Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

Đề nghị cấp tỉnh trong xây dựng quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội cần ưu tiên quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp,

xem xét cắt đất từ các nông, lâm trường và các dự án chưa thi

công trên địa bàn huyện giao cho nông dân để phát triển sản

xuất vì trên thực tế còn một số nông trường nhiều năm không

hoạt động sản xuất.

- Cần xem xét tạo điều kiện và phát huy vai trò của Hội

Nông dân trong việc xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu

và tiêu thụ nông sản phẩm. UBND tỉnh, Sở Lao động thương

binh và xã hội quan tâm hàng năm bố trí nguồn lực để Hội

Nông dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo hệ thống cơ sở dạy nghề của

Hội đến các địa phương và nhân rộng mô hình dạy nghề cho lao

động nông thôn gắn với các mô hình nông dân sản xuất, kinh

doanh giỏi, giảm nghèo bền vững

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất manh mún. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu vẫn ở dạng thô, sản xuất mang tính tự phát, thiếu các cơ sở thu mua, trao đổi hàng hóa qua biên giới chủ yếu là các tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ. Nhìn chung, nền nông nghiệp ở huyện thiếu quy hoạch, định hướng chung từ phía các cơ quan quản lý nhà nước nên sự phát triển cây trồng, sản phẩm hàng hóa đang chạy theo phong trào và lợi nhuận trước mắt không tính đến chuyện lâu dài. Do vậy, trong thời gian tới, huyện Bến Cầu cần thiết phải có những giải pháp cụ thể để phát triển nông nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và tương xứng với tiềm năng hiện có. Xuất phát từ yêu cầu và thực tế trên, tác giả chọn đề tài“Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh” cho luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Từ khi 3 đổi mới đến nay, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này trên nhiều bình diện. Cụ thể là: 1- Các công trình đã được in thành sách gồm: Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa, Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn (2002); Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2002) (2003); Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam( 1991); Lê Đình Thắng , Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - những vấn đề lý luận và thực tiễn của (1998); Nguyễn Xuân Thảo, Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam (2004); GS,TS Đào Thế Tuấn, Chiến lược phát triển nông nghiệp (1986); PGS, TS Chu Hữu Quý, Phát triển toàn diện kinh tế -xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt Nam (1996); Nguyễn Kế Tuấn, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi (2006); Nguyễn Danh Sơn, Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại (Báo cáo tổng hợp) (2010) ; Đinh Phi Hổ, Kinh tế nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn (2003); PGS, TS Vũ Đình Thắng, Giáo trình Kinh tế nông nghiệp (2013). Những nghiên cứu này cho rằng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, vai trò, mục tiêu của nó trong nền kinh tế quốc dân cũng như việc đem lại thu nhập cho người nông dân là những nội dung mà chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Việt Nam hiện nay cần quan tâm. Giới thiệu một số kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp 4 và nông thôn. Phân tích tiến trình đổi mới vừa qua trong nông nghiệp, nông thôn nước ta, và đề xuất giải pháp tiếp tục đổi mới trong những năm tới. Nghiên cứu toàn diện các mặt, các nguồn lực và các yếu tố phát nông nghiệp có tác phẩm của những nội dung cơ bản về quan hệ sản xuất trong nông nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu những nội dung cơ bản về phát triển lực lượng sản xuất của nông nghiệp dưới giác độ kinh tế học. một số vấn đề về sản xuất và hàng hoá thị trường nông nghiệp, trong đó chú trọng đến thị trường nông sản. Cung cấp những thông tin và gợi ra một số ý kiến của các nhà nghiên cứu. Những nghiên cứu này cũng cho rằng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và mục tiêu nâng cao thu nhập cho người nông dân là những vấn đề không thể tách rời trong việc ban hành các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay. 2- Các công trình nghiên cứu là các bài báo khoa học, kỷ yếu hội thảo khao học: TS. Hoàng Xuân Nghĩa - Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, Đột phá chính sách nông nghiệp, nông dân , nông thôn trong gai đoạn hiện nay; PGS, TS. Phạm Thị Thanh Bình – Tạp Chí Cộng sản (2017), Phát triển nông nghiệp Việt Nam: Thành tựu và hạn chế; kỷ yếu Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của Ủy ban kế hoạch Nhà nước - Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội (1995); Tạp Chí Kinh Tế Và Dự Báo (2012), Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về nông nghiệp;.... 