Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã – từ thực tiễn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

Trong công tác quản lý hộ tịch ở các xã cần tăng cường công tác phối hợp giữa chính

quyền với UBMTTQVN cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để tuyên truyền vận

động Nhân dân tự giác thực hiện pháp luật về hộ tịch, đồng thời qua công tác phối hợp sẽ giúp

cho chính quyền kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng Nhân dân, cũng

như phát hiện kịp thời các sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn để kịp thời giải quyết, đảm bảo

quyền lợi ích hợp pháp của công dân và tăng cường kỷ cương ở cơ sở.

pdf25 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã – từ thực tiễn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tế. 1.2.1.6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch theo thẩm quyền Là việc xem xét các quyết định, hành vi hành chính trong hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân. Các cơ quan như Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, UBND các cấp trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. 1.2.2.7. Thanh tra, kiểm tra, thực hiện khen thưởng và xử lý vi phạm về hộ tịch Bộ Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, kiểm tra việc đăng ký, quản lý hộ tịch trong phạm vi toàn quốc. Bộ Ngoại giao thực hiện việc thanh tra, kiểm tra trong phạm vi bộ mình, các cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thanh tra, kiểm tra trong phạm vi tỉnh, huyện mình. Khen thưởng, xử lý vi phạm là việc động viên, khuyến khích những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, đăng ký hộ tịch và việc xử lý những vi phạm sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật. Hợp tác quốc tế về công tác hộ tịch là việc tham gia vào các điều ước, hiệp ước, tham gia các hoạt động phối hợp với các tổ chức quốc tế, với các nước trong lĩnh vực hộ tịch. 1.2.2. Thẩm quyền trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước về hộ tịch 1.2.2.1. Bố trí công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch 9 Công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác chuyên môn thuộc UBND cấp xã, có trách nhiệm giúp UBND xã quản lý nhà nước về công tác tư pháp trong phạm vi địa phương. Thực hiện nhiệm vụ theo Điều 8, Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ về chức danh, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quy định 1.2.2.2. Thực hiện nội dung đăng ký hộ tịch Thứ nhất, Đăng ký khai sinh. Đây là biện pháp đầu tiên của quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch. Thông qua quản lý hành chính trong lĩnh vực đăng ký khai sinh giúp cho Nhà nước theo dõi sự biến động tự nhiên của dân số, từ đó đề ra các chính sách phát triển kinh tế- xã hội trên phạm vi cả nước cũng như trong từng địa phương; mặt khác đăng ký khai sinh một cách đầy đủ, chính xác là bảo vệ quyền của trẻ em được đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền đăng ký khai sinh, UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em. Trong trường hợp không xác định được nơ cư trú của người mẹ và người cha thì UBND cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại UBND cấp xã, người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó. Về khai sinh quá hạn, những trường hợp sinh chưa được đăng ký trong thời hạn theo quy định của pháp luật (60 ngày) thì phải đăng ký theo thủ tục quá hạn. UBND cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh ban đầu thực hiện việc đăng ký khai sinh quá hạn. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký lại khai sinh, những trường hợp đăng ký khai sinh trước đây đã được đăng ký nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì đăng ký lại khai sinh. Thứ hai, về đăng ký kết hôn, quyền kết hôn là một trong những quyền đầu tiên trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của mỗi con người. Từ đó phát sinh 10 những quan hệ pháp lý giữa vợ, chồng, cha, mẹ, con, giữa ông bà nội, ngoại và cháu. Về thẩm quyền kết hôn, UBND cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở nước ngoài, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ. Thứ ba, về đăng ký khai tử. Đăng ký khai tử là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện chết của một người và ghi vào Sổ đăng ký khai tử. Trên cơ sở đó chấm dứt quan hệ của người đó với gia đình, xã hội đồng thời phát sinh quyền và nghĩa vụ của nhân thân người chết. Mục đích của đăng ký khai tử nhằm giúp cho nhà nước theo dõi biến động tự nhiên về dân số, tạo cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình. Về thẩm quyền đăng ký khai tử, UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. 