Logistics nói chung và logistics hàng không nói riêng tại Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay phát triển dựa trên nền tảng liên kết vùng và
phát huy các thế mạnh của thành phố. Đây là trung tâm dịch vụ lớn của
khu vực miền Nam, hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu đều thông qua các
cảng của thành phố. Cảng hàng không tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện
tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã và đang hoạt động, bên cạnh đó
còn có việc mở rộng và xây dựng trung tâm logistics kết nối sân bay
Long Thành, dự án đang được Chính phủ nghiên cứu và sắp triển khai.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế trong và ngoài nước để
đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế trong tổng thể nền kinh tế
quốc gia.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về logisitcs cảng hàng
không
1.2.2.1. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật quản lý nhà
nước về logistic cảng hàng không
Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh
dịch vụ logistics tại cảng hàng không, sân bay. Các điều kiện để tổ
chức xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng trong cảng hàng không sân bay.
Tổ chức, phối hợp với các đơn vị liên quan đến việc thực hiện các
quy định của pháp luật về vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn hàng
không. Chấp hành việc tuân thủ các quy định về bốc dỡ, vận chuyển,
lưu kho.
1.2.2.2. Quy hoạch và quản lý việc đầu tư xây dựng, khai thác,
bảo dưỡng kết cấu hạ tầng, kho bãi phục vụ logistics cảng hàng
không
Thực hiện việc quản lý toàn bộ diện tích đất cảng hàng không,
sân bay được giao. Quản lý việc xây dựng các công trình trên mặt
đất, mặt nước, dưới lòng đất tại cảng hàng không, sân bay theo đúng
quy hoạch và dự án đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành.
1.2.2.3. Quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động logistics trong
cung ứng các dịch vụ công tại cảng hàng không, như: đại lý hải
quan, dịch vụ tư vấn - xin chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận và
các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động hàng không dân
dụng, dịch vụ về thuế, thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hóa
1.2.2.4. Quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn hàng không trong
hoạt động logistic cảng hàng không, bao gồm: vận tải hàng không,
hậu cần hàng không và các dịch vụ logistic cảng hàng không khác
7
1.2.2.5. Quản lý hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và điều tra sự cố
trong logistics cảng hàng không
Công tác tìm kiếm, cứu nạn, điều tra sự cố logistics hàng
không được thực hiện từ khâu kiểm tra hàng hóa tại sân bay, đưa lên
máy và cất cánh cho đến khi hạ cánh.
1.2.2.6. Hợp tác quốc tế về logistics cảng hàng không
Bao gồm các lĩnh vực liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị phục vụ cho hoạt động logistics hàng không như: Kho bãi,
đường chuyền hàng hóa.
1.2.2.7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm trong hoạt động logistics cảng hàng không
Kiểm tra các hoạt động chấp hành quy định của pháp luật về
kinh doanh dịch vụ logistics. Các hoạt động về cung cấp dịch vụ
hàng không của doanh nghiệp. Kiểm tra về hoạt động đăng ký vận
chuyển hàng hoá, hoạt động đăng ký về giá, phí, lệ phí của các doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ logistics hàng không.
1.2.3. Sự cần thiết quản lý nhà nước về logistics cảng hàng
không
1.2.3.1. Xuất phát từ vai trò của logistics cảng hàng không
trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Đối với nền kinh tế Hàng không kết nối mạng lưới giao thông
vận tải trên toàn thế giới. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Tạo ra nhiều giá trị kinh tế, việc làm và kết nối toàn cầu.
1.2.3.2. Chỉ có nhà nước bằng các cộng cụ, nguồn lực của
mình mới thúc đẩy được sự phát triển ổn định của logistics cảng
hàng không trong tiến trình hội nhập
Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để đưa ra các chính
sách mang tính định hướng, hoạch định cho từng giai đoạn cụ thể
khác nhau. Từ đó, xây dựng nên các bộ máy để quản lý, tổ chức, điều
hành theo một khuôn khổ hành lang pháp lý bắt buộc.