5 Các bài viết đã ghi nhận một số thành tựu đã đạt được trong nông nghiệp Việt Nam qua các giai đoạn, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp hiện nay. Đồng thời cũng đưa ra những mặt hạn chế trong nông nghiệp Việt Nam và đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế trong thời gian tới. Tuy nhiên các bài viết chỉ mang tính nhận định ở phương diện chung cho cả nước, các giải pháp đưa ra vẫn còn chung chung, chưa đi vào cụ thể và phương thức thực hiện các giải pháp một cách hiệu quả nhất. 3- Các công trình nghiên cứu là các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ: Có Luận án tiến sỹ của Hoàng Sỹ Kim, Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (2007); Luận án tiến sỹ của Đoàn Tranh, Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020 (2012). luận án tiến sĩ của Vũ Ngọc Hoàng, “Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng” (1995) . Luận văn thạc sỹ của Khuất Văn Hợp, Quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc (2010); Luận văn thạc sỹ của Kiều Anh Vũ, Nông nghiệp phát triển bền vững ở thành phố Cần Thơ (2011); Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Quốc Khanh, Quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Bến Tre (2013); Luận văn thạc sỹ của Bùi Thanh Tuấn, Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (2014).. Các tác phẩm này không những làm rõ vị trí, đặc điểm của nông nghiệp mà còn đi sâu vào phát triển nông nghiệp bền 6 vững, các chủ thể kinh tế nông nghiệp, các nguồn lực và sự tác động của tiến bộ khoa học, yếu tố thị trường, chính sách phát triển cũng như quản lý nhà nước về nông nghiệp. Thể hiện rõ nhận thức lý luận về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, làm rõ những căn cứ, nội dung đổi mới quản lý nhà nước về nông nghiệp trước yêu cầu hội nhập. Và cho rằng, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp có tính quyết định đối với phương hướng, nhịp độ phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững và quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp bền vững chỉ rõ được cơ sở lý luận về nông nghiệp phát triển bền vững với các yếu tố cấu thành; một số vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững; phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp và đưa ra các quan điểm, giải pháp cơ bản cho nông nghiệp phát triển bền vững. Các công trình có Các luận văn này đã Tuy nhiên, một số giải pháp đưa ra còn mang tính chung, bao quát, thiếu tính cụ thể cho từng vùng, từng địa phương nghiên cứu. Đã có nhiều công trình đề cập, nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn nói chung và phát triển nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học đối với vấn đề quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh” không trùng lặp với các công trình và bài viết khoa học đã công bố. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khung lý thuyết thực và trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến cầu, tỉnh Tây Ninh, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp ở địa phương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứ trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Xây dựng khung lý thuyết quản lý nhà nước về nông nghiệp ở cấp huyện làm cơ sở cho việc nghiên cứu; - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; - Xây dựng giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh . 4.2. Phạm vi nghiên cứu -Về nội dung: Nghiên cứu chủ yếu quản lý nhà nước về nộng nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. -Về không gian: Đề tài được nghiên cứu chủ yếu tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; Ngoài ra luận văn còn tham khảo bài học kinh nghiệp ở một số địa phương trong nước. 8 -Về thời gian, các thông tin, dữ liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá chủ yếu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017; thời gian định hướng tầm cho nhìn giải pháp đến năm 2025. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài - Thu thập thông tin: + Về thông tin thứ cấp: Giáo trình của Học viện Hành chính Quốc gia, sách và các công trình khoa học đã được công bố; các báo cáo tổng kết, đánh giá và thông kê của địa phương. + Về thông tin sơ cấp: Được tác giả trực tiếp thu thập, khảo sát và qua trao đổi, phỏng vấn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý. - Phương pháp xử lý thông tin: Bằng phương pháp phân tích tài liệu, số liệu; phương pháp so sánh, mô tả; phương pháp thống kê số liệu. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn có những đóng góp về khoa học trên một số nội dung sau: - Về lý luận: Hệ thống và xây dựng được khung lý thuyết quản lý nhà nước về nông nghiệp ở cấp huyện làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, qua đó góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về nông nghiệp nói chung. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp cho các nhà quản lý ở địa phương hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp. Luận văn cũng có thể là tài 9 liệu tham khảo bổ ích cho việc học tập, nghiên cứu hoặc cho những ai quan tâm. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về nông nghiệp Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh Chương 3: Giải pháp quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP 1.1 . KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp Như vậy có thể hiểu, Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. 1.1.2. Đặc điểm của nông nghiệp 1.1.2.1. Đặc điểm của nông nghiệp nói chung 10 - Đối tượng sản xuất nông nghiệp là sinh vật sống (vận động theo quy luật tự nhiên) - Sản xuất nông nghiệp có tính chất thời vụ cao trong sử dụng lao động, vốn và các nguồn lực khác - Năng xuất lao động của nông nghiệp phụ thuộc năng xuất của sinh vật - Cung và cầu nông nghiệp có tính ít co giản - Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt - Sản xuất nông nghiệp được tiến hành chủ yếu trên địa bàn nông thôn - Sản xuất nông nghiệp có tính liên ngành, diễn ra trong không gian rộng và thời gian dài 1.1.2.2. Đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam - Sản xuất lương thực chủ yếu là cây lúa nước - Đang chuyển từ sản xuất nhỏ, lạc hậu, phân tán sang sản xuất lớn, tập trung trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp, trong khi đa số dân cư và lao động xã hội sống bằng nghề nông - Việt Nam ở khu vực gió mùa, có quần thể động thực vật phong phú, có tiềm năng lớn phát triển nông nghiệp nhiệt đới, có khả năng tăng vụ, quay vòng đất nhanh, có điều kiện bố trí sử dụng lao động đem lại hiệu quả cao 1.1.3. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 11 1.1.4.1. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu xã hội 1.1.4.2. Cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực thành thị 1.1.4.3. Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ 1.1.4.4. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu 1.1.4.5. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp Từ những quan niệm ở trên, luận văn đưa ra khái niệm: quản lý nhà nước về nông nghiệp là một bộ phận trong quản lý kinh tế quốc dân, thể hiện sự tác động chi phối, có định hướng bằng quyền lực và thông qua bộ máy nhà nước; thực hiện bằng các biện pháp, công cụ quản lý để nông nghiệp đạt được mục tiêu kinh tế, hiệu quả xã hội, sự vận hành phù hợp với các quy luật khách quan. 1.2.2. Chức năng quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp Thứ nhất, Nhà nước tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Thứ hai, Nhà nước định hướng phát triển nông nghiệp Thứ ba, Nhà nước tổ chức và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp. Thứ tư, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra 12 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp 1.2.3.1 Tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch và các chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện 1.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.2.3. Quản lý và phát triển các thành phần kinh tế trong nông nghiệp 1.2.3.4. Tổ chức và xây dựng các mô hình khuyến nông, tổ hợp tác sán xuất trên địa bàn huyện 1.2.3.5. Kiểm soát dịch bệnh và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 1.2.3.6. Quản lý về hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp 1.2.3.7. Thanh tra, kiểm tra trong hoạt động sản xuất nông nghiệp 1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC CHO HUYỆN BẾN CẦU,TỈNH TÂY NINH 1.3.1 kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp ở một số địa phƣơng 1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh 1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An 1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh về quản lý nhà nƣớc trong nông nghiệp 13 Một là, cần nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp Hai là, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Ba là, phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, gắn với đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ quy định hiện hành của Nhà nước Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan ở các cấp Sáu là, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần xây dựng dự án, kế hoạch cụ thể, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Huyện Bến Cầu là một huyện nằm về hướng Nam bắc của tỉnh Tây Ninh, cách trung tâm thị xã Tây Ninh 30Km và được nối liền với trung tâm hành chính của tỉnh bằng trục lộ 14 ĐT 786. Phía bắc giáp huyện Châu Thành, phía đông là huyện Gò Dầu, phía nam là huyện Trảng Bàng, phía tây và tây nam là tỉnh Svay Rieng (Campuchia). Toàn huyện có 9 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 1 thị trấn và 8 xã, gồm có thị trấn Bến Cầu là huyện lị của huyện và các xã: An Thạnh, Lợi Thuận, Tiên Thuận, Long Thuận, Long Chữ, Long Giang, Long Khánh, Long Phước. 