Pháp luật là công cụ cơ bản để nhà nước quản lý xã hội nói chung và
quản lý hoạt động du lịch nói riêng . Trong những năm qua, các cơ chế,
chính sách liên quan đến ngành du lịch đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong
giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế . Những thay đổi này nằm
trong xu hướng vận động chung của quá trình đổi mới và trên cơ sở những
chủ trương chung của Đảng . Về cơ bản , những thay đổi này đã tạo điều kiện
thuận lợi thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển . Tuy nhiên, do các quan hệ
kinh tế trong lĩnh vực du lịch luôn biến động đã dẫn đến việc nảy sinh nhiều
bất cập giữa pháp luật so với các quan hệ kinh tế. Mặt khác, với đặc điểm của
một ngành kinh tế có tính chất liên ngành, việc hình thành một khuôn khổ
pháp lý hoàn chỉnh, có tính toàn diện, đồng bộ, hợp lý và khả thi để nhà nước5
quản lý hoạt động du lịch là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có quá trình
nghiên cứu sâu sắc và toàn diện.
12 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================================
NGUYỄN THỊ NGA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
BẰNG PHÁP LUẬT
Chuyên ngành : Du lịch
LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC
Người hướng dẫn khoa học : PGS,TS.Trần Đức Thanh
HàNội,2009
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam
(1986) đã đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước. Từ đó, cùng với
những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động du lịch cũng có
những bước phát triển vượt bậc và toàn diện cả về số lượng và chất lượng,
đáp ứng tốt mọi nhu cầu xã hội . Hoạt động du lịch đã góp phần ổn định
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá, nâng cao dân trí, tạo tiền đề
cho sự phát triển của nước nhà trong tiến trình hội nhập.
Tuy nhiên, trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và nhất là
trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế
giới với sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế thị trường đang đặt
nhà nước và sự quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trước những thử
thách mới . Nền kinh tế mới , bối cảnh mới đang làm nảy sinh hàng loạt vấn
đề lý luận và thực tiễn không chỉ liên quan đến nhận thức, quan điểm về hoạt
động du lịch mà còn liên quan đến các cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò
quản lý của nhà nước đối với hoạt động du lịch.
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, những thành tựu đạt được
trong lĩnh vực hoạt động du lịch đã chứng minh đường lối lãnh đạo đúng đắn
của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước ta. Bên cạnh những kết quả đạt
được, thực tiễn đang đặt ra những vấn đề bức bách mà nếu không giải quyết
sẽ làm cản trở đến bước tiến chung của cả quá trình đổi mới và hội nhập với
nền kinh tế thế giới. Vì vậy, vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động
du lịch cần phải được nhìn nhận như thế nào trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và sau khi Việt Nam gia nhập WTO và bằng
cách nào để nhà nước thực hiện được vai trò đó. Vấn đề này không chỉ là đòi
3
hỏi của lý luận mà còn là đòi hỏi của thực tiễn. Cả lý luận và thực tiễn đều
khẳng định rằng, hoạt động du lịch trong bất cứ thời kỳ nào cũng cần đến sự
quản lý của nhà nước và để quản lý hoạt động du lịch thì nhà nước phải sử
dụng nhiều loại công cụ quản lý khác nhau, trong đó pháp luật được coi là
công cụ hàng đầu và không thể thay thế để nhà nước quản lý hoạt động du
lịch . Do đó, việc tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động
du lịch bằng pháp luật là nhu cầu tất yếu khách quan trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của du lịch
trong điều kiện xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh
tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách để phát
triển ngành du lịch trở thành “ ngành kinh tế mũi nhọn”. Nghị quyết Đại hội
lần thứ VI của Đảng ta đã chỉ rõ “ nhanh chóng khai thác các điều kiện thuận
lợi của đất nước để mở mang du lịch bằng vốn đầu tư trong nước và hợp tác
với nước ngoài”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định : “Phát
triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất
lượng và hiệu quả trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái,
truyền thống văn hoá lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát
triển nhanh du lịch quốc tế, phấn đấu sớm đạt trình độ phát triển du lịch của
khu vực . Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch
trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước”[ tr 178] . NQ I X
Nghị quyết 45/CP, ngày 22/6/1993 của Chính phủ về đổi mới quản lý
và phát triển ngành du lịch có nhận định : “ Du lịch là ngành kinh tế mang
tính tổng hợp, có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa,
thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo
công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong
4
nước, giữa nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị,
hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc ”.
Tại điều 6 Luật du lịch 2005 cũng khẳng định : “ Nhà nước có cơ chế
chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư phát triển du lịch để
đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ : “ Tận dụng tốt thời cơ hội
nhập kinh tế quốc tế để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực du lịch. ưu
tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao .
Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như
vận tải, thương mại, du lịch, ngân hàng, bưu chính - viễn thông... ”.
