Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giải quyêt khiếu nại tại thành phố Hồ Chí Minh

Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và tăng

cường sự lãnh đạo của cơ quan quản lý nhà nước về giải quyết

khiếu nại

Một là, cần tăng cường xây dựng và hoàn thiện hơn nữa bộ

máy quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại.

Hai là, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần ban

hành quy chế phối hợp giữa Thanh tra Thành phố với các cơ quan

trong công tác giải quyết khiếu nại.

Ba là, cần xây dựng một cơ chế hoạt động của bộ máy quản

lý về giải quyết khiếu nại thống nhất từ trên xuống dưới.

Bốn là, cần thường xuyên tiến hành các hoạt động giám sát,

thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của bộ máy quản ký nhà nước

về giải quyết khiếu nại.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giải quyêt khiếu nại tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh phố Hồ Chí Minh”; Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công của tác giả Huỳnh Ngữ Siêu (2014) với đề tài: “Quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban nhân Thành phố Hồ Chí Minh”; Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của tác giả Nguyễn Trường Sơn (2015) với đề tài: “Thẩm quyền của Thanh tra tỉnh trong giải quyết khiếu nại hành chính – từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do tác giả Bùi Nguyên Súy làm chủ nhiệm (2007): “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo”; Trần Văn Sơn (2007) “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo”. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục đích: Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Nhiệm vụ: Hệ thống hóa lý luận quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tìm ra những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại Thành phố Hồ Chí Minh. 5 - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan Thanh tra Thành phố (đây là cơ quan chuyên môn tham mưu trực tiếp cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về quản lý công tác giải quyết khiếu nại). Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của tư tưởng V.I.Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về khiếu nại, các kiến thức khoa học quản lý, quản lý nhà nước và các quan điểm định hướng của Đảng, Nhà nước làm cơ sở lý luận. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thu thập thông tin tài liệu, phương pháp logic lịch sử, phương pháp so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn tổng quan được những nội dung cơ bản về giải quyết khiếu nại và quản lý nhà nước đối với công tác giải quyết khiếu nại. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng và thấy được kết quả đạt được cũng như những hạn chế, xác định được nguyên nhân hạn chế của quản lý nhà nước đối với giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2012 đến năm 6 2017. Từ đó, đưa ra những phương hướng và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với giải quyết khiếu nại tại Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 1.1. Một số vấn đề lý luận về giải quyết khiếu nại 1.1.1. Khái niệm khiếu nại Theo khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. 1.1.2. Khái niệm giải quyết khiếu nại Theo khoản 11, Điều 2, Luật khiếu nại 2011 quy định: “Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại”. 7 Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của Nhà nước và xã hội. 1.1.3. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại Thứ nhất, giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Thứ hai, giải quyết khiếu nại phải đảm bảo tính khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. 1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lên đối tượng quản lý là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động giải quyết khiếu nại nhằm mục tiêu đảm bảo cho hoạt động giải quyết khiếu nại diễn ra theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 1.1.5. Vai trò của quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước về giải quyết khiếu nại. Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại là nhiệm vụ của cơ quan, người có thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước của mình. 8 1.2. Quan điểm của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khiếu nại và giải quyết khiếu nại – cơ sở pháp lý 1.2.1. Quan điểm của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khiếu nại và giải quyết khiếu nại 1.2.2. Cơ sở pháp lý về khiếu nại và giải quyết khiếu nại 1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với giải quyết khiếu nại 1.3.1. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Những nội dung của việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại như: - Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, những quy định cụ thể về khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại. - Ban hành các văn bản quy định đối với tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại. - Ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo về công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại. 1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại như sau: - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước trong phạm vi cả nước. Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi cả nước. - Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi quản lý của mình. Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang 9 bộ quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi quản lý của mình. - Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi quản lý của mình. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra sở, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp quản lý công tác giải quyết khiếu nại. 1.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại Giải quyết khiếu nại của công dân là một nhiệm vụ quan trọng, trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan quyền và lợi ích của công dân; vì vậy, cần phải thường xuyên kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại. 1.3.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại Khiếu nại liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước nên việc tuyền truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại được coi là trách nhiệm của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, không chỉ giới hạn trong phạm vi cán bộ, công chức liên quan trực tiếp đến công tác giải quyết khiếu nại mà phải mở rộng ra toàn xã hội. 1.3.5. Thanh tra, kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại là một mắt xích, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý nhà nước về khiếu nại. Qua thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm quản lý của các ngành, các cấp. Đồng thời, nắm bắt được tình hình khiếu nại và kết quả giải quyết ở các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền. Qua đó, thấy được các thiếu sót cũng như những vướng mắc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện 10 chính sách, pháp luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý người thiếu trách nhiệm, chấp hành không đúng quy định pháp luật trong giải quyết khiếu nại. 1.3.6. Thông tin báo cáo; tổng kết kinh nghiệm công tác giải quyết khiếu nại Các báo cáo về giải quyết khiếu nại phải đảm bảo chất lượng, nội dung thông tin, ngắn gọn, xúc tích, đánh giá rõ thực tế tình hình, kết quả thực hiện các mặt công tác, nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót, có số liệu dẫn chứng rõ ràng, đầy đủ... Qua đó, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới phương pháp quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại của công dân. Tiểu kết Chương 1 Ở Chương 1 luận văn đã tập trung hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại. Đồng thời, đưa ra những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại nhằm mục đích làm cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá thực trạng ở Chương 2 và đưa ra giải pháp ở Chương 3. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tình hình khiếu nại và kết quả công tác giải quyết khiếu nại tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Tình hình khiếu nại 2.1.2. Kết quả giải quyết khiếu nại 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 11 2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, quán triệt, triển khai thực hiện Luật Khiếu nại, các Nghị quyết của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành: - Chỉ thị số 14/2012/CT-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác kiểm tra, đôn đốc, hoặc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại có hiệu lực pháp luật, các văn bản giải quyết tố cáo và các kết luận thanh tra kinh tế - xã hội của Bộ, ngành Trung ương hoặc ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ. - Kế hoạch số 631/KH-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014 về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Quyết định số 3747/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2014 về ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 21/CT-TU của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường lãnh đạo trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thanh tra Thành phố đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành 03 Quy trình liên quan trực tiếp đến công tác giải quyết khiếu nại. Đồng thời, Thanh tra Thành phố đã tham mưu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2016 về ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Thanh tra Thành phố. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo 12 nhằm đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên toàn địa bàn thành phố. 