuyển, chưa mạnh dạn tham mưu, xây dựng tổ chức thực thiện chiến
lược phát triển thanh niên, chính sách đối với thanh niên tại địa
phương.
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên chính sách, pháp luật
cho thanh niên chưa phát huy hết vai trò, năng lực tham gia Hội đồng
phổ biến giáo dục pháp luật; công tác tuyên truyền, giáo dục chính
sách, pháp luật của thanh niên còn mang tính hình thức, công tác
tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật còn gắn liền với công tác
tuyên truyền, giáo dục của Đoàn Thanh niên.
2.5.3.2. Bài học kinh nghiệm
18
Một là, thường xuyên tạo môi trường cho thanh niên rèn luyện,
trưởng thành; phải hiểu được đặc điểm tâm lý, đánh giá đúng và đặt
niềm tin vào sức mạnh to lớn của thanh niên để phát huy vai trò, vị trí
của thanh niên trong mọi thời kỳ cách mạng.
Hai là, các cấp ủy Đảng phải có nội dung, chương trình hành
động về công tác thanh niên; thường xuyên quan tâm, chăm lo xây
dựng tổ chức Đoàn vững mạnh và đội ngũ cán bộ Đoàn ngang tầm
nhiệm vụ; có chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ trẻ.
Ba làm, Nhà nước không ngừng hoàn thiện pháp luật, cơ chế,
chính sách bồi dưỡng và phát huy thanh niên; kịp thời động viên,
biểu dương các cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong
công tác thanh niên.
Bốn là, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải không
ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; cổ vũ thanh niên
vươn lên lập thân, lập nghiệp, xung kích tham gia xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc; tích cực, chủ động tham mưu cho Đảng, phối hợp với chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác thanh niên.
Năm là, truyền thống quê hương, đất nước, dòng họ, gia đình,
môi trường xã hội, nền tảng tri thức, giáo dục trong nhà trường, tấm
gương sáng của thế hệ cha anh, của thầy giáo, cô giáo.
Tiểu kết chương 2
19
Chương 3:
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Mục tiêu quản lý nhà nước về công tác thanh niên của
Ủy ban Nhân dân huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
3.1.1. Mục tiêu chung
Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Đồng Xuân giàu lòng yêu
nước, tự hào dân tộc, phát huy truyền thống cách mạng của cha ông,
kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức
cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, có lối sống lành mạnh, làm
việc vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có
sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động
tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước. Cổ vũ thanh niên
nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học
- công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang tầm thời đại. Hình thành lớp
thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu vì mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, góp phần đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng huyện
Đồng Xuân phát triển vững mạnh.
3.1.3. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác
thanh niên thể hiện thông qua các 17 mục tiêu cụ thể.
20
3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về
công tác thanh niên trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
3.2.1. Tăng cường tổ chức thực hiện chiến lược phát triển
thanh niên, chính sách đối với thanh niên
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
cho thanh niên, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở các lớp
tập huấn trang bị các kỹ năng sống cho thanh niên.
Thứ hai, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
văn bản chỉ đạo về công tác thanh niên; tăng cường công tác mở rộng
mặt trận đoàn kết tập hợp các tầng lớp thanh niên; ưu tiên cho các
hoạt động tình nguyện của đội ngũ tri thức trẻ; đầu tư xây dựng các
công trình văn hóa, thể dục thể thao, tăng cường các thiết chế văn hóa
cho thanh niên. Tổ chức các lớp tập huấn về nâng cao kỹ năng nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên.
Thứ ba, tăng cường tổ chức các hoạt động đối thoại giữa lãnh
đạo với thanh niên để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giải quyết những
thắc mắc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho thanh niên.
Thứ tư, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa
phương và giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức Đoàn Thanh
niên thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển thanh niên. Phát
huy vai trò của đoàn viên, thanh niên xung kích đóng góp tích cực
vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Thứ năm, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Đoàn
Thanh niên với chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
đoàn thể nhân dân các cấp nhằm đa dạng hóa các hình thức, phương
21
pháp tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên trong việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ công dân.
3.2.2. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
chính sách, pháp luật của nhà nước đối với thanh niên
Thứ nhất, nâng cao năng lực của đội ngũ tuyên truyền viên,
báo cáo viên thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ hai, xây dựng nội dung và áp dụng linh hoạt, hài hòa các
hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với thanh niên.
Đối với đối tượng là đoàn viên, thanh niên học sinh, sinh viên
Đối với đối tượng là đoàn viên, thanh niên lực lượng vũ trang:
Đối với đối tượng là đoàn viên, thanh niên đô thị:
Đối với đối tượng là đoàn viên, thanh niên nông thôn
Đối với đối tượng là đoàn viên, thanh niên vùng sâu vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số:
Đối với đối tượng là đoàn viên, thanh niên là phụ nữ:
Đối với đối tượng là đoàn viên, thanh niên công chức, viên
chức, lao động:
Đối tượng thanh niên đặc thù, thanh niên chậm tiến, tái hòa
nhập cộng đồng sau thời gian áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm
của pháp luật:
Kết hợp chặt chẽ giữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của
đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và tự giáo dục, tự giác chấp
hành pháp l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_cong_tac_thanh_nien_tre.pdf