Những kết quả đã đạt được Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Thực hiện tốt quản lý nhà nước về môi trường với đề án 02 về thu gom, xử lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện. Thứ hai, công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức Thường niên, UBND huyện đều tổ chức tốt các hoạt động
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến đông đảo quần chúng nhân
dân. Thứ ba, công tác vệ sinh môi trường 15 Toàn huyện có 41 mô hình hạn
chế sử dụng túi nilong bằng làn nhựa đi chợ, 29 mô hình phân loại rác thải tại
nguồn, 23/23 xã, thị trấn thực hiện hiệu quả mô hình “sạch đường làng, sạch
đồng ruộng” Tỷ lệ thu gom, vận chuyển rác thải đạt 100%, việc thu gom, vận
chuyển đến nơi xử lý theo quy định đạt >90%. Thứ tư, công tác xử lý chất
thải rắn Năm 2019, tổng lượng rác thải sinh hoạt vận chuyển về khu xử lý đạt
khoảng 34.000tấn, đạt tỷ lệ vận chuyển xử lý 98%. Thứ năm, công tác xử lý
chất thải nguy hại 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã
quản lý chất thải nguy hại đúng quy định. Thứ sáu, thực hiện tiêu chí môi
trường Giai đoạn 2017-2019, xác nhận đăng ký 170 hồ sơ kế hoạch bảo vệ
môi trường.
18 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi
trường. Xuất phát từ tình hình thực tế, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà
nước về môi trường trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” làm
đề tài luận văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
* Các công trình nghiên cứu Luận án Tiến sĩ của Hà Văn Hòa - Học
viện Hành chính quốc gia (2015), Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 2 Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Khắc
Phong - Đại học quốc gia Hà Nội (2010), Quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường ở tỉnh Bắc Ninh. Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Cao Khoa - Học viện Hành
chính Quốc gia (2017), Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện
Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Văn Tuân - Học viện
Hành chính Quốc gia (2017), Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình. Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Ngọc - Học viện
Hành chính Quốc gia (2017), Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn
huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Giáo trình Quản lý nhà nước về tài nguyên
và môi trường - Học viện hành chính quốc gia dành cho Đại học. Giáo trình
4
Quản lý môi trường (2014) của Hoàng Anh Huy - Đại học Tài nguyên và môi
trường. Bùi Đức Hiển, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hoàn thiện pháp luật về
môi trường để bảo đảm phát triển bền vững. Nghị quy - bảo vệ tài nguyên môi
trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2013. Nghiên cứu, đề
xuất giải pháp bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển bền vững tại các làng
nghề khu vực nô - - - - 3 PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (2013), Kinh tế và quản
lý môi trường. ThS. Nguyễn Thị Nga (2015), “Bảo vệ môi trường tự nhiên ở
Việt Nam - Yêu cầu cấp thiết”, Tạp chí Cộng sản,
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước, tạo ra sự chuyển biến mới trong công tác bảo vệ môi trường, 2016, Tạp
chí Môi trường, Bùi Hằng (2017), “Tăng cường
phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý Nhà nước về môi trường”, Tạp chí Môi trường,
Nguyễn Hằng (2017), “Tăng cường công tác quản
lý nhà nước về môi trường”, Tạp chí Môi trường,
Mai Hương (2018), “Tăng cường năng lực cho các cơ quan truyền thông, cơ
quan quản lý nhà nước về môi trường”, Tạp chí Môi trường,
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Trên cơ sở nghiên cứu, tập hợp lý thuyết quản lý nhà nước về môi
trường và thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Hà Nội để đánh giá được những kết quả đã đạt
được và những hạn chế, góp phần đưa ra các phương hướng và giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
3.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc quản lý nhà
nước về môi trường. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về môi
trường trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, nêu lên các kết quả
đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất phương hướng và một số giải
5
pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý nhà nước về môi trường trên địa
bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Quản lý nhà nước về môi trường
Về không gian: Trên địa bàn huyện Thạch Thất, TP Hà Nội. Về thời gian:
Giai đoạn 2017 đến 2019.
5. Phương pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận
văn sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu như : Phương pháp tổng
hợp, phân tích Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê, dự báo
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Luận văn góp phần hệ thống hóa, làm sáng tỏ các khái niệm cơ
bản, vai trò, quan điểm của Đảng và nhà nước, sự cần thiết khách quan phải
quản lý nhà nước đối với môi trường, từ đó làm rõ nội dung quản lý nhà nước
về môi trường trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
6.2. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá quản lý
nhà nước về môi trường, luận văn sẽ nêu lên thực tiễn việc quản lý nhà nước
về môi trường trên địa bàn nghiên cứu và chỉ ra những hạn chế, bất cập, từ đó
định hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn nữa quản lý nhà nước về
môi trường nhằm đảm bảo phát triển môi trường bền vững. Một số giải pháp
mà luận văn đưa ra cũng có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ quá trình
nghiên cứu cho sinh viên, học viên và là tài liệu tham khảo cho những người
quan tâm đến vấn đề này.
