Tiếp tục hoàn tiện cơ chế phối hợp thanh tra, kiểm tra.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời và ngăn ngừa
các hiện tượng tiêu cực của công tác thi đua, khen thưởng trong
ngành Giáo dục và đào tạo.
Cần phối, kết hợp tốt công tác thanh tra chuyên ngành, thanh tra
tình hình đầu năm học để nắm bắt được quy trình thực hiện của cơ
sở, cũng như những khó khăn, vướng mắc, bất cập để có cơ sở hướng
dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ngày càng đi
vào thực chất hơn.
Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát.
Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen
thưởng phải kịp thời, nhanh chóng, không để kéo dài thời gian dẫn
đến hệ lụy cho việc thực hiện phong trào thi đua, gây mất đoàn kết tại
đơn vị.
Tập trung bố trí đủ kinh phí và lực lượng để triển khai có hiệu
quả kế hoạch thanh tra, kiểm tra, nhằm xử lý sai phạm, đồng thời có
thể thành lập hoặc phân công cán bộ cho lực lượng dự phòng đối với
các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất.
Sau khi thanh tra, kiểm tra phải có đánh giá, kết luận thanh tra ở
từng các đơn vị trong việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và
thông báo kết luận thanh tra đến các đơn vị quản lý cơ sở giáo dục tại
địa phương, cũng như đơn vị được thanh tra để đơn vị phát huy
những ưu điểm đã đạt được, đồng thời cần khắc phục những hạn chế,
sai phạm.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
O DỤC
1.1. Một số vấn đề lý luận chung
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm thi đua
Theo Luật thi đua khen thưởng năm 2003: “Thi đua là hoạt động
có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn
đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Khái niệm khen thưởng
Trên cơ sở lý luận đó Điều 3, Luật Thi đua, khen thưởng của
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26/11/2003 đã nêu
rõ: "Khen thưởng là việc nghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng
và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có
thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".[45, tr.1].
- Khái niệm quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng
Có thể nói QLNN về thi đua, khen thưởng là việc sử dụng các
phương thức, biện pháp để tổ chức các phong trào theo chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phong trào thi đua trở
thành thiết thực, hiệu quả, nó là động lực để đi vào cuộc sống, động
lực thúc đẩy mọi người hăng hái tham gia tích cực, trên tinh thần tự
giác, tự nguyện; công tác khen thưởng, biểu dương, tri ân, tôn vinh
phải chính xác, kịp thời, đúng người, đúng việc nhằm tạo đòn bẩy
cho phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, thiết thực và hiệu quả.
- Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng
Thi đua và khen thưởng có quan hệ chặt chẽ và tác động biện chứng
lẫn nhau. Thi đua và khen thưởng là hai thành tố hữu cơ của một quá trình
dẫn đến một hiệu quả chung. Mối quan hệ đó biểu hiện:
1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về công tác thi đua
khen thưởng
Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị
Công tác QLNN về thi đua, khen thưởng trước tiên phải thực
hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và
Nhà nước
Tính pháp quyền và công khai, minh bạch
7
Trong hoạt động QLNN về thi đua, khen thưởng phải thực hiện
theo quy định của pháp luật, đó là cơ sở, là căn cứ, là hành lang pháp
lý để thực hiện.
Tính công bằng và kịp thời
Thi đua, khen thưởng cần phải công bằng, chính xác và kịp thời
là nguyên tắc thi đua yêu cầu đặt ra.
1.1.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về công tác thi đua
khen thưởng
Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi
đua, khen thưởng, sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động thi đua,
khen thưởng thì mới có được sự thống nhất, tạo được sức mạnh để thi
đua trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Như vậy, công tác
thi đua, khen thưởng đã có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của
nhà nước, do vậy nhà nước phải quản lý công tác này.
Nhận thức rõ sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác thi đua
khen thưởng, sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động thi đua khen
thưởng thì mới có sự thống nhất, tạo được sức mạnh để thi đua, khen
thưởng trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển một cách ổn định và
bền vững. Có thể nói công tác thi đua khen thưởng đã góp phần không
nhỏ vào sự phát triển của đất nước.
1.2. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước
về công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục
1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua khen
thưởng trong lĩnh vực giáo dục
1.2.1.1. Ban hành các văn bản pháp luật, xây dựng các chính
sách pháp luật về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục
Văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý để tổ chức, các tầng lớp
nhân dân và cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật, đó là cơ
sở căn cứ cho sự thống nhất chung cho công tác thi đua, khen thưởng
trong quá trình thực hiện cho các cấp, các ngành từ trung ương đến
địa phương.
