Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để
thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương, khuyến
khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất. Thực hiện các
biện pháp khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực ưu tiên; huy động và sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động từ quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ
tầng nhằm khai thác tốt nhất khả năng đầu tư phát triển công nghiệp và
dịch vụ
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện, kiểm tra
giám sát, đánh giá hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu tiến hành đánh giá các kết
quả của quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện giai
đoạn 2011-2016; xác định các mặt được, chưa được, nguyên nhân và đề
xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về kinh tế nông nghiệp của huyện.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
* Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp 3 nhóm phương
pháp, gồm Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi; và Phương pháp phỏng vấn sâu người am hiểu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
* Về lý luận: Đề tài luận văn góp phần hệ thống hóa, làm sáng tỏ
cơ sở lý luận QLNN về kinh tế nông nghiệp. Đồng thời bổ sung thêm lý
luận đối với hoạt động QLNN về kinh tế nông nghiệp ở cấp huyện.
* Về thực tiễn: Đề tài luận văn góp phần đánh giá hiện trạng quản
lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, đưa ra các giải pháp nhằm
5
hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo
trong học tập, nghiên cứu và cho các chuyên gia quản lý nhà nước trong
lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, giải
thích các cụm từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ nội dung
luận văn gồm có 3 chương
- Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý Nhà nước về kinh tế
nông nghiệp
- Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp
của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2016
- Chương 3: Phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện
quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình.
6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan về kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp cấp huyện
1.1.1. Khái niệm kinh tế nông nghiệp
1.1.2. Mục tiêu của nền kinh tế nông nghiệp
1.1.3. Một số tiêu chí đánh giá nền kinh tế nông nghiệp cấp huyện
1.2. Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp cấp huyện
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước
1.2.2 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp cấp huyện
1.2.4. Yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả
quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp cấp huyện
1.3. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp của
một số nước trong khu vực và một số địa phương trong nước
Phần này tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế nông
nghiệp của 4 nước gồm Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và
một số huyện của các tỉnh bạn và một số huyện của tỉnh Quảng Bình từ đó
rút ra những Bài học kinh nghiệm cho huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong nền kinh tế quốc dân, ngành nông nghiệp đóng một vai trò
rất quan trọng, nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ
thống sinh học - kỹ thuật, gắn với chu trình sinh trưởng, phát triển của cây
trồng, vật nuôi... Trong chương 1, Luận văn đã đưa ra những quan điểm,
luận điểm về kinh tế nông nghiệp và đặc biệt đã làm rõ lý luận Quản lý
Nhà nước về kinh tế nông nghiệp, từ đó đưa ra những nét khác biệt cơ bản
giữa lý luận Quản lý Nhà nước về kinh tế Nông nghiệp so với các ngành
Kinh tế khác trong tổng thể nền kinh tế Quốc dân. Đồng thời, luận văn
cũng đã khái quát được tám nội dung cơ bản về quản lý Nhà nước về kinh
tế nông nghiệp, gồm: Các hoạt động xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển nông nghiệp dài hạn, trung hạn; ban hành các chính sách
7
liên quan; theo dõi, giám sát việc thực hiện các chính sách kế hoạch gồm
các chính sách, chương trình dự án về cơ sở hạ tầng nông nghiệp; quản lý
sử dụng nguồn lực nông nghiệp; quản lý việc xây dựng các đề tài nghiên
cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp; quản lý xây dựng đội
ngũ quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp và nguồn lực lao động nông
nghiệp; các hình thức tổ chức sản xuất cũng như các hoạt động hợp tác
quốc tế thu hút nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp. Chương 1 cũng đã
phân tích bài học kinh nghiệm quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp
của một số nước trong khu vực, một số tỉnh trong nước, cũng như các
huyện trong tỉnh Quảng Bình. Kết quả cho thấy mỗi nước, mỗi tỉnh và mỗi
huyện có những bài học quản lý khác nhau; tuy nhiên, nội dung về quản lý
con người, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản và cải thiện đồng
bộ hệ thống chính sách nông nghiệp là những nội dung quản lý được tất cả
các nước, các tỉnh, các huyện đều chú trọng.
