Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững – Từ thực tiễn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Ngoài các chính sách chung về giảm nghèo, hộ nghèo, người

nghèo DTTS; hộ nghèo, người nghèo sinh sống ở các xã nghèo, thôn,

bản đặc biệt khó khăn, xã ĐBKK theo chương trình 135 cần ưu tiên

xây dựng mô hình giảm nghèo. Ngoài Ngân sách của Trung ương,

Ngân sách tỉnh, UBND huyện bố trí ngân sách từ nguồn hỗ trợ phát

triển sản xuất Nông lâm ngư nghiệp, nguồn vốn hỗ trợ công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp để xây dụng các mô hình giảm nghèo, đào tạo

nghề tại các xã: Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy, Thái Thủy, bình

quân mỗi mô hình 250-300 triệu đồng/mô hình, đào tạo nghề 01

xã/năm/lớp.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững – Từ thực tiễn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu đến vấn đề này dưới rất nhiều khía cạnh khác nhau, các hình thức khác nhau và ở các địa phương khác nhau. Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giảm nghèo, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về vấn đề quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững - Từ thực tiễn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình với cách tiếp cận đầy đủ dưới góc độ của khoa học Quản lý công. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về nghèo bền vững, luận văn đã đánh giá phân tích thực trạng và đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về nghèo bền vững trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 3.2. Nhiệm vụ: Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa cơ sở khoa học về giảm nghèo và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình từ năm 2016-2018. 4 - Đề xuất giải pháp và kiến nghị thực hiện giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. - Không gian: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. - Thời gian: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình từ năm 2016 đến năm 2018 và định hướng giai đoạn 2018-2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách pháp luật của nhà nước về giảm nghèo bền vững. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai thực hiện luận văn, tác giả đã kết hợp sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình nghiên cứu để tìm hiểu, xem xét những nghiên cứu trước đây về nội 5 dung đề tài. Từ đó, rút ra những nội dung cần bổ sung, làm sáng tỏ mà nghiên cứu trước chưa đề cập. - Phương pháp thống kê: để thu thập thông tin và xử lý dữ liệu, phục vụ nghiên cứu định lượng và để tóm tắt thông tin, hỗ trợ cho việc tìm hiểu rõ vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: để tìm ra những điểm giống và khác nhau của các vấn đề cần nghiên cứu, giúp việc phân tích, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, khoa học và chính xác hơn. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của các huyện, từ đó phân tích để hoàn thiện vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã khái quát, làm rõ được những lý luận cơ bản liên quan đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững chỉ ra những bất cập, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình từ đó đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Luận văn có thể làm tài liệu để các cơ quan quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và các địa phương khác tham khảo, vận dụng trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo; đồng thời, cũng có thể vận 6 dụng làm tài liệu tham khảo để giảng dạy, học tập trong các đợt tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác giảm nghèo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững - Từ thực tiễn huyện Lệ Thủy. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Một số khái niệm liên quan đến giảm nghèo bền vững 1.1.1. Khái niệm nghèo đói, giảm nghèo bền vững 1.1.1.1. Khái niệm nghèo đói Mặc dù đã được bàn từ rất lâu song đến nay khái niệm nghèo vẫn chưa có sự thống nhất. Theo ông Abapia Sen, người được giải thưởng Nooben về kinh tế năm 1998 cho rằng: “ Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia và quá trình phát triển của cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn. 1.1.1.