1.2.1.2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện
pháp luật về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục
Công tác thi đua, khen thưởng phải thông suốt, đồng nhất từ
trung ương đến địa phương thực hiện đúng mục đích của thi đua,
khen thưởng là thực chất, không hình thức thì chắc chắn rằng hiệu
quả hoạt động, năng suất và kết quả học tập sẽ được nâng cao.
8
1.2.1.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ những người làm công tác
thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục
Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý công tác
thi đua - khen thưởng các cấp
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Chính
phủ
HỘI ĐỒNG THI ĐUA -
KHEN THƯỞNG TRUNG
ƯƠNG
BỘ NỘI VỤ
BAN THI ĐUA - KHEN
THƯỞNG TRUNG ƯƠNG
HỘI ĐỒNG THI ĐUA -
KHEN THƯỞNG BỘ,
NGÀNH - TỈNH, THÀNH
PHỐ
PHÒNG TĐ - KT BỘ,
NGÀNH
TRUNG ƯƠNG.
BAN TĐ - KT TỈNH,
THÀNH PHỐ.
HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN
THƯỞNG SỞ, QUẬN,
HUYỆN, THỊ XÃ
THƯỜNG TRỰC TĐ - KT
CÁC SỞ, QUẬN, HUYỆN,
THỊ XÃ
HỘI ĐỒNG THI ĐUA -
KHEN THƯỞNG CÁC XÃ,
PHƯỜNG, THỊ TRẤN
CÁN BỘ TĐ - KT CÁC
XÃ, PHƯỜNG, THỊ
TRẤN
9
1.2.1.4. Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen
thưởng, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh
vực giáo dục
Sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng là nhiệm vụ không thể
thiếu trong công tác QLNN nói chung và QLNN về thi đua khen thưởng
nói riêng.
1.2.1.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi
phạm việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen
thưởng trong lĩnh vực giáo dục
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý
vi phạm việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen
thưởng cần được chú trọng quan tâm đúng mức và xử lý vi phạm
nghiêm túc, đảm bảo quyền lợi chính đáng theo nguyên tắc của thi
đua là trên tinh thần tự nguyện, tự giác và theo nguyên tắc khen
thưởng là chính xác, công khai, công bằng, kịp thời.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác
thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục
1.2.2.1. Nhóm yếu tố bên trong Nhà nước
Chính sách, pháp luật về thi đua khen thưởng
Hệ thống văn bản về thi đua khen thưởng bao gồm Luật, nghị định,
thông tư về đã cụ thể hóa các chính sách, chủ trưởng của Đảng, Nhà nước
về thi đua đua khen thưởng, tạo sự thống nhất trong quản lý trên phạm vi
cả nước.
Yếu tố văn hóa, tư tưởng và nhận thức của người lãnh đạo
Thực tế cho thấy “ Cán bộ nào, phong trào đó” là nhằm đề cao
vai trò của người lãnh đạo, người cán bộ trực tiếp làm phong trào cho
nên cần phải nêu cao vai trò của người cán bộ trực tiếp làm công tác
thi đua khen thưởng. Nếu người đứng đầu quan tâm đến phong trào,
thường xuyên có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời thì các phong trào thi
đua của đơn vị sẽ phát triển mạnh mẽ và thu được kết quả tích cực và
ngược lại.
1.2.2.2. Nhóm yếu tố bên ngoài Nhà nước
Yếu tố xã hội
10
Hiện nay trong quá trình vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường
chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên cũng phát sinh
một số hệ lụy bất cập, tác động đến các ngành, các cấp trong toàn hệ thống
chính trị
Yếu tố hội nhập quốc tế
“Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất
xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển
của kinh tế thị trường cũng là đông lưc hàng đầu thúc đẩy quá trình hội
nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh
vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành
một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mãnh mẽ đến quan hệ
quốc tế và đời sống của nhiều quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là
lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia đã phát triển”.
