Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Sự cần thiết quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của dịch vụ văn hóa đối với sự

phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của

nhân dân.

Hai là, xuất phát từ vai trò,chức năng của quản lý nhà

nướcvăn hóa nói chung và dịch vụ văn hóa nói riêng.

Ba là, xuất phát từ thực trạng và những hạn chế trong hoạt động

của các dịch vụ văn hóa cũng như công tác quản lý nhà nước đối với

dịch vụ văn hóa.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đắn, hiệu lực và hiệu quả trong quá trình quản lý. - Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạyvà quản lý của các cơ quan trong và ngoài tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mụctài liệu tham khảovà phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phước Chương 3: Quan điểm và giải pháp quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA 1.1. Văn hóa và dịch vụ văn hoá 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Văn hóa Có nhiều định nghĩa khác nhau với các quan điểm khác nhau, nhưng chung nhất, theo UNESCO, văn hóa được hiểu là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội 1.1.1.2. Dịch vụ văn hóa 5 Dịch vụ văn hóa là những hoạt động trên lĩnh vực văn hóa có tổ chức và được trả công, nhằm phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của công chúng. Dịch vụ văn hóa tồn tại ở nhiều dạng: văn hóa phi vật thể, văn hóa tâm linh, văn hóa du lịch, văn hóa giải trí, văn hóa sinh hoạt xã hộiNhững nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ văn hóa bao gồm: nhân tố thời đại, nhân tố truyền thống, nhân tố lịch sử. Dịch vụ văn hóa cơ bản bao gồm hai loại hình chính: - Dịch vụ văn hóa công - Dịch vụ văn hóa tư nhân. 1.1.2. Vai trò của dịch vụ văn hóa trong đời sống xã hội Các dịch vụ văn hóa có vai trò định hướng, hướng dẫn nhận thức và hành động của con người thông qua việc tổ chức và điều hành và cung ứng, sản xuất dịch vụ theo quy định, nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. 1.2. Quản lý nhà nƣớc về dịch vụ văn hóa 1.2.1. Khái niệm 1.2.1.1. Quản lý Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung. 1.2.1.2. Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là thuật ngữ chỉ hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước. 1.2.1.3. Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa 6 Quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hoá là cách thức mà thông qua hệ thống các công cụ quản lý nhà nước bao gồm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, Nhà nước tác động vào đối tượng quản lý để định hướng, điều chỉnh những hoạt động của xã hội về lĩnh vực dịch vụ văn hoá đi theo đúng hướng, đúng mục đích theo chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển dịch vụ văn hoá trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, địa phương và toàn xã hội. 1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của dịch vụ văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Hai là, xuất phát từ vai trò,chức năng của quản lý nhà nướcvăn hóa nói chung và dịch vụ văn hóa nói riêng. Ba là, xuất phát từ thực trạng và những hạn chế trong hoạt động của các dịch vụ văn hóa cũng như công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa Thứ nhất, định hướng chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển văn hóa. Thứ hai, ban hành các văn bản pháp luật về quản lý văn hóa và dịch vụ văn hóa. Thứ ba, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, văn bản quản lý về văn hóa và dịch vụ văn hóa. Thứ tư, thanh tra, kiểm tra, giám sát các dịch vụ văn hóa. 1.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa 1.2.4.1. Thứ nhất, các yếu tố bên ngoài 7 - Quan điểm của nhà nước đối với công tác quản lý nhà nướcvề dịch vụ văn hóa - Trình độ của bộ máy quản lý nhà nước về dịch văn hóa - Sự phù hợp của hệ thống luật pháp và khuôn khổ pháp lý - Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính sách. 1.2.4.1. Thứ hai, các yếu tố bên trong - Trình độ phát triển của các loại hình dịch vụ văn hóa - Trình độ quản lý và phương thức điều hành, cung cấp dịch vụ - Các hoạt động dịch vụ văn hóa bị tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về dịch vụ văn hóa tại một số địa phƣơng và bài học rút ra cho tỉnh Bình Phƣớc 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa tại một số địa phương 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội Công tác quản lý văn hóa và dịch vụ văn hóa luôn được các cấp, ngành của của thành phố Hà Nội thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc giải quyết nhanh các thủ tục liên quan đến việc cấp phép kinh doanh, gia hạn đối với các dịch vụ kinh doanh văn hóa trên địa bàn. 1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên – Huế Nhằm thực hiện quản lý có hiệu quả các dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh, bên cạnh việc kiện toàn về bộ máy tổ chức các cơ quan triển khai thực hiện dịch vụ văn hóa công, tỉnh thường xuyên giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp theo ngành dọc. 8 1.3.2. Bài học rút ra cho tỉnh Bình Phước - Kiện toàn về bộ máy tổ chức hoạt động theo hệ thống ngành dọc các cơ quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về văn hóa, đảm bảo thực hiện công tác cung ứng các dịch vụ văn hóa công cũng như công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa tư nhân trên địa bàn tỉnh một cách hiệu lực, hiệu quả. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và dịch vụ văn hóa nói riêng. - Tăng cường đầu tư cho phát triển văn hóa và các dịch vụ văn hóa nhằm đảm bảo các hoạt động này phát triển phù hợp, theo định hướng. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương một, tập trung phân tích làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa; khái niệm, sự cần thiết quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa; nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa. Trong chương này, học viên cũng trình bày các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa; kinh nghiệm thực hiện công tác quản lý dịch vụ văn hóa ở một số địa phương. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phước, làm rõ các luận cứ ở chương hai. 9 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC 2.1. Tổng quan về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc 2.1.1. Dịch vụ tham quan, học tập, nghiên cứu tại các bảo tàng, di tích Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 01 Bảo tàng cấp tỉnh (Bảo tàng tỉnh Bình Phước); 01 Bảo tàng cấp huyện (Bảo tàng Chiến dịch Đường 14 - Phước Long). Bên cạnh đó, toàn tỉnh hiện có 37 di tích đã được xếp hạng. 2.1.2. Dịch vụ phục vụ nhu cầu nghiên cứu sách báo, tài liệu Trên địa bàn tỉnh hiện có 01 Thư viện cấp tỉnh (Thư viện tỉnh Bình Phước) với 176.000 bản sách các loại (tăng 171.42% so với năm 2015), trong đó sách văn học nghệ thuật chiếm đa số (41, 9 %), tiếp theo là sách chình trị xã hội (21,1 %), sách khoa học kỹ thuật (14,1 %), còn lại là sách lịch sử, địa lý, các loại tạp chí. Đồng thời, có 07/11 huyện, thị xã, thành phố có thư viện - phòng đọc sách. 2.1.3. Dịch vụ nghệ thuật biểu diễn Tỉnh hiện có 01 Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp (Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh); nguồn lực ca sĩ, diễn viên luôn thay đổi nhưng biến động bình quân ở mức 30 đến 42 người. Đặc biệt, có 01 cố vấn nghệ thuật là Nghệ sĩ nhân dân (Hoàng Phi Long). 2.1.4. Dịch vụ du lịch Với vị trí chiến lược của tỉnh, Bình Phước rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, gắn kết du lịch với tham quan các di tích lịch sử; du lịch dã ngoại leo núi; du lịch 10 tâm linh; du lịch cộng đồng; kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch trong khu vực, cả nước và hướng ra quốc tế.... Do vậy, đã thu hút số lượng lớn khách tham quan du lịch đến tỉnh Bình Phước từ những năm 2015 tới nay. 2.1.5. Dịch vụ văn hoá, thể thao quần chúng, tuyên truyền cổ động Dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ văn hoá, văn nghệ, thể thao quần chúng, tuyên truyền cổ động trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2015 đến nay phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng, do hệ thống Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp tỉnh, huyện và Nhà văn hóa cấp xã triển khai. 2.1.6. Dịch vụ phát hành phim và chiếu bóng Hiện nay, tỉnh có 01 rạp chiếu phim có 01 phòng chiếu với 150 chỗ ngồi được giao Trung tâm Văn hóa tỉnh quản lý. Thực hiện chủ trương xã hội hoá, đơn vị phối hợp với doanh nghiệp tư nhân đầu tư, cải tạo thành 01 rạp phim có 03 phòng chiếu với 260 chỗ ngồi; Trang bị 03 bộ máy chiếu phim lưu động HD, 01 bộ máy chiếu 3D để tuyên truyền và phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.Công tác phổ biến phim tại Rạp thực hiện từ năm 2016, phối hợp với Doanh nghiệp tư nhân tổ chức chiếu phim được 1.100 xuất chiếu với 13.500 vé đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân trong tỉnh. 2.1.7. Dịch vụ lễ hội Trên địa bàn tỉnh hiện có các lễ hội được tổ chức thường xuyên ở địa bàn các huyện, thị xã như sau: Phước Long: 03 lễ hội, Bình Long: 12 lễ hội, Đồng Xoài: 17 lễ hội, Chơn Thành: 06 lễ hội, Lộc Ninh: 07 lễ hội, Bù Đốp: 02 lễ hội, Bù Đăng: 08 lễ hội, Bù Gia Mập: 01 lễ hội, Phú Riềng: 01 lễ hội, Đồng Phú: 02 lễ hội, Hớn 11 Quản: 14 lễ hội (thống kê năm 2018). Trong đó có 12 lễ hội cấp tỉnh, 19 lễ hội cấp huyện, 42 lễ hội cấp xã quản lý; với 40 lễ hội dân gian, 11 lễ hội lịch sử cách mạng, 01 lễ hội ngành nghề, 15 lễ hội tôn giáo, 06 lễ hội văn hóa, du lịch. 2.1.8. Các dịch vụ khác do các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh tổ chức kinh doanh các loại hình văn hóa Về cơ bản, những cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các dịch vụ văn hóa, nhất là ở cơ sở hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế bất cập, cần tang cường công tác quản lý. 