Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chính sách lao động và đào tạo nguồn nhân lực

Về đào tạo nhân lực:

Thứ nhất, đào tạo cán bộ nghiên cứu kinh tế, kỹ thuật đáp ứng cho 3

cấp: tỉnh, huyện, bản, nhất là đội ngũ cán bộ cho các bản.

Thứ hai, đào tạo nghề nông cho nông dân. Bồi dưỡng cho nông dân

kiến thức về khoa học-kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp có năng suất cao,

chất lượng tốt, giá thành hạ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp

với yêu cầu của thị trường để đạt hiệu quả cao.

Thứ ba, kiên trì và quyết tâm thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ

cơ sở.

Thứ tư, tổ chức đào tạo nông dân.

Đối với các chủ trang trại, chủ hộ sản xuất hàng hóa, phải được đào

tạo về trình độ, đúng lĩnh vực ngành nghề sản xuất, kinh doanh, đúng trình

độ.

Đối với lao động làm thuê, Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ đối với quá

trình đào tạo lực lượng lao động trên địa bàn, nhằm nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực, nhất là lao động kỹ thuật cho trang trại.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hàng hóa tại tỉnh Xê Kông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Giới hạn về nội dung nghiên cứu: quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. + Giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu: trên phạm vi địa bàn tỉnh Xê Kông, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. + Giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2012 - 2017 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: tổng hợp, phân tích, so sánh, tổng kết thực tiễn 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Hệ thống hóa lý luận vấn đề quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. - Góp phần luận giải cơ sở khoa học về phát triển nông nghiệp hàng hóa 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý nói chung và những người làm công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp nói riêng. Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 7 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của Luận văn được bố cục theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG HÀNG HÓA 1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp là khái niệm chỉ tập hợp các mặt hoạt động của con người trong một môi trường khí hậu, đất đai và các sinh học cụ thể, trong những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, nhằm tạo ra sản phẩm thực vật và động vật cần cho đời sống, đặc biệt là lương thực và thực phẩm. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai với cây trồng làm tư liệu sản xuất chính để tạo ra lương thực thực phẩm, một số nguyên liệu cho công nghiệp. 1.1.1.2. Khái niệm hàng hóa Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi (mua bán). Hàng hoá có hai thuộc tính là: giá trị sử dụng và giá trị; hai thuộc tính đó của hàng hoá là do tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hoá quyết định. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng và lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. 1.1.1.3. Nông nghiệp hàng hóa Nông nghiệp hàng hóa là một bộ phận của nền kinh tế hàng hóa, là kiểu tổ chức kinh tế sản xuất ra sản phẩm không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất, mà để trao đổi, để bán trên thị trường nhằm 8 thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội và đảm bảo lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng, hiện đại hóa nền nông nghiệp. 1.1.1.4. Phát triển nông nghiệp hàng hóa Phát triển nông nghiệp hàng hóa là quá trình kinh tế có tính quy luật từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, hiện đại mà mọi quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp dù sớm hay muộn đều phải trải qua. 1.1.2. Điều kiện để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa Một là, phải có sự phân công lao động xã hội. Hai là, trong lĩnh vực nông nghiệp, đơn vị sản xuất cơ bản là từng hộ gia đình nông dân, là hộ tiểu nông hoặc nông trại, mà không phải là xí nghiệp qui mô lớn với đông đảo công nhân như trong công nghiệp. Ba là, sản xuất phải trên cơ sở khai thác những lợi thế như: điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất. Bốn là, thị trường nông sản. Năm là, tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn (cung ứng vốn cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa). Sáu là, khoa học kỹ thuật. Bảy là, lực lượng lao động trong nông nghiệp. Tám là, chính sách nông nghiệp hàng hóa của chính phủ. 1.1.3. Vai trò của phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa 1.1.3.1. Cung cấp ổn định, vững chức lương thực thực phẩm cho nhân dân, tăng dự trữ quốc gia Sản xuất lương thực, thực phẩm không những nhằm đáp ứng được nhu cầu để duy trì và cải thiện đời sống nhân dân, sản xuất ra sức lao động mà còn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển cân đối với trồng trọt và tăng thêm chất dinh dưỡng cho con người, khắc phục tình hình suy dinh dưỡng của nhân dân hiện nay, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tái sản xuất mở rộng sức lao động. 1.1.3.