11
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
QLNN về thi đua khen thưởng nhằm thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng về công tác thi đua khen thưởng. Đồng thời, tiến
hành tổ chức và thực hiện công tác thi đuakhen thưởng ở đơn vị để
thi đua khen thưởng trở thành nguồn động viên lớn trong quá trình
lao động, sản xuất và học tập,... góp phần quan trọng xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Trong điều 3, Luật Thi đua Khen thưởng đã xác định: Thi đua là
hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể
nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công
trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể
có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để nâng cao chất
lượng công tác thi đua khen thưởng cần tập trung thực hiện tốt nội
dung QLNN về công tác thi đua khen thưởng mà Luật Thi đua Khen
thưởng đã xác định, nhất là việc xây dựng ban hành các văn bản pháp
luật, chính sách về thi đua khen thưởng, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến về vị trí, vai trò của công tác thi đua khen thưởng,
kiện toàn bộ máy tổ chức, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm
công tác thi đua khen thưởng, đa dạng các nội dung, hình thức thi đua
khen thưởng,
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về thi đua
khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh hóa, trước tiên,
cần phải xác định và phân tích đầy đủ, cụ thể nội dung của QLNN về
công tác thi đua khen thưởng để từ đó có cơ sở khoa học, và cơ sở lý
luận cho việc tiếp cận thực trạng và đưa ra đề xuất phương hướng,
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của QLNN về thi đua
khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa.
12
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA
KHEN THƯỞNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
TẠI TỈNH THANH HÓA
2.1. Về điều kiện tự nhiên và hệ thống giáo dục của tỉnh
Thanh Hóa
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tỉnh
Là một tỉnh các nhiều thành phần dân tộc, trong đó phần lớn các
dân tộc thiểu số của tỉnh sinh sống tại các huyện miền núi, địa hình
rừng và đồi dốc, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm
nghiệp. Đây là những khó khăn thách thức cho sự phát triển giáo dục
với đồng thời cả hai mục tiêu đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận,
hưởng thụ chất lượng giáo dục giữa hai vùng miền, giữa các nhóm
dân tộc cho sự đáp ứng chất lượng giáo dục theo năng lực, khả năng
tiếp cận, điều kiện kinh tế của những nhóm xã hội khác nhau. Từ đó
dẫn đến công tác thi đua khen thưởng ở vùng đồng bằng và miền núi
của tỉnh phát triển không đồng bộ, ở các huyện thuộc vùng đồng
bằng do vị trí, điều kiện thuận lợi cộng với sự phát triển của các
phương tiện thông tin đại chúng thì công tác thi đua khen thưởng
được chú trọng, phát triển và đạt hiệu quả cao. Ngược lại ở các vùng
miền núi do địa hình, điều kiện khó khăn, phương tiện truyền thông
nghèo nàn lạc hậu dẫn đến công tác thi đua khen thưởng không được
chú trọng, chủ yếu mang tính hình thức cho có, không đi sâu vào nội
dung và hình thức khen thưởng dẫn đến công tác thi đua khen thưởng
không phát triển và hiệu quả thấp.
2.1.2. Khái quát về hệ thống giáo dục của Tỉnh
Toàn tỉnh có các hệ thống trường mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Cụ thể:
Mầm non: 670 trường (652 trường công lập - 18 trường tư thục)
Tiểu học: 656 trường (654 trường công lập - 02 trường tư thục)
Trung học cơ sở: 602 trường công lập.
Trung học phổ thông: 104 trường (96 trường công lập - 08 trường
tư thục).
Trung tâm Giáo dục thường xuyên: 28 trung tâm ở các huyện,
thị xã, thành phố (nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục
thường xuyên).
13
Tuy nhiên, trình độ lý luận chính trị của cán bộ quản lý nhìn
chung còn thấp. Đến nay, toàn tỉnh có 51,9% cán bộ quản lý có trình
độ từ Trung cấp trở lên, thấp nhất là bậc học mầm non, chỉ đạt
48,4%.
2.2. Tình hình quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng
trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa
2.2.1. Về tình hình giáo dục của tỉnh Thanh Hóa
Công tác tổ chức, quản lý cơ sở giáo dục của một số địa phương
chưa thật sự đi vào chiều sâu, năng lực chính trị, chuyên môn của
một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo chưa theo kịp yêu
cầu đổi mới giáo dục. Tư duy về chỉ đạo giáo dục trong một bộ phận
cán bộ quản lý còn chậm đổi mới, vẫn nặng về chỉ đạo, quản lý theo
kiểu hành chính, mệnh lệnh. Năng lực thực hành, tổ chức thực hiện
nhiệm vụ của một số giáo viên không đồng bộ với trình độ chuyên
môn.