1.2.3.3. Xuất phát từ những khó khăn, cản trở trong việc phát
triển logistics cảng hàng không trong giai đoạn sắp tới
8
Logistics hàng không tuy đã được đưa vào khai thác từ lâu,
tuy nhiên mới thực sự được đầu tư một vài năm gần đây. Sự non trẻ,
thiếu kinh nghiệm, và đặc biệt là sự lạc hậu, manh mún của các
doanh nghiệp nội đòi hỏi phải có sự can thiệp, hỗ trợ từ phía nhà
nước.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về logistics cảng hàng
không của các nước
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về logistics cảng hàng
không của Singapore
Singapore Changgi là cảng hàng không quốc tế của Singapore.
Đây là cảng hàng không quốc tế lớn nhất Singapore với lưu lượng
hành khách và hàng hóa được vận chuyển qua cảng mỗi năm. Đây
được đánh giá là trung tâm vận chuyển hàng hóa hàng không lớn của
châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng và là một trong
những sân bay vận chuyển hàng hóa lớn của thế giới.
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về logistics cảng hàng
không của Thái Lan
Sân bay quốc tế Suvarnabhumi hay còn gọi là sân bay quốc tế
Bangkok mới được xây dựng tại Racha Thewa thuộc huyện Bang
Phli, tỉnh Samut Prakan cách Bangkok 25 km về phía Đông, Diện
tích là 32,8 km² (khoảng 8.000 acre) và phục vụ khoảng hơn 45 triệu
khách/năm, có khả năng nâng cấp lên thành 150 triệu khách trong
một năm. Sân bay được đưa vào khai thác từ năm 2006 và đây là sân
bay xếp hạng thứ 18 trong danh sách các sân bay bận rộn nhất trên
thế giới.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về logistics
cảng hàng không rút ra cho Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng
(1) Chính phủ nhận thức rõ vai trò của quản lý nhà nước đối
với logistics Cảng Hàng không với sự phát triển của đất nước cũng
như nhận thức đầy đủ thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đối với
hệ thống dịch vụ logistics Cảng Hàng không. (2) Xây dựng khuôn
khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất là điều kiện quan trọng cho việc
9
quản lý nhà nước đối với logistics cảng hàng không, đặc biệt với các
nước đang phát triển cần có hệ thống pháp luật và chính sách hướng
tới thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển dịch vụ logistics cảng.
(3) Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho dịch vụ logistics cảng
như ưu đãi thuế cho các công ty dịch vụ logistics cảng. (4) Khuyến
khích các công ty trong nước liên doanh với các hãng nước ngoài để
thiết lập hệ thống dịch vụ logistics toàn cầu, các công ty đa quốc gia,
các nhà dịch vụ logistics quốc tế đặt trụ sở tại khu vực cảng bên cạnh
việc đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng cho dịch vụ logistics
quan trọng, có quy mô lớn, hiện đại. (5) Hoàn thiện các chính sách
ưu đãi hỗ trợ và khuyến khích phát triển ngành dịch vụ logistics hiện
đại, hoàn thiện hệ thống đuờng xá, nâng cấp hệ thống giao thông vận
tải đường bộ, hậu cần hàng không, tàu sân bay, giảm tắc nghẽn giao
thông đường bộ thành phố và phát triển mạng lưới giao thông vận tải
liên kết.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, Luận văn đã làm rõ nội hàm của các khái
niệm chính, trong đó có khái niệm quản lý nhà nước về logistics cảng
hàng không và nội dung quản lý nhà nước về logistics cảng hàng
không nói chung, logistics cảng hàng không Thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng; theo đó, quản lý nhà nước về logistics bao gồm những nội
dung sau đây:
- Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật quản lý nhà nước
về logistics cảng hàng không.
- Quy hoạch và quản lý việc đầu tư xây dựng, khai thác, bảo
dưỡng kết cấu hạ tầng, kho bãi phục vụ logistics cảng hàng không.
- Quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động logistics trong cung
ứng các dịch vụ công tại cảng hàng không.
- Quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn hàng không trong hoạt
động logistics cảng hàng không
- Quản lý hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và điều tra sự cố trong
logistics cảng hàng không.
- Hợp tác quốc tế về logistics cảng hàng không.
10
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm trong hoạt động logistic cảng hàng không.
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ LOGISTICS CẢNG HÀNG KHÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện Kinh tế - Xã hội của
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10 0
10' - 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22' - 106 0 54 ' kinh độ đông; phía
Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và
Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang; Thành phố
Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730 km đường bộ, nằm ở ngã
tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông
sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á; trung tâm thành
phố cách bờ biển Đông 50 km; Đây là đầu mối giao thông nối liền
các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế; với hệ thống cảng và sân
bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu
tấn/năm; Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ
cách trung tâm thành phố 07 km; thành phố Hồ Chí Minh có diện tích
2.095,239 km2, dân số: 7.123.340 người với 24 quận - huyện.
2.1.2 Tác động của điều kiện tự nhiên và điều kiện Kinh tế -
Xã hội đến quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không tại
Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2.1. Thuận lợi
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm thương mại lớn
nhất, trung tâm tiêu thụ hàng hóa hàng đầu của Việt Nam, đóng vai
trò đầu mối giao thương quan trọng cho cả dải đất khu vực miền
Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu
Long, với tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ hiện chiếm
khoảng 24,3% tổng mức bán của cả nước.
11
Thành phố đã chỉ đạo Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh
phối hợp với các sở ngành chức năng xây dựng và công bố Quy
hoạch phát triển ngành thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2025, định hướng năm 2030. Đây là bản quy hoạch ngành đầu tiên
của thành phố được phê duyệt và ban hành theo Quyết định
1891/QĐ-UBND ngày 8-5-2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh. Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 8 đề án,
chương trình nhánh (bao gồm Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn
2017 - 2020, định hướng đến 2030; Đề án Phát triển ngành logistics
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến 2025, định hướng đến
2030).
2.1.2.2. Không thuận lợi
Logistics Cảng hàng không là một lĩnh vực dù không mới,
nhưng chưa thực sự được đầu tư xứng đáng vói tiềm năng của nó.
Hiện tại, Thành phố cũng còn đang gặp nhiều khó khăn trong quá
trình mở rộng đầu tư cho phát triển lĩnh vực này. Cụ thể như về kho
bãi, không gian, tàu đỗ sân bay vẫn là những bài toán khó, chưa
thể gỡ trong ngày một ngày hai.
2.2. Tình hình phát triển logistics cảng hàng không tại
Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Tổng quan về cảng hàng không tại Thành phố Hồ Chí
Minh
Logistics nói chung và logistics hàng không nói riêng tại Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay phát triển dựa trên nền tảng liên kết vùng và
phát huy các thế mạnh của thành phố. Đây là trung tâm dịch vụ lớn của
khu vực miền Nam, hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu đều thông qua các
cảng của thành phố. Cảng hàng không tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện
tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã và đang hoạt động, bên cạnh đó
còn có việc mở rộng và xây dựng trung tâm logistics kết nối sân bay
Long Thành, dự án đang được Chính phủ nghiên cứu và sắp triển khai.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (trước đây được gọi là Phi
trường Tân Sơn Nhứt) là sân bay quốc tế lớn nhất ở Việt Nam. Sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất với diện tích 850 ha đứng thứ nhất về mặt
12
diện tích cũng như công suất nhà ga (với công suất thiết kế năm 2018
là 28 triệu lượt khách/năm và quá tải khi lượng hành khách lên tới 38
triệu khách/năm, so với công suất hiện tại của sân bay Nội Bài là 20-
25 triệu và diện tích 815ha, Sân bay Đà Nẵng là 13 triệu) và cũng
là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt Nam.