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tạo cơ sở, động lực cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đại đất nước Thứ nhất, phát triển nông nghiệp hàng hóa tạo nguồn vốn tích lũy quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Thứ hai, nông nghiệp và nông thôn là thị trường quan trọng cho công nghiệp và dịch vụ phát triển. Thứ ba, phát triển nông nghiệp hàng hóa là nguồn cung cấp nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. 9 1.1.3.3. Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tạo nên sự biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn Phát triển nông nghiệp hàng hóa thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp ở Lào từ một nền nông nghiệp mang nặng tính tự cấp, tự túc, với cơ cấu sản xuất đơn điệu, chủ yếu là độc canh lương thực thành một nền nông nghiệp hàng hóa nhiều thành phần, với cơ cấu sản xuất và kinh doanh đa dạng, gắn với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với dịch vụ và phát triển ngành nghề khác trong nông thôn. Tổ chức sản xuất và phân công lao động ngày càng hợp lý. 1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa 1.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của mọi công dân và mọi tổ chức xã hội (chính trị, khoa học, xã hội), giữ gìn trật tự xã hội và phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định. Quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa Quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực của bộ máy nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, tận dụng các cơ hội có thể đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa 1.2.2.1. Hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa Thứ nhất, Nhà nước quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Thứ hai, Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa. Thứ ba, Nhà nước ban hành các hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa. 1.2.2.2. Tạo môi trường để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa 10 Thứ nhất, chủ thể của Quản lý nhà nước đầu tư phát triển kết cầu hạ tầng, kinh tế - kỹ thuật. Thứ hai, Quản lý nhà nước cung cấp dịch vụ phát triển nông nghiệp hàng hóa. 1.2.2.3. Hỗ trợ người nông dân phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa Thứ nhất, chuyển giao kỹ thuật về sản xuất, bảo quản chế biến hàng hóa sản phẩm nông nghiệp. Thứ hai, giảm thiểu những rủi ro trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản phẩm. 1.2.2.4. Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo sự công bằng, ổn định và bền vững trong phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển của các thành phần kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt của các chủ thể kinh tế, sự không công bằng, phát triển không ổn định, đòi hỏi có sự can thiệp của Quản lý nhà nước vào sự phát triển kinh tế, sử dụng tốt hệ thống các công cụ: kế hoạch, chính sách, pháp luật, kinh tế nhà nước để định hướng sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển nông nghiệp hàng hóa nói riêng để đạt được mục tiêu đã đề ra. 1.2.3. Chức năng quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa Định hướng chiến lược cho sự phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa phù hợp cho từng giai đoạn phát triển kinh tế đất nước Điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ ngành nông nghiệp và giữa nông nghiệp với các phần còn lại của nền kinh tế Hỗ trợ, giúp đỡ kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã dịch vụ và các loại hình tổ chức sản xuất khác trong nông nghiệp phát triển Bổ sung những vị trí cần thiết và những hoạt động then chốt của nông nghiệp hàng hóa bằng lực lượng kinh tế nhà nước Tổ chức các hoạt động và chỉ đạo thực hiện các quyết định chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa và những bài học cho tỉnh Xê Kông 1.3.1 Kinh nghiệm một số địa phương của Việt Nam Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên. Kinh nghiệm của tỉnh Lạng Sơn. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương. 11 1.3.2. Bài học về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói chung và tỉnh Xê Kong nói riêng Thứ nhất, coi trọng phát triển nông nghiệp như một bảo đảm cho ổn định kinh tế xã hội. Thứ hai, cần có một chính sách ruộng đất trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm cải thiện cơ cấu và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo ba hướng: Phát triển hoạt động đối ngoại nhằm khơi thông và mở rộng thị trường, sử dụng mềm dẻo hàng rào thuế quan; hỗ trợ ổn định giá nông sản, nhất là mặt hàng chiến lược, đồng thời khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn và có lợi; Chính phủ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực, đồng thời cấp phát tín dụng cho nông dân vay. Tiểu kết chƣơng 1 Trong phần chương 1, luận văn tập trung trình bày một cách ngắn gọn các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó thấy được phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa là phương thức tối ưu thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở, động lực cho tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đồng thời cũng là con đường để giải phóng lực lượng sản xuất, giải phóng nông dân, nông thôn ra khỏi tình trạng lạc hậu. Trong giai đoạn hiện nay, quản lý nhà nước theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa có vai trò quan trọng. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một quốc gia có điều kiện phát triển nông nghiệp, việc thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là điều tất yếu để phát triển đất nước. Dựa trên những nội dung đã đưa ra ở chương I, làm cơ sở lý luận để tác giả phát triển các chương tiếp theo của đề tài. Những nội dung phân tích trong chương 1 là cơ sở lý luận tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng trong chương 2 của đề tài 12 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG HÀNG HÓA TẠI TỈNH XÊ KONG, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Xê Kông 2.1.1. Đặc điểm địa lý, cư dân - kinh tế, xã hội Xê kong (tiếng Lào: ເຊກອງ) là một tỉnh của Lào, tọa lạc tại phía Đông Nam của Lào, giáp với các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế của Việt Nam ở phía Đông, tỉnh Chapasack ở phía Tây, tỉnh Attapeu ở phía Nam. Phần lớn tỉnh nằm trên bình nguyên Baloven. Xê Kong được thành lập năm 1983, khi tỉnh này được tách ra khỏi tỉnh Saravane và nhận thêm huyện Tha Teng từ Champasack. Xê kong không chỉ là tỉnh có mật độ dân số thấp nhất và dân số ít nhất Lào mà còn là tỉnh nghèo nhất Lào. Tỉnh có diện tích gần 7.665 km2 chiếm 3,2% diện tích tự nhiên của Lào. Dân số tính đến năm 2016 là 83.600 chiếm 1,2 dân số nước Lào. Xê kong được chia thành bốn huyện: Thateng thuộc Cao nguyên Bolaven, Lamam ở đồng bằng vùng đồng bằng, Dakchung và Kaleum ở vùng núi giáp với Việt Nam. 2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý nhà nước đối với phát trển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong 2.1.2.1. Những thuận lợi trong quản lý nhà nước đối với phát trển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong Nhân dân trong Tỉnh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thị trường nông sản ngày càng mở rộng là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu của quá trình chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nông nghiệp hàng hóa. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương, tham gia vào các định chế kinh tế khu vực và quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội thuận lợi để đưa hàng hóa nông sản của Lào thâm nhập thị trường quốc tế. Có thể nói, cơ cấu kinh tế Xêkong đã chuyển dịch đúng hướng, dựa vào các sản phẩm trong vùng để hình thành các sản phẩm hàng hoá chủ lực với quy mô lớn và dần đến mức ổn định bền vững. 13 2.1.2.2. Những khó khăn trong quản lý nhà nước đối với phát trển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong Điều kiện hạ tầng, kinh tế xã hội của tỉnh còn ở mức thấp. Quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp manh mún, khó thực hiện việc dồn điền đổi thửa. Tái cơ cấu nông nghiệp là một quá trình, có quy mô và phạm vi lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong khi đó, sự phối hợp hỗ trợ giữa các ngành, địa phương với chính quyền còn có lúc chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả. Một bộ phận nông dân vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động trong đầu tư phát triển sản xuất. 2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Xê Kông 2.2.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Theo kết quả tổng kết của Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Xê Kong năm 2017, toàn tỉnh có 202.528 hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản (trong đó khu vực nông thôn là 195.583 hộ; khu vực thành thị là 6.945 hộ); 436 trang trại các loại; 103 hợp tác xã nông, lâm nghiệp; 15 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp. Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Tỉnh. Trên địa bàn toàn Tỉnh tính đến thời điểm tháng 12 năm 2017 có tổng số 15 doanh nghiệp hoạt động chính thuộc ngành nông, lâm, thủy sản độc lập, trong đó có 09 doanh nghiệp nhà nước, 01 công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên địa phương, 02 công ty cổ phần không có vốn nhà nước, 03 công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân. Tổng số 15 doanh nghiệp (chia theo ngành sản xuất kinh doanh chính), có 03 doanh nghiệp hoạt động thuộc ngành nông nghiệp, chiếm 20% tổng số, 10 doanh nghiệp hoạt động thuộc ngành lâm nghiệp chiếm 66,7% tổng số và 02 doanh nghiệp hoạt động thuộc ngành thủy sản, chiếm 13,3% tổng số. 2.2.