6
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về
môi trường. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa
bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và giải
pháp quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành
phố Hà Nội.
7
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về môi trường Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả
các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con
người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan,
quan hệ xã hội...
1.1.2. Những khái niệm cơ bản Hoạt động bảo vệ môi trường Phát triển
bền vững Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Suy thoái môi trường Sự cố
môi trường Quy hoạch bảo vệ môi trường Ứng phó với biến đổi khí hậu Quản
lý Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ
máy nhà nước lên đối tượng bị quản lý trong việc tổ chức, quy hoạch, điều
hành. Kinh tế thị trường
1.2. Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng
1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về môi trường 7 Ngày nay, vấn đề
môi trường không chỉ trở thành vấn đề của khoa học, mà nó còn trở thành vấn
đề quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia và sự tồn vong của xã hội.
Huyện Thạch Thất còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong đó là tình trạng
ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
1.2.2. Vai trò của môi trường Thứ nhất, môi trường là không gian sống
của con người và các loài sinh vật Thứ hai, môi trường là nơi cung cấp tài
nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người Thứ ba,
môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra. Thứ tư,
môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất. Thứ năm, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông
tin cho con người
8
1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về môi trường Một là, bảo đảm
tính hệ thống Hai là, bảo đảm tính tổng hợp Ba là, bảo đảm tính liên tục và
nhất quán Bốn là, bảo đảm tập trung dân chủ Năm là, kết hợp quản lý theo
ngành và quản lý theo lãnh thổ Sáu là, kết hợp hài hoà các lợi ích: Bảy là, kết
hợp hài hoà giữa quản lý môi trường với quản lý kinh tế - xã hội Tám là, tiết
kiệm và hiệu quả Chín là, phát triển bền vững
1.2.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về môi trường Về
việc sử dụng công cụ pháp luật Về chính sách về kinh tế Về việc sử dụng
công cụ kỹ thuật Về nguồn nhân lực Về nguồn vật lực: Chi ngân sách nhà
nước Phí bảo vệ môi trường Quỹ bảo vệ môi trường Các nguồn lực khác Ưu
đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường Phát triển và ứng dụng khoa học,
công nghệ Phát triển công nghiệp môi trường Truyền thông, phổ biến pháp
luật về bảo vệ môi trường Giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi
trường
1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường Xây dựng, ban hành
theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy
hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống
quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi
trường. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường;
thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường và kiểm tra, 9 xác nhận các công trình bảo
vệ môi trường; tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. Chỉ đạo, hướng
dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý chất
thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường. Cấp, gia hạn, thu
hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường Thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường; xử lý
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đào tạo nhân lực khoa học và quản
9
lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ
môi trường. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc
thực hiện ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. địa phương Tại phường An Hưng,
thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã kêu gọi, vận động hội viên thực
hiện xã hội hóa mua thùng đựng rác có nắp đậy, hợp vệ sinh, giúp các hộ
phân loại rác thải, giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp. Hợp tác xã dịch vụ Thu
gom rác thải - Môi trường xã Hợp Thành, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
thực hiện các hoạt động thu 10 gom xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải rắn, rác
thải nguy hại; thu mua phế liệu, cung ứng giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc
hoa, cây xanh, cây trang trí quận, huyện Quận Long Biên, thành phố Hà
Nội Câu lạc bộ Tình nguyện vì môi trường của các phường ra đời để bảo vệ
môi trường ở địa bàn dân cư. Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội Chính
quyền quận phối hợp với nhân dân địa phương áp dụng mô hình Tổ giám sát
ô nhiễm nước. Quản lý tài nguyên môi trường thông qua các hoạt động kiểm
tra, giám sát và xử lý vi phạm. Một là, nâng cao năng lực của quản lý. Ba là,
nâng cao vai trò, ý thức, trách nhiệm của cộng đồng, dân cư... trong bảo vệ
môi trường Bốn là, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách pháp luật về
bảo vệ môi trường. Tiểu kết chương 1
10
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Thạch Thất nằm phía Tây thành phố
Hà Nội với 22 xã, 01 thị trấn, với 203 thôn, bản, cụm dân cư. Khí hậu nhiệt
đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong 10
năm từ 2010-2019, huyện đã triển khai 1.051 dự án, với tổng số vốn 5.954 tỷ
đồng.
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến môi
trường ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội Ưu điểm cần phát huy Đường
làng, ngõ xóm được sạch sẽ. Mang những kỹ thuật, công nghệ mới, nâng cao
ý thức xử lý rác thải. Hạn chế cần khắc phục Nắng nóng tạo điều kiện cho bụi
lan tỏa gây ô nhiễm không khí, hoặc mưa nhiều kéo theo nguồn nước bị ô
nhiễm. 12 Nhiều nhà máy, cơ sở hoạt động kinh tế chưa có ý thức bảo vệ môi
trường sẽ xả thải ra môi trường gây ô nhiễm.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội
2.2.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản về môi
trường Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Thạch Thất đưa ra những kế hoạch
hành động, những văn bản tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong công
tác quản lý nhà nước về môi trường.
2.2.2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương
trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường. UBND huyện đã chỉ đạo
và giao nhiệm vụ thực hiện tốt công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường, phân
loại và vận chuyển rác thải sinh hoạt. UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện rà
soát, lập khối lượng đấu thầu công tác VSMT trên địa bàn huyện. Hướng dẫn,
11
kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường đối. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo.
2.2.3. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá
hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường. Hiện nay, trên địa bàn
huyện Thạch Thất chưa có hệ thống quan trắc môi trường.
2.2.4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường;
xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. 13 Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn, đôn đốc các cá nhân, tổ chức có
đầy đủ hồ sơ thủ tục về môi trường.
2.2.5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn
đa dạng sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi
môi trường.
2.2.6. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường.
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thất tiếp nhận hồ sơ đăng ký
kế hoạch Bảo vệ môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp
Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
2.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường. Hàng năm UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện
kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên, môi
trường. Từ năm 2017-2019 đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 55 đơn vị trên địa bàn. Phát hiện
và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với với 12 đơn vị, tổng số tiền
phạt nộp ngân sách là 660.000.000 đồng;
2.2.8. Đào tạo nhân lực; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức,
pháp luật bảo vệ môi trường Thực hiện Quyết định số 5444/QĐ-UBND của
UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện tăng cường chỉ đạo từng bước hoàn
thiện, nâng cao năng lực chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý môi trường từ huyện đến xã, thị trấn; 14
12
2.2.9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2.2.10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân
sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Xét về thu ngân sách
Việc thu giá vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện theo Quyết định
54/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 và phương án do UBND huyện phê
duyệt. Đến nay tỷ lệ thu tại các xã đạt 47%. Hằng năm, HĐND huyện đều lập
và phê chuẩn dự toán thu ngân sách nhà nước theo chỉ tiêu đã được giao. Xét
về chi ngân sách
2.2.11. Hợp tác trong quản lý nhà nước về môi trường. Mức độ bao phủ
sự hợp tác với các tổ chức khác trong địa bàn huyện còn mờ nhạt, chưa triệt
để.
2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
2.3.1. Những kết quả đã đạt được Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Thực hiện tốt quản lý nhà nước về môi trường với đề án 02 về thu gom, xử lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện. Thứ hai, công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức Thường niên, UBND huyện đều tổ chức tốt các hoạt động
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến đông đảo quần chúng nhân
dân. Thứ ba, công tác vệ sinh môi trường 15 Toàn huyện có 41 mô hình hạn
chế sử dụng túi nilong bằng làn nhựa đi chợ, 29 mô hình phân loại rác thải tại
nguồn, 23/23 xã, thị trấn thực hiện hiệu quả mô hình “sạch đường làng, sạch
đồng ruộng” Tỷ lệ thu gom, vận chuyển rác thải đạt 100%, việc thu gom, vận
chuyển đến nơi xử lý theo quy định đạt >90%. Thứ tư, công tác xử lý chất
thải rắn Năm 2019, tổng lượng rác thải sinh hoạt vận chuyển về khu xử lý đạt
khoảng 34.000tấn, đạt tỷ lệ vận chuyển xử lý 98%. Thứ năm, công tác xử lý
chất thải nguy hại 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã
quản lý chất thải nguy hại đúng quy định. Thứ sáu, thực hiện tiêu chí môi
trường Giai đoạn 2017-2019, xác nhận đăng ký 170 hồ sơ kế hoạch bảo vệ
môi trường. Tại các xã, thị trấn: Hầu hết đạt các chỉ tiêu trong tiêu chí môi
13
trường theo bộ tiêu chuẩn của UBND thành phố. Cụm công nghiệp: Có
70/1.137 cơ sở (đạt 63.3%) đã có đủ hồ sơ thủ tục về môi trường và thực hiện
tốt việc quản lý. Làng nghề: hầu hết đã có cam kết việc thực hiện các quy
định về bảo vệ môi trường. Cơ sở sản xuất ngoài cụm công nghiệp, cụm làng
nghề: 20.209/21.500 cơ sở sản xuất có cam kết bảo vệ môi trường. Các cơ sở
chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện: 565/9.780 hộ chăn nuôi có bể biogas,
hố ga lắng cặn.
