Phòng GD&ĐT tiếp tục tham mưu UBND thành phố Huế quy
hoạch, rà soát, sắp xếp, phát triển trường lớp mầm non đáp ứng nhu
cầu chăm sóc, giáo dục trẻ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về GDMN; bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất đội
ngũ GVMN; khắc phục tình trạng thiếu GVMN; Nâng cao chất lượng
thực hiện chương trình GDMN; tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ; đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ;
thực hiện hỗ trợ các bậc cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ;
duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi; hỗ
trợ GDMN ở các vùng khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho trẻ em
vùng dân tộc thiểu số; quan tâm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tổ
chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật; đảm bảo thực hiện quyền
trẻ em.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ KHOA HỌC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC MẦM NON
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Giáo dục mầm non
1.1.1.1. Giáo dục
Khái niệm giáo dục được các nhà khoa học hiểu theo nhiều
khía cạnh khác nhau, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài có
thể hiểu khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp: Giáo dục là một hoạt
động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần,
thể chất của một đói tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có
được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.
1.1.1.2. Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc
dân. GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ
ba tháng tuổi đến sáu tuổi. [35, Điều 21]
1.1.2. Quản lý nhà nước
Như vậy, khái niệm về quản lý nhà nước được hiểu là: Quản lý
nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực
nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ
chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ
máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, đảm bảo sự ổn
định và phát triển toàn xã hội.[21, tr 59].
1.1.3. Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non
Từ các khái niệm quản lý nhà nước, GDMN, tác giả có thể đưa
ra khái niệm quản lý nhà nước về GDMN như sau: quản lý nhà nước
về GDMN là một dạng quản lý xã hội mang tính chất nhà nước, chức
năng nhiệm vụ của nhà nước, là quá trình chấp hành pháp luật và tổ
chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp
6
để điều chỉnh các quá trình hoạt động GDMN và mọi hành vi hoạt
động của các cơ sở GDMN cũng như đội ngũ cán bộ, công chức
quản lý GDMN.
1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về giáo dục mầm
non
1.2.1. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống
giáo dục quốc dân
Quản lý nhà nước về GDMN sẽ giúp cho toàn xã hội nhận thức
về ý nghĩa vai trò của GDMN, nhận thức được trách nhiệm của nhà
nước, của các cấp chính quyền, của xã hội, của cha mẹ trẻ và từng
người dân đối với công tác chăm sóc giáo dục và sự phát triển của
GDMN.
1.2.2. Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non thúc đẩy sự
phát triển của giáo dục mầm non theo đúng định hướng của đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thông qua quản lý nhà nước về GDMN, việc thực hiện các
chủ trương chính sách quốc gia nâng cao hiệu quả đầu tư cho
GDMN, chú ý thực hiệncác mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng
giáo dục mới được triểnkhai,thực hiện có hiệu quả.
Quản lý nhà nước về GDMN tạo điều kiện cho người học được
tham gia đầy đủ, đúng theo chương trình, kế hoạch với chất lượng tốt
nhất; ngoài ra còn góp phần đảm bảo thực thi các chính sách về đào
tạo bồi dưỡng, bố trí đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục trong các cơ
sở GDMN cũng như các chế độ đãi ngộ.
Ngoài ra, quản lý nhà nước về GDMN có thể được coi là khâu
then chốt trong hoạt động GDMN vì nó đảm bảo thực hiên thắng lợi
của mọi hoạt động GDMN, tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách
con người.
7
1.2.3. Những tác động của kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế đến quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non.
Xu hướng toàn cầu hoá và chuyển đổi kinh tế sang hướng đáp
ứng nhu cầu thị trường đang là xu thế chủ đạo của nhiều nước trên
thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam. Cơ chế thị trường đang dần
trở thành thuật ngữ quen thuộc trong tất cả các lĩnh vực, ngay cả
trong giáo dục là nơi có sự bao cấp của nhà nước cao nhất. Vì vậy,
ngày nay, giáo dục nói chung và GDMN nói riêng được xem là một
loại dịch vụ.