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc 2.2.1. Về xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, văn bản quản lý, lập quy hoạch quản lý các dịch vụ văn hóa Thứ nhất, về công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý Nhìn chung, việc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, văn bản quản lý, lập quy hoạch quản lý các dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như việc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, văn bản quản lý, lập quy hoạch quản lý các dịch vụ văn hóa ở một số địa phương, nhất là cấp cơ sở vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự xác định chính xác được các nhiệm vụ cụ thể. Thứ hai, về công tác lập quy hoạch, kế hoạch quản lý các dịch vụ văn hóa 12 Nhìn chung, công tác lập quy hoạch, kế hoạch quản lý các dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được tổ chức thực hiện, bước đầu hình thành hệ thống các văn bản quản lý thống nhất. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như việc xây dựng kế hoạch ở một số cơ sở vẫn chỉ mang tính hình thức chưa thực sự xác định chính xác được các nhiệm vụ cụ thể. 2.2.2. Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa Thứ nhất, về sắp xếp bộ máy quản lý Bộ máy quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa của tỉnh Bình Phước hiện nay đã có những tiến bộ trong lĩnh vực xây dựng thể chế, chính sách, nhất là khi thực hiện Quyết định số 999-QĐ/TU ngày 10/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước về việc thực hiện Nghị quyết số 18 “và Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh bước đầu đã được sắp xếp, kiện toàn. Tuy nhiên, bộ máy tổ chức cấp huyện thị và cơ sở hiện nay vẫn chưa được kiện toàn, sắp xếp xong theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, nhiều đơn vị sau khi sát nhập còn nhiều xáo trộn. Thứ hai, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý Tổng số công chức, viên chức thuộc các đơn vị quản lý nhà nước và sự nghiệp từ tỉnh đến huyện làm công tác văn hóa là 598 người, trong đó 12 thạc sỹ (1,3%), 237 đại học (34,6%), 116 cao đẳng (32,8%), 84 trung cấp (14%), khác (18,3%). - Về hệ thống cơ sở đào tạo nhân lực văn hóa của tỉnh: Hiện nay tỉnh chưa có cơ sở đào tạo nhân lực quản lý văn hóa tại tỉnh. Tỉnh thực hiện liên kết với Trường Đại học Văn hóa 13 thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Văn hóa Hà Nội bồi dưỡng các lớp chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch cung cấp nguồn nhân lực cho ngành. Ngoài ra, chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo mở các lớp chứng chỉ A, B ngoại ngữ, tin học và triển khai các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn để đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình thực thi công vụ. 2.2.3. Về triển khai thực hiện pháp luật, văn bản quản lý Thứ nhất, về công tác cấp phép cho các dịch vụ văn hóa Từ năm 2015 đến nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” theo Đề án cải cách hành chính đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, từng bước mẫu hóa thống nhất và công khai hóa các thủ tục hành chính về các dịch vụ văn hóa. Thứ hai, về công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý Trên cơ sở hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa do các cấp, các ngành Trung ương ban hành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các đơn vị triển khai phổ biến đến các đối tượng là các đơn vị, tổ chức, nhất là các hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa và đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh thông qua các hình thức tuyên truyền cổ động trực quan, tuyên truyền lưu động, phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức phù hợp khác. Thứ ba, về công tác xã hội hóa các dịch vụ văn hóa Bình Phước đã vận động xã hội hóa theo hướng “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tỉnh đã chỉ đạo ngành văn hóa, thể thao và du lịch liên kết, phối hợp với các cá nhân, tổ chức khai thác các dịch vụ văn hóa công với sự quản lý, định hướng của ngành văn hóa tỉnh, 14 đáp ứng nhu cầu cho nhân dân, tạo nguồn lực đầu tư phát triển sự nghiệp văn hóa. 2.2.4. Về thanh tra, kiểm tra các dịch vụ văn hóa Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành tương đối thường xuyên và trải đều ở các loại hình dịch vụ văn hóa. Từ năm 2014, tỉnh đã thành lập Đội Kiểm tra liên ngành với sự tham gia của các ngành, đơn vị, địa phương