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội 2.1.2. Tác động của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.1.1.1. Những điều kiện thuận lợi về tự nhiên 2.1.1.2. Những điều kiện thuận lợi về chính trị, kinh tế - xã hội 2.1.1.3. Một số khó khăn về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội đối với nông nghiệp huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.2. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 1- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 37.391,27 ha, đạt 100,71% cùng kỳ, đạt 101,33% kế hoạch năm. Trong đó: Cây lúa diện tích 30.059 ha, tăng 4,05% so với cùng kỳ, đạt 108,32 kế hoạch; năng suất đạt 54,93 tạ/ha chỉ đạt 96,37% kế hoạch; cây bắp diện tích 327,16 ha, chỉ đạt 74,19% so với cùng 15 kỳ, đạt 59,48% kế hoạch; năng suất đạt 66 tạ/ha chỉ đạt 87,85% kế hoạch năm; Cây mía diện tích 1.037,5 ha, tăng 13,93% so cùng kỳ, chỉ đạt 90,22% kế hoạch năm; năng suất đạt 757 tạ/ha; rau các loại diện tích 3.969,89 ha, giảm 6,54% so cùng kỳ, năng suất ước đạt 149 tạ/ha tăng 12,88% so với kế hoạch năm; các cây trồng chính như thuốc lá vàng, mì, đậu phộng,... giảm so với cùng kỳ, nguyên nhân là do thời tiết mưa nhiều người dân chủ động chuyển đổi diện tích sang trồng lúa và một số cây trồng khác. Nhìn chung cây trồng sinh trưởng và phát triển ổn định, tổng diện tích gieo trồng tăng so với kế hoạch. Tuy nhiên vụ đông xuân do thời tiết bất thường kéo dài, một số cây trồng chính như lúa, bắp, thuốc lá vàng năng xuất giảm so với cùng kỳ. 2- Công tác khuyến nông: Triển khai thực hiện mô hình sản xuất chuyển tiếp như: Thực hiện sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGap tại các xã Long Thuận và xã Tiên Thuận, hiện lúa phát triển tốt. Triển khai mô hình sản xuất lúa theo phương pháp SRI và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, kết hợp với HTX Việt - Hàn triển khai tại ấp Voi xã An Thạnh với 50 ha/50 hộ tham gia; phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Hội Cựu chiến binh tập huấn 04 lớp vễ kỹ thuật sản xuất lúa và rau an toàn với 80 hội viên tham dự. 16 3- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm ước đạt 478.164 con, đạt 74,76% so kế hoạch năm, nguyên nhân giảm là do giá một số thực phẩm xuống thấp người dân không đầu tư mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, công tác theo dõi tình trạng sức khỏe đàn gia súc, gia cầm được thực hiện thường xuyên nhằm kịp thời xử lý đối với trường hợp có bệnh xảy ra. Công tác thanh kiểm tra vệ sinh thú y các cơ sở chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm, mua bán trứng gia cầm trên địa bàn huyện, kịp thời chấn chỉnh các cơ sở thực hiện đúng qui định về kinh doanh, chế biến sản phẩm gia xúc, gia cầm trên địa bàn huyện. 4- Về lâm nghiệp: Phối kết hợp tổ chức bảo vệ, kiểm tra, ngăn chặn phá rừng và phòng chống cháy rừng. Tiến hành nghiệm thu công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng năm 2016. Trong năm 2017 đã triển khai trồng được 14.750 cây phân tán các loại. Đồng thời tiến hành ký hợp đồng bảo vệ rừng với diện tích 770 ha (trong đó có 713 ha rừng tự nhiên, 57 ha rừng trồng). 5- Công tác thủy lợi: Các trạm bơm Bến Đình, Long Thuận; trạm bơm Long Hưng, Long Khánh và trạm bơm Long Phước đã bơm tưới đảm bảo nhu cầu sản xuất trên địa bàn huyện. Ngành nông nghiệp đã phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra việc cất nhà lấn chiếm lưu không ở Rạch Bảo và tiến hành thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế việc 01 hộ dân xin làm 17 cầu qua Rạch Bảo. Phối hợp với Bản quản lý xây dựng cơ bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý việc vận chuyển vật liệu, san lấp mặt bằng vào nhà kho của dự án đê bao xã An Thạnh. Kiểm tra và cấp 01 giấy phép lắp đặt cống trong phạm vu bảo vệ công trình thủy lợi xã Long Phước. 