Luận án Quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN.14

1.1. Một số nghiên cứu liên quan đến rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại.14

1.2. Một số nghiên cứu liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng

thương mại .15

1.3 Một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động

quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.19

1.4. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước .21

1.4.1. Những kết quả đạt được .21

1.4.2. Những vấn đề đặt ra .22

1.4.3. Kế thừa và khoảng trống nghiên cứu .23

TIỂU KẾT CHưƠNG 1 .23

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI.24

2.1. Lý luận chung về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.24

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản .24

2.1.2. Một số nguyên nhân dẫn đến phát sinh RRTD tại các NHTM .28

2.1.3. Tác động của RRTD đến NHTM và nền kinh tế.29

2.2. Cơ sở lý luận về quản trị RRTD tại NHTM .30

2.2.1. Khái niệm và vai trò của quản trị RRTD trong các NHTM.30

2.2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng .32

2.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại .39

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại.50

2.4. Thực tiễn quản trị rủi ro tại một số ngân hàng thương mại và bài học

rút ra cho VPBank .53

2.4.1. Quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại nước ngoài.53

2.4.2. Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM tại Việt Nam.57

2.4.3. Tổng kết một số vấn đề thực tiễn trong công tác quản trị rủi ro tại

các NHTM trong và ngoài nước.59

pdf249 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.991 40,6 17.650 39,8 48.892 4.551 10,3 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2017,2018) Dư nợ cho vay tại thị trường 1 của VPBank ở thời điểm 31/12//2018 là 221.961 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay trung dài hạn theo kỳ hạn gốc khoảng 148.554 tỷ đồng, chiếm 66,7% tổng dư nợ cho vay. Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn gốc của VPBank xấp xỉ tương đương tỷ lệ cơ cấu cho vay/cấp tín dụng của các TCTD cùng quy mô trong ngành. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng của VPBank cao hơn so với tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn. Ngân hàng cần có giải pháp cân đối cơ cấu huy động, cho vay theo kỳ hạn, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng cho vay trung dài hạn phù hợp với cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn huy động, đảm bảo tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn nằm trong giới hạn quy định của NHNN tối đa là 45%, hạn chế cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro đặc biệt là cho vay vào các dự án có thời gian thu hồi vốn dài để đảm bảo sự phát triển ổn định của hoạt động tín dụng. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank Cơ sở xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: Thị trường mục tiêu, mục tiêu kinh doanh của từng phân khúc khách hàng; Năng lực nội tại của VPBank; Tình hình kinh tế vĩ mô; Danh mục tín dụng tổng thể của VPBank; Giới hạn rủi ro, hệ thống quy định rủi ro tín dụng. 94 Nguyên tắc xác định giới hạn cấp tín dụng: VPBank tuân thủ các giới hạn cấp tín dụng theo quy định của NHNN và quy định pháp luật có liên quan trong từng thời kỳ; Giới hạn được xác định trên cơ sở đánh giá rủi ro của từng ngành, từng sản phẩm, từng nhóm khách hàng phù hợp với chiến lược rủi ro của VPBank trong từng thời kỳ; Khi cần thiết, VPBank có thể sử dụng kết quả thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng để xác định các giới hạn cấp tín dụng. Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng: [35] Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng là việc đánh giá tổn thương của danh mục tín dụng của VPBank kịch bản tín dụng. Trong mọi hoàn cảnh,VPBank thực hiện tối thiểu 9 kịch bản tín dụng chuẩn. Kịch bản tín dụng cần bao gồm tối thiểu 2 dạng kịch bản là kịch bản dự phòng rủi ro (gây tác động mạnh trực tiếp vào yếu tố phản ánh chất lượng tài sản) và kịch bản rủi ro tín dụng tập trung (liên quan đến những khoản vay lớn tập trung vào một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan hoặc các khoản vay lớn tập trung vào một lĩnh vực/ngành kinh tế). Kịch bản tín dụng chuẩn tại VPBank: Giả định riêng cho từng kịch bản: Bảng 3.12.Kịch bản tín dụng chuẩn tại VPBank Nhóm kịch bản Kịch bản Giả định riêng Nhóm 1: Kịch bản dịch chuyển nhóm nợ Kịch bản 1: Mức độ: nghiêm trọng Tỷ lệ nợ nhóm 5 tăng do 7% nợ nhóm 1 chuyển sang nhóm 5 và 7% nợ nhóm 2 chuyển sang nhóm 5 Kịch bản 2: Mức độ: rất nghiêm trọng Tỷ lệ nợ nhóm 5 tăng do 15% nợ nhóm 1 chuyển sang nhóm 5 và 15% nợ nhóm 2 chuyển sang nhóm 5 Kịch bản 3: Mức độ: nhẹ Tỷ lệ dịch chuyển nợ sang một nhóm thấp hơn là 7%, cụ thể là: 7% nợ nhóm 1 chuyển sang nợ nhóm 2, 7% nợ nhóm 2 chuyển sang nợ nhóm 3, 7% nợ nhóm 3 chuyển sang nợ nhóm 4, 7% nợ nhóm 4 chuyển sang nợ nhóm 5. Kịch bản 4: Mức độ: nghiêm trọng Tỷ lệ dịch chuyển nợ sang một nhóm thấp hơn là 15%, cụ thể là: 15% nợ nhóm 1 chuyển sang nợ nhóm 2, 15% nợ nhóm 2 chuyển sang nợ nhóm 3, 15% nợ nhóm 3 chuyển sang nợ nhóm 4, 15% nợ nhóm 4 chuyển sang nợ nhóm 5 Kịch bản 5: Tương tự kịch bản 3 nhưng tỷ lệ dịch 95 Mức độ: nghiêm trọng chuyển nợ sang một nhóm thấp hơn bằng tỷ lệ dịch chuyển nhóm nợ trung bình của sáu tháng liền kề trước tháng thực hiện kiểm tra, cộng thêm 7%. Kịch bản 6: Mức độ: rất nghiêm trọng Tương tự kịch bản 3 nhưng tỷ lệ dịch chuyển nợ sang một nhóm thấp hơn bằng tỷ lệ dịch chuyển nhóm nợ của trung bình của sáu tháng liền kề tháng thực hiện kiểm tra, cộng thêm 15%. Nhóm 2: Kịch bản rủi ro tín dụng tập trung Kịch bản 7: Mức độ: nghiêm trọng Sử dụng dư nợ của ngành kinh tế có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tín dụng: 30% nợ nhóm 1 chuyển sang nợ nhóm 5 và 30% nợ nhóm 2 chuyển sang nợ nhóm 5. Kịch bản 8: Mức độ: nghiêm trọng 5 trong số 10 khách hàng lớn nhất chuyển nợ nhóm 5. Kịch bản 9: Mức độ rất nghiêm trọng Toàn bộ 10 khách hàng lớn nhất chuyển nợ nhóm 5. (Nguồn: Quy định kiểm tra sức chịu đựng tín dụng tại VPBank 2013 [35]) Các giả định khác có thể được điều chỉnh theo từng thời kỳ, phù hợp với quan điểm thận trọng của VPBank và tình hình kinh tế chung. Hệ thống quy định quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank bao gồm các nội dung cơ bản sau: Chính sách cấp tín dụng của VPBank: loại hình cấp tín dụng, loại TSBĐ, loại khách hàng, vùng/miền mà VPBank mong muốn hoặc hạn chế tăng trưởng tín dụng; các trường hợp không được cấp tín dụng hoặc hạn chế cấp tín dụng. Các điều kiện đối với khách hàng được cấp tín dụng. Các điều kiện này bao gồm nhưng không giới hạn những tiêu chí như: năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, lịch