Luận án Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

MỤC LỤC. ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG . vii

DANH MỤC CÁC HÌNH . ix

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của luận án.1

2. Mục tiêu nghiên cứu .5

3. Câu hỏi nghiên cứu.6

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .6

5. Phương pháp nghiên cứu khoa học .6

6. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận án.7

7. Cấu trúc luận án.8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ

THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ .11

1.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu về hệ thống KSNB.11

1.1.1. Cơ sở lý thuyết đại diện.11

1.1.2. Cơ sở lý thuyết ngữ cảnh.15

1.2. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ.18

1.2.1. Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng thương mại.18

1.2.2. Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại.24

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu thực nghiệm .26

1.3.1. Khuôn khổ hệ thống kiểm soát nội bộ.26

1.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan .31

1.4. Khoảng trống nghiên cứu.46

Tóm tắt Chương 1 .47

pdf247 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0,3898 0,6193 Hoạt động kiểm soát (CA) 0,6469 0,3799 0,6153 Thông tin và trao đổi thông tin (IC) 0,7186 0,4601 0,6780 Hoạt động giám sát (MA) 0,5954 0,4381 0,6430 (Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát) Như vậy, qua kết quả CFA mô hình đo lường 5 thành phần của hệ thống KSNB; các thang đo lường bao gồm: Môi trường kiểm soát (CE), Đánh giá rủi ro (RA), Hoạt động kiểm soát (CA), Thông tin và trao đổi thông tin (IC), Hoạt động giám sát (MA) đều phù hợp dữ liệu thị trường, đạt tính đơn hướng, đảm bảo giá trị hội tụ, đảm bảo độ tin cậy và giá trị phân biệt. 3.6.2. Kết quả CFA các thang đo lường Mục tiêu kiểm soát Kết quả kiểm định mục tiêu kiểm soát thể hiện trong Hình 3.2. CFA cho thấy mô hình có 5 bậc tự do, Chi-square = 14,935 (p = 0,000), CMIN/df = 2,987 < 3. Các chỉ số GFI, TLI, CFI lần lượt là: 0,980; 0,942 và 0.971, đều > 0,9, RSMEA = 0,082 > 0,08 (không đáng kể). Cho thấy, mô hình đáp ứng khá tốt với dữ liệu thị trường. Trọng số chuẩn hóa của tất cả các biến tiềm ẩn trong mô hình thang đo lường mục tiêu kiểm soát đều đạt mức ý nghĩa (p = 0,000), có giá trị đều lớn hơn 0,5 và biến thiên từ 0,548 đến 0,698. Kết quả này cho thấy thang đo lường mục tiêu kiểm soát mang tính đơn hướng, đạt giá trị hội tụ, đạt được giá trị phân biệt. 107 Hình 3.2: Kết quả CFA (chuẩn hoá) các thang đo Mục tiêu kiểm soát Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Mục tiêu kiểm soát thể hiện trong Bảng 3.25; cho thấy hệ số tin cậy tổng hợp đạt giá trị > 0,5; phương sai trích đạt giá trị < 0,5; như vậy, phương sai trích hơi thấp. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng khi thực hiện CFA rất hiếm mô hình nào có tất cả các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu [78]. Kết hợp với việc phân tích hệ số Cronbach alpha của từng thang đo Mục tiêu kiểm soát ở Mục 3.2 đều có hệ số tin cậy Cronbach Alpha > 0,6; hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha tổng; các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3; vì vậy sẽ khẳng định thêm độ tin cậy cho thang đo mục tiêu kiểm soát. Các trọng số chuẩn hoá đều > 0,5, điều này có thể kết luận thang đo lường Mục tiêu kiểm soát rất tin cậy. Bảng 3.25: Kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình thang đo lường Mục tiêu kiểm soát ρc ρvc Trung bình λ Mục tiêu kiểm soát (ICO) 0,7769 0,4123 0,6398 (Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát) Như vậy, qua kết quả CFA thang đo lường Mục tiêu kiểm soát, thang đo lường này đạt tính đơn hướng, đảm bảo giá trị hội tụ, đạt được giá trị phân biệt, đảm bảo độ tin cậy rất cao. 3.6.3. Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn Đánh giá tính phân biệt trong mô hình xuyên suốt (across- construct) này là việc đo lường mức phân biệt giữa các khái niệm/thành phần có trong mô hình 108 nghiên cứu. Kết quả CFA từng thành phần của mô hình ảnh hưởng của các thành phần của hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát trên đây cho thấy có 6 thành phần được đo lường trong mô hình này là: (1) Thành phần Môi trường kiểm soát (CE); (2) Thành phần Đánh giá rủi ro (RA); (3) Thành phần Hoạt động kiểm soát (CA); (4) Thành phần Thông tin và trao đổi thông tin (IC); (5) Thành phần Hoạt động giám sát (MA); (6) Mục tiêu kiểm soát (ICO). Kết quả kiểm định giá trị phân biệt của các thành phần cho thấy sự phân biệt tốt của các thành phần trong mô hình. Lúc này tất cả các thành phần được đo lường trong mô hình nghiên cứu liên kết tự do với nhau, tức là tạo lập nên mô hình tới hạn. Mô hình này nhằm kiểm định tính phân biệt của từng thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát trong mô hình nghiên cứu. Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn được thể hiện trong Hình 3.3. Hình 3.3: Kết quả CFA (chuẩn hoá) mô hình đo lường tới hạn Kết quả phân tích cho thấy, CFA cho 155 bậc tự do, mô hình có Chi-square = 239,624 (p = ,000), CMIN/df = 1,546 < 3. Các chỉ số GFI, TLI và CFI lần lượt là: 0,928, 0,932 và 0,944 đều > 0,9, RSMEA = 0.043 < 0,08. Do đó, khẳng định mô hình đáp ứng khá tốt với dữ liệu thị trường. Vì vậy, có thể kết luận rằng tập các biến quan sát về các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát đạt được tính đơn hướng. 109 Bảng 3.26: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các thành phần trong mô hình tới hạn Tương quan Ước lượng SE CR P-value CE ↔ RA 0,060 0,017 3,566 0,0000 CE ↔ CA 0,149 0,026 5,717 0,0000 CE ↔ IC 0,158 0,027 5,912 0,0000 CE ↔ MA 0,081 0,021 3,826 0,0000 CE ↔ ICO 0,152 0,025 6,033 0,0000 RA ↔ ICO 0,074 0,018 4,229 0,0000 CA ↔ ICO 0,152 0,026 5,925 0,0000 IC ↔ ICO 0,181 0,028 6,488 0,0000 MA ↔ ICO 0,096 0,023 4,237 0,0000 RA ↔ CA 0,067 0,018 3,677 0,0000 CA ↔ IC 0,167 0,028 5,940 0,0000 IC ↔ MA 0,109 0,026 4,247 0,0000 CA ↔ MA 0,111 0,026 4,314 0,0000 RA ↔ MA 0,074 0,019 3,836 0,0000 RA ↔ IC 0,062 0,018 3,377 0,0000 Ghi chú: SE = SQRT(1- ρ2)/(n-2); CR= (1- ρ)/SE; p-value =TDIST(CR,n-2,2); n- số bậc tự do trong mô hình. (Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát) Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong mô hình tới hạn thể hiện trong Bảng 3.26. Tất cả các hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn (SE) cho p đều < 0,05, nên hệ số tương quan của từng cặp thành phần khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các khái niệm đạt được giá trị phân biệt. Bảng 3.27: Kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình thang đo 5 thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát – Mô hình tới hạn ρc ρvc Trung bình λ Môi trường kiểm soát (CE) 0,7232 0,3957 0,6283 Đánh giá rủi ro (RA) 0,6535 0,3898 0,6193 Hoạt động kiểm soát (CA) 0,6469 0,3799 0,6153 Thông tin và trao đổi thông tin (IC) 0,7186 0,4601 0,6780 Hoạt động giám sát (MA) 0,5954 0,4381 0,6430 Mục tiêu kiểm soát (ICO) 0,7769 0,4123 0,6398 (Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát) 110 Hệ số tin cậy tổng hợp (ρc) và phương sai trích (ρvc) của các thang đo 5 thành phần của hệ thống KSNB và Mục tiêu kiểm soát thể hiện trong Bảng 3.27, cho thấy các hệ số tin cậy tổng hợp đều đạt giá trị > 0,5. Tuy nhiên, các phương sai trích đạt giá trị < 0,5; như vậy, phương sai trích hơi thấp. Mặc dù vậy, cần nhìn nhận rằng khi thực hiện CFA rất hiếm mô hình nào có tất cả các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu [78]. Kết hợp với việc phân tích hệ số Cronbach alpha của từng thang đo thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát ở Mục 3.2 đều có hệ số tin cậy Cronbach Alpha > 0,6 đảm bảo độ tin cậy cần thiết, hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến của từng biến tiềm ẩn đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha tổng, các hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3; vì vậy sẽ khẳng định thêm độ tin cậy cho thang đo 5 thành phần của hệ thống KSNB và Mục tiêu kiểm soát. Hầu hết các trọng số Estimate (đã chuẩn hoá) trong Standardized Regression Weights đều > 0,5, điều này có thể kết luận thang đo 5 thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát có thể tin cậy và đảm bảo giá trị hội tụ. Kết luận: Mục 3.6 đã kiểm định sự phù hợp của các thang đo lường trong mô hình nghiên cứu được đề xuất ở trên qua thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Những đặc tính chủ yếu của mỗi thang đo như: tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, đã được nghiên cứu. Thêm vào đó, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của mỗi thành phần đo lường trong mô hình cũng đã được đánh giá. Kết quả phân tích và đánh giá cho thấy tất cả các thang đo đều đạt được mức giá trị và có thể tin cậy. Cần ghi nhận thêm rằng, tất cả các kết quả CFA đều phù hợp vì rằng tất cả các mô hình CFA đều có sự phù hợp nhất định với dữ liệu thị trường mà không cần một giải pháp điều chỉnh nào, cũng không có trường hợp phương sai có giá trị âm được tìm thấy. Tổng hợp các kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) kể trên được thể hiện trong Bảng 3.28. 111 Bảng 3.28: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo (CFA) Các cơ cấu Các thành phần của cơ cấu Số lượng biến quan sát Độ tin cậy Phương sai trích Tải nhân tố bình quân Sự phù hợp (đơn hướng, hội tụ, phân biệt) Tên thành phần Mã Cronbach alpha Tổng hợp Thành phần của hệ thống KSNB Môi trường kiểm soát CE 4 0,725 0,7232 0,3957 0,6283 Phù hợp Đánh giá rủi ro RA 3 0,647 0,6535 0,3898 0,6193 Phù hợp Hoạt động kiểm soát CA 3 0,647 0,6469 0,3799 0,6153 Phù hợp Thông tin và trao đổi thông tin IC 3 0,718 0,7186 0,4601 0,6780 Phù hợp Hoạt động giám sát MA 2 0,560 0,5954 0,4381 0,6430 Phù hợp Mục tiêu kiểm soát ICO 5 0,776 0,7769 0,4123 0,6398 Phù hợp (Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát) 3.7. Phân tích các thành phần của hệ thống KSNB - Kiểm định mô hình hoá cấu trúc tuyến tính (SEM) Như đã trình bày và lập luận ở phần thiết kế nghiên cứu, phân tích các thành phần của hệ thống KSNB đó là phân tích ảnh hưởng của 5 thành phần của hệ thống KSNB đến mục tiêu kiểm soát. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này có xem xét đến vai trò của thành phần Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến các thành phần còn lại của hệ thống KSNB. Mục đích của phân tích nhằm xác định xem thành phần nào của hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát, làm cơ sở để hoàn thiện các thành phần của hệ thống KSNB, giúp đạt được các mục tiêu kiểm soát trong quá trình hoạt động của các NHTM Việt Nam. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ở Mục 3.6 đã giúp làm sáng tỏ một số phương diện: (1) Đo lường tính đơn hướng, (2) Đánh giá độ tin cậy của thang đo, (3) Giá trị hội tụ, (4) Giá trị phân biệt. Các vấn đề từ (1) đến (4) được đánh giá thông qua mô hình đo lường thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ở Mục 6.6 và Bảng 3.28. Riêng giá trị liên hệ lý thuyết của mô hình nghiên cứu sẽ được kiểm định ở phần mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) [39]. 