6- Công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh trong nông nghiệp: Trong năm đã hướng dẫn các xã lập hồ sơ, thủ tục xin hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện và được cấp trên phê duyệt cấp kinh phí hỗ trợ. Đã kiện toàn lại Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn, phân công trực ban phòng chống thiên tai, xây dựng phương án phòng, chống, ứng phó theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn huyện, đồng thời tiến hành tập huấn công tác phòng chống thiện tai trên địa bàn huyện với trên 60 người là thành viên của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các xã, thị trấn tham dự. 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 2.3.1. Tổ chức xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.3.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 18 2.3.3. Quản lý và phát triển các thành phần kinh tế và xây dựng các mô hình khuyến nông, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.3.4. Kiểm soát dịch bệnh và quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.3.5. Quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.3.6. Kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.3.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp của huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh Chƣơng 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 3.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển nông nghiệp nói chung 3.1.1.1. Cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới 3.1.1.2. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghệ cao 3.1.1.3. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 19 3.1.1.4. Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững có năng suất cao 3.1.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 3.1.2.1 Cơ cấu lại ngành nông nghiệp ở huyện 3.1.2.2. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hướng công nghiệp hoá 3.1.2.3. Xây dựng, phát triển kinh tế trang trại, đồng thời nâng cao hiệu quả và vai trò của hợp tác xã trong quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp 3.1.2.4. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học-kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp 3.1.2.5. Kết hợp phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và các hình thức du lịch lịch sinh thái 3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 3.2.1. Giải pháp về xây dựng quy hoạch, cơ chế, chính sách nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 3.2.2. Giải pháp về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 3.2.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 3.2.4. Giải pháp về phát triển các thành phần kinh tế và các mô hình khuyến nông, tổ hợp tác sản xuất đi đôi với việc 20 xúc tiến thương mại, tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 3.2.5. Giải pháp kiểm soát dịch bệnh, thiên tai trong nông nghiệp và khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 3.2.6. Giải pháp kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến nông nghiệp tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH - Đề nghị cấp tỉnh trong xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần ưu tiên quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp, xem xét cắt đất từ các nông, lâm trường và các dự án chưa thi công trên địa bàn huyện giao cho nông dân để phát triển sản xuất vì trên thực tế còn một số nông trường nhiều năm không hoạt động sản xuất. - Cần xem xét tạo điều kiện và phát huy vai trò của Hội Nông dân trong việc xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ nông sản phẩm. UBND tỉnh, Sở Lao động thương binh và xã hội quan tâm hàng năm bố trí nguồn lực để Hội Nông dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo hệ thống cơ sở dạy nghề của Hội đến các địa phương và nhân rộng mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, giảm nghèo bền vững. - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan xây dựng và ban hành các văn bản quản lý có 21 hiệu quả các đại lý vật tư nông nghiệp, bởi họ là người trực tiếp khuyến cáo việc sử dụng thuốc, phân bón cho nông dân. - Kiến nghị các cơ quan chức năng nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo các tỉnh phải chú trọng và hỗ trợ cho người nông dân nhiều hơn nữa, phải tạo ra chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng; hỗ trợ người dân tìm kiếm thị trường và phải áp dụng được khoa học, công nghệ trong việc sơ chế, bảo quản để đảm bảo chất lượng cho nông sản. - Các văn bản của cơ quan trung ương ban hành cần có hướng dẫn kịp thời và thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp ở địa phương. Mục đíc là để đội ngũ này hiểu đúng và thực hiện kịp thời các quy định của nhà nước về quản lý nông nghiệp. KẾT LUẬN Nông nghiệp là ngành sản xuất lâu đời, cung cấp lương thực phẩm thiết yếu cho con người, vì vậy, cùng với sự tiến bộ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_nong_nghiep_tai_huyen_b.pdf
Tài liệu liên quan