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo và chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 * Tiêu chí xác định chuẩn nghèo: 1.1.2. Quan niệm giảm nghèo, giảm nghèo bền vững bền vững 1.1.2.1. Về giảm nghèo Giảm nghèo là cách thức vận dụng các nguồn lực, vật lực của Nhà nước, của xã hội để triển khai thực hiện các chương trình, dự án nhằm tác động tới đối tượng cụ thể như người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo với mục đích giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện khó khăn, tạo cơ hội cho họ về thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội, đảm bảo các nhu cầu cơ bản của con người. 1.1.2.2 Về giảm nghèo bền vững 8 Hiện nay, chưa có một quan niệm thống nhất về giảm nghèo bền vững hay giảm nghèo theo hướng bền vững là gì. Tuy nhiên vấn đề giảm nghèo luôn được nói đến phát triển bền vững và giảm nghèo bền vững là một yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững. Ngược lại, phát triển kinh tế bền vững là cơ sở, điều kiện để giảm nghèo bền vững. 1.2. Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững * Khái niệm quản lý nhà nước Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ” Theo nghĩa hẹp, QLNN chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình. Chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ ...Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nước. * Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 9 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.2.2.1. Ban hành và thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc Gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương đã ban hành nhiều chính sách, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau: 1.2.2.2. Công tác tuyên truyền về giảm nghèo bền vững Để thực hiện việc Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững có hiệu quả thì việc thực hiện công tác tuyên truyền đóng vai trò hết sức quan trọng. Công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trong các tầng lớp nhân dân về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo được sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả. 1.2.2.3. Về đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững Đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công tác giảm nghèo là người thực hiện các chương trình chính sách cho người nghèo. Nếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực nhiệt huyết, liêm chính, chí công vô tư thì việc quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững gặp nhiều thuận lợi, đời sống nhân dân được cải thiện, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Ngược lại sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện chính sách, mang lại hiệu quả quản lý thấp. 1.2.2.4. Về nguồn lực 10 Để quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đạt được hiệu quả tốt thì việc huy động, phân bổ, sử dụng mọi nguồn lực đóng vai trò quan trọng. Ngoài việc sử dụng nguồn vốn giảm nghèo từ nguồn ngân sách trung ương cấp, nguồn ngân sách địa phương, các địa phương cần huy động mọi nguồn lực từ chính nội hàm của mình như: 1.2.2.5. Về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát Thanh tra, kiểm tra, giám sát giữ vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động, nó đảm bảo cho các hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất. Vì thế, trong quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững nói riêng, thanh tra kiểm tra là hoạt động không thể thiếu được. 1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững Quản lý nhà nước có vai trò nhất định đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc xây dựng và ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách phù hợp như tạo việc làm, dạy nghề, hỗ trợ tài chính, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đào tạo đội ngũ lao động nghèo trở thành lực lượng lao động có chuyên môn, tay nghề, kỹ năng lao động, sản xuất, bổ sung vào nguồn lực của quốc gia, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bộ phận dân cư nghèo, đảm bảo nền kinh tế ổn định và phát triển diện rộng với chất lượng cao. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững ở một số huyện 1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững huyện Bố Trạch 11 Huyện Bố Trạch là một trong những huyện của tỉnh Quảng Bình có địa hình tương tự huyện Lệ Thủy gồm có 3 vùng rõ rệt đó là biển, đồng bằng và đồi núi, có đường quốc lộ 1A đi qua. Trong giai đoạn 2016-2018 huyện Bố Trạch đã rút ra được kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo bền vững như sau: 1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững huyện Quảng Trạch Thực hiện xã hội hóa công tác giảm nghèo bền vững. Xem việc thực hiện kế hoạch giảm nghèo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nhân dân. Từ đó xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; nhiệm vụ của các cơ quan ban, ngành, đoàn thể; đồng thời phát huy tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng. Việc gì hộ nghèo làm được thì tạo điều kiện cho họ tự làm, việc gì không làm được thì hỗ trợ, hướng dẫn đảm bảo tính bền vững lâu dài. 1.3.1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị - Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo qua các giai đoạn. và Kế hoạch cụ thể hàng năm; đề ra mục tiêu, nhóm giải pháp giảm nghèo cụ thể cho từng địa bàn, từng nhóm hộ nghèo, từng nguyên nhân nghèo. Tổ chức điều tra, rà soát đánh giá thực trạng nghèo, phân loại đối tượng, nguyên nhân nghèo trên địa bàn các xã, thôn; quản lý theo dõi hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ tái nghèo. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch hộ thoát nghèo cụ thể cho cả giai đoạn và từng năm, đề ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp với hộ nghèo, hộ cận nghèo. 1.3.1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 12 Huyện Phong Điền giáp huyện Quảng Điền và thị xã Hương Trà ở phía đông nam, giáp huyện A Lưới ở phía nam, giáp huyện Đa rông (Quảng Trị) ở phía tây, giáp huyện Hải Lăng (Quảng Trị) ở phía tây bắc và giáp Biển Đông ở phía bắc. Huyện có địa hình đa dạng, có cả núi đồi, đồng bằng, ven biển và đầm phá. 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững cho huyện Lệ Thủy Từ những kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo bền vững được đúc rút từ thực tiễn của huyện Bố Trạch, Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế có thể rút ra một số kinh nghiệm trong hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững cho huyện Lệ Thủy: Tiểu kết Chương 1 Chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận của Quản lý nhà nước về giảm nghèo, khái niệm về giảm nghèo bền vững, tiêu chí về giảm nghèo, cách xác định tiêu chí giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, vai trò của quản lý nhà nước. Kinh nghiệm quản lý nhà về giảm nghèo củacác huyện: huyện Bố Trạch, huyện Quảng Trạch - Quảng Bình; huyện Vĩnh Linh - Quảng Trị; huyện Phong Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Lệ Thủy Những vấn đề lý luận chương 1 là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong chương 2. 13 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lệ Thủy ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý từ: 16055’ đến 17022’ vĩ độ Bắc, và từ 106025’ đến 106059’ độ kinh Đông; có ranh giới: Phía nam giáp huyện Vĩnh Linh (thuộc tỉnh Quảng Trị), phía bắc giáp huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông giáp Biển Đông. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Huyện Lệ Thủy hiện có 26 xã, 02 thị trấn trong đó có 02 xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển là Hồng Thủy và xã Hưng Thủy (theo Quyết định 131/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/01/2017), 03 xã ĐBKK , xã biên giới được thụ hưởng Chương trình 135 đó là xã Kim Thủy, xã Ngân Thủy và xã Lâm Thủy (theo Quyết định 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/6/2017). 2.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội Theo báo cáo năm 2018 của huyện Lệ Thủy thì diện tích tự nhiên 1.416,11 km2, có 41.064 hộ với 161.554 nhân khẩu, có hai dân tộc chính là Kinh và Vân Kiều, ngoài ra cón có một số ít người dân tộc Bru. Người dân tộc Bru và Vân Kiều tập trung vào 3 xã đó là Ngân Thủy, Kim Thủy, Lâm Thủy. Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở thị trấn, và dọc tuyến quốc lộ 1A, còn vùng núi, dân tộc thiểu số dân số thưa thớt. 2.2. Kết quả giảm nghèo, phân loại và nguyên nhân nghèo của huyện Lệ Thủy giai đoạn 2016-2018 14 2.2.1. Kết quả thực hiện giảm nghèo giai đoạn 2016-2018 Theo UBND huyện Lệ Thủy kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện năm 2016, toàn huyện có 3.864 hộ nghèo, chiếm 9.6%, 2.476 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,15% tổng số hộ trên địa bàn. Toàn huyện có 22/28 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo từ 5% trở lên, trong đó có 03 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%; có 02 xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển, 03 xã ĐBKK được thụ hưởng Chương trình 135. Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện Lệ Thủy giai đoạn 2016-2018 (Nguồn: UBND huyện Lệ Thủy) 2.2.2. Phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện Lệ Thủy Căn cứ kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2018, có thể phân loại hộ nghèo như sau: * Phân loại hộ nghèo theo nhóm đối tượng: 2.2.3. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo Căn cứ kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2018 của UBND huyện Lệ Thủy thì hộ nghèo do các nguyên nhân 15 sau: Thiếu vốn sản xuất; Thiếu đất canh tác; Thiếu phương tiện sản xuất; Thiếu lao động; Có lao động nhưng không có việc làm; Không biết cách làm ăn, không có tay nghề; Đông người ăn theo; Ốm đau nặng; Mắc các tệ nạn xã hội; Chây lười lao động; Nguyên nhân khác. Được thể hiện qua biểu đồ 2.3: Biểu đồ 2.3. Nguyên nhân gây nghèo tại Huyện Lệ Thủy (Nguồn: UBND huyện Lệ Thủy năm 2018) 2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của huyện Lệ Thủy giai đoạn 2016-2018 2.3.1. Thực trạng ban hành và thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững * Thực trạng ban hành các chính sách về giảm nghèo vững * Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo 2.3.2. Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững của huyện giai đoạn 2016-2020, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 2372/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 về việc thành lập Ban chỉ đạo và tổ 16 giúp việc thực hiện Chương trình GQVL&GNB trong đó đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, đồng chí Trưởng phòng Lao động – TB&XH huyện làm Phó trưởng ban thường trực, đồng chí Phó Chủ tịch UBMT huyện làm Phó trưởng ban. Các thành viên là đại diện lãnh đạo của phòng Lao động - TB&XH; Văn phòng HĐND&UBND huyện; phòng TC-KH; phòng NN &PTNT; phòng Dân tộc; phòng Y tế huyện; phòng Giáo dục & Đào tạo; phòng Văn hóa & Thông tin huyện; phòng giao dịch ngân hàng CSXH; Hội Nông dân; Hội liên hiệp Phụ nữ; Huyện đoàn. Ban chỉ đạo Giải quyết việc làm & Giảm nghèo bền vững huyện giai đoạn 2016-2020 có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác GQVL & GNBV giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện; và nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo được phân công cụ thể như sau: Biểu đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèo tại huyện ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BAN CHỈ ĐẠO Phòng Lao động – TB&XH Phòng, ban, đoàn thể ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/ THỊ TRẤN BAN CHỈ ĐẠO 17 2.3.3. Nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-6018 Nguồn lực thực hiện Chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020 được huy động tổng hợp từ các nguồn lực xã hội bao gồm: từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và huy động từ cộng đồng với số tiền: 224.127 triệu đồng. - Ngân sách Trung ương: 173.929 triệu đồng - Ngân sách tỉnh: 28.789 triệu đồng. - Ngân sách của huyện: 16.950 triệu đồng. - Nguồn vốn huy động “Quỹ vì người nghèo”: 4.450 triệu đồng. ( theo Báo cáo của UBND huyện Lệ Thủy) 2.3.4. Công tác tuyên truyền và phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác giảm nghèo bền vững Ban Thường vụ Huyện ủy đã tăng cường lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững kết hợp với thực hiện xây dựng nông thôn mới; thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, gắn chương trình mục tiêu giảm nghèo với các chính sách an sinh xã hội. 2.3.5. Công tác hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình giảm nghèo. Để nâng cao hiệu quả QLNN đối với công tác giảm nghèo bền vững, trong giai đoạn 2016-2018, Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện và các phòng, ban đã kiểm tra, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tình hình, kết quả thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo ở một số xã, thị trấn, qua đó kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn, vướng mắc. 18 2.4. Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Lệ Thủy giai đoạn 2016-2018 2.4.1 Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2018 Chương trình GQVL-GNBV giai đoạn 2016-2018 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm mới nhằm giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân; các chế độ chính sách liên quan đến hộ nghèo và chính sách an sinh xã hội ngày càng thực hiện tốt hơn, công tác bình đẳng giới được quan tâm chỉ đạo, một số mô hình giảm nghèo, giải quyết việc làm hiệu quả đã được nhân rộng, khuyến khích mọi người dân tham gia, đặc biệt các mô hình trang trại, kinh tế hợp tác xã... ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Công tác giảm nghèo thiếu tính bền vững; tỉ lệ tái nghèo, phát sinh nghèo vẫn còn cao, nhất là khi có dịch bệnh xảy ra, tốc độ giảm nghèo không đều giữa các vùng. Việc nhân rộng mô hình hiệu quả về giải quyết việ làm và giảm nghèo còn lúng túng; 2.4.3. Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế Kinh phí thực hiện Chương trình GQVL&GNBV còn hạn chế so với nhu cầu, nguồn vốn chương trình được phân bổ chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các chính sách, dự án của Chương trình giảm nghèo bền vững. 19 Tiểu kết Chương 2 Chương trình GQVL-GNBV giai đoạn 2016-2018 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm mới nhằm giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân; các chế độ chính sách liên quan đến hộ nghèo và chính sách an sinh xã hội ngày càng thực hiện tốt hơn, công tác bình đẳng giới được quan tâm chỉ đạo, một số mô hình giảm nghèo, giải quyết việc làm hiệu quả đã được nhân rộng, khuyến khích mọi người dân tham gia, đặc biệt các mô hình trang trại, kinh tế hợp tác xã... ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Chỉ tiêu giảm nghèo sau 03 năm thực hiện cơ bản đạt kế hoạch đề ra; hộ nghèo bình quân hàng năm giảm từ 2,05% đến 2,07%, cụ thể tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,71% (đầu năm 2016) xuống còn 7,53% (đầu năm 2018), tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 6,82% xuống còn 5,33% (đầu năm 2018. Những kết quả đạt được đã góp phần thực hiện các mục tiêu GQVL- GNBV của huyện, thực hiện đầy đủ và đạt các mục tiêu, chỉ tiêu các nội dung đã đề ra. Tuy nhiên trong hoạt động QLNN về giảm nghèo trong thời gian qua cũng còn một số tồn tại, khó khăn nhất định, cần được khắc phục trong thời gian tiếp theo. 20 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG – TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ về giảm nghèo bền vững của huyện Lệ Thủy 3.1.1. Mục tiêu về giảm nghèo bền vững những năm tới * Mục tiêu chung * Mục tiêu cụ thể 3.1.2. Nhiệm vụ Thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả các cơ chế chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo như: chính sách phát triển sản xuất, chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách khuyến nông, khuyến lâm , khuyến ngư, chính sách về bảo hiểm y tế, giáo dục đào tạo, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin 3.2. Các giải pháp cơ bản để hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững huyện Lệ Thủy 3.2.1. Giải pháp về chính sách 3.2.1.1. Giải pháp ban hành, thực hiện các chính sách 3.2.1.2. Giải pháp triển khai thực hiện các chính sách dự án * Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo 3.2.2. Giải pháp về công tác lãnh đạo, tuyên tuyền * Công tác chỉ đạo điều hành * Công tác tuyên truyền 3.2.3. Giải pháp về nguồn lực 3.2.3.1. Các chính sách đặc thù cho địa bàn đặc biệt khó khăn 21 Ngoài các chính sách chung về giảm nghèo, hộ nghèo, người nghèo DTTS; hộ nghèo, người nghèo sinh sống ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã ĐBKK theo chương trình 135 cần ưu tiên xây dựng mô hình giảm nghèo. Ngoài Ngân sách của Trung ương, Ngân sách tỉnh, UBND huyện bố trí ngân sách từ nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất Nông lâm ngư nghiệp, nguồn vốn hỗ trợ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để xây dụng các mô hình giảm nghèo, đào tạo nghề tại các xã: Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy, Thái Thủy, bình quân mỗi mô hình 250-300 triệu đồng/mô hình, đào tạo nghề 01 xã/năm/lớp. 3.2.3.2. Nguồn lực thực hiện Chương trình Tập trung vốn đầu tư của Trung ương (vốn Chương trình MTQG GNBV, vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM), ngân sách tỉnh, ngân sách huyện đồng thời tranh thủ các nguồn vốn hợp pháp khác (từ các chương trình, dự án) để xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, nước sản xuất và sinh hoạt, điện chiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giam_ngheo_ben_vung_tu.pdf
Tài liệu liên quan