sử trả nợ, Quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng được xây dựng theo nguyên tắc và dựa trên các cơ sở: loại khách hàng; mục đích các khoản cấp tín dụng; loại tài sản bảo đảm; mức độ rủi ro của khoản cấp tín dụng; các cơ sở khác theo quy định của VPBank từng thời kỳ. Quy trình khởi tạo khoản tín dụng, lưu giữ hồ sơ tín dụng và hỗ trợ tín dụng, quản lý và thu hồi tín dụng. 96 Quy định/quy trình phân cấp ủy quyền phê duyệt tín dụng; thẩm quyền phê duyệt các trường hợp ngoại lệ bao gồm các trường hợp vượt hạn mức tín dụng và các ngoại lệ khác Sau khi nhận biết và đo lường được RRTD, ngân hàng cần thực hiện xử lý rủi ro và quản lý RRTD, hai hình thức này được gọi chung là ứng phó với RRTD. Bảng 3.13. Tình hình xử lý rủi ro tín dụng tại VPBank giai đoạn 2015-2018 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ thu hồi/nợ quá hạn (%) 14,3 4,76 ~ 15,9 ~16,5 Số dư nợ quá hạn (tỷ đồng) 10.090 12.161 18.855 19.432 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2015-2018)[5] Từ năm 2015 đến nay, số dư nợ quá hạn của VPBank có xu hướng tăng dần với tốc độ tăng trung bình ~ 26.2%; tỷ lệ thu hồi nợ của ngân hàng trong giai đoạn từ 2015 - 2018 đạt trung bình 12,86%. Như vây, tốc độ thu hồi nợ của ngân hàng hàng năm đang ở mức thấp hơn tốc độ tăng trung bình của nợ quá hạn. Nguyên nhân của nợ quá hạn tăng trong thời gian vừa qua đó là việc phân khúc khách hàng chiến lược của VPBank đang lựa chọn hiện nay đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, vì vậy công tác phát triển khách hàng mới gặp khá nhiều khó khăn. Đồng thời, thị trường khách hàng này cũng là thị trường luôn có tiềm ẩn rủi ro cao. Bên cạnh đó, đến thời điểm 2018, cũng có nhiều khoản nợ bán cho VAMC đến hạn phải thu hồi, vì vậy nợ quá hạn của VPBank có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua. VPBank thực hiện xây dựng các chính sách quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ và các quy định của pháp luật. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng bao gồm những quy định về khẩu vị về rủi ro tín dụng, giới hạn cấp tín dụng, sức chịu đựng rủi ro tín dụng, các điều kiện đối với khách hàng được cấp tín dụng, quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, phân loại, đo lường các rủi ro tín dụng phát sinh,... Thực hiện các biện pháp xử lý các khoản nợ xấu: VPBank cũng như các NHTM thường áp dụng thực hiện hai hình thức xử lý nợ xấu đó là: Hình thức xử lý khai thác: VPBank có thể tùy tình hình thực tế cấp thêm tín dụng hoặc tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của khách hàng, hoặc trực tiếp chuyển nợ quá hạn, khoanh nợ, xóa nợ, hoặc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. 97 Bảng 3.14. Tình hình dùng tài sản để thu hồi nợ xấu giai đoạn 2014-2018 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Thu hồi nợ xấu bằng tài sản/tổng nợ xấu (%) 9,45 2 3,7 ~4,7 ~4,78 Tổng nợ xấu (tỷ đồng) 1.987 3.145 4.206 6.199 7.765 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2014-2018)[5] Tỷ lệ thu hồi nợ xấu bằng tài sản giảm theo từng năm do tốc độ thu hồi nợ xấu bằng tài sản có giảm sút, năm 2015 chỉ bằng 25% so với 2014, năm 2016 mặc dù giá trị thu hồi nợ xấu bằng tài sản tăng gần gấp đôi so với năm 2015 tuy nhiên cũng chỉ đạt 45,2% so với năm 2016. Đến 06 tháng năm 2017, tỷ lệ thu hồi nợ xấu bằng tài sản so với thời