Tóm tắt Luận văn Quan niệm chính trị - xã hội của John Locke

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG HÌNH

THÀNH QUAN NIỆM CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI CỦA JOHN LOCKE . 9

1.1. John Locke và bối cảnh lịch sử nước Anh thế kỷ XVII . 9

1.1.1. Gia đình, trường học và những tác phẩm chính. 9

1.1.2. Bối cảnh lịch sử nước Anh thế kỷ XVII và ảnh hưởng của nó

đến tư tưởng chính trị - xã hội của John Locke. . 12

1.2. Tiền đề lý luận hình thành quan niệm chính trị - xã hội của JohnLocke.

1.2.1. Tư tưởng chính trị - xã hội của Platon, Aristotle và ảnh hưởng

của tư tưởng này đến quan niệm chính trị - xã hội của John Locke.

1.2.2. Tư tưởng chính trị - xã hội trong triết học Tây Âu thời Trung cổ,

Cận đại và ảnh hưởng của tư tưởng này đến sự hình thành quan niệm

chính trị - xã hội của John Locke.

CHƢƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA JOHN LOCKE.

2.1. Quan niệm của John Locke về con người và quyền con người

2.1.1. Quan niệm của John Locke về con người cá nhân .

2.1.2. Quan niệm của John Locke về quyền con người .

2.2. Quan niệm của John Locke về quyền lực nhà nước .

2.2.1 Quan niệm của John Locke về quyền lập pháp của nhà nước.

2.2.2. Quan niệm của John Locke về sự giải thể chính quyền dân sự. 3

2.3. Những mặt tích cực và hạn chế trong quan niệm chính trị – xã hộicủa John Locke.

2.3.1. Những mặt tích cực trong quan niệm chính trị - xã hội của JohnLocke.

2.3.2. Những hạn chế trong quan niệm chính trị - xã hội của JohnLocke.

KẾT LUẬN .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 13

pdf19 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Quan niệm chính trị - xã hội của John Locke, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân ............ Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Quan niệm của John Locke về quyền con người ............... Error! Bookmark not defined. 2.2. Quan niệm của John Locke về quyền lực nhà nước ................. Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Quan niệm của John Locke về quyền lập pháp của nhà nước ............................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Quan niệm của John Locke về sự giải thể chính quyền dân sự ............................................................. Error! Bookmark not defined. 3 2.3. Những mặt tích cực và hạn chế trong quan niệm chính trị – xã hội của John Locke ........................................ Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Những mặt tích cực trong quan niệm chính trị - xã hội của John Locke ................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Những hạn chế trong quan niệm chính trị - xã hội của John Locke ................................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 13 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, việc nghiên cứu, giảng dạy môn lịch sử triết học không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Tuy nhiên, trong một thời gian dài vì những lí do khác nhau, nên ở Việt Nam, phần lịch sử triết học nói chung, lịch sử triết học phương Tây nói riêng không được quan tâm một cách đúng mức. Cùng với quá trình đổi mới tư duy lý luận và coi trọng các nền văn hoá khác nhau, nên triết học ngoài Mác xít ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn. Một trong những giai đoạn góp phần không nhỏ cho sự phát triển của lịch sử triết học là thời kỳ Khai sáng ở Tây Âu. Đây là thời kỳ mở đầu cho phong trào đề cao sức mạnh, sự sáng tạo, bảo vệ quyền tự do của con người. Những tư tưởng này được đề cập trong quan niệm của một số nhà triết học như: Descartes, Spinoza, Hobbes, Locke. Đây là những đóng góp quan trọng cho nền triết học nhân loại, nhưng ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu liên quan đến các tác giả này còn hạn chế so với thời kỳ cổ đại hay triết học cổ điển Đức. Ngay cả trong giáo trình triết học, phần viết về các triết gia lớn thế kỷ XVII vẫn còn tản mạn, thậm chí chỉ được đánh giá, nhận định trên phương diện nhận thức luận, bản thể luận. Tiếp nối những giai đoạn trước, triết học Tây Âu có một vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử triết học nhân loại, nhiều tư tưởng có ảnh hưởng sâu sắc đến giai đoạn sau trong đó có triết học John Locke. Ông được coi là người đặt nền móng cho triết học phương Tây về đề cao vai trò của chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng của con người, ông đã gợi mở những vấn đề liên quan đến nhà nước pháp quyền. John Locke coi việc làm sáng tỏ tố chất con người là cơ sở đi đến khẳng định quyền công dân trong một xã hội mới khi những chướng ngại của chế 5 độ phong kiến bị gạt bỏ. Bằng trải nghiệm thực tiễn, ông đã giải đáp câu hỏi của cuộc cách mạng tư sản về vị trí của con người trong chế độ mới với tư cách là con người tự do. Trong triết học của John Locke quan niệm chính trị - xã hội được xem là hạt nhân cơ bản và được đề cập đến trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền, tạo tiền đề cho việc xác lập quyền tự do bình đẳng của