Còn có sự chồng chéo và thiếu sự phối hợp trong thực hiện quản lý chất lượng
công trình xây dựng. Bên cạnh đó, chế tài chưa đủ mạnh, chưa mang tính răn đe,
phòng ngừa cao. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên liên tục,
số lượng dự án, công trình được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán so với tổng số công
trình được đầu tư xây dựng vẫn còn đạt tỷ lệ thấp;
Quản lý chất lượng công trình: Ở giai đoạn thực hiện thi công thì công tác
giám sát thi công không thực hiện chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm của đơn vị thầu
giám sát chưa cao. Công tác nghiệm thu còn qua loa, dễ dãi; không đúng khối lượng,
định mức, không khớp với thực tế thi công
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Krông năng, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một
khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ những chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu
tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư,
chi phí thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác
được ghi trong tổng dự toán.
1.1.3. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước
1.1.3.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước bỏ
vốn từ ngân sách (toàn bộ hoặc một phần giá trị đầu tư) để tiến hành các hoạt động
xây dựng cơ bản, nhằm tạo ra tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, để
nhằm phát triển kinh tế, xã hội.
1.1.3.2. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước đối với
phát triển kinh tế, xã hội
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư do đó có những vai trò chung của
hoạt động đầu tư: tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế, tác động chiến
lược phát triển kinh tế, tạo ra nền tảng vật chất cho sự phát triển khoa học kỹ thuật,
tạo ra công ăn việc làm cho người lao động
Thứ nhất, Đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
7
Thứ hai, đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự ổn định kinh tế, tạo công ăn
việc làm.
Thứ ba, đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế
Thứ tư, đầu tư xây dựng cơ bản thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ
1.1.3.3. Đặc điểm chung của đầu tư xây dựng cơ bản
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách là một bộ phận của đầu tư
phát triển, do đó nó mang các đặc điểm của đầu tư phát triển, như sau:
Thứ nhất, đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi vốn lớn, thời gian đầu tư dài
Thứ hai, đầu tư xây dựng cơ bản liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực
Thứ ba, sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất cố định, sử dụng
lâu dài
1.1.3.4. Đặc điểm riêng của đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Thứ nhất, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
Thứ hai, mục đích đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách chủ yếu để phục
vụ lợi ích công cộng
1.2. Quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản là sự tác động liên tục, có tổ
chức, có định hướng của nhà nước vào quá trình đầu tư xây dựng cơ bản bằng một hệ
thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội và tổ chức kỹ thuật cùng các biện pháp
khác nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.
Mục tiêu quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước:
Nhằm thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn
phát triển của đất nước; Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong
nước cũng như nước ngoài; Thực hiện đúng các quy định của pháp luật và yêu cầu
kinh tế kỹ thuật trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản.
1.2.2. Nguyên tắc, phạm vi và đối tượng quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
1.2.2.1. Nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Thứ nhất, thống nhất, kết hợp hài hoà giữa kinh tế và chính trị
Thứ hai, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ
Thứ ba, quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ
Thứ tư, kết hợp hài hòa giữa các lợi ích trong đầu tư
Thứ năm, tiết kiệm và hiệu quả trong đầu tư
8
1.2.2.2. Phạm vi quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tư vốn ngân sách nhà nước
đối với nhà nước
Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách:
từ khi xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán, lựa
chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa dự án, công
trình vào khai thác, sử dụng.
1.2.2.3. Các chủ thể tham gia quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ
vốn ngân sách nhà nước
Thứ nhất, Chủ đầu tư:
Thứ hai, đơn vị tư vấn:
Thứ ba, đơn vị khảo sát xây dựng
Thứ tư, đơn vị thi công xây dựng dự án, công trình
Thứ năm, đơn vị giám sát thi công xây lắp
1.2.3. Những nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước
1.2.3.1. Các nội dung cơ bản quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là:
Thứ nhất, xây dựng và ban hành hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản
Trong quản lý nhà nước nói chung và trong lĩnh vực đầu tư XDCB nói riêng,
pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng. Pháp luật chính là hành lang pháp lý để Nhà
nước quản lý chặt chẽ, nghiêm minh hoạt đầu tư XDCB. Hệ thống chính sách pháp
luật phải được thể chế hoá. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản, nhà nước phải luôn luôn cập nhật sự thay đổi của tình hình đầu tư xây dựng
cơ bản, để từ đó bổ sung sửa đổi hệ thống chính sách pháp luật cho phù hợp xu thế
phát triển.
