Hoàn thiện thể chế, tổ chức, bộ máy làm công tác quản
lý nhà nước về hộ tịch.
Hiệu quả quản lý hộ tịch phụ thuộc rất lớn vào năng lực hoạt
động của hệ thống cơ quan quản lý và đăng ký hộ tịch, công chức Tư
pháp - hộ tịch. Vì vậy, trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và
xây dựng đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch Phường nói riêng phải
luôn nắm vững quan điểm, nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng,
nhất là những quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ được xác định
trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương
khoá VIII, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX
về "Đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở
Xã, Phường, Thị trấn"
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, pháp lý của quản lý nhà nước về
hộ tịch ở phường. Đồng thời, nêu ra những kết quả đạt được và hạn
chế, cũng như nguyên nhân. Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch của Uỷ ban nhân dân
Phường trên địa bàn Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh trong thời
gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân
Phường trên địa bàn Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: được giới hạn ở các Ủy ban nhân dân
Phường trên địa bàn Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh.
Về mặt thời gian: được giới hạn từ năm 2015 đến nay.
Về nội dung: nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch theo phạm
4
vi nghiên cứu của luận văn gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Quản lý hệ thống tổ chức hoạt động của các cơ quan trong
công tác thực hiện đăng ký, quản lý hộ tịch.
- Thực hiện đăng ký hộ tịch;
- Bố trí công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ
tịch;
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch;
- Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định;
- Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và
cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;
- Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân
dân cấp huyện theo quy định của Chính phủ;
- Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo
thẩm quyền;
- Báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên về hoạt động hộ tịch
(không nghiên cứu quản lý nhà nước về hộ tịch có yếu tố nước
ngoài).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên những luận điểm trong học thuyết Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của
Đảng, Nhà nước về công tác hộ tịch. Đồng thời, tác giả có tham khảo
và kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn gồm: phương
pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so
5
sánh..
Trong chương 1: luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, so
sánh, phân tích nhằm làm rõ thêm quan niệm, nội dung của quản lý
nhà nước về hộ tịch nói chung và của Ủy ban nhân dân Phường nói
riêng.
Trong chương 2: luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, so
sánh, quan sát, phân tích, khái quát hoá để phân tích thực trạng, đánh
giá những ưu điểm, hạn chế trong quản lý nhà nước về hộ tịch của
Ủy ban nhân dân Phường trên địa bàn Quận 11 Thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 2015 đến nay.
Trong chương 3: phương pháp khái quát hoá, phân tích được
sử dụng để luận giải những quan điểm, phương hướng và giải pháp
tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về hộ tịch
của Ủy ban nhân dân Phường trên địa bàn Quận 11 Thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 2015 đến nay.
6. Đóng góp của luận văn
Đề tài hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về hộ tịch và
quản lý nhà nước đối với hộ tịch. Đánh giá thực trạng về quản lý hộ
tịch của Ủy ban nhân dân Phường trong thời gian qua. Từ đó nêu lên
những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý
nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân Phường trên địa bàn Quận
11 Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài Luận văn có thể được vận dụng vào thực tế quản lý nhà
nước về hộ tịch ở cấp Phường trên địa bàn Quận 11, góp phần nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch.