8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LỆ THUỶ, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Một số tình hình đặc điểm kinh tế- xã hội và tổ chức quản lý Nhà
nước về kinh tế nông nghiệp của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Một số tình hình, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình có liên quan
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2011-2016
2.1.3. Giới thiệu về cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về
kinh tế nông nghiệp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp của huyện
Lệ Thủy giai đoạn 2011 - 2016
2.2.1. Xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế nông nghiệp
2.2.2. Ban hành và thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông
nghiệp
2.2.3. Hoạch định, tổ chức thực hiện và quản lý các dự án xây
dựng cở sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp
2.2.4. Kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác và sử dụng các
nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp của huyện
2.2.5. Quản lý việc ứng dụng tiến bộ Khoa học - Công nghệ
trong lĩnh vực nông nghiệp
2.2.6. Tổ chức, quản lý, sử dụng và đào tạo nhân lực quản lý
nông nghiệp.
2.2.7. Quản lý về xây dựng và phát triển kinh tế hộ nông dân,
kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp Nhà nước,
quản lý khuyến nông
2.2.8. Kiểm tra giám sát hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế
nông nghiệp
9
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế nông
nghiệp tại huyện Lệ Thủy
2.3.1. Về quy hoạch, kế hoạch
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá về QLNN trong việc thực hiện quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Lệ Thủy giai đoạn
2011 - 2016
Đối tượng đánh giá
Đánh giá quản lý Nhà nước trong việc
xây dựng, thực hiện các quy hoạch, kế
hoạch phát triển nông nghiệp (%)
Chưa tốt Tốt Rất tốt
Nhóm cán bộ (n=23) 8,6 52,2 39,2
Nông dân miền núi (n=30) 13,3 83,4 3,3
Nông dân đồng bằng (n=30) 3,3 96,7 0,00
Nông dân vùng biển (n=30) 12,1 79,8 8,1
Toàn mẫu (n=113) 9,3 78,0 12,7
“Nguồn: Khảo sát thực tế, 2016”
Bảng 2.4 cho thấy, tỉ lệ rất cao cán bộ và người dân ở cả ba vùng
đánh giá hoạt động quy hoạch, lập kế hoạch phát triển nông nghiệp của
huyện trong giai đoạn 2011 - 2016 là “tốt” hoặc “rất tốt”. Nguyên nhân chính
được người dân đề cập là trong giai đoạn này, huyện đã có nhiều chính sách,
kế hoạch mang tính toàn diện, hệ thống và đặc biệt là sự quyết liệt trong thực
hiện các chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp;
quy hoạch vùng sản xuất trọng điểm tránh manh mún, nhỏ lẻ; xác định được
các mặt hàng nông nghiệp chủ lực liên kết với thị trường.
2.3.2. Về ban hành và thực hiện chính sách phát triển kinh tế
nông nghiệp
Kết quả ở Bảng 2.5 cho thấy, hầu hết các nhóm đối tượng đánh
giá huyện Lệ Thủy đã thực hiện “tốt” việc ban hành và thực hiện chính
sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2016 với
10
trên 52% đến 100% ý kiến. Hai nhóm đối tượng là cán bộ nông nghiệp các
cấp và nông dân vùng ven biển có tỉ lệ đánh giá “rất tốt” với tỉ lệ ý kiến
trên 20% và trên 37%. Bên cạnh đó, cũng có một tỉ lệ không nhỏ cán bộ
và nông dân miền núi cho rằng việc ban hành và thực hiện chính sách phát
triển nông nghiệp của huyện trong giai đoạn vừa qua chưa tốt. Một số ý
kiến cho rằng, rất nhiều chính sách hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp
bằng tiền mặt không mang lại hiệu quả cao.