có liên quan, bảo đảm chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả. 2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc 2.3.1. Những kết quả đạt được - Thực hiện tốt công tác thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp nhận và cấp các loại giấy phép hoạt động dịch vụ văn hóa theo thẩm quyền. - Thực hiện tốt công tác ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong tỉnh triển khai hiệu quả, đúng quy định. - Thực hiện tốt công tác triển khai các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trong công tác quản lý nhà nước, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính ở các lĩnh vực hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa tương đối đầy đủ, được cập nhật triển khai có hiệu lực, hiệu quả. - Thực hiện tốt công tác kiểm tra xử lý vi phạm. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, những tồn tại, hạn chế - Việc ban hành chủ trương quản lý nhà nước vềdịch vụ văn hóa còn thiếu đồng bộ; nhiều quy định pháp lý chỉnh lĩnh vực dịch vụ văn hóa chất lượng còn chưa cao; chưa coi trọng đúng mức công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, quy chế hoạt động. 15 - Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch trong thời gian qua còn nhiều khó khăn, địa bàn rộng, có nhiều điểm kinh doanh tự phát trong các khu dân cư. - Một số địa phương, cơ sở chưa nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác quản lý văn hóa nói chung và dịch vụ văn hóa nói riêng chưa tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện. - Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện công tác quản lý có lúc, có nơi còn thiếu chặt chẽ. - Bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa nói chung, trong đó có dịch vụ văn hóa còn cồng kềnh, ôm đồm, thiếu phân định rõ chức năng, nhiệm vụ. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa còn bất cập. - Công tác thanh tra, kiểm tra đối với dịch vụ văn hóa tuy được tăng cường song vẫn còn tình trạng thiếu kiên quyết trong xử lý đối với một số điểm kinh doanh vi phạm. Thứ hai, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Nguyên nhân khách quan Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội ngày càng nhiều ở tất cả các lĩnh vực. Các dịch vụ văn hóa là một lĩnh vực các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân rất dễ tham gia đầu tư kinh doanh. Vì thế, kinh doanh dịch vụ văn hóa thường đa dạng và diễn biến rất phức tạp. Việt Nam cùng với thế giới đang bước vào thế kỷ XXI – thế kỷ của công nghệ thông tin và cũng là thế kỷ của mở rộng giao lưu hội nhập, thế kỷ toàn cầu hóa. Bối cảnh ấy sẽ kéo theo sự biến đổi lớn lao trong đời sống của nhân loại, trong đó có Việt Nam. Riêng ở lĩnh vực văn hóa và dịch vụ văn hóa, Việt Nam sẽ tiếp nhận một loạt 16 những sản phẩm văn hóa thế giới và những sản phẩm sản sinh trong cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Những sản phẩm văn hóa này, bên cạnh những mặt tích cực, còn có những mặt tiêu cực. Nguyên nhân chủ quan Một là, chính quyền các cấp trong tỉnh chậm xây dựng Chiến lược phát triển văn hóa cho từng giai đoạn; chưa xây dựng được cơ chế, chính sách phát triển các dịch vụ văn hóa trong cơ chế thị trường và mở cửa hội nhập. Hai là, các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ văn hóa còn thiếu sự đồng bộ, một số quy định thiếu tính khả thi, gây lúng túng cho các cơ quan chức năng khi thực hiện nhiệm vụ. Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn hóa chưa đạt hiệu quả cao. Bốn là, nguyên nhân xuất phát từ đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa. Trên địa bàn tỉnh Bình Phước, đội ngũ cán bộ quản lý dịch vụ văn hóa, nhất là ở các phường, xã vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về trình độ chuyên môn và phần lớn chưa được trang bị kiến thức quản lý một cách bài bản. Thứ ba, dự báo tình hình Về thời cơ: Cùng với cả nước, Bình Phước có điều kiện hội nhập sâu hơn vào khu vực và thế giới; có nhiều cơ hội thu hút đầu tư, phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những thành tựu phát triển đất nước thời gian qua cùng với những kết quả mà đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Bình Phước đạt được trong hơn 20 năm tái lập sẽ tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, văn hóa và dịch vụ văn hóa nói riêng. Về thách thức: 17 - Tình hình thế giới và khu vực diễn biến mau lẹ, khó lường, các nước lớn tranh giành ảnh hưởng, tình hình Biển Đông và an ninh biên giới phức tạp, thiên tai, dịch bệnh, nhất là hậu quả nặng nề của dịch covid – 19 đã và đang diễn ra sẽ ảnh hưởng sâu đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, văn hóa và dịch vụ văn hóa nói riêng trên địa bàn tỉnh. - Kết cấu hạ tầng của tỉnh còn hạn chế; quy mô, công nghệ sản xuất còn nhỏ lẻ, lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển các loại hình dịch vụ văn hóa. Các dịch vụ văn hóa của tỉnh sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn lớn hơn trong quá trình hội nhập. Tiểu kết chƣơng 2 Trong những năm qua, hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã và đang phát triển với nhiều loại hình hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Việc thực hiện quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn từng bước đã đạt được những kết quả khả quan, đem lại được những kết quả đáng khen ngợi. Tuy nhiên, tại một số đơn vị vẫn còn tồn tại những hạn chế và bất cập trong công tác áp dụng việc thực hiện chính sách nói chung. Những hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau và để giải quyết tình trạng này cần đề ra một số giải pháp đồng bộ nhất định. 18 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚCVỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC 3.1. Quan điểm quản lý nhà nƣớc về phát triển văn hóa và dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc 3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo trong đó có đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Năm là, văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. 3.1.2. Quan điểm của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Phước Từ các quan điểm chung của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-ĐB ngày 2/5/2010 cụ thể hóa thành quan điểm của tỉnh về phát triển văn hóa và dịch vụ văn hóa. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, tháng 12/2015 nhấn mạnh: “Phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần cho xã hội. Tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân ,định hướng 19 cho mọi người hưởng thụ nâng cao trình độ và củng cố nền tảng đạo đức xã hội. Quan điểm này được cụ thể hóa tại Kế hoạch số 84-KH- UBND ngày 03/4/2017 của UBND tỉnh đề ra các mục tiêu phát triển văn hóa và dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc 3.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương, từng bước hoàn thiện thể chế về dịch vụ văn hóa Một là, cần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp thực tiễn, còn gây nên những vướng mắc, không thống nhất khi thực thi. Hai là, quan tâm đến tính đặc thù của dịch vụ văn hóa để cụ thể hóa và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với từng loại hình dịch vụ văn hóa; sửa đổi, bổ sung các chế tài, các văn bản pháp luật đối với các dịch vụ văn hóa nhạy cảm và các dịch vụ văn hóa có yếu tố công nghệ cao. Ba là, trong quá trình xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về dịch vụ văn hóa, cần quan tâm đến những dịch vụ văn hóa liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nhà nước, tao tiền đề phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình quản lý. 3.2.2. Tuyên truyền, giáo dục - Đối với người dân: thông qua công tác tuyên truyền làm cho mọi người dân nhận thấy những mặt tích cực, lành mạnh của các dịch vụ văn hóa đối với đời sống xã hội, đối với từng người để từ đó mỗi người có ý thức phát huy những yếu tố tích cực đó và chủ động tham gia, đóng góp cho hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. 20 - Đối với các cơ quan, đơn vị quản lý dịch vụ văn hóa: Thông tin, tuyên truyền để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người lao động nắm rõ các chủ trương, định hướng, các văn bản quản lý nhà nước về văn hóa, dịch vụ văn hóa để áp dụng vào thực tiễn công tác. - Đối với người kinh doanh các dịch vụ văn hóa: tuyên truyền, vận động để họ nhận thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội, giáo dục cho họ ý thức tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh. - Đối với các đơn vị tổ chức các hoạt động kinh doanh: tuyên truyền để các đơn vị kinh doanh không vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến đời sống văn hóa cộng đồng. - Đối với thanh thiếu niên, học sinh: tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thông qua các hoạt động ngoại khóa của học sinh, sinh viên; gắn giáo dục pháp luật với thực tiễn chấp hành pháp luật trên lĩnh vực văn hóa, nhất là các văn bản pháp luật trên các lĩnh vực dịch vụ văn hóa. 3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa Chú trọng tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dịch vụ văn hóa cơ sở thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng và có chế độ khuyến khích thỏa đáng. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút những cán bộ có năng lực về làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa. Kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra của ngành từ tỉnh đến xã đảm bảo đủ về số lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dich_vu_van_hoa_tren_di.pdf
Tài liệu liên quan