1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về giáo dục mầm non
Như đã trình bày ở trên, GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, nội dung quản lý nhà nước về
GDMN là nội hàm trong nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nói
chung, được quy định tại điều 99 và điều 100 của Luật giáo dục năm
2005.
1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về giáo dục
mầm non
1.4.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển sự
nghiệp GD&ĐT nói chung và GDMN nói riêng cụ thể: quy mô,
mạng lưới, chất lượng GDMN của địa phương và năng lực đầu tư cho
GDMN của các lực lượng xã hội nên việc quản lý nhà nước về
GDMN cũng một phần nào bị ảnh hưởng.
1.4.2. Các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước về giáo dục
Chính sách GD&ĐT nói chung, chính sách quản lý của nhà
nước về GDMN nói riêng là một trong những chính sách xã hội cơ
bản trong hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước.
Chính sách GDMN là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với
các hoạt động GDMN nhằm thực hiện các mục tiêu của nhà nước về
8
lĩnh vực này. Chính sách GDMN là một hệ thống các quan điểm,
mục tiêu của nhà nước về GDMN, cùng các phương hướng và giải
pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó. Chính sách GD&ĐT nói
chung, GDMN nói riêng có mối quan hệ biện chứng với các chính
sách kinh tế, xã hội khác, đặc biệt là mối quan hệ với chính sách lao
động và việc làm, chính sách an sinh xã hội.
1.4.3. Phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ
quản lý giáo dục mầm non
Vai trò của đội ngũ CBQL GDMN có tác động rất lớn đến
công tác quản lí phát triển GDMN của từng địa phương, đơn vị. Đó
chính là những người lãnh đạo thực thi, cụ thể hóa các chủ trương,
chính sách của Đảng, xác định phương hướng cho tổ chức đối với
phát triển GDMN. Vì vậy các nhà quản lý ngoài trình độ chuyên môn
phải có tầm nhìn xa, trông rộng để đưa định hướng phù hợp cho cơ
sở giáo dục, phải là những người đầu đàn trong chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ GDMN.
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về giáo dục mầm non ở
một số địa phƣơng và bài học rút ra cho thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục mầm non
ở một số địa phương
1.5.1.1. Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
1.5.1.2. Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
1.5.1.3. Huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
1.5.2. Bài học rút ra đối với thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên
Huế
- Tập trung quản lý chuyên môn, quản lý chất lượng chăm
sóc, giáo dục trong các sơ sở GDMN.
- Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
9
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cải
cách hành chính, giảm các hội họp không cần thiết.
- Chỉ đạo các hội thi, các hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong
các cơ sở GDMN đảm bảo an toàn, thiết thực, hiệu quả.
- Tiếp tục tăng cường chỉ đạo các cơ sở GDMN đổi mới đánh
giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và đánh giá giáo dục mầm non.
- Thành phố tích cực chỉ đạo các cơ sở GDMN thực hiện
đánh giá sự phát triển của trẻ theo đúng quy định của Chương trình
GDMN. Không khảo sát trẻ mẫu giáo 5 tuổi để chuyển tiếp lên tiểu
học.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý tài chính
trong các cơ sở GDMN; tăng cường các biện pháp quản lý cơ sở
GDMN ngoài công lập.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục nước nhà,
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát triển GDMN. Từ một số
trường lớp nhỏ lẻ, chưa có vị trí trong nền giáo dục, GDMN đã trở
thành một cấp học có vị thế trong hệ thống giáo dục quốc dân từ năm
2005 đến nay. Với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước, hoạt động quản lý của nhà nước đối với GDMN đã có nhiều
thay đổi.