8. Kết cấu của luận văn:
6
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về
hộ tịch của Ủy ban nhân dân Phường
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban
nhân dân Phường trên địa bàn Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân Phường trên địa bàn Quận 11
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hộ tịch
1.1.1. Khái niệm hộ tịch
Các Từ điển Hán - Việt của nhiều tác giả khác nhau (Đào Duy
Anh, Nguyễn Văn Khôn, Hoàng Thúc Trâm, Nguyễn Lân, Bửu Kế)
đều có sự tương đồng và những khía cạnh khác biệt trong cách giải
nghĩa từ “hộ tịch”. Dưới đây là một số cách giải nghĩa:
“Hộ tịch: Sổ sách ghi chép tên, họ, nghề nghiệp dân cư ngụ
trong xã phường”. [10, tr.814];
“Hộ tịch: Quyển sổ ghi chép tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp
của mọi người trong một địa phương”. [17, tr.5];
Theo đó, định nghĩa về “hộ tịch” được duy trì từ Nghị định số
83/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch
cho đến Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005
và hiện nay là Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 do Quốc hội ban hành
ngày 20/11/2014 về hộ tịch và đăng ký hộ tịch. Hiện nay, theo quy
định tại Điều 1 Luật hộ tịch 2014, khái niệm hộ tịch cơ bản giống
7
như Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của
Chính phủ. Tuy nhiên, có xác định rõ các sự kiện “Hộ tịch là những
sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng
nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết”
Như vậy, Luật hộ tịch đã quy định cụ thể hơn về khái niệm hộ
tịch so với Nghị định 158/2005/NĐ-CP điều này là cần thiết bởi cần
phải có sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm của hộ tịch
Từ khái niệm về hộ tịch, có thể thấy, hộ tịch có những đặc
điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, hộ tịch là những giá trị, về nguyên tắc không chuyển
đổi cho người khác.
Thứ hai, hộ tịch là những sự kiện nhân thân không lượng hoá
được thành tiền.
1.1.3. Vai trò của hộ tịch
Thứ nhất, quản lý hộ tịch là cơ sở để Nhà nước hoạch định các
chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và
tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đó.
Thứ hai, hoạt động quản lý và đăng ký hộ tịch thể hiện tập
trung nhất, sinh động nhất sự tôn trọng của Nhà nước đối với việc
thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản của công dân đã được ghi
nhận trong Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự.
Thứ ba, quản lý hộ tịch có vai trò to lớn đối với việc bảo đảm
trật tự xã hội.
1.2. Quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân
phường – khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các điều kiện
bảo đảm
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban
8
nhân dân phường
Quản lý nhà nước về hộ tịch là một hoạt động của quản lý
nhà nước thông qua việc đăng ký hộ tịch, Nhà nước nắm được tình
hình biến động về dân cư và sự biến động của xã hội, giúp Nhà nước
có cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, đồng thời
đây cũng là cơ sở để hoạch định chính sách dân số và kế hoạch hoá
gia đình.
1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban
nhân dân phường
Thứ nhất, quản lý nhà nước về hộ tịch là hoạt động mang
quyền lực nhà nước.
Thứ hai, quản lý nhà nước về hộ tịch là hoạt động được tiến
hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp là các công chức
trong bộ máy hành chính nhà nước.
Thứ ba, quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch là hoạt động
có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ.
Thứ tư, hoạt động quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch có
tính chấp hành và điều hành.
Thứ năm, quản lý hành chính nhà nước đối với hộ tịch là hoạt
động mang tính liên tục.
Thứ sáu, hộ tịch là một giá trị nhân thân, gắn chặt với cá nhân
con người.
Thứ bảy, hộ tịch là những giá trị, về nguyên tắc không chuyển
đổi cho người khác. Đặc điểm này là hệ quả của của đặc điểm thứ
sáu.
Thứ tám, quản lý nhà nước về hộ tịch quy định trách nhiệm
của công chức làm công tác hộ tịch.
9
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban
nhân dân phường
1.2.3.1. Thực hiện đăng ký hộ tịch bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, đăng ký khai sinh
Thứ hai, đăng ký kết hôn
Thứ ba, đăng ký giám hộ
Thứ tư, đăng ký nhận cha, mẹ, con
Thứ năm, đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Thứ sáu, ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thứ bảy, đăng ký khai tử
Thứ tám, cấp giấy xác nhận trình trạng hôn nhân
Thứ chín, đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1.2.3.2. Bố trí công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng
ký hộ tịch
Theo Luật hộ tịch 2014, công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã
phải có các tiêu chuẩn sau đây:
Thứ nhất, là có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi
dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
Thứ hai, là có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo
yêu cầu công việc.
Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công
việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí
công chức Tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên
trách.