112 Theo như những nội dung đã thảo luận ở Mục 3.6 trên đây, những thang đo trong mô hình nghiên cứu này đã được đánh giá và cho kết quả là phù hợp. Mục này sẽ thực hiện kiểm định mô hình chính thức cùng với những giả thuyết cho các thành phần trong mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. SEM không chỉ liên kết lý thuyết với dữ liệu, mà còn sử dụng đối chiếu lý thuyết với dữ liệu. Ứng dụng phần mềm AMOS để kiểm định mô hình nghiên cứu, cho kết quả trong hình 3.4. Mô hình nghiên cứu thể hiện ở Hình 3.4 có 161 bậc tự do, chi- square = 275,257 (p = 0,000), CMIN/df = 1,710 < 3; các chỉ số GFI, TLI và CFI lần lượt là: 0,915, 0,911 và 0,925 đều > 0,9, RMSEA = 0,049 < 0,08; cho thấy mô hình khá phù hợp với dữ liệu thị trường. Hình 3.4: Kết quả SEM (chuẩn hoá) của mô hình nghiên cứu Theo kết quả phân tích, các chỉ số kiểm định mô hình khá phù hợp với dữ liệu thị trường, tuy nhiên kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy có khá nhiều giả thuyết có thể bị bác bỏ gồm: H1, H2, H3, H5 (Bảng 3.29: p value > 0,1). 113 Bảng 3.29: Kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình nghiên cứu Giả thuyết Tương quan Ước lượng SE CR P-value H1 CE → ICO 0,339 0,231 1,469 0,142 H2 RA → ICO 0,144 0,092 1,562 0,118 H3 CA → ICO 0,146 0,140 1,045 0,296 H4 IC → ICO 0,328 0,110 2,983 0,003 H5 MA → ICO 0,034 0,097 0,351 0,726 H6 CE → RA 0,360 0,083 4,316 0,0000 H7 CE → CA 0,896 0,130 6,899 0,0000 H8 CE → IC 0,911 0,129 7,059 0,0000 H9 CE → MA 0,419 0,125 3,360 0,0000 (Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát) Do vậy, nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu cạnh tranh để thay thế mô hình nghiên cứu ban đầu bằng cách lược bỏ mối quan hệ ảnh hưởng của Môi trường kiểm soát đến thành phần Giám sát (giả thuyết H9). Từ giả định này, một mô hình cạnh tranh với mô hình (mô hình điều chỉnh) được hình thành và cho kết quả nghiên cứu như Hình 3.5. Hình 3.5: Kết quả SEM (chuẩn hoá) của mô hình điều chỉnh Mô hình điều chỉnh thể hiện ở Hình 4.5 có 162 bậc tự do, chi-square = 334,837 (p = 0,000), CMIN/df = 2,067 > 3; các chỉ số: GFI = 0,903 > 0,9, nhưng TLI = 0,866 và CFI = 0,886 đều nhỏ hơn 0,9; RMSEA = 0,060 < 0,08; cho thấy mô hình chưa thật sự phù hợp với dữ liệu thị trường. 114 Bảng 3.30: Kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình điều chỉnh Giả thuyết Tương quan Ước lượng SE CR P-value H1 CE → ICO 0,282 0,177 1,598 0,110 H2 RA → ICO 0,133 0,090 1,478 0,139 H3 CA → ICO 0,156 0,122 1,282 0,200 H4 IC → ICO 0,334 0,102 3,286 0,001 H5 MA → ICO 0,133 0,075 1,780 0,075 H6 CE → RA 0,310 0,076 4,065 0,0000 H7 CE → CA 0,819 0,120 6,852 0,0000 H8 CE → IC 0,835 0,119 7,038 0,0000 (Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát) Kết quả kiểm định, hầu hết các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình điều chỉnh có p-value < 0,1, riêng giả thuyết H1, H2, H3 có giá trị p-value lần lượt = 0,110; 0,139; 0,200 > 0,1. Dựa vào hệ số MI, nghiên cứu có thể cải thiện mô hình tốt hơn, sử dụng chỉ số MI của các mối quan hệ giữa các phần dư và giữa các khái niệm để cải thiện các hệ số đo lường mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, nguyên tắc chung là những mối quan hệ nào có hệ số MI cao > 10 sẽ ưu tiên nối lại với nhau. Sau khi điều chỉnh, ta có kết quả SEM (chuẩn hoá) của mô hình điều chỉnh được thể hiện ở Hình 3.6. Hình 3.6: Kết quả SEM (chuẩn hoá) của mô hình điều chỉnh dựa vào hệ số MI 115 Mô hình thể hiện ở Hình 3.6 có 148 bậc tự do, chi-square = 264,124 (p = 0,000), CMIN/df = 1,785 < 3; các chỉ số: GFI = 0,922, TLI = 0,902, CFI = 0,923, đều lớn hơn 0,9 và RMSEA = 0,052 < 0,08; cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường rất tốt. Bên cạnh đó, xem xét các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình điều chỉnh, ta thấy tất cả các giả thuyết đều có giá trị p-value nhỏ hơn 0,1. Do vậy, có thể kết luận các giả thuyết trong mô hình điều chỉnh đều được chấp nhận, bao gồm: H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8. Bảng 3.31: Kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình điều chỉnh dựa vào hệ số MI Giả thuyết