Tại chương 1 là chương cơ sở khoa học, tác giả đã đi tìm hiểu
và nghiên cứu một số khái niệm cơ bản: GDMN, quản lý nhà nước,
quản lý nhà nước về GDMN. Từ đó, luận văn nêu ra sự cần thiết và
những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về GDMN.
10
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội trên địa
bàn thành phố Huế ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về giáo dục
mầm non
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến quản lý nhà nước
về giáo dục mầm non
Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh
thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng, tạo nên một không gian
hấp dẫn, được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ
diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An - Vọng Cảnh.
Thành phố Huế là địa bàn lý tưởng gắn kết các tài nguyên văn
hoá truyền thống đặc sắc với du lịch mà không một thành phố, địa
danh nào ở nước ta có được; là một trong 5 trung tâm du lịch quốc
gia. Huế nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hoá thế giới của
Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, động Phong Nha-Kẻ Bàng), gần với các
thành phố cố đô của các nước trong khu vực.
Mặt khác, thành phố Huế là vùng đất có truyền thống hiếu học,
là nơi quy tụ và đào tạo nhân tài. Ngày nay, Huế đã trở thành trung
tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học lớn của miền Trung và cả nước.
Như vậy, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của thành phố Huế đã có
những ảnh hưởng nhất định tới giáo dục nói chung, và tất yếu là với
GDMN nói riêng
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước về giáo dục mầm non
Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính gồm 27 phường: An
Cựu, An Đông, An Hoà, An Tây, Hương Sơ, Kim Long, Phú
11
Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Hội, Trường
An, Vĩnh Ninh, Phú Nhuận, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường
Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Vỹ Dạ (Vĩ
Dạ), Xuân Phú, Hương Long, Thủy Xuân, Thủy Biều.
Thành phố Huế là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh trên cả
nước chỉ có phường mà không có xã nào và hiện đây cũng là thành
phố trực thuộc tỉnh đồng thời là đơn vị hành chính cấp huyện có
nhiều phường nhất.
Như vậy, có thể nhận thấy thành phố Huế hội tụ rất nhiều tiềm
năng và thế mạnh, đặc biệt thành phố còn được đánh giá là trung tâm
giáo dục đào tạo đa ngành chất lượng cao và nghiên cứu khoa học kỹ
thuật của Việt Nam. Vì vậy, các chỉ đạo, quản lý của thành phố dành
cho GD&ĐT nói chung cũng như GDMN nói riêng càng phải kịp
thời, và chính xác.
2.2. Tình hình giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Huế
GDMN là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,
đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm,
thẩm mỹ của trẻ em. Việc chăm lo phát triển GDMN là trách nhiệm
chung của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn
xã hội dưới sự lãnh đạo quản lý của Nhà nước.
2.2.1. Thực trạng về quy mô phát triển giáo dục mầm non
Quy mô mạng lưới trường, lớp trên địa bàn thành phố Huế
được phát triển phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của từng địa
phương. Tỷ lệ nhà trẻ ra lớp ngày càng tăng, trẻ mẫu giáo phát triển
đều ở các độ tuổi.
2.2.1.1. Quy mô trường lớp mầm non trên địa bàn thành phố
Huế
Mạng lưới trường, lớp được phủ khắp ở 100% các phường,
loại hình công lập được ưu tiên phát triển ở các phường khó khăn,
12
loại hình tư thục hoạt động ngày càng có nền nếp và tiếp tục phát
triển ở phường có điều kiện thuận lợi, phong trào GDMN phát triển,
ngày càng rút ngắn dần khoảng cách giữa các phường. Tỷ lệ trẻ huy
động vào các cơ sở GDMN đạt cao.
2.2.1.2. Công tác huy động trẻ ra lớp
Tổng số trẻ toàn đến trường tăng đều theo từng năm học, tuy
nhiên tỷ lệ huy động trẻ đến nhà trẻ không quá, chưa có năm nào đạt
được 50%, tỷ lệ huy động trẻ đến lớp mẫu giáo cũng chưa có năm
nào đạt được 100%.