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại Tình hình cán bộ, công chức của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2012 đến năm 2017 (được nêu trong Bảng 2.1): Bảng 2.1: Báo cáo thống kê đội ngũ công chức, người lao động tại Thanh tra Thành phố từ năm 2012 đến năm 2017 Nguồn: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại Năm Đội ngũ công chức, người lao động tại Thanh tra Thành phố Tổ ng số Trong đó Trình độ Số TTV cao cấp Số TT VC Số TT V Số CC, VC và lao động hợp đồng khác Tiến sĩ Thạc sỹ Đại học Trung cấp, Phổ thông 2012 164 0 29 80 55 0 8 140 16 2013 165 27 87 51 0 9 141 15 2014 171 0 25 83 63 0 10 146 15 2015 163 0 29 72 62 0 11 134 18 2016 169 1 26 80 62 0 18 139 12 2017 166 1 25 88 52 0 18 136 12 13 Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành thanh tra thành phố luôn là một trong những nội dung trọng tâm của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện thường xuyên, định kỳ hàng năm, thực hiện thông qua các hình thức như: - Thanh tra Thành phố, thanh tra sở, ngành, thanh tra quận, huyện cử chuyên viên, công chức tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên, thanh tra viên chính theo chiêu sinh của trường Cán bộ Thanh tra Chính phủ. Trong giai đoạn năm 2012 đến năm 2017, ngành Thanh tra Thành phố đã cử 650 lượt cán bộ, công chức tham dự các lớp dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên, thanh tra viên chính. - Thường xuyên tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thụ lý, tham mưu, giải quyết khiếu nại trên địa bàn Thành phố. 2.2.4. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại Để tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016”. Quán triệt sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 – 2016” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Tổng kết 03 năm thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016”, đạt được một số kết quả về: 14 - Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại - Đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại - Hình thức tuyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luận về khiếu nại 2.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại - Công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, toàn thành phố đã thực hiện 230 cuộc thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong thực hiện pháp luật về khiếu nại tại 858 đơn vị (Thanh tra Thành phố đã thực hiện 17 cuộc tại 50 đơn vị; thanh tra sở, ngành đã thực hiện 33 cuộc tại 50 đơn vị; thanh tra quận, huyện đã thực hiện 180 cuộc tại 758 đơn vị). - Hoạt động kiểm tra, tổ chức việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Thanh tra Thành phố tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quản lý, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, qua theo dõi, đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố đã có hiệu lực pháp luật tại 24 quận - huyện, nhìn chung đã có sự chuyển biến khá rõ nét (được thể hiện trong Bảng 2.7): 15 Bảng 2.7: Số quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực đã thực hiện từ năm 2012 đến năm 2017 Năm Tổng số quyết định có hiệu lực phải thực hiện Số quyết định đã được thực hiện Số quyết định chưa được thực hiện Số quyết định Chiếm (%) Số quyết định Chiếm (%) 2012 389 293 75 96 25 2013 267 202 76 165 24 2014 247 175 71 72 29 2015 262 197 75,2 65 24,8 2016 319 266 83,38 53 16,62 2017 189 141 74,60 48 25,40 Nguồn: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra Thành phố Tuy nhiên, trong việc tổ chức thực hiện vẫn còn tồn tại là: Tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2017, quyết định giải quyết nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng còn chưa được thực hiện là 48/170 quyết định, chiếm 28,24 %. Tình trạng chậm tổ chức thực hiện, quyết định để tồn động kéo dài vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để. Một số quận, huyện trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định gặp khó khăn nhưng chậm có văn bản xin ý kiến các sở ngành từ đó dẫn đến việc tổ chức thực hiện quyết định thường bị kéo dài 16 2.2.6. Thực trạng công tác thông tin báo cáo, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác giải quyết khiếu nại Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao Chánh Thanh tra Thành phố tổng hợp tình hình công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn thành phố tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ký báo cáo cho Thanh tra Chính phủ theo quy định. Các báo cáo định kỳ và đột xuất của Thanh tra Thành phố ngày càng được hoàn thiện, đảm bảo về chất lượng nội dung và hình thức. Hằng năm, Ủy ban nhân dân Thành phố và Thanh tra Thành phố tổ chức sơ kết, tổng kết công tác giải quyết khiếu nại trong 6 tháng đầu năm và tổng kết đánh giá công tác cuối năm để đánh giá toàn diện và khách quan những kết quả đạt được về công tác giải quyết khiếu nại cũng như hạn chế trong từng giai đoạn và đề ra giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại theo từng năm. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những kết quả đạt được - Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại ban hành ngày càng hoàn thiện và được tổ chức thực hiện khá đầy đủ. - Tổ chức bộ máy quản lý khá hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều chuyển biến tích cực đảm bảo hiệu quả trong hoạt động quản lý giải quyết khiếu nại. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại luôn được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Thành phố nói chung và cho ngành Thanh tra Thành phố nói riêng. 