Thứ hai, xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
Việc xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch là vấn đề cốt lõi nhất
của công tác QLNN về đầu tư xây dựng. Việc lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng phải
tuân thủ những yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm sự kết nối; bảo vệ môi trường;
bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ
thuật. Khi đã có quy hoạch cần phải công khai quy hoạch. Việc quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, mới thực sự là một công cụ
quản lý có hiệu quả, tránh lãng phí.
Thứ ba, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư XDCB
Bộ máy QLNN đối với đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm các chủ thể với các
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các chủ thể. Trong việc xây
9
dựng bộ máy quản lý nhà nước, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập một cơ chế
phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong bộ máy đó.
Trong tổ chức bộ máy QLNN về đầu tư XDCB, công tác cán bộ là nhân tố then
chốt. Chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Thứ tư, phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
Phân cấp là việc phân công chức năng, phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho
từng cấp hành chính để việc quản lý đất nước được thuận lợi và hiệu quả hơn. Bản
chất của phân cấp là việc cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định
do mình đang nắm giữ và thực hiện cho cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên,
liên tục bằng phương thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc bằng cách
chuyển cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn bằng các quyết định cụ thể.
Thứ năm, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư XDCB từ vốn
ngân sách nhà nước
Kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý vốn đầu tư.
Kiểm tra, giám sát nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, những nhân tố mới, tích cực để
phát huy; đồng thời phòng ngừa, phát hiện, xử lý những vi phạm trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ được giao của các đối tượng quản lý vốn để uốn nắn kịp thời.
1.2.3.2. Quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Quy trình quản lý đầu tư XDCB là một trình tự có tổ chức, là cách thức thực
hiện một quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, với mục đích tạo hiệu quả cao nhất với
một cách thức đơn giản nhất có thể. Quy trình phải quy định rõ: công việc cần phải
làm, kết quả phải đạt được, ai là người thực hiện, thực hiện như thế nào, lúc nào và ở
đâu. Thực hiện công việc theo quy trình sẽ dễ thực hiện, bảo đảm chất lượng, tiến độ,
phòng ngừa được rủi ro.
Công tác quản lý đầu tư XDCB ở 03 giai đoạn chính như sau:
Bước 1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Bước 2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
Bước 3: Giai đoạn kết thúc đầu tư
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước
1.2.4.1. Các nhân tố chủ quan
Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình
độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư XDCB,
tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cũng như quy trình nghiệp vụ, công nghệ quản lý
nhà nước trong đầu tư XDCB.
10
1.2.4.2. Các nhân tố khách quan
Bao gồm các nhân tố sau: Điều kiện tự nhiên; Điều kiện kinh tế - xã hội; Cơ
chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý nhà nước trong đầu tư xây
dựng cơ bản; Khả năng về nguồn lực ngân sách nhà nước
1.2.5. Sự cần thiết quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà
nước đối với nhà nước
Thứ nhất, để đảm bảo chất lượng công trình, hiệu quả của vốn đầu tư
Thứ hai, do công tác đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách còn nhiều bất
cập
Thứ ba, do yêu cầu của công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát
trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản
11
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NĂNG,
TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội của huyện Krông Năng
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý và mối quan hệ liên vùng
Huyện Krông Năng nằm phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm
thành phố Buôn Mê Thuột 50 km. Nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 12050’27” đến
13
0 08’55” vĩ độ bắc, từ 108016’16” đến 108031’25” kinh đông. Huyện có 12 đơn vị
hành chính cấp xã, trong đó có 11 xã và 01 thị trấn, toàn huyện có tổng diện tích tự
nhiên là 61.479 ha.
2.1.1.2. Địa hình địa mạo
2.1.1.3. Tài nguyên đất
2.1.1.4. Khí hậu, nguồn nước
2.1.1.5. Tài nguyên khác
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện từ 2012-2016
2.1.2.1. Tình hình kinh tế
Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước, tổng giá trị sản
xuất trong 05 năm từ 2012-2016 là 25.000 tỷ đồng (giá so sánh 2010); tổng giá trị sản
xuất năm 2016 là 5.747,9 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích
cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và các
ngành dịch vụ. Trong nội bộ từng ngành kinh tế đã có những chuyển dịch tích cực về
cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường.