Một trong những thành công của chương trình phổ cập GDMN
năm tuổi của thành phố Huế là nhờ nguồn xã hội hóa, nhiều đơn vị,
cá nhân phụ huynh đã giúp một số trường trang bị nhiều thiết bị vui
chơi, dạy học có giá trị.
2.2.1.3. Công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia
Công tác xây dựng trường mầm non trên địa bàn thành phố
Huế đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện.
2.2.2. Thực trạng về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
2.2.2.1. Chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Công tác vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho trẻ được chú trọng,
100% trường mầm non trên địa bàn thực hiện tốt việc đảm bảo an
toàn cho trẻ, không để xảy ra tai nạn và ngộ độc thực phẩm tại trường
mầm non100% trường mầm non tổ chức khám sức khở, cân, đo theo
dõi biểu đồ cho trẻ. Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường đạt ngày càng
cao.
2.2.2.2. Chất lượng giáo dục
Tại thành phố Huế, 100% các nhóm, lớp trên địa bàn thực hiện
chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành, chú trọng nâng cao
13
chất lượng chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ phát
triển toàn diện ở tất cả các lĩnh vực, trẻ tự tin, thông minh, nhanh nhẹ
và ngày càng đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục.
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về giáo dục
mầm non trên địa bàn thành phố Huế.
2.3.1. Thực trạng việc ban hành và phổ biến các văn bản
quản lý nhà nước về giáo dục mầm non
Những văn bản thành phố Huế đã ban hành cùng với hệ thống
văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnhtạo thành hệ
thống cơ sở pháp lý để thực hiện công tác quản lý nhà nước về
GDMN trên địa bàn.
Như vậy, trong giai đoạn 2014 – 2018, UBND thành phố Huế
nói chung và Phòng GD&ĐT nói riêng đã ban hành nhiều văn bản
quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, các văn bản ban hành đa số đều đảm bảo các tiêu
chí như các nội dung rõ ràng, cụ thể; các mục tiêu, giải pháp là đúng
đắn, phù hợp; đều căn cứ theo các quy định, hướng dẫn trong các
nghị định, thông tư của chính phủ, cơ quan cấp trên, đảm bảo tính
công khai, minh bạch trong các văn bản ban hành và phù hợp với đặc
điểm của địa phương, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà
nước có nhiều tác động tích cực trong hoạt động quản lý nhà nước về
GDMN, tuy nhiên bên cạnh đó có một số văn bản chưa kịp áp dụng
đã phải sửa đổi bổ sung hoặc không có hiệu lực vì do khâu tuyên
truyền phổ biến chưa rõ ràng, bị chậm trễ, đến tay các cơ sở thi hành
thì không còn phù hợp.
2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục mầm non trên địa
bàn thành phố Huế
Căn cứ nghị định số 127/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành
ngày 21 tháng 09 năm 2018 quy định về trách nhiệm quản lý nhà
14
nước đối với lĩnh vực giáo dục. Thành phố Huế cũng đã phân cấp
quản lý nhà nước về GDMN cụ thể như sau:
2.3.2.1. Ủy ban nhân dân thành phố Huế
UBND thành phố Huế có có 9 thành viên, gồm: 1 Chủ tịch, 3
Phó chủ tịch (1 Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, phụ
trách lĩnh vực văn hóa, xã hội, trực tiếp chỉ đạo phòng GD&ĐT, 1
phó chánh văn phòng, và 1 chuyên viên phó chánh văn phòng cùng
trợ giúp về mảng giáo dục nói chung) và 5 Ủy viên UBND.
Nhìn chung, về cơ cấu thành viên UBND thành phố Huế thực
hiện đúng quy định, đảm bảo về số lượng và chất lượng. UBND
thành phố đã tiến hành sắp xếp lại 12 cơ quan chuyên môn theo đúng
quy định đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ được giao, những cơ quan
chuyên môn này tham gia phối hợp hỗ trợ lẫn nhau trong việc quản lý
nhà nước về GDMN của thành phố.