1.2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch Theo quy định chính quyền cấp xã mỗi năm tổ chức ít nhất 02 hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luât, ngoài ra còn luồng ghép vào các buổi sinh hoạt của các tổ chức chính trị- xã hội, thôn bản ở cơ sở và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền thông qua các hoạt động sân khấu hóa, phát tờ rơi, treo khẩu hiệu, pa nô, thông qua hệ thống loa truyền thanh, tuyên truyền miệng của cán bộ, đảng viên, già làng, trưởng bản, người có uy tín, dòng họ Mục đích quan trọng nhất là giúp nhân dân hiểu biết các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về hộ tịch nói riêng để tự giác thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật. 1.2.2.4. Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định 11 Số quyển của Sổ hộ tịch được đánh số và ghi theo thứ tự sử dụng của từng loại sổ trong năm, bắt đầu từ số 01. Ngày mở sổ là ngày đăng ký sự kiện hộ tịch đầu tiên của sổ. Ngày khoá sổ thực hiện như sau: trường hợp hết sổ mà chưa hết năm thì khóa sổ vào ngày đăng ký sự kiện hộ tịch cuối cùng của sổ; trường hợp hết năm mà chưa dùng hết sổ thì khóa sổ vào ngày 31 tháng 12 của năm đó. Khi hết năm đăng ký, công chức làm công tác hộ tịch phải thống kê rõ số quyển Sổ hộ tịch đã sử dụng, tổng số sự kiện hộ tịch đã đăng ký trong năm, số trường hợp ghi sai sót phải sửa chữa theo quy định và các trang bị bỏ trống (nếu có) trong từng sổ. 1.2.2.5. Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là cơ sở dữ liệu ngành, được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch. Về cấp trích lục hộ tịch, khi đăng ký hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch cấp 01 bản trích lục hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký hộ tịch, trừ việc đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn. 1.2.2.6. Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo UBND cấp huyện theo quy định Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổng hợp, thống kê hộ tịch định kỳ 6 tháng, hằng năm và báo cáo theo yêu cầu lên Ủy ban nhân dân cấp huyện. Công tác thống kê, báo cáo về hộ tịch phải bảo đảm chính xác, khách quan và kịp thời. 1.2.2.7. Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền. Sổ hộ tịch được lưu trữ vĩnh viễn, được giữ gìn, bảo quản để sử dụng, phục vụ nhu cầu của nhân dân và hoạt động quản lý nhà nước. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hộ tịch của UBND cấp xã 1.3.1. Yếu tố chính trị 12 Công tác quản lý hành chính tư pháp nói chung và công tác quản lý hộ tịch nói riên luôn được Đảng quan tâm chỉ đạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý dân cư trong giai đoạn hiện nay. 1.3.2. Yếu tố kinh tế Yếu tố kinh tế tác động quyết định đến các vấn đề xã hội, quản lý hộ tịch cũng không nằm ngoài quy luật này, sự phát triển hoặc kém phát triển về kinh tế sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động quản hộ tịch. 1.3.3. Yếu tố văn hóa Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống văn minh ở cộng đồng và phát huy tốt truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, của địa phương, của cộng đồng là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện có hiệu quả pháp luật về hộ tịch, bảo đảm các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Nhân dân. 1.3.4. Yếu tố pháp luật Trên cơ sở các quan điểm của Đảng về công tác quản lý hộ tich, hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch đã được xây dựng tương đối đầy đủ và đồng bộ; thường xuyên được sửa đổi, bổ sung đã đáp ứng nhu cầu quản lý trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng nhu cầu của công dân, góp phần nâng cao năng lực, trách nhiệm cho cán bộ, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật về hộ tịch vẫn còn có những hạn chế nhất định như quy trình ban hành văn bản còn chưa thiết thực, thủ tục còn rườm rà, đôi khi khó thực hiện như quy định đề ra... điều này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xem xét, điều chỉnh, sửa đổi để pháp luật về hộ tịch ngày càng hoàn thiện. Tiểu kết chương 1 Chương 1 tập trung làm rõ cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về hộ tịch. Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết 13 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỘ TỊCH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI HIỆN NAY 2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai Si Ma Cai là một huyện vùng cao biên giới, đa thành phần dân tộc, có địa hình núi cao, độ dốc lớn, là một huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất của tỉnh Lào Cai và của cả nước. 2.2. Thực trạng công tác quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã của huyện Si Ma Cai 2.2.1. Ban hành văn bản phục vụ quản lý hộ tịch Để việc đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện được thực hiện đúng các quy định của pháp luật, hằng năm UBND huyện, Phòng Tư pháp huyện đều ban hành kế hoạch trọng tâm công tác tư pháp, các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp và thực hiện các nhiệm vụ về đăng ký quản lý hộ tịch. 2.2.2. Tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã huyện Si Ma Cai * Chủ tịch UBND các xã: Qua thống kê có thể thấy trình độ của đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch các xã của huyện Si Ma Cai cơ bản đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa. Đối chiếu với Tiêu chí 18 của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nôn thôn mới có 8/29 công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã đạt chuẩn, chiếm 31%. Với đặc thù là một huyện miền núi vùng cao, chủ yếu là địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số, nên công chức tư pháp - hộ tịch là người dân tộc thiểu số chiếm đến 96% nên việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về công tác hộ tịch đối với người dân địa phương được diễn ra tương đối thuận lợi góp phần 14 thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hộ tịch đối với các xã của huyện Si Ma Cai. 2.2.3. Thực hiện đăng ký hộ tịch * Đăng ký khai sinh: Trong 4 năm (2013-2016) các xã trên địa bàn huyện đã tiến hành khai sinh cho 3728 trường hợp. Trong đó khai sinh đúng hạn là 2672 trường hợp, chiếm 71,67%; khai sinh quá hạn là 998 trường hợp, chiếm 26,77%, đăng ký khai sinh lại là 58 trường hợp, chiếm 1,55%. Năm 2013 số trường hợp đến khai sinh cao nhất 1071 trường hợp; năm 2014 là 931 trường hợp; năm 2015 là 898 trường hợp. Tỷ lệ khai sinh quá hạn năm 2013 là 26,2%, năm 2014 là 23,2%; năm 2015 là 25,16% , năm 2016 là 37,45% trong tổng số trường hợp đăng ký khai sinh qua các năm. * Đăng ký kết hôn: Trong 4 năm (2013- 2016) các xã trên địa bàn huyện đã thực hiện đăng ký kết hôn cho 1007 trường hợp, trong đó đăng ký kết hôn lần 1 là 999 trường hợp, kết hôn lần 2 là 08 trường hợp. * Đăng ký khai tử: Trong 4 năm (2013 - 2016) các xã trên địa bàn huyện đã thực hiện đăng ký khai tử cho 434 trường hợp, trong đó đăng ký đúng hạn là 293 trường hợp, chiếm 88,7%, đăng ký quá hạn là 49 trường hợp chiếm 11,29%, trong đó năm 2014 có tới 42 trường hợp đăng ký khai tử quá hạn, chiếm tới 27,09% trong tổng số trường hợp đăng ký khai tử trong năm. * Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc: Trong 4 năm các xã trên địa bàn huyện có 07 trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, trong đó 03 trường hợp đăng ký thay đổi họ tên chữ đệm, có 02 trường hợp điều chỉnh, bổ sung hộ tịch, 02 trường hợp xác định lại dân tộc. * Đăng ký nhận cha, mẹ, con. Trong 4 năm (2013- 2016) các xã không có số liệu thống kê về việc đăng ký nhận cha, mẹ con nuôi. * Trong 4 năm (2013- 2016) các xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai không có số liệu thống kê về việc ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. 15 2.2.4. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật hộ tịch Kết quả tuyên truyền, PBGDPL của các xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai qua các năm: Năm 2013: Trên địa bàn huyện tổ chức tuyên truyền được 855 buổi với 35.087 lượt người tham gia tiếp thu nội dung các văn bản luật. Năm 2014: Trên địa bàn huyện tổ chức tuyên truyền pháp được 958 buổi với 40.122 lượt người tham gia tiếp thu các nội dung (tăng 103 buổi và 5035 lượt người so với cùng kỳ năm 2013). Năm 2015: Trên địa bàn huyện tổ chức tuyên truyền pháp luật được 589 buổi với 21.219 lượt người tham gia tiếp thu các nội dung văn bản luật (giảm 369 buổi và 18.903 lượt so với cùng kỳ năm 2014). Năm 2016: Trên địa bàn huyện tổ chức tuyên truyền pháp luật được 384 buổi với 26.417 lượt người tham gia tiếp thu nội dung của các văn bản luật mới được thông qua tại kỳ họp thứ 10, kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, và các Nghị định của Chính phủ. Tủ sách pháp luật của các UBND các xã được quản lý và khai thác sử dụng, hiện nay có xã đã có khoảng 100 đầu sách pháp luật, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và Nhân dân địa phương. 2.2.5. Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định Việc quản lý, sử dụng biểu mẫu về hộ tịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch được UBND huyện, Phòng Tư pháp đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã khi triển khai thực hiện các biểu mẫu mới, hàng năm Phòng Tư pháp huyện tổ chức giao ban tại các xã để công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã có sự trao dồi kinh nghiệp, nghiệp vụ trong quản lý sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định. 16 2.2.6. Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định Hiện nay, 13 xã của huyện Si Ma Cai đã có hệ thống máy tính kết nối mạng Intrernet phục vụ cho việc đăng ký hộ tịch, tra cứu văn bản hộ tịch; việc khai thác các thông tin phục vụ cho công tác qua trang thông tin điện tử ngày càng được công chức Tư pháp - Hộ tịch sử dụng và phát huy được hiệu quả thiết thực cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch. Thực hiện kế hoạch số 275/KH-UBND ngày 09/11/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về triển khai thực hiện Đề án « Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc » trên địa bàn tỉnh Lào Cai. UBND huyện, Phòng Tư pháp huyện đã tuyên truyền, phổ biên sâu rộng giúp người dân tiếp cận, nắm rõ và thấy được lợi ích từ việc thực hiện mô hình liên thông các thủ tục hành chính, đồng thời đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện. UBND các xã thường xuyên cập nhật, niêm yết các công khai các TTHC liên thông tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để người dân dễ tiếp cận và thực hiện. 2.