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục Thứ nhất, Công tác lãnh đạo,
tuyên truyền, phối kết hợp Công tác kiểm tra chưa thực hiện triệt để. 16 Chưa
làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp. Chưa xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm. Thứ hai, Công tác vệ sinh môi trường Một số điểm tập kết do lâu ngày
chưa được sửa chữa. Thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường gặp khó khăn Nhà
thầu chưa chịu trách nhiệm toàn bộ công tác thu giá dịch vụ vệ sinh môi
trường và công tác vệ sinh môi trường ngõ xóm, không giao lại cho các xã
như hiện nay. Việc phân loại được rác thải chưa thực hiện được. Thứ ba, Xử
lý chất thải rắn Xây dựng hệ thống xử lý chất thải còn mang tình hình thức,
hiệu quả xử lý chưa cao. Thứ tư, Môi trường trong làng nghề, cụm công
nghiệp Hầu hết chưa có hệ thống xử lý nước thải chung.
2.3.3. Nguyên nhân Thứ nhất, nguyên nhân của những kết quả đạt được
Chính quyền cơ sở đã có sự vào cuộc trong công tác chỉ đạo thực hiện các
nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường. Hình thức đấu thầu tập trung
thống nhất quy về một đơn vị duy trì vệ sinh môi trường theo gói thầu. Giao
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện làm đại diện chủ đầu tư nên
thuận tiện cho việc thanh toán và đảm bảo việc quản lý kinh phí thu giá. Thực
hiện thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường theo phương án thống nhất. Ý thức
của người dân cũng đã tiến bộ hơn. Thứ hai, nguyên nhân của những hạn chế
cần khắc phục 17 * Văn bản pháp luật về môi trường chưa đồng bộ, thiếu khả
thi Hệ thống các văn bản này vẫn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và không
khả thi. Tính ổn định của hệ thống văn bản pháp luật không cao. * Công tác
lãnh đạo, chỉ đạo Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền cấp xã một số
14
nơi sau khi thực hiện gói thầu có tâm lý ỷ nại vào nhà thầu. Chưa nghiêm túc
xử lý các trường hợp vi phạm về môi trường trên địa bàn. * Hệ thống quan
trắc môi trường chưa mang lại hiệu quả Chưa có hệ thống quan trắc giám sát
môi trường dẫn tới quản lý còn lỏng lẻo, để xảy ra nhiều sai phạm nhưng
chưa có hướng xử lý, khắc phục.
* Quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm Trên địa bàn huyện hiện nay có
31 điểm tập kết rác thải, chất thải rắn vơi diện tích khoảng 6000m2 , tuy nhiên
90% các điểm tập kết rác thải đều bị xuống cấp nghiêm trọng. Đơn vị cung
ứng dịch vụ vệ sinh môi trường làm việc còn cẩu thả, thiếu trách nhiệm.
* Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa đáp ứng yêu cầu Hoạt động
thanh tra, kiểm tra còn yếu.
* Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng Về phía chính quyền: Trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác BVMT
còn hạn chế. Về phía nhà thầu: chưa thực hiện tốt công tác quản lý nhân sự.
Năng lực nhà thầu không đáp ứng được việc thực hiện các hạng mục công
việc trong gói thầu. 18 Về phía người dân: Ý thức của người dân chưa tốt.
* Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa hiệu quả Công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân chưa sát, chưa cụ thể.
* Chưa có nhiều ứng dụng công nghệ tiên tiến Chưa có cơ chế, chính
sách hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, tập thể tham gia nghiên cứu, ứng dụng
các công nghệ tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường.
* Ngân sách chi cho môi trường chưa đáp ứng Ngân sách phân bổ cho
các vấn đề môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguồn vốn, nguồn đầu tư
cho bảo vệ môi trường chưa được chú trọng thúc đẩy.