điểm cuối năm 2016 là 3,7%, tuy nhiên tỷ lệ thu hồi nợ xấu/ tổng nợ xấu chưa có sự cải thiện do tổng nợ xấu cũng có xu hướng tăng theo từng năm. Hiện nay, nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD đã được thực hiện bắt đầu từ tháng 7/2017 đã tạo được hành lang pháp lý hỗ trợ các TCTD thực hiện biện pháp thu hồi nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm, tỷ lệ thu hồi nợ xấu/tổng nợ xấu của VPBank sẽ có những cải thiện hơn. Chính vì vậy tỷ lệ thu hồi nợ xấu bằng tài sản của VPBank qua hai năm 2017 và 2018 cũng đã được cải thiện hơn so với những năm trước, cụ thể năm 2017 là ~ 4.7% và năm 2018 là 4,78%. Hình thức xử lý khác: khởi kiện; bán nợ cho các tổ chức tín dụng được phép mua bán nợ; dự phòng rủi ro và một số sự trợ giúp của Chính phủ đối với những khoản cấp tín dụng mang tính chất chỉ định, bắt buộc. Hiện nay, một trong những biện pháp xử lý nợ xấu đó là việc Ngân hàng bán nợ cho công ty quản lý quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Theo thống kê, trong 4 năm vừa qua, VPBank đã thực hiện đã bán hơn 7.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, thu về và hoàn thu hồi nợ hơn 5.000 tỷ đồng. Các khoản nợ của VPBank đều có tài sản đảm bảo nên tỷ lệ thu hồi ở mức 65 - 70%. Hiện nay, VAMC không còn là kênh ưu tiên để xử lý nợ xấu năm 2018, VPBank đã ngừng bán nợ sang VAMC để tập trung thu hồi các khoản nợ bán. Tính đến 31/05/2018, tỷ lệ thu hồi nợ gốc trong các năm vừa qua khoảng 1.200 tỷ đồng. Lũy kế sau các năm tỷ lệ thu hồi nợ của VPBank đạt 63% từ các khoản nợ đã bán. 98 Ngoài ra, ngân hàng có thể xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro. Đây là hình thức xử lý rủi ro tín dụng từ nguồn dự phòng trích lập tại ngân hàng. Bảng 3.15. Tình hình xử lý nợ xấu bằng sử dụng dự phòng giai đoạn 2015-2019 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tình hình xử lý nợ bằng dự phòng 1.960 19,4 4.877 40,1 6.599 44,2 10.675 54,9 12.579 59,8 Tổng nợ quá hạn 10.090 100 12.161 100 14.923 100 19.432 100 21.034 100 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2015-2019)[5] Theo tổng hợp, việc xử lý nợ bằng dự phòng thực tế tại VPBank qua ba năm gần đây đều có giá trị hầu như lớn hơn so với kế hoạch. Xu hướng này có khả năng gia tăng do theo thực tế trong thời gian gần đây, chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng đều tăng. Nguyên nhân của điều này là do trong những năm gần đây, VPBank tập trung đẩy mạnh phân khúc khách hàng chiến lược của mình, đây là phân khúc tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, vì vậy, tình trạng xử lý nợ bằng dự phòng thực tế tại VPBank cũng có chiều hướng phát triển hơn so với thời kỳ trước đây. Thực trạng ứng phó rủi ro tại ba vòng kiểm soát: Vòng kiểm soát thứ nhất: qua tìm hiểu, phỏng vấn cán bộ nhân viên của VPBank công tác tại vòng kiểm soát thứ nhất, tác giả được biết, thông thường vào mỗi đầu năm kinh doanh sẽ có văn bản hướng dẫn thực hiện phát triển khách hàng trọng tâm, trọng điểm của từng năm kinh doanh. Căn cứ trên những hướng dẫn này, các đơn vị kinh doanh có kế hoạch phát triển khách hàng, đồng thời các văn bản hướng dẫn cũng sẽ là một trong những căn cứ giúp phê duyệt tín dụng theo đúng quy định của Nhà nước và VPBank. Ngoài ra, để ứng phó rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng, các đơn vị kinh doanh, phê duyệt cũng chủ động phối