17 - Công tác tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại được tổ chức thường xuyên đi vào nề nếp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động hơn trong việc phổ biến pháp luật về khiếu nại. - Công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng được chú trọng và thực hiện thường xuyên đảm bảo công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đạt được kết quả. 2.3.2. Những mặt hạn chế - Quy định của Luật Khiếu nại còn chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập. - Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại vẫn chưa đáp ứng được tình hình thực tế. - Chất lượng của các buổi tuyên truyền pháp luật về khiếu nại vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thuyết phục, chưa tạo sự “thẩm thấu” vào nhận thức và hành động cho đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật. - Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm chưa phát huy được hết vai trò của cơ quan thanh tra. - Tình trạng chậm tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; quyết định để tồn đọng kéo dài vẫn chưa được khắc phục triệt để, chưa có chế tài cụ thể để xử lý trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân trong việc cố ý trì hoãn hoặc chậm tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. - Phần lớn các vụ việc khiếu nại thuộc lĩnh vực đất đai, tuy nhiên, hiện nay chưa có quy trình tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật. 18 - Về thông tin, báo cáo kết quả công tác giải quyết khiếu nại cho Thanh tra Thành phố, một số đơn vị vẫn chưa đảm bảo nội dung, còn mang tính hình thức, chưa phản ánh đúng thực trạng công tác giải quyết khiếu nại tại địa phương. Việc tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác giải quyết khiếu nại vẫn chưa được tiến hành thường xuyên và đạt hiệu quả cao. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân khách quan - Các quy định của pháp luật đã ban hành chưa đảm bảo đồng bộ, thường xuyên thay đổi làm người áp dụng pháp luật lúng túng trong việc thực hiện, dẫn đến không nhất quán trong quan điểm vận dụng và cách xử lý giải quyết giữa các ngành, các cấp. - Luật Khiếu nại đã bộc lộ những hạn chế, không phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội. - Lượng đơn khiếu nại nhiều, áp lực công việc cao đã tác động nhất định đến việc chấp hành nghiêm túc và đầy đủ các quy định của đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác quản lý giải quyết khiếu nại. - Chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý giải quyết khiếu nại chưa cao. Nguyên nhân chủ quan - Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo, bồi dưỡng còn bị buông lỏng. - Trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, quan liêu, thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu trong thực hiện nhiệm vụ công vụ. - Thủ trưởng một số sở, ngành, quận, huyện chưa thật sự quan tâm sâu sát đến trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại. 19 - Chưa có sự phối hợp đồng bộ trong việc thông tin về quá trình giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan với nhau dẫn đến việc giải quyết khiếu nại thiếu nhất quán, kéo dài. - Việc xử lý các sai phạm trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại vẫn chưa thật sự triệt để, xử lý các sai phạm phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra còn mang tính nể nang, né tránh, ngại đụng chạm. - Một số sở, ngành, quận, huyện vẫn chưa quan tâm đến chế độ thông tin, báo cáo, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác giải quyết khiếu nại. - Mức độ nhận thức pháp luật của một số người dân chưa cao đẫn đến công tác quản lý giải quyết khiếu nại còn gặp khó khăn. Tiểu kết chương 2 Trong Chương 2 luận văn đã: Thứ nhất, khái quát chung về tình hình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại trên địa bàn thành phố. Thứ hai, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân nhân Thành phố Hồ Chí Minh theo các nội dung được trình bày tại mục 2.2. Thứ ba, từ những thực trạng trong công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại Chương 2, luận văn tiến hành đánh giá công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, nêu lên những kết quả đạt được cũng như những mặt hạn chế. Trên cơ sở đó, phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và là cơ sở để luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại Thành phố Hồ Chí Minh trong Chương 3. 20 Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp - Quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại. - Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại đảm bảo phù hợp với mục tiêu cải cách hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cấp trên địa bàn thành phố, nhất là đề cao vai trò của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành và trực tiếp tiếp công dân, giải quyết các vụ việc khiếu nại theo thẩm quyền. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại tại Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại Thứ nhất, cần xây dựng một hệ thống khung pháp lý đầy đủ đối với khiếu nại. Thứ hai, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần kịp thời ban hành các văn bản quản lý nhà nước về giải quyế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giai_quyet_khieu_nai_ta.pdf
Tài liệu liên quan