* Hoạt động hợp tác chưa mang lại hiệu quả Hợp tác giữa các cơ quan,
tổ chức, cá nhân còn hạn chế, chưa rõ ràng, chưa sâu nên chưa mang lại hiệu
quả cao. Tiểu kết chương 2
15
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
3.1. Phương hướng quản lý nhà nƣớc về môi trường
3.1.1. Quan điểm quản lý nhà nước về môi trường Phát triển kinh tế -
xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu “Tăng cường công tác Bảo vệ môi trường trên địa bàn
thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Giải quyết ô
nhiễm môi trường đòi hỏi phải có giải pháp, phải có ngân sách.
3.1.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội Các mục tiêu bao gồm:
Một là, khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát
sinh trong hoạt động sống của con người.
Hai là, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm
và suy thoái chất luợng môi trường sống.
Ba là, xây dựng công cụ quản lý có hiệu lực, hiệu quả. Những mục tiêu
cụ thể như: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý. Thống nhất
giao công tác vệ sinh môi trường cho đơn vị trúng thầu theo kết luận của Chủ
tịch UBND thành phố. Tích cực và chủ động trong công tác bảo vệ môi
trường, huy động vốn, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường. 20 Định
hướng phát triển bền vững, chuyển, giải quyết dứt điểm những vấn đề môi
trường gây bức xúc dư luận. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền trung ương,
thành phố Hà Nội, các cơ quan ban ngành có liên quan. Thứ sáu, xây dựng cơ
chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia công tác bảo vệ môi
trường.
3.2. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở huyện Thạch Thất,
thành phố Hà Nội
16
3.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản về môi trường Cần quy
định mức phạt cụ thể đối với từng trường hợp gây ô nhiễm trong quá trình
hoạt động.
3.2.2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo Theo dõi và quản lý chặt
chẽ hoạt động bảo vệ môi trường; kiên quyết, kịp thời xử phạt các hành vi vi
phạm. Xây dựng kế hoạch xử lý các vấn đề bức xúc môi trường như rác thải,
nước thải sinh hoạt, làng nghề.
3.2.3. Xây dựng hệ thống quan trắc Mỗi cụm, điểm công nghiệp lớn
cần có ít nhất một hệ thống quan trắc đảm bảo chất lượng.
3.2.4. Quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm Thường xuyên kiểm tra,
giám sát đơn vị cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện.
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường, chất
lượng dịch vụ vệ sinh môi trường. Tập trung đầu tư, cải tạo các điểm tập kết
rác thải xuống cấp đáp ứng nhu cầu thu gom rác thải sinh hoạt. 21 Tổ chức rà
soát, xây dựng kế hoạch đấu thầu các hạng mục vệ sinh môi trường theo chỉ
đạo của thành phố.
3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Xây dựng kế
hoạch kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi
phạm.
3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện quản lý nhà nước
về môi trường Tập trung đào tạo, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ quản lý
môi trường các cấp. Mỗi người dân cần nâng cao nhận thức và ý thức trong
việc bảo vệ môi trường, nhất là trong việc chấp hành chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tăng cường vai trò giám sát của người
dân trong triển khai, áp dụng các quy định, chính sách về môi trường.
3.2.7. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công tác vệ
sinh môi.
17
3.2.8. Đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến Đầu tư, đổi mới công nghệ
sản xuất theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường và tiết kiệm tài nguyên.
Tăng cường huy động nguồn tài chính Tăng đầu tư và chi thường xuyên từ
ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ môi trường. Nguồn thu từ môi
trường cần ưu tiên đầu tư trở lại cho công tác bảo vệ, tái sinh môi trường.
3.2.9. Tăng cường sự hợp tác, phối hợp 22 Đẩy mạnh phong trào quần
chúng tham gia bảo vệ môi trường. Hợp tác với các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo
dục nghề nghiệp nghiên cứu, chuyển giao các giải pháp khoa học công nghệ
và kỹ thuật mới trong sản xuất và bảo vệ môi trường.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Với Tổng cục môi trường Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra. Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ các trang thiết
bị về môi trường cho các làng nghề. Ban hành bổ sung các chế tài, quy định
về môi trường, tài nguyên nước, đặc biệt là về xử phạt vi phạm hành chính.
3.3.2. Với thành phố Hà Nội Một là, với HĐND thành phố Điều chỉnh
mức thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường phù hợp với cơ chế thị trường, tạo
điều kiện để các địa phương có cơ chế thực hiện xã hội hóa nguồn thu. X
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_moi_truong_tren_dia_ban.pdf