2.1.2.2. Tình hình xã hội
Dân số: Tính đến 30/12/2016 tổng số hộ của huyện là 28.468 hộ, với dân số là
125.699 người, tỷ lệ dân số tăng tự nhiên 11‰/năm. Cơ cấu giới tính: Nam chiếm
50,99%, nữ chiếm 49,01%. Cơ cấu theo đô thị và nông thôn: đô thị chiếm 10,55%
dân số, nông thôn là 89,45% dân số.
Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động tính đến 31/12/2016 là 64.971 người.
Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Tỷ lệ lao động của ngành nông lâm thủy sản chiếm 76,33%; ngành công
nghiệp và xây dựng chiếm 5,3%; ngành dịch vụ chiếm 18,37%; Tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo đạt 48%.
12
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc
ở huyện Krông Năng giai đoạn 2012-2016
2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân
sách nhà nước
Công tác xây dựng danh mục đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư XDCB bằng
nguồn vốn NSNN là công tác quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội
của địa phương, khai thác tối đa giá trị nguồn vốn NSNN trong việc phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn. Việc lập kế hoạch đầu tư trong các năm qua đã được huyện thực
hiện đúng theo các quy định của Nhà nước, đúng định hướng phát triển của tỉnh và
của huyện.
Bảng 2.1 Tổng hợp quy mô đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Krông Năng giai
đoạn 2012-2016
Qua bảng 2.3, trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2016, quy mô đầu tư XDCB
bằng NSNN chiếm tỷ lệ không cao trong tổng chi ngân sách nhà nước. Tổng nguồn
vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện (do huyện quản lý) là 242 tỷ đồng, chỉ
chiếm tỷ lệ 11,25% tổng chi ngân sách địa phương (là 2.149 tỷ đồng tại Bảng 2.1).
Tỷ lệ chi cho đầu tư xây dựng cơ bản còn thấp, chiếm tỷ lệ rất thấp so với chi thường
xuyên (60-72%) chủ yếu là khó khăn trong việc thu ngân sách địa phương.
2.2.2. Phân bổ vốn và thực hiện các kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước
Tình hình thực hiện kế hoạch vốn NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn huyện
Krông Năng hàng năm phân bổ và bố trí hợp lý cho các danh mục dự án: ưu tiên các
dự án trọng điểm, cấp bách, tập trung bố trí vốn cho các dự án hoàn thành đưa vào sử
dụng trong năm mà chưa bố trí đủ vốn, các dự án chuyển tiếp từ chuẩn bị sang đầu
tư, đặc biệt các dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Trong giai đoạn 2012-2016 tình hình
phân bổ vốn đầu tư XDCB cụ thể như sau:
Bảng 2.2 Kế hoạch phân bổ vốn đối với nguồn ngân sách tỉnh
CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng 2012-2016
Tổng nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ bản (triệu đồng)
54.340 50.645 45.795 42.887 48.372 242.039
Nguồn vốn Ngân sách tỉnh
(triệu)
31.452 21.169 15.150 17.092 20.072 104.935
Nguồn vốn Ngân sách
huyện
22.888 29.476 30.645 25.795 28.300 137.104
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Krông Năng
13
Năm
Lĩnh vực
2012 2013 2014 2015 2016 2012-2016 Đơn vị
Tổng mức đầu tư 31.452 21.169 15.150 17.091,6 20.072 104.935 tr đồng
Giao thông 35,4 26,5 31 29 26 29,58 %
Thủy lợi 3 1 0 8 0 2,4 %
Cấp nước 7,1 13,5 4,8 5,5 6 7,38 %
Giáo dục 32,6 21 35,3 48 56 38,58 %
Y tế 0 0 0 0 0 0 %
Nhà văn hóa 8 16 6,5 0 5 7,1 %
Trụ sở 10,3 17,9 19,5 7 7 12,34 %
Khác 3,6 4,1 2,9 2,5 0 2,62 %
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Krông Năng
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy, nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư trong giai đoạn
2012-2016 là xấp xỉ 104,9 tỷ đồng, trong đó tập trung cho hai lĩnh vực chính đó là
các công trình giáo dục trường học chiếm trung bình 38,58% (xấp xỉ 40,48 tỷ đồng),
các công trình GTNT chiếm trung bình 29,58% (31 tỷ đồng); công trình trụ sở chiếm
trung bình 12,34% (xấp xỉ 13 tỷ đồng) về phần các công trình còn lại chiếm trung
bình khoảng 19,28%. Trong giai đoạn này, thì đầu tư cho giao thông giảm dần từ năm
2012 (35%) xuống còn 26% vào năm 2016; chú trọng đầu tư các công trình giáo dục
để đạt chuẩn quốc gia (năm 2016 đầu tư các công trình giáo dục chiếm tỷ lệ 56%
tổng mức đầu tư từ ngân sách tỉnh).