2.3.2.2. Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Huế
Về cơ bản cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo
dục nói chung và GDMN trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế chặt chẽ, khoa học phát huy được sức mạnh tập thể và
từng cá nhân trong quá trình nghiên cứu và làm việc, mang lại hiệu
quả công việc. Sự phân cấp trong quản lý GDMN rõ ràng đã tạo sự
chủ động trong việc phát huy những điều kiện thuận lợi cho các cơ sở
GDMN phát triển nhằm thực hiện tốt mục tiêu của cấp học.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý cấp trên chưa thực sự chú trọng
phân cấp cho các trường mầm non, chưa nghiên cứu xây dựng thể
chế pháp lý phù hợp cho ngành mầm non, đặc biệt trình độ quản lý
của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của phân cấp quản lý cũng
như việc giám sát và hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền còn hạn
chế nên không kiểm soát được các hoạt động của cơ sở khi phân cấp
15
nên ôm đồm hoặc phân cấp nửa vời, không hỗ trợ cho cấp dưới thực
hiện nhiệm vụ được phân cấp.
2.3.2.3. Ủy ban nhân dân cấp phường
UBND cấp phường của thành phố Huế có phương thức hoạt
động giống như UBND thành phố, tuy nhiên, thông thường áp dụng
phương pháp quản lý trực tiếp và ban hành những văn bản cá biệt áp
dụng các quy phạm pháp luật trong những điều kiện cụ thể đáp ứng
yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn.UBND cấp phường dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố tổ chức quản lý việc cấp/ thu
hồi giấy phép và tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các
trường, nhóm cơ sở độc lập trên địa bàn.
2.3.3. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên mầm non,
nhân viên
2.3.3.1. Số lượng đội ngũ cán bộ công chức, giáo viên, cán bộ
quản lý giáo dục, nhân viên
Tính đến hết năm học 2017 – 2018, tổng số đội ngũ CBQL,
GVMN, nhân viên trong các trường mầm non tại thành phố Huế là
1.705 người. Tuy nhiên, tổng số trẻ em đến trường là 18.091 trẻ em.
Như vậy, tính trung bình một giáo viên sẽ trông nom, chăm sóc 16
học sinh. Đây cũng chính là một bài toán đang cần được giải quyết.
2.3.3.2. Chuẩn nghề nghiệp đội ngũ cán bộ công chức, giáo
viên, cán bộ quản lýgiáo dục, nhân viên
Chất lượng đội ngũ công chức trên địa bàn chưa ngang tầm
nhiệm vụ: đa số văn bằng qua đào tạo tại chức do một số cơ sở đào
tạo liên thông, liên kết chưa đảm bảo chất lượng, chứng chỉ tin học,
ngoại ngữ mang tính hình thức.
Mặc dù số giáo viên đã tăng nhanh trong thời gian qua, nhưng
giáo viên đứng lớp ở các trường, cơ sở tư thục vẫn còn thiếu, chưa
đảm bảo định biên theo quy định tại Thông tư Số 06/2015/TTLT-
16
BGDĐT-BNV ban hành ngày 16/03/2015 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo – Bộ Nội vụ.
2.3.3.3. Công tác rà soát, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố
trí đội ngũ cán bộ công chức, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục,
nhân viên
Trong những năm gần đây, thực hiện nhiệm vụ GDMN, công
tác quản lý bồi dưỡng GVMN tại thành phố Huế đều được thực hiện
theo kế hoạch hàng năm. Các cấp QLGD chỉ đạo việc tổ chức triển
khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ GVMN dưới nhiều hình thức như tập trung, tự học, trao đổi thảo
luận nhóm, sinh hoạt tổ chuyên môn, theo nhiều nội dung như: bồi
dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng trong thời gian hè, bồi dưỡng theo
chuyên đềđược xuất phát từ mục tiêu của ngành và nhu cầu của
người học.