Bảng 2.5: Kết quả đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau về việc
ban hành và thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp của huyện
Lệ Thủy giai đoạn 2011 - 2016
Đối tượng đánh giá
Đánh giá QLNN về ban hành và thực
hiện chính sách phát triển nông
nghiệp (%)
Chưa tốt Tốt Rất tốt
Nhóm cán bộ (n=23) 8,6 52,1 39,3
Nông dân miền núi (n=30) 21,7 78,3 0
Nông dân đồng bằng (n=30) 0 100 0
Nông dân vùng biển (n=30) 3,3 76,7 20,0
Toàn mẫu (n=113) 8,4 76,8 14,8
“Nguồn: Khảo sát thực tế, 2016”
2.3.3. Quản lý Nhà nước về xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất
nông nghiệp
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá quản lý Nhà nước về thực hiện các dự án
xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
Đối tượng đánh giá
Đánh giá QLNN về thực hiện các
dự án xây dựng hạ tầng phục vụ
sản xuất nông nghiệp (%)
Chưa tốt Tốt Rất tốt
Nhóm cán bộ (n=23) 8,6 52,2 39,2
11
Nông dân miền núi (n=30) 3,3 93,3 3,3
Nông dân đồng bằng (n=30) 0 66,7 33,3
Nông dân vùng biển (n=30) 10,0 86,7 3,3
Toàn mẫu (n=113) 5,5 74,7 19,8
“Nguồn: Khảo sát thực tế, 2016”
Tỉ lệ ý kiến đánh giá tốt hoặc rất tốt của nông dân đồng bằng đạt
100%. Tuy vậy, một số ý kiến của người dân và cán bộ cho rằng, tuy số
lượng công trình, cơ sở hạ tầng tăng nhưng vấn đề chất lượng chưa đảm
bảo, đặc biệt trong khâu giám sát thực hiện và khâu duy tu, bão dưỡng
công trình.
2.3.4. Đánh giá Quản lý Nhà nước về khai thác và sử dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên
Quản lý Nhà nước về quản lý các nguồn tài nguyên trong sản xuất
nông nghiệp cũng được tất cả các nhóm đối tượng đánh giá tốt với tỉ lệ
cao. Nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo và nông dân vùng đồng bằng và
ven biển đánh giá rất tốt với tỉ lệ từ 16% đến gần 33% (Bảng 2.7).
Bảng 2.7: Kết quả đánh giá quản lý Nhà nước về quản lý các nguồn
tài nguyên trong sản xuất nông nghiệp của huyện Lệ Thủy giai đoạn
2011 - 2016
Đối tượng đánh giá
Đánh giá QLNN về QL các nguồn tài
nguyên trong SX nông nghiệp (%)
Chưa tốt Tốt Rất tốt
Nhóm cán bộ (n=23) 8,6 56,5 34,9
Nông dân miền núi (n=30) 3,3 96,7 0
Nông dân đồng bằng (n=30) 3,3 80,0 16,7
Nông dân vùng biển (n=30) 3,3 80,0 16,7
Toàn mẫu (n=113) 4,6 78,3 17,1
“Nguồn: Khảo sát thực tế, 2016’
12
Các ý kiến đánh giá cho rằng, tài nguyên nước được quản lý tốt
nhất, đầu tư lớn nhất đặc biệt là quản lý khai thác mặt nước và nguồn nước
tưới và tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do tác động của thiên
tai và biến đổi khí hậu nên việc quản lý nguồn nước vẫn còn gặp nhiều
khó khăn, mùa khô vẫn còn tình trạng thiếu nước, mùa mưa lại ngập úng.
2.3.5. Kết quả đánh giá quản lý Nhà nước về ứng dụng tiến bộ
khoa học vào nông nghiệp
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá quản lý Nhà nước về ứng dụng
khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp của huyện Lệ Thủy
giai đoạn 2011 - 2016
Đối tượng đánh giá
Đánh giá QLNN về ứng dụng các
TBKT trong SX nông nghiệp (%)
Chưa tốt Tốt Rất tốt
Nhóm cán bộ (n=23) 8,6 69,8 21,6
Nông dân miền núi (n=30) 10,0 83,4 6,6
Nông dân đồng bằng (n=30) 3,3 63,4 33,3
Nông dân vùng biển (n=30) 3,3 76,7 20,0
Toàn mẫu (n=113) 6,3 73,3 20,4
“Nguồn: Khảo sát thực tế, 2016”
Số liệu ở Bảng 2.8 cho thấy, trên 70% nông dân các vùng và trên
68% cán bộ cho rằng hoạt động quản lý về ứng dụng khoa học công nghệ
trong sản xuất nông nghiệp của huyện “tốt”. Ý kiến đánh giá “rất tốt” cũng
chiếm tỉ lệ khá cao ở tất cả các nhóm đối tượng. Có thể thấy rằng đây là
chỉ số được các nhóm đối tượng đánh giá tốt nhất trong các chỉ số QLNN
về kinh tế nông nghiệp của huyện Lệ Thủy.