hợp với những đơn vị thuộc vòng kiểm soát số 2 để với từng trường hợp cấp tín dụng cụ thể sẽ áp dụng biện pháp hình thức giảm thiểu rủi ro phù hợp. Vòng kiểm soát thứ hai: Hiện nay, tại VPBank nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị thuộc vòng kiểm soát này là căn cứ trên tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của Ngân hàng, những quy định, chính sách của Nhà nước, xu hướng biến động 99 của thị trường, nền kinh tế trong và ngoài nước để xây dựng các chính sách, văn bản hướng dẫn giúp đơn vị kinh doanh, phê duyệt, kiểm tra giám sát có căn cứ để thực hiện nghiệp vụ của mình. Trong hoạt động ứng phó RRTD, tại vòng kiểm soát này, một trong những chuyên môn đó là nghiệp vụ nhắc nợ đến khách hàng, theo đánh giá chung của những cán bộ nhân viên ngân công tác trong lĩnh vực tín dụng tại VPBank thì hoạt động này được đánh giá là khá tốt, không bỏ xót khách hàng ở bất cứ phân khúc khách hàng nào của ngân hàng Vòng kiểm soát thứ ba: Tại VPBank, đơn vị kiểm soát nội bộ định kỳ hoạt động kiểm tra, đột xuất theo chuyên đề nhằm phát hiện các khoản cấp tín dụng có vấn đề. Phối hợp với 02 vòng kiểm soát còn lại báo cáo xử lý các khoản tín dụng xấu. 3.2.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng được VPBank thực hiện trong mọi hoạt động tín dụng bao gồm: kiểm soát RRTD trước khi cấp tín dụng; kiểm soát RRTD trong khi cấp tín dụng và kiểm soát RRTD sau khi cấp tín dụng. Đối với hoạt động kiểm soát trước khi cấp tín dụng: Thông qua các quy định về các quy định, thủ tục cấp tín dụng, một trong những hoạt động kiểm soát trước khi cấp tín dụng đó là quy định trong phân cấp phê duyệt tín dụng (VPBank thực hiện phê duyệt tín dụng tập trung, phân chia thành các chuyên gia phê duyệt, hội đồng tín dụng các cấp), các quyết định cấp tín dụng được dựa trên tờ trình thẩm định từ các đơn vị kinh doanh (bao gồm nội dung về khách hàng, mục đích vay vốn, phương án kinh doanh, nguồn trả nợ của khách hàng, tài sản bảo đảm), các điều kiện cấp tín dụng tại ngân hàng và quy định của Nhà nước về cấp tín dụng. Ngân hàng có bộ phận chuyên thẩm định những khoản cấp tín dụng không theo sản phẩm, độc lập với đơn vị kinh doanh và nằm trong Khối tín dụng của VPBank. Các bộ phận này được đặt tại phòng Tái thẩm định (VPBank chia theo nhóm khách hàng và theo vùng bao gồm: tái thẩm định khách hàng lớn Hội sở, tái thẩm định khách hàng lớn miền Nam, tái thẩm định khách hàng cá nhân & doanh nghiệp vừa và nhỏ hội sở, tái thẩm định khách hàng cá nhân & doanh nghiệp vừa và nhỏ miền Nam) và phòng quản lý tài sản bảo đảm (Hội sở và miền Nam). Sau khi thực hiện thẩm định các khoản xin cấp tín dụng, Khối tín dụng thực hiện trình Hội đồng tín dụng các cấp để thực hiện phê duyệt tín dụng. Tất cả các hoạt động này, theo kết quả khảo sát của tác giả đều được nhân viên cán bộ tín dụng đánh giá là kiểm soát chặt chẽ. 100 Đối với hoạt động kiểm soát RRTD trong khi cấp tín dụng bao gồm kiểm soát rủi ro phát sinh trong quá trình lập hợp đồng tín dụng, quá trình giải ngân, quá trình cung cấp giấy tờ chứng minh mục đích xin giải ngân,toàn bộ quá trình này, VPBank thực hiện kiểm soát thông qua bộ phận xử lý tín dụng. Đối với hoạt động kiểm soát RRTD sau khi cấp tín dụng, VPBank thực hiện thành lập bộ phận giám sát tín dụng, kiểm soát sau cho vay độc lập với đơn vị kinh doanh nhằm đảm bảo kiểm soát được các rủi ro