Cần tiếp tục chỉ đạo triển khai và thực hiện có hiệu quả Luật PCCC
cần nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và người đứng đầu đơn
vị cơ sở trong việc tổ chức thực hiện công tác PCCC; phát huy sức mạnh tổng
hợp của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia công tác PCCC, hình
thành thế trận toàn dân PCCC.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện các biện pháp
nghiệp vụ PCCC: Nắm tình hình, điều tra cơ bản, nắm bắt kịp thời các chủ
trương chính sách của Đảng, Nhà nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
- Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác điều tra nguyên nhân vụ
cháy và tăng cường công tác xử lý những trường hợp vi phạm quy định về
PCCC.
- Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC và
cứu nạn cứu hộ
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cháy
Phòng cháy là hệ thống các biện pháp, giải pháp về tổ chức, kỹ thuật
nhằm loại trừ hoặc hạn chế các điều kiện và nguyên nhân gây cháy, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan khi xảy ra cháy
và cho việc tổ chức dập tắt đám cháy.
1.1.1.3. Khái niệm chữa cháy
Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương
tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy
lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.
1.1.2. Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy
Một là, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân.
Hai là, trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là
chính, phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ
cháy xảy ra và thiệt hai do cháy gây ra.
Ba là, phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các
điều kiện khác để khi có xảy ra cháy thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
Bốn là, mỗi hoạt động phòng cháy, chữa cháy trước hết phải được thực
hiện và giải quyết bằng phương tiện và lực lượng tại chỗ.
1.1.3. Tính chất của hoạt động phòng cháy, chữa cháy
- Tính quần chúng
- Tính pháp chế
6
- Tính khoa học
- Tính chiến đấu
1.1.4. Yêu cầu của công tác phòng cháy, chữa cháy
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; nhà cao tầng, chung cư; và các
phương tiện giao thông cơ giới cần phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn PCCC
đối với từng loại hình
1.2. Quản lý nhà nƣớc về phòng cháy, chữa cháy
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy
Khái niệm quản lý
Theo Giáo trình Quản lý học đại cương của Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu dự kiến”.
Khái niệm quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy
Quản lý nhà nước về PCCC là sự tác động có tổ chức của các cơ quan
nhà nước, bằng pháp luật do nhà nước ban hành, tác động tới hoạt động PCCC
trong các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân của các chủ thể có thẩm
quyền, hướng tới mục đích ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy
xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra góp phần bảo vệ tính mạng, bảo vệ tài sản của
nhà nước, của tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự
an toàn xã hội.
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy
1.2.2.1. Góp phần định hướng công tác phòng cháy, chữa cháy
- Giúp phát huy tối đa tính hiệu quả, hiệu lực của việc triển khai thi hành
Luật Phòng cháy, chữa cháy và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy,
chữa cháy, đảm bảo quyền lực của nhà nước được thực thi nghiêm túc, công
bằng, xã hội văn minh, trật tự.
- Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy thúc đẩy việc nâng cao
nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, của từng
gia đình và mỗi cá nhân đối với việc triển khai thi hành Luật Phòng cháy, chữa
7
cháy, từ đó góp phần xây dựng ý thức cảnh giác của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ
chức và toàn xã hội.
- Đảm bảo thống nhất hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa
cháy từ trung ương đến các cấp tỉnh, huyện, xã; đảm bảo sự tham gia tích cực
của các cơ quan có liên quan nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các công tác
về phòng cháy, chữa cháy.
1.2.2.2. Góp phần huy động và phối hợp các lực lượng tham gia công tác
phòng cháy, chữa cháy
Nhìn chung hoạt động quản lý nhà nước đã đóng vai trò quan trọng trong
việc huy động sự tham gia của các lực lượng vào công tác phòng cháy, chữa
cháy, góp phần thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy,
chữa cháy ở mỗi địa phương.
1.2.2.3. Góp phần hạn chế thiệt hại do cháy gây ra, ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội
Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy được thực hiện tốt là góp
phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bởi khi xảy ra tình
trạng cháy thì toàn xã hội phải vào cuộc để giải quyết hậu quả của nó. Do vậy,
thực hiện có hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa
cháy sẽ đóng vai trò không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.3. Nguyên tắc và phương pháp quản lý nhà nước về phòng cháy,
chữa cháy
1.2.3.1. Nguyên tắc
- Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng
cháy, chữa cháy.
- Trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải
tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra
và thiệt hại do cháy gây ra.
- Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều
kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
8
-Mọi hoạt động phòng cháy, chữa cháy trước hết phải được thực hiện và
giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
1.2.3.2. Phương pháp
- Phương pháp thuyết phục
- Phương pháp cưỡng chế
- Phương pháp hành chính
- Phương pháp kinh tế
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy
1.2.4.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
về phòng cháy, chữa cháy
Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, quản lý:
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, quản lý cấp Trung ương tập trung vào
việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính
quyền đối với công tác phòng cháy, chữa cháy. Qua đó, nâng cao năng lực quản
lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa
cháy; củng cố hệ thống tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm
công tác phòng cháy, chữa cháy ở các cấp;
Hai là, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng cháy, chữa
cháy:
Hàng năm, tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông, vận động về
phòng cháy, chữa cháy. Xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử, tờ tin về
phòng cháy, chữa cháy.
Ba là, can thiệp, xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy
Bốn là, xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy
Năm là, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
1.2.4.2. Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật và văn bản quy phạm kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy
Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy để thực thi quyền lực nhà
nước thông qua các văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật. Đó là sự tác động
9
chủ yếu bằng pháp luật của các chủ thể quản lý nhà nước nhằm thực hiện các
chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy đạt hiệu quả.
1.2.4.3. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động phòng cháy, chữa cháy
Tổ chức và chỉ đạo hoạt động PCCC được “luật hóa” bằng các quy định
trong Luật PCCC. Thứ nhất, quán triệt nguyên tắc “Trong hoạt động PCCC lấy
phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức
thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra” bằng các giải pháp,
biện pháp về tổ chức và kỹ thuật nhằm hạn chế, loại trừ các nguyên nhân và điều
kiện gây cháy. Thứ hai “Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương
án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu
quả” trong việc thực hiện nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chữa cháy của lực
lượng Cảnh sát PCCC cũng như đối với các lực lượng PCCC khác.
1.2.4.4. Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị và quản lý phương
tiện phòng cháy, chữa cháy
1.2.4.5. Bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy; tổ
chức bảo hiểm cháy gắn với hoạt động phòng cháy, chữa cháy
1.2.4.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về
phòng cháy, chữa cháy; điều tra vụ cháy
- Thanh tra, kiểm tra các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy:
+ Định kỳ 1 năm 1 lần, Bộ Công an tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra,
giám sát các hoạt động phòng cháy, chữa cháy ở địa phương và bộ, ngành liên
quan hoặc kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Chính phủ về hoạt động phòng
cháy, chữa cháy ở cơ sở.
+ Các bộ ngành được phân công quản lý và thực hiện các hoạt động về
phòng cháy, chữa cháy có trách nhiệm tổ chức các đoàn công tác gồm đại diện
của các đơn vị có liên quan đến việc triển khai, thực hiện pháp luật về phòng
cháy, chữa cháy và đi kiểm tra, giám sát định kỳ việc thực hiện các hoạt động tại
cơ sở.
10
+ Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra đánh giá thực tế hoạt động phòng
cháy, chữa cháy tại địa bàn theo từng năm, đánh giá giữa kỳ, đánh giá cuối kỳ
kết quả thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng cháy, chữa cháy.
- Xử lý người có hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy:
Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật.