2.3.3.4. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên mầm non
Nhiều năm qua, câu chuyện về đời sống của giáo viên, đặc biệt
là GVMN lương quá thấp so với công sức và nhiệt huyết bỏ ra là vấn
đề nhức nhối của ngành giáo dục.
Vì vậy, Nghị định số 06/2018/NĐ-CP trong đó quy định rõ
chính sách đối với 4 đối tượng GVMN, đã góp phần tăng thêm động
lực cho các GVMN nói chung và GVMN trên địa bàn thành phố Huế
nói riêng. Nghị định 06 sẽ phần nào ổn định thu nhập, đảm bảo đời
sống cho một bộ phận lớn GVMN đang chăm sóc trẻ tại các cơ sở
GDMN theo chế độ hợp đồng lao động và công tác tại vùng khó
khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
2.3.4. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác đầu tư xây
dựng cở sở vật chất, trang thiết bị
Các cơ sở GDMN tại thành phố Huế đã thực hiện nghiêm túc
các quy định về thu, chi tài chính, khai thác và sử dụng có hiệu quả
17
các nguồn lực đầu tư, thực hiện có hiệu quả quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về sử dụng tài chính, tài sản. Trong thời gian qua không
có tình trạng lạm thu, làm thất thoát tài sản, kinh phí nhà nước trong
các cơ sở GDMN trên địa bàn.
Giải quyết thiếu thốn về cơ sở vật chất ở các trường mầm non
là nhiệm vụ lâu dài. So với yêu cầu, nhiều trường trên địa bàn thành
phố còn thiếu phòng học, thiếu các hạng mục cơ bản như phòng chức
năng, thư viện, nhà vệ sinh đạt chuẩn
2.3.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục mầm
non
Dựa trên những văn bản pháp quy về ngành GD&ĐT, giúp cho
việc tổ chức tiến hành hoạt động kiểm tra giáo dục, đánh giá và xếp
loại một cách chính xác và có hiệu quả, căn cứ kế hoạch kiểm tra
theo chuyên đề đã được phê duyệt, đội kiểm tra do phòng GD&ĐT
thành phố Huế phối hợp cùng các cơ quan tổ chức liên quan lập kế
hoạch cụ thể, danh sách các trường mầm non công lập, trường mầm
non, nhóm cơ sở GDMN ngoài công lập để tiến hành kiểm tra.
2.3.6. Thực trạng xã hội hóa sự nghiệp giáo dục mầm non
Những năm qua, Phòng GD&ĐT thành phố Huế đã triển khai
sâu rộng công tác xã hội hóa giáo dục nói chung và GDMN nói riêng
đến tất cả các trường học. Nhờ vậy, điều kiện dạy và học ở các
trường trên địa bàn thành phố đã có sự thay đổi đáng kể tạo đà cho sự
nghiệp GDMN nơi đây ngày một khởi sắc.
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về giáo dục
mầm non trên địa bàn thành phố Huế
2.4.1. Kết quả đã đạt được
Thứ nhất, phòng GD&ĐT thành phố Huế đã xây dựng văn bản
tham mưu UBND thành phố chỉ đạo ngành, địa phương và các
trường mầm non thực hiện các nhiệm vụ GDMN.
18
Thứ hai, kết quả thực hiện các chương trình hành động và các
phong trào thi đua.
Thứ ba, phòng GD&ĐT thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thực
hiện nghiêm túc công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chặt chẽ
chất lượng bữa ăn của trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thứ tư, tỷ lệ giáo viên trong biên chế, giáo viên hợp đồng
hưởng ngân sách nhà nước 100%; đảm bảo theo định biên mức lương
của nhà nước quy định đối với trường công lập; đối với các cơ sở
GDMN ngoài công lập mức lương thấp nhất là 3.000.000đ, cao nhất
là 4.000.000đ.