Công tác đổi mới giáo dục, hiện tại, cơ sở vật chất trường học
chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học.
Việc nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục giá trị sống, kỹ
năng sống cho học sinh, xây dựng văn hóa nhà trường và môi trường
học đường lành mạnh còn nhiều khó khăn, một phần bởi sự tác động
phức tạp của các tệ nạn xã hội bắt nguồn từ đời sống kinh tế - xã hội
phức tạp ngoài nhà trường.
Phong trào thi đua phát triển chưa thống nhất, đồng đều tại đơn
vị, cơ sở giáo dục, còn mang nhiều hình thức, hiệu quả mang lại chưa
cao, khen thưởng chưa kịp thời, do đó chưa động viên được toàn thể
CC, VC, NLĐ tích cực tham gia hăng hái thi đua lập thành tích xuất
sắc trong mỗi phong trào.
Gương điển hình tiên tiến chưa được phổ biến nhân rộng.Công
tác hướng dẫn Quy chế hoạt động thi đua khối trong từng năm học
đến các cơ sở giáo dục chưa được cụ thể, rõ ràng về nội dung thi đua.
Công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào thi đua còn mang
nặng tính hình thức, chưa mạnh dạn đánh giá những hạn chế, bất cập
tại đơn vị. Một số cơ sở giáo dục xem nhẹ việc tổ chức phát động
phong trào thi đua; một số CC, VC, NLĐ không quan tâm đến danh
hiệu thi đua, cũng như hình thức khen thưởng, từ đó tác động không
nhỏ đến phong trào thi đua, ảnh hưởng chất lượng giảng dạy trong
các cơ sở giáo dục.
14
2.2.2. Khái quát công tác quản lý về thi đua khen thưởng trong
lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay
2.2.2.1. Công tác chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước về thi đua
khen thưởng trong giáo dục
UBND tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đối với công tác thi đua
khen thưởng của ngành giáo dục và đào tạo, do ngành có đặc thù
riêng phải thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với từng năm học và gắn
với các ngành khác việc đánh giá thường vào dịp tổng kết cuối năm.
2.2.2.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua
khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa
Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa
Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo quyết định thành lập Hội đồng
thi đua - Khen thưởng của Sở, có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn giúp
Giám đốc Sở thực hiện tốt về công tác quản lý nhà nước về thi đua
khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục; thẩm định xét các danh hiệu thi
đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền của Giám đốc Sở và
trình các cấp khen thưởng.
Đối với cấp huyện
Ở các huyện, thị xã, thành phố, ngoài bộ phận chuyên trách làm
công tác thi đua khen thưởng là các phòng Nội vụ, thì các phòng
Giáo dục đều bố trí cán bộ, công viên chức kiêm nhiệm làm công tác
thi đua khen thưởng.
Ở cấp cơ sở
Ở cấp cơ sở (các trường, cơ sở giáo dục) đều bố trí người kiêm
nhiệm theo đội phụ trách công tác thi đua khen thưởng.
2.2.2.3. Hoạt động tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về
công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tỉnh Thanh Hóa
Về công tác thi đua: Sở Giáo dục Thanh Hóa đã xác định được
mục đích của thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học, đưa phong trào thi đua của ngành từng bước phát triển toàn diện,
gắn với việc đổi mới sáng tạo trong dạy và học, đồng thời đáp ứng
được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong
những năm tiếp theo.
Về khen thưởng phong trào thi đua: Sở Giáo dục Thanh Hóa đã
cụ thể hóa về đối tượng, tiêu chí, hình thức và mức khen cho các
phong trào thi đua, khen thưởng đột xuất, các thành tích trong Hội
thi.
15
Về khen thưởng thường niên theo năm học: Trong những năm
qua, do đổi mới về công tác TĐKT và qua kết quả của các phong trào
thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" đã góp phần
đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh ta vượt qua khó khăn, thử
thách, từng bước phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
2.2.2.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tỉnh Thanh Hóa
Công tác tuyên truyền, giáo dục trong cán bộ, đảng viên, nhân
dân được chú ý thực hiện sâu, rộng và toàn diện nhân dịp kỷ niệm
các ngày lễ của dân tộc, của Đảng ta. Đồng thời, tổ chức các phong
trào thi đua yêu nước trong cán bộ, nhân dân phù hợp điều kiện về
thời gian, địa điểm, tình hình, đặc điểm mỗi vùng miền, bảo đảm chất
lượng tốt, có hiệu quả cao.