Tương quan Ước lượng SE CR P-value H1 CE → ICO 0,113 0,052 2,181 0,029 H2 RA → ICO 0,257 0,145 1,767 0,077 H3 CA → ICO 0,205 0,124 1,651 0,099 H4 IC → ICO 0,316 0,098 3,222 0,001 H5 MA → ICO 0,284 0,100 2,829 0,005 H6 CE → RA 0,411 0,106 3,870 0,0000 H7 CE → CA 0,620 0,101 6,155 0,0000 H8 CE → IC 0,758 0,111 6,827 0,0000 (Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát) Kết quả kiểm định các giả thuyết cho thấy, những ảnh hưởng được giả thuyết trong mô hình nghiên cứu điều chỉnh đều được chứng minh bằng kiểm định mô hình SEM. Kết quả ước lượng (chuẩn hoá) của các tham số chính được trình bày ở Bảng 3.31. Kết quả cho thấy các mối quan hệ nhân quả này đều có ý nghĩa thống kê vì đều có giá trị p < 0,1. Thêm vào đó, qua kết quả này, kết luận các thang đo lường của các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát trong mô hình điều chỉnh có thể được xem là đạt giá trị liên hệ lý thuyết. Các mối quan hệ nhân quả trong Bảng 3.32 cho thấy, 5 thành phần của hệ thống KSNB có ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều lên mục tiêu kiểm soát; đồng thời, thành phần Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng thuận chiều đến 3 thành phần: Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và trao đổi thông tin. Những ảnh hưởng được ghi nhận trên đây đều phù hợp với 8 giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất trong mô hình điều chỉnh (H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8) và đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,1. 116 Bảng 3.32: Hệ số hồi quy của mô hình điều chỉnh; R2: Mục tiêu kiểm soát = 72,8%; R2: Đánh giá rủi ro = 10,5%; R2: Hoạt động kiểm soát = 48,7%; R2: Thông tin và trao đổi thông tin = 48,6% Tương quan Estimate chưa chuẩn hóa Estimate chuẩn hóa SE CR P-value CE → RA 0,242 0,324 0,067 3,591 0,0000 CE → CA 0,684 0,698 0,106 6,470 0,0000 CE → IC 0,777 0,697 0,111 6,973 0,0000 CE → ICO 0,257 0,286 0,145 1,767 0,077 RA → ICO 0,192 0,160 0,088 2,184 0,029 CA → ICO 0,186 0,203 0,112 1,655 0,098 IC → ICO 0,308 0,383 0,096 3,229 0,001 MA → ICO 0,284 0,228 0,100 2,829 0,005 (Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát) Kết quả SEM Bảng 3.32, cho thấy hiện tượng Heywood không xuất hiện trong mô hình và các sai số chuẩn đều nhỏ hơn 2,58. Theo Hình 3.6 và Bảng 3.32 cho thấy, các nhân tố tác nhân của thành phần Thông tin và trao đổi thông tin có ảnh hưởng dương lên Mục tiêu kiểm soát mạnh hơn cả (trọng số chuẩn hoá là 0,383); tiếp đến là thành phần Môi trường kiểm soát, Hoạt động kiểm soát, Hoạt động giám sát, cũng có tác dương đến mục tiêu kiểm soát; cuối cùng là thành phần Đánh giá rủi ro có ảnh hưởng dương thấp nhất đến mục tiêu kiểm soát (trọng số chuẩn hoá là 0,160). Hệ số R2: Mục tiêu kiểm soát = 72,8%, điều này hàm ý rằng, 72,8% sự biến thiên của mục tiêu kiểm soát được giải thích bởi 5 thành phần của hệ thống KSNB. Điều này kết hợp với các nhân tố tác nhân của 5 thành phần của hệ thống KSNB có ảnh hưởng tích cực đến mục tiêu kiểm soát để khẳng định quan điểm cho rằng NHTM Việt Nam vận dụng tốt các thành phần của hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO và Basel sẽ giúp cho ngân hàng đáp ứng được tốt các mục tiêu kiểm soát của NHTM gồm: mục tiêu hiệu quả hoạt động ngân hàng, mục tiêu tin cậy các báo cáo ngân hàng, mục tiêu tuân thủ quy định của ngân hàng. Đồng thời, thành phần Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng tích cực đến 3 thành phần: Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và trao đổi thông tin. Các hệ số R2: Đánh giá rủi ro = 10,5%; R2: Hoạt động kiểm soát = 48,7%; R2: Thông tin và trao đổi thông tin = 48,6%; cho thấy Môi trường kiểm soát có thể giải thích được lần lượt 10,5%, 48,7%, 48,6% sự thay đổi của 3 thành phần của 117 hệ thống KSNB gồm: Đánh giá rủi Ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và trao đổi thông tin. Do vậy, cần chú trọng nhiều hơn đến Môi trường kiểm soát sẽ giúp NHTM cải thiện được 3 thành phần Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và trao đổi thông tin của hệ thống KSNB. Kết luận, nội dung 3.7 đã sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM phân tích 5 thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam, đồng thời đã chỉ ra được vai trò của Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến các thành phần còn lại trong hệ thống KSNB. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 thành phần của hệ thống KSNB ảnh hưởng tích cực đến các mục tiêu kiểm soát và có ý nghĩa thống kê (sig. < 10%). Thành phần Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng tích cực đến 3 thành phần Đánh giá rủ ro, Hoạt động kiểm soát và Thông tin và trao đổi thông tin ở mức ý nghĩa thống kê p-value < 0,1. Các giả thuyết nghiên cứu H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8, được chấp nhận, mô hình nghiên cứu có thể được xem phù hợp với dữ liệu thị trường, riêng giả thuyết H9 không được đưa vào mô hình nghiên cứu để kiểm định do điều kiện hạn chế của dữ liệu nghiên cứu. Như vậy, các giả thuyết nghiên cứu đã được chứng minh. Tóm tắt Chương 3 Chương này đã thực hiện đánh giá và phân tích thực trạng hệ thống KSNB. Cụ thể, đánh giá các thành phần KSNB và các mục tiêu kiểm soát trong hoạt động của các NHTM, phân tích sự khác biệt về hệ thống KSNB các NHTM theo sở hữu ngân hàng và theo vùng miền. Như vậy, câu hỏi nghiên cứu (1) và mục tiêu nghiên cứu thứ (1) đã được thực hiện. Đồng thời, đã phân tích vai trò của 5 thành phần của hệ thống KSNB đối với các mục tiêu kiểm soát trong các NHTM Việt Nam và đã chỉ ra vai trò của Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến các thành phần còn lại trong hệ thống KSNB, làm cơ sở phân tích thực trạng hệ thống KSNB các NHTM. Do đó, câu hỏi nghiên cứu (2) và mục tiêu nghiên cứu thứ (2) cũng đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. 118 CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Giới thiệu Chương này sẽ dựa trên những đánh giá các thành phần của hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát, phân tích sự khác biệt về hệ thống KSNB các NHTM theo sở hữu ngân hàng và theo vùng miền, phân tích các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM để đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Đồng thời, đề xuất khuyến nghị chính sách liên quan đến pháp luật nhà nước về hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam. 4.1. Khuyến nghị hoàn thiện các thành phần kiểm soát nội bộ trong các NHTM Việt Nam Kết quả nghiên cứu ở Chương 3, mục 3.4, cho thấy các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam tương đối tốt, mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB đạt được khá cao. Tuy nhiên, trong hệ thống KSNB ở một số chi nhánh ngân hàng vẫn có nhiều thành phần được đánh giá ở mức yếu kém hoặc yếu, khoảng cách đánh giá các thành phần của hệ thống KSNB giữa giá trị cao nhất và thấp nhất khá lớn tại các chi nhánh ngân hàng, cho thấy đánh giá về các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam chưa đồng đều (chênh lệch min và max tương đối lớn, từ 1-5 theo thang đo Likert 5 điểm, độ lệch chuẩn giao động từ 0,7 đến 0,8). Do vậy, bên cạnh khuyến nghị hoàn thiện các thành phần của hệ thống KSNB còn yếu kém; các thành phần của hệ thống KSNB được đánh giá tốt cũng cần có khuyến nghị để hoàn thiện hệ thống KSNB tại các chi nhánh ngân hàng còn yếu kém trở nên ngày càng tốt hơn, đồng thời phát huy điểm mạnh nhằm tạo ra giá trị cốt lõi về hệ thống KSNB trong lĩnh vực ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này khá phù hợp với một số nghiên cứu của Noorvee, L. (2006), Karagiorgos, T., Drogalas, G. & Dimou, A. (2008), Samuel, I.K. & Wagoki, J. (2014), Nguyễn Tố Tâm (2014), Đinh Hoài Nam (2016), Nguyễn Thị Thanh (2019). 