- Giải quyết khiếu nại tố cáo về phòng cháy chữa cháy:
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo với các hành vi vi
phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy được thực hiện theo quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về phòng
cháy, chữa cháy
1.3.1. Mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng cháy, chữa cháy
Để hoạt động quản lý nhà nước về PCCC có hiệu quả, cần phải xây dựng
và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm kỹ
thuật về PCCC hoàn chỉnh, đồng bộ, bảo đảm tính pháp lý; quy định rõ trách
nhiệm các chủ thể quản lý và đối tượng quản lý nhà nước về PCCC, phù hợp với
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.2. Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động quản lý nhà nước về phòng
cháy, chữa cháy
Nhận thức được tầm quan trọng của sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt
động quản lý nhà nước về PCCC, ngày 25/6/2015 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ
thị số 47-CT/TW về lãnh đạo công tác PCCC; Quốc hội đã ban hành Luật
PCCC; Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, Chỉ thị, Kế hoạch triển khai
thực hiện công tác PCCC; Bộ Công an, các Bộ, Ngành liên quan, UBND các cấp
đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện công tác PCCC
11
1.3.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác phòng cháy, chữa
cháy
1.3.4. Nguồn lực tài chính và trang bị phương tiện cho lực lượng phòng
cháy, chữa cháy
1.3.5. Ý thức xã hội và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện pháp
luật về phòng cháy, chữa cháy
1.3.6. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Các yếu tố tự nhiên, môi trường ảnh hưởng tới hoạt động phòng cháy,
chữa cháy được hiểu là các điều kiện thời tiết và các nhân tố khí tượng. Các
nhân tố này bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, gió, nguồn nước,Các yếu tố về kinh tế
- xã hội: sự phát triển của cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí của địa phương,
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về phòng cháy, chữa cháy trên
thế giới và một số địa phƣơng
Qua việc nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước của các quốc gia trên
thế giới và một số địa phương trong nước, luận văn đã rút ra một số bài học kinh
nghiệm cho huyện Đông Anh như sau:
- Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của Huyện ủy
uỷ, Ủy ban nhân dân huyện đối với công tác PCCC cũng như phối hợp giữa các
lực lượng chuyên trách tham gia công tác này trên địa bàn huyện.
- Nêu cao vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc huyện cùng các
đơn vị liên quan trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân
tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy; chú trọng giáo dục nâng
cao nhận thức về phòng cháy chữa cháy.
- Tăng cường công tác huấn luyện về nghiệp vụ chữa cháy cho lực lượng
chữa cháy cơ sở để xử lý kịp thời, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn; duy trì tốt
hoạt động hệ thống chữa cháy được trang bị tại cơ sở để đảm bảo công tác xử lý
ban đầu khi có sự cố xảy ra đạt kết quả cao.
12
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA
CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội
Điều kiện tự nhiên
Đông Anh là một huyện ngoại thành Hà Nội, có diện tích tự nhiên là
182,3 km2, cách trung tâm thành phố 15 km về phía Bắc. Phía đông giáp thị xã
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, phía đông bắc giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh,
phía đông nam giáp quận Long Biên và huyện Gia Lâm với ranh giới là Sông
Đuống, phía nam giáp các quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm với ranh giới là sông
Hồng, phía tây giáp huyện Mê Linh, phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn; hiện nay
huyện Đông Anh có 23 đơn vị hành chính cấp xã và một thị trấn, là địa bàn có vị
trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh - quốc phòng, với kết cấu địa hình
tự nhiên bằng phẳng và cơ sở hạ tầng phát triển đa dạng với nhiều loại hình như:
đường sông, đường bộ, đường sắt, hầm đường bộ, nhà ga,;
Về dân số, toàn huyện có khoảng 383.800 người với mật độ là 2063
người/km2, trình độ dân trí ngày càng nâng cao.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm vừa qua, do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đòi hỏi
huyện Đông Anh cần có những định hướng phát triển phù hợp và xứng tầm.
Đứng trước bối cảnh đó, lãnh đạo huyện Đông Anh đã chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực và mang lại
những thành quả vô cùng ấn tượng. Cụ thể (tính đến năm 2018): tổng giá trị sản
xuất các ngành kinh tế của huyện Đông Anh ước đạt 127.967 tỷ đồng, tăng
10,6%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 2.128 tỷ đồng (tăng
2,3%); giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 18.540 tỷ đồng
(tăng 11,2%); giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 10.171 tỷ đồng (tăng
13
15,8% so với cùng kỳ). Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện ước đạt 2.752 tỷ
đồng (đạt 109,7% dự toán). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng hiện
đại, phù hợp với Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện đã đề ra.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về phòng cháy, chữa cháy
trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
2.2.1. Công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh
Năm Số vụ cháy
(vụ)
Thiệt hại (tỷ
đồng)
Số người chết
(người)
Số người bị
thương (người)
2014 32 1,2 00 00
2015 40 3,3 00 00
2016 76 5,1 00 01
2017 82 10,2 00 02
2018 41 22,1 00 01
Bảng 2.1. Thống kê số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra trên địa bàn
huyện (Nguồn: Phòng Cảnh sát PCCC huyện Đông Anh).
Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát PC&CC số 5, trong 05 năm
(2014-2018) xảy ra 271 vụ cháy, làm 04 người bị thương, thiệt hại về tải sản ước
tính khoảng 42 tỷ đồng.
Nguyên nhân gây cháy: do sự cố về điện 173 vụ, chiếm 63,83%; do sơ
xuất trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt 82 vụ, chiếm 30,26%; do đốt (bệnh
lý, tư thù cá nhân, đốt thực bì, đốt rác, tự tử) 10 vụ, chiếm 3,69%; vi phạm
quy định an toàn PCCC gây cháy 05 vụ, chiếm 1,85% và chưa rõ nguyên nhân
01 vụ, chiếm 0,37%. Từ số liệu trên cho thấy, nguyên nhân vụ cháy do sự cố về
điện chiếm tỉ lệ cao nhất (trên 63%), do sơ xuất trong sử dụng lửa, nhiệt trên
30% và còn lại là các nguyên nhân khác.
2.2.2. Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội
14
2.2.2.1. Thực hiện văn bản và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy
Đánh giá được tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh trật tự, an
toàn xã hội nói chung và công tác phòng cháy, chữa cháy nói riêng, hàng năm,
phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 5 đã tham mưu cho UBND huyện
Đông Anh xây dựng 05 báo cáo thực hiện chỉ thị của Thành ủy thành phố Hà
Nội về PCCC, 05 kết luận, 43 kế hoạch, 09 hướng dẫn, 21 công văn, 19 quyết
định về lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước
về PCCC để các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn nắm được.
2.2.2.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng
cháy, chữa cháy
Trên địa bàn huyện Đông Anh bộ máy hoạt động về phòng cháy, chữa
cháy bao gồm UBND huyện, phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 5 và
UBND các xã, thị trấn
Phòng cảnh sát PC&CC số 5, thuộc Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội,
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn hai huyện là Đông
Anh và Sóc Sơn. Phòng cảnh sát PC&CC số 5 có 128 đồng chí (trong đó, cán bộ
trong biên chế: 80 đồng chí, hợp đồng lao động: 07 đồng chí, chiến sỹ nghĩa vụ:
41 đồng chí). Về trình độ chuyên môn: 21 đồng chí đại học, 46 đồng chí trung
cấp, 07 đồng chí lái xe và 06 đồng chí chưa qua đào tạo.
2.2.2.3. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng
cháy, chữa cháy
Xác định công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân tham gia
PCCC là nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về
PCCC.Vì vậy, trong những năm vừa qua, công tác tuyên truyền, giáo dục về
Luật Phòng cháy và chữa cháy được các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện
xuống cơ sở quan tâm, chú trọng.
15
Năm Lớp tuyên
truyền PCCC
Lượt người
tham gia
Lớp huấn luyện
nghiệp vụ PCCC
Lượt người
tham gia
2014 82 3.857 78 2.920
2015 145 11.214 133 4.221
2016 147 12.529 142 5.067
2017 158 16.882 159 7.030
2018 156 16.014 172 7.612
Bảng 2.2. Công tác tuyên truyền và huấn luyện nghiệp vụ PCCC trên địa bàn
huyện Đông Anh (2014 – 2018).
2.2.2.4. Công tác tổ chức, phối hợp với các cơ quan chức năng, các ngành
trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy
Hoạt động PCCC là trách nhiệm của toàn xã hội và của toàn dân. Do đó,
việc huy động sức mạnh tổng hợp toàn dân và sự phối hợp của các bên liên quan
tham gia hoạt động PCCC là một nguyên tắc mang tính chủ đạo được quy định
tại khoản 1 điều 4 Luật PCCC. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong 05 năm
qua, UBND huyện Đông Anh đã chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các cơ
quan có liên quan, đảm bảo hoạt động PCCC đạt hiệu quả cao, theo đó Phòng
cảnh sát PC&CC số 5 đã ký 14 Quy chế phối hợp với UBND các xã, thị trấn,
công an, quân đội, điện lực, Ủy ban mặt trận tổ quốc, ban quản lý các
chợnhằm phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về PCCC.