1.2.3.3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch:
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch
có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Để thực hiện tốt công tác quản lý hộ
10
tịch, trước hết phải làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết về mục
đích, ý nghĩa của công tác quản lý hộ tịch; quyền và nghĩa vụ công
dân về đăng ký hộ tịch.
1.2.3.4. Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy
định
Thẩm quyền in, phát hành mẫu giấy tờ, Sổ hộ tịch: Giấy khai
sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký khai sinh, Sổ đăng ký kết
hôn, Sổ đăng ký khai tử được ban hành do Bộ Tư pháp trực tiếp in và
phát hành.
1.2.3.5. Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện
tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định
Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư. Dựa vào nguồn dữ liệu này, giúp cho Ủy ban
nhân dân Phường và Phòng Tư pháp ứng dụng được hệ thống dịch vụ
công trực tuyến. Rất nhiều dịch vụ công trực tuyến về hộ tịch được
cung cấp theo các mức độ, trong đó nhiều dịch vụ ở mức độ 3 và mức
độ 4.
1.2.3.6. Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Chính phủ
Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quản lý nhà
nước quan trọng của mỗi quốc gia bởi đây không chỉ là nguồn thông
tin đầu vào cho các quyết định, chính sách phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh - quốc phòng của đất nước mà còn góp phần bảo đảm quyền
con người, quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến
pháp.
1.2.3.7. Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch
Sổ hộ tịch là tài sản quốc gia, được lưu trữ vĩnh viễn, được giữ
gìn, bảo quản để sử dụng, phục vụ nhu cầu của nhân dân và hoạt
11
động quản lý nhà nước.
1.2.3.8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch
theo thẩm quyền.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được coi là nhiệm vụ
thường xuyên có tích chất quyết định, do vậy hàng năm Phòng Tư
pháp với chức năng, nhiệm vụ đượcc giao đã tiến hành xây dựng kế
hoạch tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện và giải
quyết những khó khăn, vướng mắc trong đăng ký và quản lý hộ tịch
của Ủy ban nhân dân Phường.
1.3. Các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch của
Ủy ban nhân dân phường
1.3.1. Điều kiện đảm bảo về pháp lý
Giai đoạn trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 quản lý nhà nước
về hộ tịch được thực hiện theo các văn bản sau: Nghị định số
83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về đăng
ký hộ tịch; Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm
2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch Thông tư số
01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư pháp quy
định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 158/2005/NĐ- CP
ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký quản lý hộ
tịch.
Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 quản lý nhà nước về
hộ tịch được thực hiện theo Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20
tháng 11 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn như: Nghị định số
123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch; Thông tư
số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tư pháp
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định
12
số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.
1.3.2. Tổ chức bộ máy thực hiện việc quản lý nhà nước về hộ
tịch
Căn cứ từ điều 65 đến điều 71 của Luật hộ tịch năm 2014 thì
những cơ quan sau có trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch như:
Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao, Ủy ban nhân dân các cấp và
Công chức Tư pháp – hộ tịch.
1.3.3. Đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch
Công chức làm công tác hộ tịch bao gồm: công chức tư pháp -
hộ tịch ở cấp xã; công chức làm công tác hộ tịch ở Phòng Tư pháp
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; viên chức ngoại giao, lãnh sự làm
công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện.
1.3.4. Cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về hộ tịch
của Ủy ban nhân dân phường
Việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng,
ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả quản lý về hộ tịch ở các địa phương.
1.4. Kinh nghiệm trong và ngoài nước về quản lý nhà nước
về hộ tịch.
1.4.1.Kinh nghiệm ngoài nước:
Hungary, từ lâu công tác hộ tịch được thực hiện trên giấy tờ đã
phát sinh nhiều hạn chế. Để khắc phục những hạn chế này, việc quản
lý hộ tịch qua điện tử đã được đưa ra. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu hộ
tịch được thực hiện giúp tiết kiệm công sức và tiền của rất nhiều so
với phương pháp thủ công trên giấy tờ.