tín dụng phát sinh sau khi đã cấp tín dụng cho ngân hàng. Nhiệm vụ của các bộ phận này là: kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của VPBank và các nội dung phê duyệt tín dụng cụ thể của các đơn vị kinh doanh, các đơn vị hỗ trợ có liên quan; phát hiện kịp thời các rủi ro tín dụng phát sinh và phối hợp các bộ phận nghiệp vụ liên quan để ngăn chặn và xử lý rủi ro sau phát sinh; kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm soát việc bảo quản và sử dụng tài sản thế chấp định kỳ, kiểm tra việc khách hàng tuân thủ các cam kết nhằm phát hiện các rủi ro của khách hàng. Thông thường đối với hoạt động giám sát tín dụng được tổ chức theo chuyên đề, theo từng thời điểm giám sát tín dụng sẽ thực hiện kiểm tra đối với các khoản cấp tín dụng tại các đơn vị kinh doanh, còn đối với bộ phận kiểm soát sau cho vay thì việc kiểm soát RRTD sẽ được các chuyên viên thực hiện liên tục đối với các khách hàng thuộc đơn vị kinh doanh mà mình được phân công quản lý. Kiểm soát RRTD là hoạt động VPBank thực hiện thường xuyên. Ngoài những bộ phận chuyên trách kiểm soát RRTD nêu trên, VPBank còn thực hiện một vòng kiểm soát của bộ phận kiểm soát nội bộ. Bộ phận này sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động tuân thủ của các bộ phận chuyên trách kiểm soát tín dụng, đồng thời theo từng chuyên đề cũng thực hiện kiểm tra hồ sơ cấp tín dụng của từng đơn vị kinh doanh. Những hoạt động kiểm soát RRTD nêu trên do chính VPBank thực hiện. Ngoài ra hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của VPBank còn được thực hiện có sự tham gia của nhiều đơn vị tổ chức có liên quan, thông thường là: cơ quan Thanh tra NHNN; cơ quan Kiểm toán độc lập, Kết quả khảo sát đối với cán bộ nhân viên VPBank như sau: 101 Bảng 3.16. Ý kiến của cán bộ, nhân viên về kiếm soát quản trị RRTD Đơn vị: % Nội dung Tỷ lệ đồng ý Hồ sơ khách hàng nằm ở nhiều bộ phận 94,1 Có những sai phạm nằm ngoài qui định 59,8 Qui trình thực hiện còn nhiều lỗ hổng 66,4 (Nguồn: Từ kết quả khảo sát của tác giả) Từ kết quả khảo sát cho thấy, tại VPBank hiện nay trong quá trình kiểm soát RRTD, theo quy định quy trình tín dụng, một hồ sơ tín dụng sẽ phải qua nhiều cấp xét duyệt và hỗ trợ xét duyệt giải ngân, kiểm tra giám sát. Vì vậy thực tế một hồ sơ khách hàng sẽ nằm ở nhiều bộ phận (hơn 90% số người được hỏi đều chọn đồng ý với nội dung này), qua phỏng vấn thực tế cán bộ, nhân viên tín dụng VPBank, một số ý kiến cho rằng hồ sơ khách hàng nằm ở nhiều bộ phận kiểm soát sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ phát sinh RRTD, tuy nhiên cũng sẽ kéo dài thời gian xử lý hồ sơ đồng thời cũng có thể kết hợp kiểm soát cho vay và giám sát tín dụng trong quá trình thực hiện kiểm soát RRTD tại VPBank. Trong quá trình kiểm soát RRTD, kết quả khảo sát cho thấy vẫn tồn tại những sai phạm nằm ngoài quy định (59,8% số cán bộ nhân viên ngân hàng chọn đồng ý), quá trình thực hiện còn nhiều lỗ hổng (66,4% số người khảo sát chọn đồng ý). Lý giải điều này là một phần do tốc độ tăng trưởng tín dụng của VPBank luôn ở mức cao hơn so với trung bình của ngành, vì vậy số lượng hồ sơ tín dụng của VPbank là khá lớn, đặc biệt trong mảng vay tiêu dùng, thời gian xử lý hồ sơ phải nhanh, đồng thời điều kiện phê duyệt cũng dễ dàng hơn các sản phẩm cấp tín dụng khác, do đó đây cũng chính là một trong nguyên nhân có thể gây ra rủi ro trong tín dụng tại