2.2.2. Các lĩnh vực logistics cảng hàng không tại Thành phố
Hồ Chí Minh
2.2.2.1. Vận tải hàng không
Tân Sơn Nhất hiện nay là sân bay lớn nhất, chiếm 75% lưu
lượng hành khách quốc tế. Sân bay này cũng là trung tâm của hãng
hàng không quốc gia Việt Nam Airlines và cung cấp các chuyến bay
đến 17 quốc gia trên toàn thế giới trên năm châu lục, làm tăng khả
năng kết nối và lựa chọn để vận chuyển hàng hóa.
Hình 2.2: Quy trình vận chuyển hàng hóa hàng không
Nguồn: Tạp chí hàng không
Năm 2019, các mặt hàng như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện có trị giá nhập khẩu đạt 13.355,9 triệu USD, tăng 53,7%
so cùng kỳ năm 2018, chiếm tỷ trọng 30,3%; Máy móc, thiết bị, dụng
cụ và phụ tùng khác có trị giá nhập khẩu đạt 5.357,9 triệu USD, giảm
6,5%, chiếm tỷ trọng 12,2%; Vải các loại có trị giá nhập khẩu đạt
2.365,3 triệu USD, giảm 3,6%, chiếm tỷ trọng 5,4%; Chất dẻo
nguyên liệu có giá trị nhập khẩu đạt 1.951,8 triệu USD, giảm 2,9%,
chiếm tỷ trọng 4,4%; Sắt thép có trị giá nhập khẩu đạt 1.654,6 triệu
13
USD, tăng 8,4%; Dược phẩm có trị giá nhập khẩu đạt 1.341,5 triệu
USD, giảm 3,8%; Điện thoại các loại và linh kiện có trị giá nhập
khẩu đạt 1.249,0 triệu USD, tăng 5,2%; Nguyên phụ liệu dệt, may, da
giày có trị giá nhập khẩu đạt 731,6 triệu USD, tăng 2,9% so cùng kỳ.
So với đường bộ, vận tải hàng không chiếm tỉ phần thấp. Tuy
nhiên ngành hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa giá trị cao,
quãng đường dài trong thời gian nhanh nên vẫn mang lại giá trị lớn. Dự
đoán đến năm 2035, hàng không Việt Nam được đánh giá nằm trong 5
thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới, là cơ hội cho hàng hàng
không, doanh nghiệp logistics hàng không phát triển.
Hiện cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực logistics và 70% số đó tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh lân cận. Các doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu ở
quy mô nhỏ: 90% doanh nghiệp khi đăng ký có vốn dưới 10 tỷ đồng
(thấp hơn mức vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp cả nước),
1% có mức vốn trên 100 tỷ đồng, 1% có mức vốn từ 50-100 tỷ đồng,
3% có mức vốn từ 20-50 tỷ đồng và 5% có mức vốn từ 10-20 tỷ
đồng. Có tới 2.000 doanh nghiệp logistics là công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên, cũng cho thấy quy mô nhỏ bé.
Hình 2.3: Số lượng doanh nghiệp logistics chia theo khu vực
Nguồn: VLA
2.2.2.2 Hậu cần hàng không
TP. HCM
Hà Nội
Đà Nẵng
Hải Phòng
Bình Dương
Bà Rịa - Vũng tàu
Đồng Nai
14
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất không chỉ là cửa ngõ
giao thông hàng không của thành phố Hồ Chí Minh mà còn là cửa
ngõ giao thông lớn nhất ở nước ta. Với vị trí nằm trên các trục giao
thông hàng không đông đúc Đông - Tây và Nam - Bắc của khu vực,
cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có nhiều cơ hội để trở thành
trung tâm trung chuyển trong khu vực. Cảng hàng không quốc tế Tân
Sơn Nhất là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay
quân sự, trong đó khu vực dân sự nằm ở phía phía Đông và Nam, khu
vực quân sự nằm ở phía Tây và Bắc.