1.4.2. Kinh nghiệm trong nước
Cũng giống như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là một trong
những đô thị lớn, dân số đông, thành phần dân cư phức tạp. Trong
13
những năm qua, Đảng bộ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh
luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo tạo điều kiện để công tác đăng ký và
quản lý hộ tịch trên địa bàn thành phố, từng bước đáp ứng yêu cầu
thực tiễn đời sống xã hội.
Kết luận chương 1
Hộ tịch là những vấn đề cơ bản, liên quan đến nhân thân của
con người. Quản lý nhà nước về hộ tịch là sự thực hiện chức năng
quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch tập trung chủ yếu vào các
hoạt động: thực hiện đăng ký hộ tịch, phổ biến, giáo dục pháp luật về
hộ tịch, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về hộ tịch; kiểm
tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong hoạt động hộ tịch; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất,
phương tiện cho một số hoạt động hộ tịch, báo cáo cơ quan nhà nước
cấp trên về hoạt động hộ tịch.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 11 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, hành chính, điều kiện kinh tế
- xã hội của Ủy ban nhân dân Phường trên địa bàn quận 11
Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Về vị trí địa lý, hành chính
Quận 11 có tổng diện tích 513,58 ha, nằm ở Tây Nam thành
phố. Quận 11 có giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp quận Tân Bình, ranh giới là đường Âu Cơ,
đường Nguyễn Thị Nhỏ và đường Thiên Phước
14
- Phía Nam giáp quận 5, ranh giới là đường Nguyễn Chí Thanh
- Phía Tây Bắc giáp quận Tân Phú
- Tây và Tây Nam giáp quận 6, ranh giới là đường Hùng
Vương
- Phía Đông giáp quận 10, ranh giới là đường Lý Thường Kiệt.
2.1.2. Về lĩnh vực kinh tế:
Quận đã tạo mọi điều kiện để khuyến khích phát triển các
thành phần kinh tế hướng vào khai thác phát huy các tiềm năng thế
mạnh của Quận như tay nghề, kinh nghiệm, vốn liếng trong nhân dân
nhất là trong đồng bào người Hoa sinh sống trong Quận.
2.1.3. Về lĩnh vực văn hóa - xã hội:
Thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, xã
hội, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, Quận đã đề ra nhiều chương
trình, giải pháp để thực hiện.
2.2. Khái quát về Ủy ban nhân dân phường và tình hình
đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân dân Phường trên địa bàn Quận
11 Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến nay
Ủy ban nhân dân là một cơ quan hành chính nhà nước của hệ
thống hành chính nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cấp
chính quyền địa phương ở cấp cơ sở, gần dân nhất ở Việt Nam. Đây
là cơ quan thực thi pháp luật tại địa phương. Các chức danh của Ủy
ban nhân dân được Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và có nhiệm
kỳ trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân.
Ủy ban nhân dân phường có từ 3 đến 5 thành viên, gồm Chủ
tịch, 2 Phó Chủ tịch và các ủy viên (thường là chỉ huy trưởng BCH
quân sự và Trưởng công an xã). Người đứng đầu Ủy ban nhân dân
Phường là Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
phường do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra bằng hình thức bỏ
15
phiếu kín. Ủy ban nhân dân phường hoạt động theo hình thức chuyên
trách. Bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân Phường gồm có 7 chức
danh: Công an, quân sự, kế toán, văn phòng, tư pháp - hộ tịch, văn
hóa - xã hội, địa chính. Mỗi chức danh tùy vào tình hình thực tế địa
phương mà bố trí số lượng biên chế phù hợp.
2.3. Thực trạng thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch của
Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận 11
2.3.1. Tình hình đăng ký hộ tịch Ủy ban nhân dân Phường
từ năm 2015 đến nay.
16
Nguồn: Biểu mẫu số 13a/BTP/HTQTCT/HT theo Thông tư
03/2019/TT-BTP quy định một số nội dung về hoạt động thống kê
của Ngành Tư pháp của Phòng Tư pháp Quận 11 từ năm 2015 đến
năm 2019 .