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Thực trạng tỉnh Xê Kông, số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn. Mô hình sản xuất kinh tế nông, lâm, thủy sản vẫn chủ yếu là mô hình kinh tế hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Cụ thể, năm 2017 kinh tế hộ sử dụng 145.916,5 3 ha đất nông nghiệp các loại, chiếm 82,85% tổng diện tích đất 14 nông nghiệp do các loại hình kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh sử dụng. 2.2.3. Cơ cấu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi Trồng trọt: Tỉnh Xê Kong sau 5 năm thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ năm 2012 – 2017, năng suất, sản lượng cây lương thực tăng nhanh. Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc tính đến năm 2017 (số liệu thống kê ngày 01/10/2017) đạt 637.142 con. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp Tỉnh XêKong, năm 2017 chính sách của tỉnh đã hỗ trợ phát triển được 659 cơ sở chăn nuôi. Trên toàn Tỉnh đã từng bước chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung theo hướng trang trại, gia trại. 2.2.4. Sản xuất lâm nghiệp, thủy sản - Lâm nghiệp: Tỉnh Xê Kong đã chuyển dịch được cơ cấu giống cây trồng, từ những cây có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng những cây đa tác dụng có hiệu quả kinh tế cao hơn; đã hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia, chất lượng cây giống ngày càng được nâng cao. - Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng, thủy sản năm 2017 đạt 2.425 ha, tăng 26,9 ha so với năm 2016; sản lượng khai thác, nuôi trồng đạt 7.496,6 tấn, tăng 1.086 tấn so với năm 2016 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Xê Kông 2.3.1. Hệ thống cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước về nông nghiệp Cơ cấu bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp 15 Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 2.3.2. Xây dựng, chỉ đạo thực thi chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sự phát triển của nông nghiệp theo hướng hàng hóa Về công tác thủy lợi: thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; rà soát quy hoạch phòng chống giảm nhẹ thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 tỉnh Xê Kong; rà soát, bổ sung các văn bản hướng dẫn về thực hiện chính sách cấp bù thủy lợi phí, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh. Về giao thông nông thôn, từ năm 2012 đến nay đã kiên cố hóa mặt đường bê tông xi măng với tổng chiều dài đạt trên 580 km và mở mới nền đường với chiều dài trên 1.180 km. Hệ thống giao thông nông thôn trong Tỉnh mặc dù đã có sự phát triển đáng kể, nhưng so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới chỉ đáp ứng được 50%. Về điện nông thôn: được đầu tư nâng cấp và mở rộng, tính đến nay tỷ lệ hộ sử dụng thường xuyên an toàn từ các nguồn điện trên địa bàn tỉnh chiếm khoảng 80%. Về sử dụng nước và vệ sinh môi trường, đã đầu tư xây mới, nâng cấp trên 19 công trình nước sạch tập trung, trên 75 điểm thu gom xử lý rác thải và hàng nghìn nhà tiêu hợp vệ sinh. Tính đến hết năm 2017, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 87%. Về hệ thống thông tin liên lạc: lạc đã tạo điều kiện thuận lợi cho công việc sinh hoạt hàng ngày, hoạt động sản xuất kinh doanh và quan hệ quốc tế. 2.3.3. Quản lý nhà nước về ruộng đất Chính sách đất đai của Lào đã có những thay đổi căn bản được thể hiện thông qua các chỉ thị, Nghị quyết, luật pháp của Nhà nước như: Nghị định của Chủ tịch nước số 01/CTN, ngày 8/5/2007 về thuế đất đai; Chỉ thị số 3204/CP, ngày 9/12/2008 về lệ phí và dịch vụ của ngành quản lý đất đai; Chỉ thị số 02/CTN, ngày18/11/2009 về tỷ lệ thuê và thầu đất đai của nhà nước; Nghị quyết số 135/CP, ngày 25/05/2009 về việc lấy đất đai của CHÍNH PHỦ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÒNG NÔNG LÂM NGHIỆP UBND CẤP HUYỆN, BẢN UBND TỈNH SỞ NÔNG LÂM NGHIỆP 16 nhà nước cho thuê hoặc cho thầu; Chỉ thị số 537/CP, ngày 25/12/2009 về việc thực hiện nghị định của Chủ tịch nước về tỷ lệ thuê và thầu đất đai của nhà nước; Chỉ thị số 05/CP, ngày 01/2/2010 về việc thực hiện thu nhập từ đất đai. 2.3.4. Quản lý thị trường nông nghiệp, nông thôn Nền nông nghiệp trong tỉnh Xê Kong, đặc biệt là một tỉnh nghèo, vùng sâu vùng xa, khi chuyển đổi từ giai đoạn sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa thì người sản xuất phải đối mặt với nhiều khó khắn của cơ chế thị trường. Vì vậy, việc hoạch định chính sách, định hướng, tìm kiếm thị trường