Thứ năm, phối hợp với chính quyền địa phương các phường
kiểm tra các cơ sở GDMN ngoài công lập (2 đợt/năm) trên địa bàn.
Thứ sáu, 100% các trường thực hiện khá tốt công tác tham mưu
với cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân trên địa bàn thành phố
Huế thực hiện hỗ trợ đóng góp vào công tác GDMN của nhà trường.
2.4.2. Hạn chế
Thứ nhất, công tác quản lý và chỉ đạo, điều hành hiệu lực, hiệu
quả chưa cao.
Thứ hai, đội ngũ giáo viên và CBQL còn nhiều bất cập, cơ cấu
không hợp lý, trình độ không đồng đều.
Thứ ba, cơ sở vật chất trường, lớp học còn thiếu, lạc hậu; việc
triển khai kiên cố hóa trường, lớp học, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, chưa có
sự phối hợp.
Thứ năm, nhận thức về xã hội hóa giáo dục của một bộ phận
CBQL giáo dục và của nhân dân còn hạn chế.
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
Một là, trình độ, năng lực của cán bộ quản lý còn yếu kém.
19
Hai là, quy mô trường lớp mầm non chưa đáp ứng được nhu
cầu.
Ba là, chất lượng của CBQL giáo dục, đội ngũ giáo viên tại
các trường lớp mầm non chưa đồng đều.
Bốn là, kinh phí đầu tư vào GDMN còn ít.
Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra chưa quyết liệt.
Tiểu kết chƣơng 2
Căn cứ vào những nội dung cơ bản hoạt động quản lý nhà
nước về GDMN, tại chương 2, tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu thực
trạng về các vấn đề cụ thể như sau: (1) việc ban hành và phổ biến các
văn bản quản lý nhà nước về GDMN; (2) tổ chức bộ máy quản lý
GDMN trên địa bàn thành phố Huế; (3) đội ngũ CBQL giáo dục,
GVMN, nhân viên; (4) công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; (5)
công tác thanh tra, kiểm tra; (6) thực trạng xã hội hóa sự nghiệp
GDMN. Ngoài ra, tác đã phân tích tình hình về quy mô phát triển
GDMN cũng như chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non trên
địa bàn thành phố Huế.
Và từ thực trạng đó, tác giả nhận thấy bên cạnh những kết quả
mà UBND thành phố cũng như phòng GD&ĐT đã đạt được thì vẫn
còn những tồn tại, hạn chế. Và nguyên nhân chủ yếu là do: trình độ,
năng lực của cán bộ quản lý còn yếu kém; quy mô trường lớp mầm
non chưa đáp ứng được nhu cầu; chất lượng của CBQL giáo dục, đội
ngũ giáo viên tại các trường lớp mầm non chưa đồng đều, kinh phí
đầu tư cho GDMN còn ít và cuối cùng là công tác thanh tra, kiểm tra
chưa quyết liệt.
Căn cứ vào thực trạng trên, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về GDMN trên địa bàn thành phố
Huế ở chương 3.
20
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về giáo
dục mầm non trên địa bàn thành phố Huế
Phòng GD&ĐT tiếp tục tham mưu UBND thành phố Huế quy
hoạch, rà soát, sắp xếp, phát triển trường lớp mầm non đáp ứng nhu
cầu chăm sóc, giáo dục trẻ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về GDMN; bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất đội
ngũ GVMN; khắc phục tình trạng thiếu GVMN; Nâng cao chất lượng
thực hiện chương trình GDMN; tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ; đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ;
thực hiện hỗ trợ các bậc cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ;
duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi; hỗ
trợ GDMN ở các vùng khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho trẻ em
vùng dân tộc thiểu số; quan tâm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tổ
chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật; đảm bảo thực hiện quyền
trẻ em.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về giáo dục
mầm non trên địa bàn thành phố Huế
3.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chỉ đạo, ban hành
và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm
n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giao_duc_mam_non_tren_d.pdf