2.2.2.5. Công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy
* Nhiệm vụ phòng cháy:
UBND huyện Đông Anh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác điều tra
cơ bản ở các địa bàn, cơ sở trọng điểm trong lĩnh vực PCCC. Đến nay đã tiến
hành điều tra, khảo sát xây dựng được 1303 hồ sơ quản lý công tác PCCC của
1303 cơ sở (trong đó: Loại I: 39 (cơ sở); Loại II: 326 (cơ sở); Loại III: 872 (cơ
sở); KPL: 66 (cơ sở). Đồng thời, thường xuyên tổ chức kiểm tra theo kế hoạch
tăng cường công tác PCCC mùa hanh khô và các hoạt động Lễ hội, Tết Nguyên
16
đán; thực hiện công tác kiểm tra theo các kế hoạch, phương án bảo vệ tuyệt đối
an toàn các kỳ cuộc thi, hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra trên địa bàn huyện theo
kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo; xây dựng, triển khai kế hoạch thực
hiện tuần Lễ Quốc gia an toàn vệ sinh lao động, phòng chống, cháy, ngày toàn dân
PCCC 04/10; thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến các ban ngành, cơ sở, treo
băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng tạo không khí sôi nổi, thiết thực.
* Nhiệm vụ chữa cháy:
Để chủ động trong công tác chữa cháy, UBND huyện Đông Anh đã phối
hợp với Phòng Cảnh sát PC&CC số 5 xây dựng đầy đủ giáo án, lịch tập luyện và
triển khai huấn luyện sát giáo án và tình hình thực tế của địa phương như: chiến
thuật, kỹ thuật chữa cháy đối với chợ, trung tâm thương mại, các cơ sở sản xuất,
kho tàng có quy mô lớn, nhà cao tầng, nhà khung sắt mái tôn v.v; Đảm bảo tốt
công tác thường trực sẵn sàng chiến đầu, chữa cháy kịp thời các vụ cháy xảy ra
trên địa bàn quản lý.
2.2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về phòng
cháy, chữa cháy
Trong 05 năm đã tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC được 3.582 lượt cơ
sở; kiểm tra an toàn về PCCC 12 chuyên ngành (chợ, trung tâm thương mại,
khách sạn - nhà nghỉ, các trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, xăng dầu, khí
dầu mỏ hóa lỏng) với 217 lượt cơ sở; phối hợp với các phòng, ban thuộc
UBND huyện kiểm tra an toàn về PCCC được 205 lượt cơ sở vào các đợt cao
điểm tấn công trấn áp tội phạm. Qua kiểm tra kiến nghị cơ sở khắc phục trên
5.000 thiếu sót, tồn tại mất an toàn về PCCC; lập biên bản vi phạm và ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC 416 trường hợp với tổng
số tiền phạt 1.800.500.000 đồng, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ
01 vụ. Ra quyết định đình chỉ hoạt động 01 cơ sở.
17
2.2.2.7. Công tác quản lý trang thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa
cháy
Về phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: 05 xe chữa cháy, 01 xe
thang, 01 xe chỉ huy, 02 ca nô và 03 máy bơm chữa cháy. Phương tiện chữa
cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC đa số có tuổi thọ trung bình trên 20 năm,
chất lượng kém, chưa đáp ứng yêu cầu chữa cháy; hiện tại chưa được trang bị
phương tiện cứu nạn cứu hộ nên khi có sự cố xảy ra việc xử lý rất khó khăn,
lúng túng.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về phòng cháy, chữa cháy
trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
- Trong thực hiện văn bản và ban hành các văn bản chỉ đạo về PCCC: Có
thể thấy trong 5 năm qua, từ năm 2013 – 2018, UBND huyện Đông Anh đã ban
hành khá nhiều văn bản chỉ đạo công tác PCCC. Nhìn chung, các văn bản trên
đều bám sát với chủ trương, đường lối của Đảng và phù hợp với các văn bản quy
phạm pháp luật mà nhà nước đã ban hành; phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương. Những văn bản này tạo nên hành lang pháp lý tương đối chặt chẽ, đưa
việc thực hiện công tác PCCC dần đi vào nề nếp và có bước chuyển biến rõ rệt.
- Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thực hiện Luật PCCC và các văn
bản quy phạm pháp luật về PCCC được các cấp chính quyền và các ban ngành,
đoàn thể quan tâm.
- Trên địa bàn huyện, các lực lượng chức năng, các ban, ngành đã chủ
động xây dựng, ký kết và triển khai thực hiện hàng trăm quy chế, kế hoạch phối
hợp trong triển khai thực hiện công tác PCCC tập trung vào các lĩnh vực trọng
điểm như: xây dựng, kiến trúc, xăng dầu, điện lực, hàng không, hóa chất vật liệu
nổ công nghiệp...
- Trong công tác tổ chức phòng cháy, chữa cháy: Hàng năm trên địa bàn
huyện Đông Anh xảy ra khoảng 54 vụ cháy, trong đó khoảng 30 vụ cháy có gây
thiệt hại về tài sản. Trong 05 năm qua, UBND huyện phối hợp với Phòng cảnh
sát PC&CC số 5 đã trực tiếp xuất xe và tổ chức cứu chữa 129 vụ cháy, bảo vệ
18
được nhiều tài sản của nhà nước và nhân dân có giá trị hàng trăm tỉ đồng điển
hình là vụ cháy tại cơ sở kinh doanh giày da Minh Đức, cơ sở sản xuất sơn Hòa
Phát, cháy cơ sở chế biến gỗ tại làng nghề xã Vân Hà
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC: Thông qua công
tác kiểm tra, nắm địa bàn lực lượng Cảnh sát PCCC số 5 đã phát hiện và kiến
nghị khắc phục hàng nghìn sơ hở thiếu sót mất an toàn PCCC, ngăn chặn kịp
thời các nguy cơ gây cháy, bảo vệ an toàn các cơ sở trọng điểm, các sự kiện
chính trị quan trọng của địa phương và đất nước; các công trình xây dựng lớn,
có nguy hiểm về cháy đã thực hiện tốt việc thẩm duyệt thiết kế về PCCC;
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Những tồn tại, hạn chế:
Một là, tình trạng cháy trên địa bàn còn nhiều diễn biến phức tạp
Hai là, còn khó khăn trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp
luật về PCCC
Ba là, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy
còn những tồn tại, vướng mắc
Bốn là, trong công tác tổ chức, phối hợp giữa các cơ quan, các ngành vẫn
còn một số hạn chế nhất định
Năm là, công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm về PCCC còn chưa
quyết liệt, chặt chẽ
Sáu là, tại một số cơ quan, đơn vị chưa bố trí kinh phí hoặc thiếu kinh phí
đầu tư cho công tác PCCC cho nên việc trang bị phương tiện, dụng cụ PCCC
còn thiếu và lạc hậu
Nguyên nhân:
- Hệ thống pháp luật về PCCC về cơ bản là đầy đủ, có tính đồng bộ nhưng
một số quy định trong Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
PCCC, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 66/2014/TT-
BCA của Bộ Công an và một số quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC chưa được
thực thi nghiêm minh
19
- Một bộ phận lãnh đạo các cấp, các ngành, đơn vị, cơ sở và nhân dân
chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của công tác PCCC
trong đời sống xã hội
- Về phía chủ thể quản lý mà đặc biệt là lực lượng Cảnh sát PCCC với vai
trò là lực lượng nòng cốt trong quản lý nhà nước về PCCC đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn, bất cập.
20
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐÔNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG
ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Quan điểm và mục tiêu tăng cƣờng hoạt động quản lý nhà nƣớc
về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
trong thời gian tới
- Cần tiếp tục chỉ đạo triển khai và thực hiện có hiệu quả Luật PCCC
cần nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và người đứng đầu đơn
vị cơ sở trong việc tổ chức thực hiện công tác PCCC; phát huy sức mạnh tổng
hợp của toàn hệ thống chính trị và của t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phong_chay_chua_chay_tr.pdf