Bảng 2.3 Kế hoạch phân bổ vốn đối với nguồn ngân sách huyện
Năm
Lĩnh vực
2012 2013 2014 2015 2016
2012-
2016
Đơn vị tính
Tổng mức đầu tư 22.888 29.476 30.645 25.795 28.300 137.104 triệu đồng
Giao thông 25,4 42,8 33,3 36 38,5 35 %
Thủy lợi 15 4,9 10,5 5 0 7 %
Cấp nước 7,1 0 5,3 3,5 0 3 %
Giáo dục 23 16,5 18,8 31,5 34,5 25 %
Y tế 0 0 0 0 0 0 %
Nhà văn hóa 8 0 0 10 18 7 %
Trụ sở 16 13,8 17,7 11,5 6,5 13 %
Khác 5,5 22 14,4 2,5 2,5 9 %
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Krông Năng
Qua bảng 2.5 ta thấy nguồn ngân sách của huyện được tập trung phân bổ cho
một số lĩnh vực chính: xây dựng trụ sở, trường, giao thông nông thôn. Trong đó giai
đoạn 2012-2016, các lĩnh vực như xây dựng trụ sở, và cấp nước có xu hướng giảm,
chủ yếu chỉ là sửa chữa nhỏ các công trình. Tăng mạnh đầu tư các công trình giao
14
thông nông thôn (hàng năm có xu hướng tăng, năm 2012 là 25,4% đến năm 2016 là
38,5%) và giáo dục do hiện trạng các công trình đã xuống cấp nặng nề, gây ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân, đảm bảo giao thông tại nhiều vùng sâu,
vùng đặc biệt khó khăn của huyện, những người dân gặp khó khăn về giao thông khi
đi con em đi học, các trường học cách xa nhà.
2.2.3. Tình hình thanh toán, quyết toán hoàn thành trong đầu tư xây dựng
cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước
Nhìn chung việc thanh toán, tạm ứng vốn đầu tư XDCB tuân thủ các quy định
của pháp luật về cơ chế tạm ứng vốn theo các Thông tư của Bộ tài chính. Việc thẩm
tra phê duyệt quyết toán công trình được thực hiện theo các quy định của Bộ Tài
chính. Tuy nhiên, việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán các công trình chủ yếu được
thực hiện trên các hồ sơ pháp lý về công trình.
Trình trạng chủ đầu tư lập và trình thẩm định và phê duyệt hồ sơ quyết toán
công trình hoàn thành trong giai đoạn 2012-2016 còn rất chậm so với quy định, cụ
thể tại bảng 2.7:
Bảng 2.4 Tình hình quyết toán các công trình hoàn thành huyện Krông Năng
giai đoạn 2012-2016
Năm
Quyết toán
2012 2013 2014 2015 2016
2012-
2016
Số lượng công trình Quyết toán 63 73 45 50 52 283
Số lượng công trình Quyết toán chậm 16 14 12 15 16 73
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Krông Năng
Qua bảng 2.6 ta thấy, trong giai đoạn 2012-2016 huyện Krông Năng đã quyết
toán cho 283 công trình xây dựng, tuy nhiên có đến 73 công trình quyết toán chậm so
với quy định của nhà nước, chiếm tỷ lệ là 25,8% tổng số công trình quyết toán, điều
này ảnh hưởng xấu, gây khó khăn đến công tác quản lý vốn của nhà nước, công trình
chậm trễ đưa vào sử dụng làm giảm hiệu quả đầu tư.
2.2.4. Tình hình lãng phí, thất thoát, tiêu cực xảy ra trong đầu tư xây dựng
cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước
Tình trạng chỉ định thầu còn phổ biến (>90% các công trình - số liệu theo
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Krông Năng cung cấp) do đó chưa thể hiện tính
cạnh tranh; chưa đánh giá hết các sai sót trong hồ sơ dự thầu, quản lý hợp đồng còn
chưa chặt chẽ; các công trình đấu thầu rộng rãi vẫn còn tình trạng đấu thầu hình thức.