VPBank. Một số kết quả đạt được trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng: Giai đoạn 2012 - 2017, với chiến lược tập trung phát triển phân khúc khách hàng là cá nhân, các hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ, VPBank đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động kinh doanh, đưa ngân hàng trở thành một trong những ngân hàng hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Để đạt được thành công như vậy, tăng trưởng trong hoạt động tín dụng tại VPBank có sự đóng góp không nhỏ. Bởi lẽ, lợi nhuận bao giờ cũng đi kèm với việc tăng trưởng tín dụng chính vì vậy, phần lớn thu nhập của các ngân hàng, lãi của các ngân hàng đều đến từ hoạt 102 động tín dụng. Tuy nhiên, cũng có thể thấy tăng trưởng tín dụng tại VPBank cũng sẽ tạo ra những rủi ro tín dụng song hành. Điều này được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 3.17. Số liệu phân loại nợ theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN của VPBank Đơn vị : % Nhóm nợ 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Nhóm 1 93,8 94,2 91,8 89,5 Nhóm 2 3,6 3,8 5,3 6,6 Nhóm 3 1,13 0,98 0,55 0,7 1,1 1,62 Nhóm 4 0,9 0,9 0,51 0,55 1,07 1,04 Nhóm 5 0,77 0,66 1,54 0,77 0.78 1,24 Nợ nhóm 2-5 6,2 5,82 8,25 10,5 Tổng dƣ nợ toàn hàng trên TT1 (không bao gồm số dƣ cho vay trái phiếu) 100 100 100 100 100 100 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ toàn hàng trên TT1 (%) 2,8 2,53 2,56 2,03 2,9 3,2 (Nguồn: [1] và tổng hợp của tác giả) Như đã phân tích ở trên, dư nợ tín dụng của VPBank có sự gia tăng qua từng năm với tốc độ tăng trưởng trung bình ~36% cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng trong giai đoạn này là 18,1%. Tính đến thời điểm 30/06/2018, tổng dư nợ toàn hàng trên thị trường 1 tăng 10,7% so với thời điểm cuối năm 2017. Với kết quả tín dụng như trên kéo theo hệ quả về sự gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cấp tín dụng cụ thể tỷ lệ nợ nhóm 2-5 của ngân hàng trong tổng dư nợ năm 2015 chiếm: 6,2%, năm 2016 chiếm 5,8%, năm 2017 chiếm 8,25%, đến tháng 06/2018 tỷ lệ này là: 8,28%. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ toàn hàng trên thị trường 1 luôn giữ ở mức > 2%, cụ thể: năm 2013 đạt 2,8%, cuối 2014 đạt 2,53%, thời điểm cuối 2015 tỷ lệ này là: 2,56%, năm 2017 tỷ lệ này là 2,9% và tính đến thời điểm 31/12/2018 là 3,2%. Thời điểm 30/12/2018 tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ toàn hàng trên thị trường 1 là 3,2%, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ toàn hàng của VPBank đang ở mức cao. Đây cũng là những con số đáng lưu ý, nếu ngân hàng không kiểm soát được phát sinh nợ xấu thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng không tốt. 103 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2013 2014 2015 2016 2017 2018 10.2 12.4 13.4 7.4 9.55 5.7 89.8 87.6 86.6 92.6 90.45 94.3 Nợ nhóm 2,3,4 Nợ nhóm 5 Đơn vị: % (Nguồn: [5] và tổng hợp của tác giả) Hình 3.8. Nợ nhóm 5 so với tổng nợ xấu tại VPBank giai đoạn 2013-2018 Nợ nhóm 5 tại thời điểm cuối 2018 thấp hơn so với thời điểm cuối năm 2017. Qua tìm hiểu, nợ nhóm 5 chủ yếu tập trung chủ yếu ở các khoản vay có kích cỡ nhỏ ~ 200 triệu đồng, nguyên nhân là do VPBank đẩy mạnh cho vay mục đích tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Đối tượng chủ yếu là khách hàng cá nhân, Hộ kinh doanh chiếm 94% tổng số khách hàng nợ nhóm 5. Bên cạnh đó, việc ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng nợ vay không được đảm bảo bằng tài sản với nhóm khách hàng này làm phát sinh rủi ro tín dụng dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Hình 3.9. Tốc độ tăng nợ xấu so với tốc độ tăng trƣởng tín dụng (Nguồn: [1] và tổng hợp của tác giả) 104 Theo biểu đồ, giai đoạn từ 2016 đến 2018, tốc độ tăng trưởng tín dụng của VPBank luôn được duy trì cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên tại thời điểm năm 2017, trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 26,2% thì tốc độ tăng nợ xấu lên đến 75,63%. Theo phân tích của các chuyên gia trên thị trường thì VPBank đang chiếm lĩnh thị trường tài chính tiêu dùng và trong thời gian tới vẫn sẽ thống trị thị trường này nhờ FE Credit. Trong 03 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng ở Việt Nam đã chững lại, chỉ đạt trung bình ở mức 10%. Tăng trưởng tiêu dùng chậm lại có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng trong dài hạn. Chính vì vậy, các khoản nhận nợ mới từ phân khúc thị trường này năm 2017 giảm đi so với các năm trước, trong khi đó đối với các khoản vay tiêu dùng lại thường xuyên phát sinh rủi ro như: khách hàng thay đổi số điện thoại sau khi vay vốn, khiến Ngân hàng gặp khó khăn khi nhắn tin, gọi điện báo nợ; tỷ lệ nhân viên thu hồi nợ nghỉ việc nhiều cũng gây khó khăn cho công suất thu hồi nợ của ngân hàng. Đây là một số nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng nợ xấu của Ngân hàng tăng lên đột biến so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. VPBank đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ, thường xuyên rà soát danh mục nợ nhóm 2-5 đưa ra các giải pháp xử lý, khắc phục kịp thời chính vì vậy đến thời điểm cuối năm 2018, nợ xấu của VPBank đã được khắc phục. 3.3. Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank 3.3.1. Thống kê mô tả một số nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank Nhóm nhân tố bên ngoài a.Chính sách nhà nước Hoạt động quản trị rủi ro tại các ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng bởi các chính sách vĩ mô cũng như quy định pháp luật của Nhà nước, một số vấn đề trong chính sách và quy định pháp luật của Nhà nước còn có sự liên quan trực tiếp đến hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng. Tuy nhiên, xét trên bình diện từ phía nhân viên và của khách hàng VPBank thì các chính sách hay quy định của pháp luật có mối quan hệ ràng buộc khác.Các chính sách của vĩ mô của Nhà nước đảm bảo cho các hoạt động tài chính được thông suốt. 105 b. Kinh tế xã hội Nền kinh tế nói chung là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động quản trị rủi ro. Theo logic thông thường một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư kinh doanh và khả năng trả các khoản nợ cho ngân hàng sẽ ở mức độ tương đối cao. c. Uy tín khách hàng Ngân hàng là chủ thể cấp tín dụng, tuy nhiên, khách hàng lại là người có tính chất quyết định đến việc hoàn thành nghĩa vụ tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng của các NHTM cũng như tại VPBank, uy tín khách hàng có sức thuyết phục đến quyết định cấp tín dụng. Nhóm nhân tố bên trong d. Qui mô ngân hàng Đối với hiệu quả hoạt động quản trị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_tri_rui_ro_tin_dung_o_ngan_hang_thuong_mai_co_p.pdf
Tài liệu liên quan