Về năng lực tiếp thu tàu bay, cảng hàng không quốc tế Tân
Sơn Nhất đạt cấp 4E theo mã tiêu chuẩn của ICAO, sử dụng 02
đường cất hạ cánh có khả năng tiếp nhận các loại tàu bay B747,
B777/787, A350. Hệ thống sân đỗ tàu bay gồm 82 vị trí đỗ tàu bay,
trong đó 54 vị trị đỗ của hàng không dân dụng và 28 vị trị đỗ của
hàng không lưỡng dụng.
Về khả năng phục vụ hàng hóa, hiện nay tại cảng hàng không
quốc tế Tân Sơn Nhất có 3 ga hàng hóa là Nhà ga hàng hoá AFT1,
AFT2 của Công ty Trash nhiệm hữu hạn Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn
Nhất (TCS) và ga hàng hóa của Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng hóa
Sài Gòn (SCSC) với tổng công suất phục vụ khoảng gần 700.000 tấn
hàng hóa/năm. Cụ thể như sau:
2.2.2.3. Các dịch vụ khác
Bao gồm các hoạt động như: Đại lý hải quan; ; Dịch vụ tư vấn-
xin giấy phép; Làm thủ tục hành chính hải quan; Tư vấn xuất nhập
khẩu; Xuất trình hồ sơ hải quan Mục tiêu sắp tới của ngành
logistics là 100% hoạt động thông quan thực hiện qua đại lý hải quan.
Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp hiện nay trong lĩnh vực dịch vụ
hải quan chủ yếu là người “khai thuê hải quan” trong khi đại lý hải
quan không được sử dụng rộng rãi vì vai trò của đại lý hải quan
không rõ ràng.
2.3. Quản lý nhà nước về logistics cảng hàng không tại
Thành phố Hồ Chí Minh
15
2.3.1. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật quản lý nhà
nước về logistics cảng hàng không
Công tác tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về
logistics cảng hàng không được giao cho Cảng vụ hàng không miền
Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn như: hải quan,
thuế, quốc phòng và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực
hiện. Cảng vụ hàng không miền Nam trên cơ sở quyền hạn, chức
năng sẽ triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh
hàng không dân dụng, logistics hàng không, lưu kho, bến bãi; các
quy định về đảm bảo an ninh, an toàn hàng không; quy định pháp
luật về việc cung cấp các dịch vụ logsitics tại cảng hàng không, sân
bay.
Hệ thống pháp luật về hàng không dân dụng, các quy định về
điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng hàng không sân bay
của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập với điều kiện hiện tại.
Tuy nhiên, cùng với nỗ lực của Chính Phủ, các Bộ ngành thì
logistics nói chung và logistics hàng không nói riêng đang dần được
quan tâm, hệ thống pháp luật bước đầu mang tính chất đồng bộ, chặt
chẽ và ổn định hơn.
Logistics hàng không là một trong những ngành có triển vọng
phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đây vẫn là một
ngành còn non trẻ và chưa được phát triển một cách đồng bộ. Vì thế,
hệ thống pháp luật cũng có nhiều sự thay đổi để phù hợp với sự phát
triển của thể giới và tình hình trong nước. Các cơ quan quản lý ngành
kết hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố thường xuyên tổ chức các
buổi tuyên truyển, phổ biến pháp luật, các quy định của nhà nước về
logistics hàng không. Tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp hoạt động
lĩnh vực logistics hàng không tuân thủ pháp luật, thực hiện các quy
định trước, trong và sau chuyển bay.
Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức thực
hiện các quy định của pháp luật về an ninh, an toàn hàng không trong
hoạt động lưu bãi, vận chuyển, bốc dỡ trước và sau các chuyến bay.
Các quy định về khai thác dịch vụ vận chuyển hàng hóa, kho bãi
16
quy trình kiểm tra xuất nhập hàng hóa đều được triển khai một
cách rộng rãi, quyết liệt. Đảm bảo mọi quy định của nhà nước về
cũng cấp dịch vụ logistics tại cảng hàng không, sân bay được tổ chức
thực hiện đồng bộ, nghiêm túc và hiệu quả.