Một số công trình XDCB chất lượng chưa cao và hiệu quả kém; một số công
trình mới bàn giao thời gian ngắn đã xuất hiện thấm dột; nền đường bị lún võng, mặt
đường nhựa bị biến dạng, mặt đường bê tông bị rạn, võng, sứt vỡ. ..
15
Rất nhiều công trình bị kéo dài tiến độ dẫn đến phải bổ sung điều chỉnh lại dự
toán, giá gói thầu và giá hợp đồng.
2.2.5. Tình hình nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước
UBND huyện đã nghiêm túc thực hiện kiểm soát, hạn chế phát sinh nợ đọng
XDCB. Tập trung kiểm soát chặt chẽ khâu quyết định chủ trương đầu tư. Tình trạng
nợ đọng xây dựng cơ bản giai đoạn từ 2012-2016 đang giảm dần, do thực hiện việc
ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản các công trình đã quyết toán, công trình
hoàn thành chưa phê duyệt quyết toán; công trình chuyển tiếp, sau đó mới đến các
công trình xây dựng mới. Nợ đọng xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên
địa bàn huyện năm 2012 là 28,48 tỷ đồng đến năm 2016 giảm còn 16,82 tỷ đồng.
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nƣớc ở huyện Krông Năng từ 2012-2016
2.3.1. Thực trạng ban hành và thực thi chính sách, pháp luật có liên quan
đến đầu tư xây dựng cơ bản
Luật Xây dựng 2014, Luật Đầu tư công 2014, Luật Đấu thầu 2013 và Luật
NSNN 2014 và các văn bản hướng dẫn đã tạo nên một hành lang pháp lý tương đối
đầy đủ, ngày càng hoàn thiện. Chính phủ, Các bộ đã ban hành nhiều văn bản hướng
dẫn thi hành, đã cụ thể hóa các quy định quản lý đối dự án đầu tư từ khâu chuẩn bị
đầu tư đến nghiệm thu đưa dự án vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên các văn bản
hướng dẫn Luật chưa được ban hành chưa kịp thời, gây ra nhiều khó khăn, vướng
mắc trong quá trình quản lý, một số quy định vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và phù hợp
với thực tế XDCB
UBND huyện Krông Năng đã ban hành quyết định số 02/2015/QĐ-UBND
ngày 23/10/2015 và quyết định số 14/2016/QĐ-UBND ngày 12/10/2016 về việc phân
công nghiệm vụ thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Krông
Năng đã quy định rõ thẩm quyền quyết định đầu tư, thẩm quyền quyết định chủ
trương đầu tư, thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng, thẩm định và phê
duyệt thiết kế bản vẽ thi công và thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư trên địa
bàn huyện Krông Năng. Trên cơ sở đó, công tác phối hợp trong quản lý nhà nước về
xây dựng cơ bản đã đồng bộ và rõ ràng, phục vụ công tác quản lý ngày càng tốt hơn.
16
2.3.2. Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản
2.3.2.1. Thực trạng bộ máy QLNN về đầu tư XDCB ở cấp huyện
Nguồn: tác giả tổng hợp
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản của
huyện Krông Năng
2.3.3. Thực trạng nhân lực quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản
Nhìn chung, trong thời gian qua đội ngũ cán bộ, công chức ở huyện Krông
Năng đã có những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý đầu tư XDCB: được
đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tập huấn chuyên sâu về công tác
xây dựng cơ bản, đã có những đóng góp quan trọng, từng bước đưa kinh tế - xã hội
của huyện ngày càng phát triển.