2.3.2. Kết quả đạt được
2.3.2.1. Thực hiện công tác đăng ký hộ tịch
Thứ nhất, quy định về các nội dung đăng ký hộ tịch.
Thứ hai, quy định về thẩm quyền đăng ký hộ tịch.
Thứ ba, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến việc đăng ký hộ
tịch.
Thứ tư, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc phục vụ cho
công tác đăng ký hộ tịch được đảm bảo cho việc đăng ký hộ tịch
2.3.2.2. Bố trí Công chức Tư pháp – hộ tịch thực hiện việc
đăng ký hộ tịch:
Theo số liệu của Phòng Tư pháp Quận 11 tính đến tháng
01/2020 thì trên địa bàn Quận 11 có 16/16 phường bố trí đủ 02 Công
chức Tư pháp - hộ tịch với số lượng là 32 người.
2.3.2.3. Công tác phổ biến pháp luật về hộ tịch
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch
có vai trò và ý nghĩa quan trọng, Ủy ban nhân dân 16 phường đã
17
quan tâm chỉ đạo công chức Tư pháp – hộ tịch phường tham mưu xây
dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sát với tình
hình thực tế của từng Phường.
2.3.2.4. Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch
Sổ bộ hộ tịch được bảo quản giữ gìn cần thận, không để ẩm
ướt, rách nát, mối mọt. Sổ lưu và hồ sơ lưu về các sự kiện hộ tịch
được lưu trữ đầy đủ, sắp xếp ngăn nắp, khoa học thuận tiên cho công
tác tra cứu, sao lục hồ sơ.
2.3.2.5. Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện
tử và cấp bản sao trích lục theo quy định
Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tài sản quốc gia, lưu giữ toàn bộ thông
tin hộ tịch của mọi cá nhân đã đăng ký, làm cơ sở để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của cá nhân, phục vụ yêu cầu tra cứu thông tin, quản
lý, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.3.2.6. Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo
Ủy ban nhân dân phường thực hiện tốt công tác tổng hợp số
liệu thống kê hộ tịch báo cáo định kỳ hàng quý, năm theo đúng quy
định cho Phòng Tư pháp.
2.3.2.7. Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch
Các loại sổ bộ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch dùng để đăng ký hộ
tịch được sử dụng đúng mẫu do Bộ Tư pháp ban hành.
2.3.2.8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch
Định kỳ 06 tháng 01 lần và đột xuất, phòng Tư pháp quận thực
hiện việc kiểm tra đối với các phường nhằm phát hiện và giải quyết
kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đăng ký và
quản lý hộ tịch ở các phường.
2.3.3. Những hạn chế trong thực hiện việc quản lý nhà nước
về hộ tịch
18
2.3.3.1. Trong công tác đăng ký hộ tịch
Thứ nhất, chưa quy định cụ thể về thời gian trả lời xác minh
Thứ hai, chưa thực hiện nghiêm việc thông báo bằng văn bản
đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào sổ hộ
tịch
Thứ ba, không quy định được cấp lại bản chính giấy khai sinh.
Thứ tư, đăng ký nhận cha, mẹ, con
Thứ năm, xác minh trong đăng ký hộ tịch
Thứ sáu, quy định về thu hồi hủy bỏ giấy tờ hộ tịch
Thứ bảy, lựa chọn nơi đăng ký hộ tịch
2.3.3.2. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về
hộ tịch
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn có một số tồn tại,
hạn chế, đó là:
Thứ nhất, nhận thức của ban ngành, đoàn thể chưa tương xứng
với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ chuyên trách chưa giành nhiều thời
gian cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2.3.3.3. Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch
Luật hộ tịch quy định chỉ cấp bản chính đối với 02 yêu cầu
đăng ký khai sinh và đăng ký kết hôn gây khó khăn cho người dân
trong việc phân biệt giữ bản chính và bản sao giấy tờ hộ tịch.
2.3.3.4. Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Thứ nhất, chưa có sự thống nhất trong quản lý dữ liệu hộ tịch
điện tử .