Như vậy, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, Đảng ta hết sức
quan tâm phát triển du lịch. Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương phát
triển du lịch của Đảng, Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc biến chủ
trương, chính sách của Đảng thành hành động cụ thể. Một trong những vấn
đề được Nhà nước ta quan tâm hàng đầu là xây dựng, ban hành pháp luật để
quản lý hoạt động du lịch.
Pháp luật là công cụ cơ bản để nhà nước quản lý xã hội nói chung và
quản lý hoạt động du lịch nói riêng . Trong những năm qua, các cơ chế,
chính sách liên quan đến ngành du lịch đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong
giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế . Những thay đổi này nằm
trong xu hướng vận động chung của quá trình đổi mới và trên cơ sở những
chủ trương chung của Đảng . Về cơ bản , những thay đổi này đã tạo điều kiện
thuận lợi thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển . Tuy nhiên, do các quan hệ
kinh tế trong lĩnh vực du lịch luôn biến động đã dẫn đến việc nảy sinh nhiều
bất cập giữa pháp luật so với các quan hệ kinh tế. Mặt khác, với đặc điểm của
một ngành kinh tế có tính chất liên ngành, việc hình thành một khuôn khổ
pháp lý hoàn chỉnh, có tính toàn diện, đồng bộ, hợp lý và khả thi để nhà nước
5
quản lý hoạt động du lịch là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có quá trình
nghiên cứu sâu sắc và toàn diện.
Cho đến nay, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực du lịch
nhưng vấn đề quản lý nhà nước về du lịch nói chung và quản lý nhà nước
đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật nói riêng thường được lồng ghép
vào nội dung các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch, các giải pháp,
đề xuất, kiến nghị nằm nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch hoặc cũng có một số
đề tài luận văn thạc sĩ có đề cập đến quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch ,
nhưng là ở một địa phương cụ thể như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh ... .
Đáng kể nhất đó là công trình nghiên cứu Luận án Tiến sĩ của tác giả Trịnh
Đăng Thanh với đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động
du lịch ở Việt Nam hiện nay”( năm 2004) thuộc Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, nhưng đó là đề tài đi sâu nghiên cứu về chuyên ngành Luật
học, hơn nữa đề tài được thực hiện khi Việt Nam chưa có Luật Du lịch và
cũng chưa gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO); công trình nghiên
cứu khoa học của Vụ pháp chế -Tổng cục du lịch với đề tài “ Thực trạng và
một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong
lĩnh vực du lịch “(2001) do Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Vân làm chủ nhiệm đề
tài, nhưng cũng chủ yếu nghiên cứu về thực trạng pháp luật trong lĩnh vực du
lịch và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch dưới góc độ quản lý nhà nước
nói chung.
Trên cơ sở những nhận định khách quan, việc nghiên cứu đề tài này
xuất phát từ những đòi hỏi sau đây:
Vì sao nhà nước phải quản lý hoạt động du lịch bằng pháp luật?
Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật bao gồm
những nội dung gì ?
6
Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật ở
nước ta hiện nay đang đặt ra những vấn đề gì cần giải quyết?
Để tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
cần có những giải pháp gì ?
Những vấn đề nêu trên mới chỉ là một trong những vấn đề cần được
nghiên cứu, giải quyết . Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Quản lý nhà nước về du
lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam bằng pháp luật ”. Với mục đích
nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn để trên cơ sở đó đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch ở Việt Nam
hiện nay bằng pháp luật .
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật khi Việt
Nam đã gia nhập WTO ( mang tính chất bao quát chung đối với ngành du
lịch Việt Nam ), từ đó đề xuất những giải pháp và phương hướng cơ bản
nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bằng
pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay .
Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là :
1- Phân tích cơ sở lý luận của sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với
hoạt động du lịch bằng pháp luật
2- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt
động du lịch bằng pháp luật ở nước ta trong thời gian vừa qua và đưa ra
những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến thực trạng.
7
3- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bằng pháp luật ở Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu : Trong luận văn này tác giả sử dụng các phương
pháp phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh .
4. Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở học hỏi và kế thừa lý luận và những hướng nghiên cứu đi trước,
đề tài góp phần bổ sung một số vấn đề sau:
- Luận văn phân tích, bổ sung để khẳng định một cách chắc chắn cơ sở lý
luận của sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bằng
pháp luật
- Luận văn đánh giá về thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt
động du lịch bằng pháp luật của Nhà nước ta, đặc biệt là những mặt hạn chế,
bất cập của hệ thống pháp luật đối với hoạt động du lịch cũng như những hạn
chế và bất cập trong hoạt động thực thi pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực du lịch .
- Những giải pháp nêu trong luận văn nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật
để nhà nước quản lý đối với hoạt động du lịch và để phù hợp với luật pháp quốc
tế trong thời kỳ hội nhập hiện nay và những giải pháp tăng cường hiệu quả thực
thi pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật đối với hoạt động du lịch là có căn cứ
khoa học và tính khả thi, phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
8
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương .
Chương 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản
Chương 2 : Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch bằng pháp luật trong giai
đoạn hiện nay
Chương 3 : Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước về du lịch bằng pháp luật trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (1991 ), Nxb Sự thật, Hà
Nội.