là hết sức quan trọng. Chính phủ đã quy định về các chính sách, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ các trang trại trong Nghị quyết 02/2010/CP. 2.3.5. Quản lý lao động nông nghiệp Đảng và Nhà nước Lào đã đưa ra nghị quyết 02/NQ năm 2000 về quyền của người thuê lao động, khuyến khích tạo điều kiện, hỗ trợ các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động nông thôn, hỗ trợ các trang trại đào tạo nghề cho người lao động. Bộ lao động và phúc lợi Lào đã đưa ra thông tư 22/TT năm 2010 về người lao động trong các cơ sở sản xuất và thông tư 32/TT năm 2010 hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người lao động làm việc trong các trang trại. 2.3.6. Quản lý khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa Công tác chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản đã có những chuyển biến tích cực, nhiều ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng đã góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, giúp người dân nâng cao thu nhập từng bước giảm nghèo nâng cao cuộc sống tại các huyện vùng cao huyện Dak Cheung, Tha Teng và làm giàu tại các huyện vùng thấp. 2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Xê Kông 2.4.1. Những kết quả đạt được Đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, giá trị gia tăng cao và gắn với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như: cà phê, cá sông Xê Kong, lúa chất lượng cao,... góp phần làm thay đổi nhận thức của nhân dân trong phát triển sản xuất theo hướng đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, từng bước hình thành 17 các vùng sản xuất trồng trọt và chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Phương thức sản xuất đã dần được thay đổi, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch theo hướng tăng nhanh mang lại giá trị kinh tế và năng suất cao. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh nông nghiệp. Khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên đất, nước; gắn kết sản xuất nông nghiệp với bảo vệ môi trường sinh thái. Huy động đa dạng nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm nguồn lực của nhà nước, của nhân dân, của doanh nghiệp và các nguồn vốn tín dụng,... 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Những hạn chế - Các sản phẩm nông nghiệp hiện nay chủ yếu là sản phẩm thô, chưa qua chế biến sâu, nên giá trị hàng hóa không cao; - Một số sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản còn thiếu tính bền vững và phụ thuộc lớn vào thị trường đầu ra sản phẩm. - Việc phát triển ngành nghề, quan hệ sản xuất, giải quyết vấn đề lao động ở khu vực nông thôn còn hạn chế. 2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế - Điều kiện hạ tầng, kinh tế xã hội của tỉnh còn ở mức thấp. - Quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp manh mún, khó thực hiện việc dồn điền đổi thửa; việc huy động góp đất cùng kinh doanh hoặc hợp đồng thuê đất khó thực hiện do người dân còn nặng tư tưởng sản xuất kinh tế hộ, đồng thời do tỷ lệ lao động nông nghiệp còn ở mức cao (68 – 70%); từ đó khó khăn cho thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. - Tái cơ cấu nông nghiệp là một quá trình, có quy mô và phạm vi lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong khi đó, sự phối hợp hỗ trợ giữa các sở, ngành, địa phương với Sở Nông lâm nghiệp còn có lúc chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả. - Một bộ phận nông dân vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động trong đầu tư phát triển sản xuất. Một số cán bộ thực hiện đề án tại các địa phương còn tư tưởng ngại làm việc khó, đề xuất lựa chọn việc dễ để làm. 18 Tiểu kết chƣơng 2 Qua phân tích, đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước đối với phát triển hàng hóa ở tỉnh Xê Kong đã cho thấy những năm gần đây Tỉnh đã có tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tích cực. Xê Kong đã có một số vùng hàng hoá rõ nét, tỷ trọng hàng hoá chăn nuôi và thuỷ sản ngày càng tăng. Hình thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp theo quy mô trang trại phát triển mạnh đang từng bước thay thế chăn nuôi gia đình nhỏ lẻ. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm và thuỷ sản được nâng lên đã nâng giá trị ngành chăn nuôi. Trong lâm nghiệp, đã có bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển rừng kinh tế Tuy nhiên, việc đầu tư và nâng cấp các kết cấu hạ tầng nông thôn còn chưa đồng đều; các chính sách của quá trình Quản lý nhà nước còn chưa có nhiều biện pháp hiệu quả để thúc đẩy khu vực nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế; Từ những vấn đề tồn tại nêu trên, cần phải đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở tỉnh Xê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_trien_nong_nghiep.pdf
Tài liệu liên quan