2.2.2.5. Hoạt động sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả của công
tác thi đua khen thưởngtrong lĩnh vực giáo dục tỉnh Thanh Hóa
Việc tổ chức phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa với hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn, thu hút đông
đảo quần chúng nhân dân tham gia. Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá
sát thực, kịp thời; khen thưởng đúng đối tượng, đúng thành tích; chú
ý đối tượng là công chức, viên chức, người lao động trực tiếp.
Tuy nhiên, công tác sơ kết, tổng kết, tặng thưởng và các hình
thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua khen thưởng ở
một số cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn mang tính
hình thức, chưa thật sự góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và
học tập; Việc bình xét khen thưởng vẫn còn biểu hiện thiếu dân chủ,
thiếu công khai, công bằng
2.2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định
của pháp luật về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tỉnh
Thanh Hóa
Công tác quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra giải
quyết vi phạm về thi đua khen thưởng đã được Sở Giáo dục tỉnh luôn
coi trọng, có sự lồng ghép giữa công tác thanh tra, kiểm tra và giải
quyết vi phạm trong lĩnh vực chuyên môn nói chung và lĩnh vực thi
đua khen thưởng nói riêng.
2.2.3. Đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước về thi đua
khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa
2.2.3.1.Về ưu điểm và nguyên nhân
Về ưu điểm
16
Lãnh đạo Sở Giáo dục Thanh Hóa, Thủ trưởng các cơ sở giáo
dục trên địa bàn tỉnh ngày càng quan tâm đến công tác thi đua, khen
thưởng và xem đây là động lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện của từng đơn vị nói riêng và toàn ngành Giáo dụcvà đào
tạoThanh Hóa nói chung.
Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác thi đua khen thưởng
(TĐKT) đã có sự chuyển biến tích cực cả diện rộng và chiều sâu đối
với cấp uỷ Đảng, Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên
trong toàn ngành.
Trong phong trào thi đua yêu nước của ngành, đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục giữ vai trò nồng cốt, trong đó
Đoàn Thanh niên là lực lượng chủ công và đi đầu tham gia các phong
trào thi đua.
Công tác bình xét khen thưởng thi đua từ Sở đến các trường học
đã đi vào nề nếp, kịp thời, đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng,
đúng quy trình
Đối tượng khen thưởng cũng được mở rộng hơn.
Đội ngũ cán bộ, chuyên viên phụ trách công tác thi đua, khen
thưởng tiếp tục được đổi mới
Nguyên nhân đạt được
Công tác thi đua, khen thưởng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ
đạo sâu sát và kịp thời của Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên đã
có nhận thức về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thi
đua, khen thưởng.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thi
đua, khen thưởng đầy đủ, ngày càng được cụ thể hóa và hoàn thiện
hơn.
Đổi mới công tác xây dựng phong trào, trong đó chú trọng công
tác tổ chức triển khai thực hiện; nội dung, mục tiêu thi đua cụ thể;
xây dựng điển hình và xét duyệt khen thưởng.
2.2.3.2. Về hạn chế và nguyên nhân
Về hạn chế
Thi đua khen thưởng được diễn ra chưa đồng đều giữa các vùng
miền, giữa các trường học trong tỉnh.
Ở một số trường học và đơn vị quản lý giáo dục, thi đua khen
thưởng còn mang tính hình thức.
17
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thi đua khen thưởng ở một số cơ
quan, ngành, nhất là ở cơ sở người đúng đầu chưa quan tâm đúng
mực đến quản lý nhà nước về thi đua khe thưởng; chưa chú trọng đến
công tác tuyên truyền phổ biến.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết vi phạm về thi đua khen
thưởng ở một số Phòng Giáo dục, nhà trường, cơ sở Giáo dục và một
số huyện, thành phố chưa được quan tâm đúng mức, công tác kiểm
tra, đôn đốc, tổng kết các phong trào thi đua chưa được quan tâm
thường xuyên.
Chất lượng đội ngũ CC, VC làm công tác thi đua khen thưởng
trong ngành Giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập, hạn chế; chuyên
môn nghiệp vụ về thi đua khen thưởng không chuyên sâu dẫn đến
hiệu quả công tác tham mưu, đề xuất về thi đua khen thưởng chưa đạt
hiệu quả cao.