Bảng 2.5 Số liệu về nguồn nhân lực làm công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản
của huyện Krông Năng (phân loại theo trình độ tốt nghiệp)
Bảng 2.6 Số liệu về nguồn nhân lực làm công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ
bản ở huyện Krông Năng (phân loại theo ngành đào tạo)
Đơn vị
Phòng Kinh tế và Hạ
tầng
Ban Quản lý dự án đầu
tư
Phòng Tài chính –
Kế hoạch
Tông số Kỹ sư, Cử
nhân
Tông số Kỹ sư, Cử
nhân
Tông số Kỹ sư, Cử
nhân
Krông Năng 8 6 6 4 10 6
Đơn vị
Ngành kỹ thuật Ngành kinh tế Ngành khác
Tông Kỹ sư Tổng Cử nhân Tông Cử nhân
Krông Năng 8 6 12 8 4 2
Ghi chú:
Chỉ đạo trực tiếp
Chỉ đạo chuyên môn
Quan hệ phối hợp Bộ phận tài chính
cấp xã
Bộ phận xây
dựng cấp xã
UBND CẤP
HUYỆN
UBND cấp
xã
Phòng Tài chính
– Kế hoạch
Phòng Kinh tế
và Hạ tầng
Kho bạc
nhà nước
17
Tuy nhiên, qua bảng 2.8 và bảng 2.9 ta thấy rằng, đội ngũ cán bộ, công chức
quản lý đầu tư XDCB của huyện còn có hạn chế về số lượng cán bộ kỹ thuật và trình
độ. Ngoài ra, qua khảo sát thì cho thấy một bộ phận cán bộ, công chức còn thiếu tinh
thần trách nhiệm trong thực thi công vụ; ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành
chính chưa nghiêm; còn có biểu hiện của tệ quan liêu, nhũng nhiễu. Từ những yếu
kém đó đã cản trở, làm yếu kém hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, dẫn đến
làm giảm hiệu quả công tác đầu tư.
2.3.4. Thực trạng xây dựng và thực thi quy hoạch
Nhìn chung, công tác quản lý quy hoạch xây dựng thời gian gần đây đã có
nhiều chuyển biến tích cực, công tác quy hoạch được các địa phương quan tâm, các
đồ án quy hoạch đã thể hiện tư duy đổi mới và tầm nhìn dài hạn, tỷ lệ phủ kín quy
hoạch tăng lên đáng kể, chất lượng đồ án quy hoạch ngày càng được cải thiện.
Thứ nhất, về công tác quy hoạch, kế hoạch
2.3.5. Thực trạng phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Thực hiện phân cấp mạnh trong quản lý đầu tư xây dựng, giữa các cấp các
ngành, giữa Trung ương và địa phương đã khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm,
đặc biệt là đẩy lên cấp trên; làm rõ hơn trách nhiệm của các cấp, các ngành và các
chủ thể tham gia, tạo động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư, phát triển xây dựng,
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
2.3.6. Thực trạng quy trình quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
Huyện Krông Năng thực hiện quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thực
thực hiện theo các quy định của Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật đầu tư công, Luật
ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này và quy định
phân cấp cụ thể của UBND tỉnh Đắk Lắk, gồm các giai đoạn chính như sau:
Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn
Thẩm định chủ trương đầu tư
Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư
Đăng ký mã số đơn vị có quan hệ ngân sách và mở mã số Tài khoản thanh
toán
Thực hiện rà phá bom, mìn, vật nổ; bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và
tái định cư (nếu có)
Thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán dự án:
Lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Nghiệm thu đưa công trình, dự án vào khai thác sử dụng
Thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
18
2.3.7. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý nhà nước đối với
đầu tư xây dựng cơ bản
Cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá và xử lý vi phạm về đầu tư xây dựng dần
được hoàn thiện và phát huy hiệu quả. Các nội dung về chế tài xử phạt các vi phạm
trong hoạt động xây dựng như hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm của chủ
đầu tư, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn xây dựng đã được cụ thể hóa.
Công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý chất lượng công trình: đã phát hiện và
yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị thi công và giám sát khắc phục các sai phạm. Tuy
nhiên còn nhiều hạn chế: số lượng công trình được kiểm tra còn thấp so với tổng số
công trình, thiếu công cụ kỹ thuật phục vụ kiểm tra, việc xử lý đối với các sai phạm
chưa quyết liệt, chưa có tính răn đe; chưa thường xuyên, kịp thời.
2.4. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân cơ bản của hạn chế trong
quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng từ ngân sách nhà nƣớc ở huyện Krông
Năng
2.4.1. Những hạn chế chủ yếu
2.4.1.1. Hạn chế trong hệ thống pháp lý về đầu tư xây dựng cơ bản
Hệ thống pháp luật còn chậm được ban hành và sửa đổi phù hợp với tình hình
thực tế; có nhiều văn bản quy phạm pháp luật gây khó khăn trong việc tra cứu và thực
hiện. Chế tài xử lý chưa đủ mạnh để đảm bảo quy định về đầu tư, các công cụ quản lý
chưa hiệu quả. Các văn bản hướng dẫn thực h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_tu_xay_dung_co_ban.pdf