Từ những định hướng và các hạng mục hoạt động đã được tổ chức
thực hiện ở trên cho thấy, QLNN về ứng dụng KHCN trong sản xuất nông
13
nghiệp được tiến hành toàn diện ở nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh. Bên
cạnh đó vẫn có một số tồn tại mà một số ý kiến đánh giá chưa thực hiện
tốt, đó là việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
phải gắn với thị trường đầu ra.
2.3.6. Kết quả đánh giá Quản lý Nhà nước về tổ chức và đào tạo
nhân lực cho nông nghiệp
Số liệu ở Bảng 2.9 cho thấy, tỉ lệ rất lớn nông dân vùng núi, biển,
vùng đồng bằng và cán bộ lãnh đạo đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ quản
lý nông nghiệp là tốt hoặc rất tốt.
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá quản lý Nhà nước về đào tạo nguồn nhân
lực cho nông nghiệp của huyện Lệ Thủy giai đoạn 2011 - 2016
Đối tượng đánh giá
Đánh giá năng lực cán bộ quản lý Nhà
nước trong thực hiện các hoạt động
quản lý Nhà nước về nông nghiệp (%)
Chưa tốt Tốt Rất tốt
Nhóm cán bộ (n=23) 7,0 70,2 22,8
Nông dân miền núi (n=30) 7,9 84,1 7,9
Nông dân đồng bằng (n=30) 1,1 97,8 1,1
Nông dân vùng biển (n=30) 1,1 78,9 20,0
Toàn mẫu (n=113) 4,3 82,8 12,9
“Nguồn: Khảo sát thực tế, 2016”
Cơ chế chính sách thu hút nhân tài và đẩy mạnh công tác đào tạo
cán bộ quản lý nông nghiệp là những chính sách đúng đắn và cấp thiết mà
huyện đã triển khai. Tuy nhiên, việc sử dụng cán bộ vẫn còn nhiều vấn đề
phải cân nhắc để phát huy hiệu quả.
Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho nông dân được thể hiện ở
Bảng 2.10: Đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau về hiệu quả
hoạt động đào tạo nghề cho nông dân giai đoạn 2011 - 2016
Đối tượng đánh giá Đánh giá hoạt động đào tạo nghề
14
cho nông dân (%)
Chưa tốt Tốt Rất tốt
Nhóm cán bộ (n=23) 8,6 69,7 21,7
Nông dân miền núi (n=30) 10,0 80,0 10,0
Nông dân đồng bằng (n=30) 13,3 73,5 13,3
Nông dân vùng biển (n=30) 10 66,7 23,3
Toàn mẫu (n=113) 10,5 72,5 17,0
“Nguồn: Khảo sát thực tế, 2016”
Qua bảng 2.10 cho thấy, bên cạnh tỉ lệ lớn đánh giá chất lượng
đào tạo nghề tốt hoặc rất tốt thì cũng có một tỉ lệ đáng kể đánh giá hoạt
động này chưa tốt.Không ít ý kiến cho rằng hoạt động đào tạo nghề tổ
chức ồ ạt, không chọn lọc nên chất lượng không cao. Ngoài ra, tỉ lệ lớn
học viên được đào tạo nghề không có việc làm nên áp dụng được vào
trong thực tiễn còn ít.
2.3.7. Đánh giá Quản lý Nhà nước về phát triển các hình thức
tổ chức sản xuất nông nghiệp
Bảng 2.11: Kết quả đánh giá về hoạt động quản lý Nhà nước về phát
triển kinh tế hộ tại huyện Lệ Thủy giai đoạn 2011 - 2016
Đối tượng đánh giá
Đánh giá về hoạt động phát triển
kinh tế hộ (%)
Chưa tốt Tốt Rất tốt
Nhóm cán bộ (n=23) 8,6 65,3 26,1
Nông dân miền núi (n=30) 20,0 73,3 6,7
Nông dân đồng bằng (n=30) 3,3 96,7 0
Nông dân vùng biển (n=30) 3,3 80,1 16,6
Toàn mẫu (n=113) 8,8 78,9 12,3
“Nguồn: Khảo sát thực tế, 2016”
Kết quả đánh giá cho thấy tỉ lệ lớn các cán bộ và nông dân đánh
giá cao hoạt động quản lý Nhà nước đối với phát triển kinh tế hộ trong giai
15
đoạn 2011 - 2016. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về kết quả đánh giá
giữa các nhóm đối tượng.Tỉ lệ nông dân vùng biển đánh giá cao hiệu quả
quản lý Nhà nước về phát triển các loại hình tổ chức nông dân và nâng cao
hiệu quả kinh tế hộ là phù hợp với thực tiễn. Đa số hộ nông dân vùng núi
cho rằng, vai trò của QLNN đối với phát triển kinh tế hộ chưa cao.