2.3.2. Quy hoạch và quản lý việc đầu tư xây dựng, khai thác,
bảo dưỡng kết cấu hạ tầng, kho bãi phục vụ logistics cảng hàng
không
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vẫn chiếm một tỷ trọng vận tải
hàng hòa lớn trong cả nước. Lượng hàng hóa vận chuyển qua đường
hàng không trong những năm qua liên tục tăng nhanh do nhu cầu của
Thành phố cũng như các tỉnh lân cận tăng. Việc quy hoạch, xây dựng
hệ thống cơ sở hạ tầng, kho bãi phục vụ cho nhu cầu logistics tại
cảng hàng không là một vấn đề đã được đề cập đến rất nhiều trong
thời gian vừa qua. Hiện tại, Sân bay Tân Sơn Nhất có hai nhà ga T1
và T2. Tuy nhiên cùng với quá trình tăng nhanh do nhu cầu vận
chuyển lớn, việc quy hoạch, xây dựng thêm một nhà ga đã được nhà
nước có chủ trương.
Năm 2019, sân bay Tân Sơn Nhất đã phục vụ hơn 40 triệu
hành khách, trong khi năng lực phục vụ theo thiết kế chỉ là 25 triệu
khách/năm. Để đảm bảo giao thông ra vào khu vực sân bay, từ nhiều
năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập tổ phản ứng nhanh
tham gia điều tiết phương tiện, giải tỏa ùn tắc giao thông và xử lý sự
cố về hạ tầng, tai nạn giao thông. Đặc biệt là việc đẩy nhanh thủ tục
để tiến hành giải phóng mặt bằng tuyến đường Phan Thúc Duyện nối
dài để phục vụ việc xây dựng nhà ga T3 trong sân bay và giảm tải lưu
lượng phương tiện cho các tuyến xung quanh sân bay. Nhằm giảm áp
lực cho sân bay Tân Sơn Nhất khi toàn bộ việc khai thác hàng hóa,
hành khách đều tập trung vào trục đường Trường Sơn cũng như tăng
cường vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa
trong nước bằng đường hàng không.
Hàng hóa tập trung về Tân Sơn Nhất, hàng ngày ngoài lượng
xe chở khách ra vào sân bay, trên tuyến đường Trường Sơn còn có
một lượng rất lớn xe tải, xe hơi, xe máy của người dân, doanh nghiệp
17
đến giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng hóa từ các chuyến
bay nội địa. Do đó, việc khẩn trương đầu tư xây dựng, mở rộng hệ
thống nhà ga, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu vận chuyển bằng
đường hàng không là rất cấp bách. Dự kiến Sân bay Long Thành sẽ
được khởi công xây dựng, tuy nhiên lưu lượng sử dụng tăng nhanh và
cao ít nhất vẫn sẽ tạo áp lực cho Sân bay Tân Sơn Nhất trong 5 đến
10 năm tới.
2.3.3. Quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động logistics trong
cung ứng các dịch vụ công tại cảng hàng không
Để đẩy mạnh khai thác vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
không, ngay từ cách nay hơn 10 năm, Thủ tướng Chính phủ đã có
quyết định quy hoạch thành lập hãng hàng không vận chuyển hàng
hóa của doanh nghiệp trong nước. Cục Hàng không cũng đã triển
khai cho các hãng hàng không trong nước triển khai lập đội tàu bay
chuyên vận chuyển hàng hóa và khuyến khích các nhà đầu tư lập
hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa.
Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo cơ quan quản lý ngành tại
địa phương phải tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các phương án để Bộ
điều chỉnh quy hoạch đến năm 2030 sẽ thành lập hãng hàng không
vận chuyển hàng hóa. Theo đó, quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải
là không thành lập hãng hàng không 100% vốn Nhà nước để khai
thác vận chuyển hàng hóa mà sẽ huy động nguồn lực xã hội cho việc
này.
Các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động logistics hàng không
tại cảng những năm qua cũng được quan tâm và tạo điều kiện để tăng
năng suất đáng kể cho doanh nghiệp.
2.3.4. Quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn hàng không trong
hoạt động logistic cảng hàng không
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và nhu cầu vận chuyển
tăng nhanh trong những năm qua, việc đảm bảo an ninh, an toàn hàng
không trong lĩnh vực logistics cũng được chú trọng, tăng cường phối
hợp giữa cơ quan chuyên môn. Trong những năm qua, các cơ quan
chuyên môn tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã làm tốt
18
công tác đảm bảo an ninh an toàn hàng không dân dụng, đã đảm bảo
tốt an ninh, an toàn hàng không dân dụng trong bối cảnh tình hình thế
giới, trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Kịp thời phát hiện,
ngặn chặn một số âm mưu, ý đồ liên quan đến hoạt động khủng bố.
Trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và các hành
vi vi phạm quy định giữ gìn an ninh trật tự tại các cảng hàng không,
lực lượng công an đã phối hợp với lực lượng an ninh sân bay xây
dựng kế hoạch liên hoàn phòng, chống tội phạm và đảm bảo trật tự
an toàn giao thông nhất là trong dịp cao điểm.
2.3.5. Quản lý hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và điều tra sự cố
trong logistics cảng hàng không
Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, điều tra sự cố trong lĩnh vực
logistics hàng không trong những năm qua đã đạt được nhiều thành
tích, sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ có hiệu quả với các cơ quan đơn
vị trong và ngoài ngành hàng không đã mang đến tính an toàn, thông
suốt trong lĩnh vực vận chuyển hàng không dân dụng. Hiện tại,
không chỉ ngành hàng không thành phố, mà của cả nước đều chưa
xảy ra các sự cố nghiêm trọng nào ảnh hưởng đến người và hàng hóa.
Đây được đánh giá là một thành công không nhỏ của hoạt động tìm
kiếm, cứu nạn và điều tra sự cố hàng không.
2.3.6. Hợp tác quốc tế về logistics cảng hàng không
Những năm qua, trên cở sở đầu tư phát triển một cách mạnh
mẽ, việc hợp tác quốc tế phát triển logistics cảng hàng không nói
riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng được quan tâm. Cụ thể,
thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm giữa các chuyên gia
hàng đầu thế giới trong lĩnh vực logistics hàng không với các nhà
quản lý chuyên môn của nhà nước để tìm ra giải pháp, phương án
phát triển logistics nói chung và logistics hàng không nói riêng phát
triển một cách đồng bộ, hiệu quả, đúng với tiềm năng sẵn có của
Thành phố.
Các cơ quan chuyên môn thường xuyên đẩy mạnh hoạt động
xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics, tăng cường hợp tác quốc tế
về logistics để phát triển dịch vụ logistics xuyên biên giới, trước hết
19
là thị trường các nước láng giềng và ASEAN (Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á). Bên cạnh đó, thường xuyên trao đổi, kêu gọi đầu tư từ
các nước có dịch vụ logistics hàng không phát triển lâu đời trên thế
giới. Để từ đó, cải tiến cộng nghệ, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng,
dịch vụ phục vụ cho hoạt động logistics hàng không.
2.3.7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm trong hoạt động logistics cảng hàng không
Kế hoạch công tác giám sát an toàn được xây dựng và triển
khai thực hiện trong từng năm. Tiếp tục thực hiện kế hoạch khắc
phục, cập nhật kế hoạch khắc phục và kết quả khắc phục các khuyến
cáo của ICAO lên hệ thống giám sát liên tục của ICAO (CMA) thông
qua hệ thống chương trình tích hợp phân tích xu thế và báo cáo an
toàn của ICAO (iSTARS) Xây dựn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_logistics_cang_hang_kho.pdf