119 Kết quả nghiên cứu ở Chương 3, mục 3.5, cho thấy giữa các nhóm NHTM theo sở hữu và theo vùng miền không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đánh giá các thành phần của hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát trong các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này sẽ làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện từng thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam theo hướng không có sự phân biệt theo từng nhóm NHTM mà chỉ đưa ra các khuyến nghị chung cho các nhóm NHTM tại Việt Nam. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước như Phạm Bính Ngọ (2011), Nguyễn Thanh Trang (2015), Đinh Hoài Nam (2016), Nguyễn Thị Thanh (2019), cho rằng hệ thống KSNB không khác nhau giữa các đơn vị kinh doanh cùng một lĩnh vực, điều này khá phù hợp với lĩnh vực ngân hàng do được quy định khá thống nhất và quy chuẩn từ NHNN. Đồng thời, kết quả nghiên cứu ở Chương 3, mục 3.7, phân tích các thành phần của hệ thống KSNB bằng mô hình nghiên cứu SEM đã chứng minh được ảnh hưởng tích cực của các thành phần của hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát trong các NHTM; do vậy cải thiện các thành phần của hệ thống KSNB kỳ vọng sẽ giúp đạt được tốt hơn các mục tiêu trong NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu phù hợp với một số nghiên cứu của Fogelberg, L and Griffith, J.M. (2000), Luft, J. & Shields, M. (2003), Jokipii, A. (2010), Charles, E.I. (2011), Muraleetharan, P. (2011), Njanike, K., Mutengezanwa, M., Gombarume, F.B. (2011), Amaka, C.P. (2012), Leng, J. & Zhao, P. (2013), Magara, C.N. (2013), Vu, H.T. (2016). Bên cạnh đó, trong mô hình nghiên cứu có chỉ ra vai trò của thành phần Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng đến các thành phần còn lại của hệ thống KSNB nên trong quá trình khuyến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB cần chú ý đến nhiều hơn đến thành phần Môi trường kiểm soát. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Noorvee, L. (2006) và Karagiorgos, T., Drogalas, G. & Dimou, A. (2008). Đối chiếu các kết quả nghiên cứu ở trên, có thể kết luận kết quả nghiên cứu về thực trạng hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam khá phù hợp với các nghiên cứu của một số tác giả có liên quan. Cả 5 thành phần của hệ thống KSNB đều có ảnh hưởng đến các mục tiêu kiểm soát trong các NHTM Việt Nam và không có sự khác 120 biệt giũa các nhóm NHTM, do vậy, có thể hoàn thiện chung cho cả 5 thành phần của hệ thống KSNB mà không cần có sự phân biệt theo từng nhóm NHTM theo sở hữu và theo vùng miền. Nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của thành phần Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến các thành phần khác trong hệ thống KSNB; do vậy, cần chú trọng đến vai trò của thành phần Môi trường kiểm soát để hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Cần tập trung phát triển các thành phần KSNB được đánh giá tốt để tạo giá trị cốt lõi cho hệ thống KSNB các NHTM, cụ thể thành phần được đánh giá tốt nhất là Môi trường Kiểm soát. Đối với các thành phần được đánh giá thấp cần hoàn thiện để cải thiện hệ thống KSNB, cụ thể thành phần được đánh giá thấp nhất là Thông tin và trao đổi thông tin. Đối với các thành phần có ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát cần chú trọng hoàn thiện để và góp phần đạt được các mục tiêu kiểm soát trong các NHTM Việt Nam, cụ thể thành phần ảnh hưởng mạnh nhất đến mục tiêu kiểm soát là Thông tin và trao đổi thông tin. Như vậy, câu hỏi nghiên cứu (3) đã được thực hiện. Kết hợp giữa ý kiến chuyên gia ngân hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_he_thong_kiem_soat_noi_bo_trong_cac_ngan.pdf
Tài liệu liên quan