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam-Chỉ thị số 46/CT/TW ngày
14/10/1994 về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới.
3. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch ( 2008 ), Báo cáo tổng kết công tác năm
2007 và triển khai công tác năm 2008 .
4. Trịnh Xuân Dũng - Quản lý nhà nước về du lịch . Tạp chí Du lịch tháng 12-
1995 .
5. Trịnh Xuân Dũng- Thanh tra chuyên ngành du lịch . Tạp chí du lịch tháng 4-
1996.
6. Đỗ Thị Nhài ( 2008), Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp
du lịch trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ du lịch học .
7. Trần Đức Thanh, Đảng lãnh đạo và phát triển du lịch. Tạp chí du lịch tháng
2- 2005.
8. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,
1999.
9. Trịnh Đăng Thanh ( 2004), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt
động du lịch ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV,
Nxb Sự thật, Hà Nội- 1977.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb Sự thật, Hà Nội- 1987.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Sự thật, Hà Nội- 1991.
10
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội- 1996.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2001
15. Hiến pháp Việt Nam năm 1946.
16. Hiến pháp Việt Nam năm 1959
17. Hiến pháp Việt Nam năm 1980.
18. Hiến pháp Việt Nam năm 1992.
19. V.I. Lênin,Toàn tập,tập 33,Nxb Tiến bộ – 1976
20. V.I. Lênin, Nhà nước và cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội – 1972
21. V.I. Lênin,Toàn tập, tập 4, bản Tiếng Nga
22. V.I. Lênin,Toàn tập,tập 36,Nxb Tiến bộ – 1997.
23. Luật Hải quan năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2005 .
24. Luật Doanh nghiệp năm 2005.
25. Luật Du lịch năm 2005.
26. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 ( Sửa đổi năm 2000).
27. C.Mac,Tư bản, quyển 1, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội -1960.
28. C.Mac, Sự khốn cùng của Triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971.
29. C.Mac - Ăngghen, Tuyển tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983
30. C.Mac - Ăngghen, Tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984.
31. C.Mac - Ăngghen, Tuyển tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993
32. C.Mac - Ăngghen, Tuyển tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
33. Nghị định 120/ HĐBT ngày 15/8/1987 của Hội đồng Bộ trưởng.
34. Nghị định 119/ HĐBT ngày 9/4/1990 của Hội đồng Bộ trưởng .
11
35. Nghị định 05/ CP ngày 26/10/1992 của Chính phủ .
36. Nghị định 20 / CP ngày 27/12/1992 của Chính phủ.
37. Nghị định 27/2001/NĐ- CP của Chính phủ .
38. Nghị định 185/2007/NĐ-CP của Chính phủ
39. Nghị định 92/2007/NĐ- CP của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Du lịch .
40. Nghị định 149/2007/ NĐ - CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực du lịch .
41. Nghị quyết 01/2002/QH12 của Quốc hội
42. Nghị quyết 63/ HĐBT ngày 11/4/1987 của Hội đồng Bộ trưởng.
43. Nghị quyết 45/ CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát
triển ngành du lịch .
44. Pháp lệnh Du lịch năm 1999.
45. Quy chế quản lý và kinh doanh du lịch ban hành kèm theo Nghị định số 37/
HĐBT ngày 28/1/1992.
46. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2000 ban hành
kèm theo Quyết định 307/ TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tưởng Chính phủ.
47. Tổng cục Du lịch, Báo cáo tổng kết công tác năm 1996
48. Tổng cục Du lịch, Báo cáo tổng kết công tác năm 1999.
49. Tổng cục Du lịch, Báo cáo tổng kết công tác năm 2001.
50. Tổng cục Du lịch, Báo cáo tổng kết công tác năm 2004.
51. Tổng cục Du lịch, Báo cáo tổng kết công tác năm 2005.
52. Tổng cục Du lịch, Báo cáo tổng kết công tác năm 2006
53. Tổng cục Du lịch ( 2007), Cam kết về dịch vụ du lịch Việt Nam trong WTO,
WWW. Vietnamtourism.gov.vn, ngày 27/2/2007 .
12
54. Tổng cục Du lịch, Chiến lược pháp triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 –
2010 và định hướng đến 2020 .
55. Tổng cục Du lịch ( 2007), Giải thích biểu cam kết cụ thể về thương mại -
dịch vụ , WWW. Vietnamtourism.gov.vn, ngày 27/2/2007 .
56. Vụ pháp chế - Tổng cục Du lịch ( 2001 ), Thực trạng và giải pháp nhằm nâng
cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lính vực du lịch, Báo cáo
tổng hợp đề tài ( Chủ nhiệm đề tài : Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Vân ) .
57. Vụ pháp chế -Tổng cục Du lịch (2004), Cơ sở khoa học cho việc xác định
các nội dung cơ bản của Luật Du lịch, Báo cáo tổng hợp đề tài (Chủ nhiệm
đề tài : Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Vân ) .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01526_1664_2006757.pdf