Chính sách, phong trào thi đua khen thưởng trong Giáo dục của
tỉnh chưa được triển khai thực hiện đồng bộ giữa các vùng miền
trong địa bàn tỉnh.
Phong trào thi đua khen thưởng trong ngành Giáo dục và đào tạo
nhiều khi đang còn chạy theo thành tích, mang tính hình thức, thiếu
sự khách quan và trung thực.
Nguyên nhân của hạn chế
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học còn nghèo, đời sống vật
chất của cán bộ, giáo viên tuy được nâng lên song còn gặp khó khăn.
Mặt trái của nền kinh tế thị trường và các tệ nạn xã hội đang xâm
nhập vào trường học. Đội ngũ nhà giáo chưa đồng bộ, vừa thừa, vừa
thiếu. Một số cán bộ, giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề.
Do các văn bản quy định của Trung ương về công tác thi đua khen
thưởng hay có sự thay đổi dẫn đến ở cơ sở không điều chỉnh kịp thời
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa thấy được vị trí, vai trò của thi
đua khen thưởng trong việc tạo động lực thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ
chính trị của đơn vị, do đó trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn mang
tính hình thức, xem nhẹ thậm chí buông lỏng công tác này.
Công tác tuyên truyền phổ biến ở một số nơi chưa thật sự tốt.
Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua khen
thưởng trong giáo dục chủ yếu kiêm nhiệm.
Sự chưa đồng bộ đối với công tác thi đua khen thưởng trong
giáo dục của tỉnh là do sự quản lý coi trọng vùng miền của một số cơ
quan ngành giáo dục và đào tạo.
18
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Công tác QLNN về thi đua khen thưởng của lĩnh vực giáo dục
tỉnh Thanh Hóa tập trung vào việc cụ thể hóa các văn bản quy phạm
pháp luật và ban hành các hướng dẫn thực hiện về công tác thi đua
khen thưởng thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và
tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng
xây dựng các chính sách về thi đua khen thưởng trong toàn ngành
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác thi đua khen thưởng sơ kết,
tổng kết các phong trào thi đua cũng như thực hiện công tác thanh
tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua khen thưởng.
Thời gian qua, công tác QLNN về thi đua khen thưởng của
ngành đã từng bước đi vào nề nếp, hệ thống văn bản hướng dẫn về
công tác thi đua khen thưởng được ban hành đầy đủ, cụ thể, rõ ràng.
Hoạt động thi đua thường niên và thi đua khối được đẩy mạnh. Tuy
nhiên, vẫn còn một số những hạn chế nhất định liên quan đến nhận
thức của một bộ phận cán bộ quản lý, CC, VC, NLĐ về vai trò, vị trí
của công tác thi đua khen thưởng về đổi mới thi đua khen thưởng, về
năng lực đội ngũ làm công tác thi đua khen thưởng về công tác về
kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, cũng như
sự phát triển không đồng bộ của nền công tác thi đua khen thưởng
trong giáo dục giữa các huyện miền xuôi và miền núi
Để đưa công tác thi đua khen thưởng ngày càng đi vào chiều
sâu, thực chất và có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình hiện nay thì cần có
những phương hướng và giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất
lượng QLNN về thi đua khen thưởng, biến thi đua khen thưởng thành
động lực to lớn thúc đẩy toàn ngành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị được giao.
19
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA
KHEN THƯỞNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TẠI
TỈNH THANH HÓA
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước
về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại Thanh Hóa
3.1.1. Mục tiêu
Công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục phải nhằm
tạo động lực tinh thần to lớn thúc đẩy mọi người hăng hái lao động,
học tập, công tác phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị
của cơ quan, đơn vị và trong ngành.
Nội dung và phương thức tổ chức các phong trào thi đua khen
thưởng trong lĩnh vực giáo dục phải được gắn kết chặt chẽ với việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển của ngành,
của địa phương, nhà trường và từng cấp học.
Công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục phải đảm
bảo tính nêu gương, giáo dục được dư luận xã hội đồng tình.
Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng đảm bảo tính chính
xác, khách quan, công bằng, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo
dục của tỉnh.
Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong
công tác thi đua khen thưởng theo hướng công khai, minh bạch, công
bằng, dân chủ.
3.1.2. Phương hướng
Đối với cơ quan quản lý
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, người đứng đầu
cơquan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục đối với công tác thi đua,
khen thưởng
Người đứng đầu cơ qua
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_thi_dua_khen_thuong_tro.pdf