Hoạt động QLNN về phát triển kinh tế trang trại được tỉ lệ rất cao
người dân cũng như cán bộ đánh giá tốt hoặc rất tốt (Bảng 2.12).
Bảng 2.12: Kết quả đánh giá hoạt động quản lý Nhà nước về
phát triển kinh tế trang trại của huyện Lệ Thủy giai đoạn 2011 - 2016
Đối tượng đánh giá
Đánh giá QLNN
về phát triển kinh tế trang trại (%)
Chưa tốt Tốt Rất tốt
Nhóm cán bộ (n=23) 8,6 69,7 21,7
Nông dân miền núi (n=30) 10 86,7 3,3
Nông dân đồng bằng (n=30) 3,3 63,4 33,3
Nông dân vùng biển (n=30) 3,3 80,0 16,7
Toàn mẫu (n=113) 6,3 74,9 18,8
“Nguồn: Khảo sát thực tế, 2016”
Các ý kiến đánh giá cho rằng, trong giai đoạn này không chỉ số
lượng trang trại kinh tế nông nghiệp được tăng nhanh mà còn được đa
dạng hóa và quy mô trang trại cũng được đầu tư nhiều hơn về khoa học kỹ
thuật, vốn và hỗ trợ liên kết thị trường.
Kết quả đánh giá về quản lý Nhà nước về hoạt động phát triển
kinh tế hợp tác ở huyện Lệ Thủy giai đoạn 2011 - 2016 được thể hiện qua
Bảng 2.13.
Bảng 2.13: Kết quả đánh giá quản lý Nhà nước về hoạt động phát
triển kinh tế hợp tác
Đối tượng đánh giá
Đánh giá về hoạt động
phát triển kinh tế hợp tác (%)
16
Chưa tốt Tốt Rất tốt
Nhóm cán bộ (n=23) 13,0 53,3 30,4
Nông dân miền núi (n=30) 10,0 83,3 6,7
Nông dân đồng bằng (n=30) 0 66,7 33,3
Nông dân vùng biển (n=30) 3,3 76,7 20,0
Toàn mẫu (n=113) 6,6 70,0 23,4
“Nguồn: Khảo sát thực tế, 2016”
Ở bảng 2.13 cho thấy, tỉ lệ rất cao người dân và cán bộ đánh giá
cao kết quả QLNN về lĩnh vực này, đặc biệt là nhóm cán bộ và nhóm
nông dân vùng đồng bằng.
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá quản lý Nhà nước về phát triển doanh
nghiệp nông nghiệp của huyện Lệ Thủy giai đoạn 2011 - 2016
Đối tượng đánh giá
Đánh giá về hoạt động phát triển
doanh nghiệp nông nghiệp (%)
Chưa tốt Tốt Rất tốt
Nhóm cán bộ (n=23) 13,0 67,5 16,7
Nông dân miền núi (n=30) 13,3 86,7 0
Nông dân đồng bằng (n=30) 0 66,7 33,3
Nông dân vùng biển (n=30) 3,3 80,0 16,7
Toàn mẫu (n=113) 7,4 75,2 17,4
“Nguồn: Khảo sát thực tế, 2016”
Qua Bảng 2.14 có thể thấy rằng, tỉ lệ lớn các nhóm đối tượng cán
bộ và nông dân đánh giá cao công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc thực thi các chính sách phát
triển doanh nghiệp nông nghiệp chỉ mang tính thúc đẩy, hỗ trợ ban đầu.