Thứ hai, khi ra quyết định cho yêu cầu thay đổi, cải chính, hộ
tịch cho người dưới 14 tuổi không thực hiện được trên phần mềm.
Thứ ba, xin cấp số định danh cá nhân còn chậm.
19
2.3.3.5. Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch:
Kho lưu trữ hộ tịch chưa được bố trí riêng mà dùng chung với
các ngành.
2.3.3.6. Đội ngũ công chức Tư pháp – hộ tịch
Việc tìm hiểu và nghiên cứu các quy định có liên quan đến
Luật hộ tịch còn gặp nhiều khó khăn do thay đổi về đội ngũ Công
chức Tư pháp – hộ tịch.
2.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch của
Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận 11 Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn từ 2015 đến nay
2.4.1. Đánh giá chung:
Nhìn chung, trong những năm qua công tác đăng ký và quản lý
hộ tịch của Ủy ban nhân dân 16 phường trên địa bàn Quận 11 Thành
phố Hồ Chí Minh đã có những chuyển biến tích cực các sự kiện đăng
ký hộ tịch của nhân dân cơ bản được thực hiện kịp thời và đúng quy
định của pháp luật.
2.4.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được
Thứ nhất, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch được lãnh đạo
Uỷ ban nhân dân Phường đặc biệt quan tâm lãnh, chỉ đạo.
Thứ hai, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về hộ tịch
được chú trọng.
Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra về đăng ký và quản lý hộ
tịch được thực hiện đúng theo quy định.
Thứ tư, công tác thống kê báo cáo thực hiện tốt.
Thứ năm, việc ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai
thực hiện tốt.
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, nguyên nhân từ hệ thống pháp luật về hộ tịch.
20
Thứ hai, nhận thức của người dân đối với quyền và nghĩa vụ
đăng ký hộ tịch còn chưa cao.
Thứ ba, yếu kém trong năng lực quản lý về đăng ký, quản lý
hộ tịch.
Thứ tư, đội ngũ Công chức Tư pháp - hộ tịch còn đảm nhận
nhiều công việc khác nhau.
Thứ năm, tính không hợp lý của việc phân cấp các cơ quan
đăng ký hộ tịch.
Kết luận chương 2
Công tác đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban
nhân dân Phường trên địa bàn Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh đã
được tổ chức thực hiện tốt, từ việc tổ chức triển khai, hướng dẫn, bố
trí nhân sự, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch, đảm bảo cơ sở vật
chất, tới quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch. Bên cạnh những kết quả tích
cực cũng cho thấy những điểm bất cập và hạn chế. Có thể khái quát
thành năm nguyên nhân cơ bản của bất cập, hạn chế như sau:
Thứ nhất, từ hệ thống pháp luật về hộ tịch.
Thứ hai, năng lực và trách nhiệm của công chức về quản lý hộ
tịch.
Thứ ba, tính không hợp lý của hệ thống tổ chức các cơ quan
đăng ký hộ tịch.
Thứ tư, công tác phối hợp giữa các ngành trong việc cung cấp
thông tin.
Thứ năm, cơ sở vật chất, kinh phí cấp cho hoạt động đăng ký
và quản lý hộ tịch.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA UỶ BAN NHÂN
21
DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch
của Ủy ban nhân dân Phường trên địa bàn Quận 11 Thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay
3.1.1. Hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch gắn liền với
bảo đảm dân chủ, quyền con người, quyền công dân
Để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về hộ tịch gắn liền
với bảo đảm dân chủ, quyền con người, quyền công dân, nên quán
triệt những vấn đề có tính nguyên tắc như sau:
Thứ nhất, tư duy về một nền hành chính phục vụ, tôn trọng
việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Thứ hai, tiếp tục cải tiến phương thức phục vụ người dân đăng
ký hộ tịch.
3.1.2. Hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch phải tuân thủ
nguyên tắc pháp chế trong quản lý nhà nước
Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa
Ủy ban nhân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_ho_tich_cua_uy_ban_nhan.pdf