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch của các xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai Ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch là một tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay, triển khai thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong đăng ký, quản lý hộ tịch của tỉnh. Hiện nay trên địa bàn huyện Si Ma Cai, có 01 xã triển khai thực hiện hợp đồng thuê bao sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch do công ty cổ phần MISA cung cấp. Việc triển khai các phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn các xã của huyện Si Ma Cai hiện nay, đang tiếp tục cửa các cán bộ, công chức do Sở Tư pháp phối hợp với Cục Công nghệ Thông tin Bộ Tư pháp tổ chức lớp tập huấn Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung do Bộ Tư pháp xây dựng, để học viên nắm vững các nghiệp vụ, kỹ năng khai thác, sử dụng các phần mềm này áp dụng vào thực tế công tác đăng ký, quản lý hộ tịch bằng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong thời gian tới. 17 2.2.8. Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo UBND cấp huyện theo quy định Công tác thống kê báo cáo cho thấy, UBND các xã đã thực hiện tốt tổng hợp số liệu thống kê hộ tịch báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, cả năm theo đúng quy định, tất cả báo cáo về hộ tịch đều được thực hiện theo đúng mẫu quy định của Bộ Tư pháp, do vậy công tác quản lý nhà nước về hộ tịch những năm qua trên địa bàn huyện được thực hiện đảm bảo về nội dụng theo quy định. 2.2.9. Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền Đây là một nội dung quan trọng đã được cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo sát sao, bằng văn bản cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với các xã trên địa bàn nhằm phát hiện những thiếu sót trong quản lý nhà nước về hộ tịch ở cơ sở, từ đó để nâng cao vai trò trách nhiệm của tập thể, cá nhân người đứng đầu ở chính quyền các xã nói chung của công chức Tư pháp - Hộ tịch nói riêng trong thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch thuộc thẩm quyền. Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác tư pháp các năm từ năm 2013 đến năm 2016, qua kiểm tra đã phát hiện và sử lý vi phạm về đăng ký, quản lý hộ tịch như sau: Năm 2013: Xử phạt vi phạm hành chính 20 trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn tại các xã Nàn Sán, Sán Chải, Lùng Sui, Nàn Sín, Sín Chéng, Bản Mế, Qua Thần Sán, Thào Chư Phìn; xử phạt vi phạm hành chính đối với 05 trường hợp tảo hôn tại cã Sán Chải. Năm 2014: Trong năm trên địa bàn huyện xử phạt 01 trường hợp tổ chức cưới tảo hôn tại xã Quan Thần Sán (giảm 04 vụ so với cùng kỳ) Bên cạnh đó công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được chính quyền quan tâm, giải quyết kịp thời các kiến nghị của công dân. Do công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính, tiếp công dân, giải quyết các kiến nghị của công dân được quan tâm thường xuyên, nên trong những năm qua các xã trên toàn huyện huyện không có đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hộ tịch. 2.3. Đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND các xã huyện Si Ma Cai 18 2.3.1. Những kết quả và nguyên nhân Thứ nhất, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cơ quan cấp trên và sự lãnh đạo thường xuyên của Cấp ủy Đảng. Thứ hai, UBND các xã đã quan tâm lãnh đạo công tác đăng ký, quản lý hộ tịch. Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra các Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã và công chức Tư pháp - Hộ tịch được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước và thường xuyên được cử đi bồi dưỡng, tập huấn do cơ quan Tư pháp cấp trên tổ chức. Thứ tư, việc tuyên truyền về pháp luật hộ tịch được quan tâm. Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra về đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện đúng theo quy định. Thứ sáu, UBND các xã đã thực hiện tương đối tốt, tổng hợp số liệu thống kê hộ tịch. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Những hạn chế Thực tế công tác quản lý hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai thời gian qua còn một số hạn chế sau: Thứ nhất, vẫn còn những sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn chưa được đăng ký kịp thời, tỷ lệ đăng ký khai sinh quá hạn ở một số xã vẫn còn cao, một số xã chưa kiên quyết xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Thứ hai, về ghi chép trong sổ sách hộ tịch, còn nhiều trường hợp ghi không đủ nội dung, dữ kiện trong mẫu giấy tờ hộ tịch và sổ hộ tịch có sẵn. Thứ ba, về lưu trữ sổ sách hộ tịch, hồ sơ hộ tịch chưa thật sự khoa học. Thứ tư, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã được thực hiện thường xuyên song tại một số xã hiệu quả còn hạn chế. Thứ năm, tình trạng tổ chức tảo hôn của các xã trên địa bàn huyện vẫn còn xảy ra. 19 Sáu là, việc bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hộ tịch của các xã còn nhiều khó khăn. 2.3.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế Thực tế của hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch ở các xã huyện Si Ma Cai cho thấy, những hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân sau: Một là, nguyên nhân từ hệ thống pháp luật về hộ tịch Hai là, vai trò lãnh đạo của một số cấp ủy Đảng đối với công tác quản lý hộ tịch chưa thật sự hiệu quả. Ba là, sự yếu kém trong năng lực quản lý về đăng ký, quản lý hộ tịch. Bốn là, công tác tuyên truyền chưa thật sự hiệu quả, chưa thật sự làm cho dân biết, dân hiểu và dân làm theo. Năm là, ý thức tự giác của Nhân dân trong việc chấp hành pháp luật về hộ tịch chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Sáu là, một số địa phương vẫn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Bảy là, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của nhiều xã phòng làm việc còn chật hẹp, thiếu trang thiết bị nên chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của người dân, việc khai thác, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hộ tịch còn nhiều hạn chế. Tám là, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa công chức Tư pháp - Hộ tịch và một số chức danh công chức khác. Chín là, Chưa taọ được động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện cải cách hành chính. Tiểu kết chương 1 Chương 2, tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch ở các xã của huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai; các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đến quản lý hộ tịch của UBND các xã của huyện Si Ma Cai. 20 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA UBND CẤP XÃ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1.1. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong đăng ký, quản lý hộ tịch Đăng ký, quản lý hộ tịch là cơ sở để bảo đảm một số quyền nhân thân của cá nhân (như quyền với họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định lại dân tộc, quyền được khai sinh, quyền kết hôn đã được ghi nhận trong Bộ luật dân sự). Quyền được khai sinh là quyền của bất cứ cá nhân nào; theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì việc bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch cũng đồng nghĩa với việc bảo đảm các quyền nhân thân của mỗi cá nhân. 3.1.2. Công khai, minh bạch, chính xác, thuận tiện trong đăng ký, quản lý hộ tịch. Đảm bảo công khai các thủ tục hành chính về hộ tịch, công khai tại các vị trí dễ nhìn, công dân dễ dàng tra cứu thủ tục hành chính khi cần thiết, thường xuyên cập nhật, công bố các thủ tục hành chính mới và các nội dung thủ tục được sửa đổi bổ sung. 3.1.3. Yêu cầu phục vụ Nhân dân trong giai đoạn hiện nay Trong giai đoạn hiện nay, với quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động và phục vụ nhân dân. Các cấp chính quyền, đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương dến xã, phường, thị trấn phải ý thức được vị trí, trách nhiệm của mình là « công bộc » của nhân dân, phải hết lòng, hết sức phục sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở, những người gần dân nhất, trực tiếp nhất với Nhân dân. 21 3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI 3.2.1. Giải pháp chung, khái quát từ thực tiễn huyện Si Ma Cai 3.2.1.1.Thực hiện tốt hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch và có cơ chế, chính sách đặc thù tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức Đất nước ta trong quá trình mở cửa và hội nhập, về đối nội thực hiện cải cách bộ máy nhà nước và dân chủ hóa trong toàn xã hội; trong đó hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về hộ tịch nói riêng, từng bước được xây dựng theo hướng mở rộng dân chủ về quyền nhân thân của mọi công dân, bởi vì đăng ký hộ tịch phát sinh từ quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Giải pháp này không chỉ áp dụng cho quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã của huyện Si Ma Cai, mà còn là giải pháp quan trọng để hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong phạm vi cả nước. 3.2.1.2. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý hộ tịch Để có được đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cải cách tư pháp đến năm 2020, việc xây dựng và triển khai quy hoạch đội ngũ công chức này là một yêu cầu cấp thiết. Trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_ho_tich_cua_uy_ban_nhan.pdf
Tài liệu liên quan