2.3.8. Đánh giá Quản lý Nhà nước về chất lượng sản xuất nông
nghiệp
Bảng 2.15: Kết quả đánh giá QLNN về quản lý chất lượng vật tư nông
nghiệp và an toàn thực phẩm của huyện Lệ Thủy giai đoạn 2011-2016
17
Đối tượng đánh giá
Đánh giá về hoạt quản lý chất lượng
vật tư nông nghiệp và ATTP(%)
Chưa tốt Tốt Rất tốt
Nhóm cán bộ (n=22) 25,0 65,0 10,0
Nông dân miền núi (n=30) 13,3 86,7 0
Nông dân đồng bằng (n=30) 26,7 73,3 0
Nông dân vùng biển (n=30) 26,7 66,7 6,6
Toàn mẫu (n=113) 22,9 72,9 4,2
“Nguồn: Khảo sát thực tế, 2016”
Qua Bảng 2.15 cho thấy. Tất cả các nhóm đối tượng đều cho rằng
vấn đề an toàn thực phẩm chưa được quản lý tốt. Vấn đề lạm dụng hóa
chất trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp
vẫn đang ở đỉnh điểm và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Hơn thế nữa,
chưa có cơ quan, đơn vị nào quản lý triệt để hoặc có thể giải đáp, thông tin
cụ thể và chứng minh cho người tiêu dùng vấn đề thực phẩm hoặc chất
lượng vật tư nông nghiệp đang ở đâu? Sản phẩm nào là an toàn, minh
chứng ở đâu? và ai chịu trách nhiệm chính về vấn đề này? Hàng loạt câu
hỏi đang bỏ ngõ, chưa có câu trả lời.
2.4. Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động quản lý
Nhà nước về kinh tế nông nghiệp huyện Lệ Thủy giai đoạn 2011-2016
2.4.1. Kết quả đạt được và lí do
2.4.1.1. Những kết quả đạt được
Đánh giá ở mức độ đạt được trong nội dung QLNN về kinh tế
nông nghiệp thì 3 nội dung đạt thành quả rõ nét nhất được nhiều đối tượng
đánh giá tốt gồm (i) Nội dung ban hành và thực hiện chính sách phát triển
kinh tế nông nghiệp; (ii) Nội dung hoạch định, tổ chức thực hiện và quản lý
các dự án xây dựng cở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp; và (iii)
Quản lý việc ứng dụng tiến bộ KH - CN trong lĩnh vực nông nghiệp.
18
* Đối với nội dung ban hành và thực hiện chính sách phát triển kinh
tế nông nghiệp: Trong giai đoạn 2011 - 2016, huyện Lệ Thủy đã ban hành rất
nhiều chính sách phát triển nông nghiệp như chính sách hỗ trợ phát triển sản
xuất gia tăng giá trị trên đơn vị diện tích; chính sách hỗ trợ phát triển trang
trại; chính sách hỗ trợ sản xuất tập trung -phát triển cánh đồng lúa mẫu lớn và
liên kết với doanh nghiệp; Chính sách thúc đẩy liên kết, hợp tác nông dân
thành các tổ nhóm...
* Đối với nội dung nội dung hoạch định, tổ chức thực hiện và quản
lý các dự án xây dựng cở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp: trong
giai đoạn 2011 - 2016 có ít nhất 20 hạng mục công trình hàng năm được
xây dựng, nâng cấp, cải tạo, đặc biệt tập trung vào đường nội đồng, kênh
mương, trạm bơm, hồ chứa và kè cống.
* Đối với nội dung quản lý việc ứng dụng tiến bộ KH - CN trong
lĩnh vực nông nghiệp: Nhiều ý kiến đánh giá cho rằng trong giai đoạn
2011 - 2016, huyện Lệ Thủy đã mạnh dạn chỉ đạo và khuyến khích nghiên
cứu, tìm kiếm các khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù
hợp với điều kiện tự nhiên và nguồn lực địa phương để đưa vào ứng dụng
như việc ứng dụng máy sạ hàng và hệ thống kỹ thuật thâm canh lúa cải
tiến (SRI), sử dụng các bộ giống lúa mới, năng suất và chất lượng cao; áp
dụng các kỹ thuật trong thụ tinh nhân tạo bò, hoặc tạo nguồn giống thủy
sản, giống lúa tại chỗ.
2.4.1.2. Lí do đạt được
Nguyên nhân khách quan được thể hiện thông qua các chủ trương,
nghị định, chính sách và chỉ đạo của trung ương, tỉnh về phát triển kinh tế
nông nghiệp; xu thế phát triển của kinh tế xã hội thể hiện ở việc hội nhập,
phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông
nghiệp; nguồn lực lao động nông nghiệp có năng lực cao ngày càng nhiều,
khoa học công nghệ ngày càng phát triển nên tạo điều kiện cho địa
phương có cơ hội tìm kiếm và vận dụng vào thực tiễn. Các nguyên nhân
19
chủ quan chính là sự phối hợp, nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện
và các ban, ngành liên quan tạo cơ sở tốt cho công tác QLNN về kinh tế
nông nghiệp, thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài và các chính sách về
đào tạo nguồn cán bộ nông nghiệp chất lượng cao.
2.4.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Tồn tại hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì vấn đề quản lý Nhà nước về
kinh tế nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, được thể hiện ở các nội dung
hoạt động như: QLNN về chất lượng sản xuất nông nghiệp; Quy hoạch, kế
hoạch phát triển nông nghiệp (quy hoạch phát triển các mặt hàng chủ lực gắn
với thị trường); QLNN về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông
nghiệp; QLNN về tổ chức và đào tạo nhân lực cho nông nghiệp. Vấn đề lạm
dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn khó kiểm soát, chưa có chế
tài hợp lý và đủ mạnh để hạn chế vấn đề này; việc liên kết và hiệu quả sản
xuất của các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp chưa cao; việc tổ chức và
đào tạo nhân lực cho nông nghiệp còn thể hiện một số bất cập về chất lượng
đào tạo cũng như điều kiện cơ sở vật chất, vị trí việc làm và điều kiện để thực
hiện những kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo; các quy hoạch, kế hoạch
thể hiện tính cấp thiết, tuy nhiên tiến trình triển khai còn chậm; chưa nghiên
cứu phát triển các sản phẩm chủ lực gắn với thị trường một cách khoa học,
mang tính bền vững.
2.4.2.2. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về kinh
tế nông nghiệp. Nguyên nhân khách quan được thể hiện rõ ở các yếu tố
như điều kiện thời tiết, khí hậu, nguồn ngân sách nhà nước hạn hẹp, sự
hợp tác, phối hợp của người dân, sự biến động của thị trường, nguồn tài
nguyên đất hạn chế. Các nguyên nhân chủ quan chính được các nhóm đối
tượng xác định có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả quả QLNN về kinh tế
nông nghiệp bao gồm năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nông nghiệp;
20
phương pháp tiếp cận; cơ chế hoạt động quản lý nông nghiệp của Nhà
nước; nội dung QLNN về kinh tế nông nghiệp và nguồn nhân lực quản lý
nông nghiệp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Kết quả tìm hiểu về thực trạng QLNN về kinh tế nông nghiệp ở
địa bàn huyện Lệ Thủy cho thấy những mặt được đánh giá tốt gồm: Việc
hoạch định, tổ chức thực hiện và quản lý các dự án xây dựng cở hạ tầng
phục vụ phát triển nông nghiệp và Quản lý việc ứng dụng tiến bộ KH - CN
trong lĩnh vực nông nghiệp. Nguyên nhân chính là nhờ có các nghị quyết,
chủ trương chính sách hỗ trợ và sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp tỉnh,
huyện về đổi mới trong sản xuất nông nghiệp và sự nỗ lực, phối hợp tác
của các ban ngành liên quan. Các mặt chưa được gồm QLNN về chất lượng
sản xuất nông nghiệp; Quy hoạch sản xuất nông nghiệp (các sản phẩm chủ
lực gắn với thị trường); QLNN về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
nông nghiệp và QLNN về tổ chức và đào tạo nhân lực cho nông nghiệp. Có
nhiều nguyên nhân tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về kinh tế
nông nghiệp của huyện nhưng yếu tố khí hậu thời tiết, cơ chế hoạt động
quản lý là 2 nguyên nhân quan trọng nhất. Nhìn tổng quát chương 2 của
luận văn đã cơ bản nêu lên được thực trạng công tác QLNN về kinh tế
nông nghiệp của huyện Lệ Thủy và đánh giá cụ thể những việc làm tốt,
chưa tốt của công tác quản lý từ khâu lập kế hoạch, thực thi chính sách và
tạo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Về sử dụng số liệu thứ cấp từ các
báo cáo thống kê của huyện, luận văn cũng đã mạnh dạn đưa số liệu sơ
cấp được điều tra đến từng hộ nông dân đến các nhà quản lý để có cái nhìn
và đánh giá khách quan trung thực mang tính thực tiễ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_kinh_te_nong_nghiep_tai.pdf