con người và sau này được các nhà triết học Montesquieu, Rousseau, Stuart Mill, phát triển lên một tầm cao mới. Quan niệm chính trị - xã hội của ông ảnh hưởng không chỉ ở Anh, Pháp mà còn ở cả Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu có hệ thống, đánh giá thực chất và ý nghĩa lịch sử quan niệm chính trị - xã hội của John Locke trở lên cấp thiết. Vì lí do trên, tác giả luận văn chọn: "Quan niệm chính trị - xã hội của John Locke" làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong các tác giả nước ngoài viết về thời kỳ Khai sáng, luận văn tiếp cận được một số công trình dịch ra Tiếng Việt sau: Công trình Lịch sử triết học và các luận đề của tác giả Samuel Enoch Stumpt gồm hai phần: phần 1 khái quát lịch sử phương Tây nói chung, phần 2 là tuyển tập các tác phẩm gốc của các nhà triết học phương Tây từ thời kỳ sớm nhất đến thời hiện đại, trong đó triết học Tây Âu thời cận đại được trình bày ở chương 3 với tên gọi: Triết học và sự khai mở thế giới khoa học. Trong phần viết về triết học John Locke, tác giả tập trung trình bày những vấn đề về nhận thức, lý thuyết Đạo đức và chính trị. Trong đó những vấn đề về nhà nước, quyền tư hữu, chính quyền dân sự, quyền cai trị là tài liệu tham khảo quan trọng của đề tài. Cùng với Lịch sử triết học và các luận đề, công trình của tác giả Bryan Magee là một cuốn sách có tầm quan trọng với đề tài. Câu chuyện triết học đã trình bày khái quát triết học Tây phương từ các nhà triết học cổ 6 đại Hy lạp đến các nhà tư tưởng hiện đại, từ Platon đến Augustin, Locke và Nietzcher. Bryan Magee đã cho người đọc những kiến thức quý giá, bổ sung thêm về cuộc đời, hoàn cảnh lịch sử đã ảnh hưởng đến quan điểm của các nhà triết học. Cuốn Nhập môn triết học phương Tây của Samuel Enoch Stumpt và– Donald Abell (Lưu Văn Hy dịch) đã đưa ra các vấn đề như thuyết tri thức, triết học tôn giáo, siêu hình học, bản ngã cá nhân và sự bất tử triết học chính trị- xã hội, trong đó nhà triết học John Locke được nói đến ở phần triết học chính trị - xã hội và được khảo sát chủ yếu trong tác phẩm: Khảo luận thứ hai về chính quyền. Ở công trình Tuyển tập danh tác triết học từ Platon đến Derrida, Forrest E. Baird đã thể hiện rõ tư tưởng của John Locke qua một số tác phẩm tiêu biểu. Tiếp cận với công trình này, người đọc sẽ có những hiểu biết cơ bản về tác phẩm của John Locke trên cơ sở so sánh với một số nhà triết học cùng thời cũng như thấy được sự kế thừa và sáng tạo của John Locke so với các nhà triết học trước. Ngoài một số công trình tiêu biểu trên, luận văn còn tiếp cận được một số cuốn sách dịch ra Tiếng Việt như: Trích văn triết học của tập thể tác giả J. Herman Randall, Justus Buchler- Eve Shirk, Nxb. Văn học, 2006; cuốn 106 nhà thông thái của Taranốp, Nxb. Chính Trị Quốc gia Hà Nội. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây có nhiều bài viết, sách, giáo trình về triết học phương Tây. Trong số đó phải kể đến: Nhập môn triết học chính trị của Nguyễn Xuân Đế, Nxb. TP. Hồ Chí Minh (1994); Lịch sử tư tưởng chính trị của Học viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Nxb. Chính Trị Quốc Gia (2001); Lịch sử triết học phương Tây trước Mác do Nguyễn Văn Phòng chủ biên, Nxb. Đại Học Sư Phạm (2003); Những luận thuyết nổi tiếng thế giới của tác giả Vũ Đình Phòng, Lê Huy Hòa, Nxb. Văn Hóa Thông Tin (2003); Lịch sử triết học do Nguyễn Hữu Vui chủ 7 biên, Nxb. Chính Trị Quốc Gia (2004); Triết học chính trị của Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam của Lê Tuấn Huy, Nxb. TP. Hồ Chí Minh (2006); Đại cương lịch sử triết học phương Tây của các tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (2006): Lịch sử triết học phương Tây của Nguyễn Tiến Dũng, Nxb. TP. Hồ Chí Minh (2006); 101 triết gia, Nxb. Tri Thức (2007). Bên cạnh các sách tham khảo, giáo trình như đã kể trên, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí như: Một số tư tưởng triết học chính trị của John Locke: Thực chất và ý nghĩa lịch sử của Đinh Ngọc Thạch, Tạp chí Triết học số 1 - 2007; John Locke - Nhà tư tưởng lớn của phong trào khai sáng của Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học số 2 - 2008; Quan niệm của John Locke về sự hình thành và bản chất quyền lực nhà nước trên Tạp chí Thông tin chính trị học số 9- 2008 và Locke và triết lí về con người, Tạp chí Nghiên cứu con người số 3 - 2009 của Lê Công Sự. Các tư liệu này đã nhìn khái quát về triết học Tây Âu thời cận đại, về tư tưởng của John Locke. Đây là những tư liệu mang lại những cách đánh giá khác nhau xung quanh quan niệm chính trị - xã hội của John Locke. Tuy nhiên các tư liệu trên chỉ đề cập đến vấn đề dưới góc độ chính trị học, luật học, giáo dục học thậm chí trong giáo trình cũng chỉ đề cập đến vấn đề bản thể luận, nhận thức luận mà chưa có sự phân tích một cách hệ thống quan niệm chính trị - xã hội của John Locke, chưa thấy ý nghĩa lịch sử tư tưởng triết học John Locke với triết học Tây Âu thời kỳ cận đại và trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, cần có cách nhìn nhận, luận giải một cách chính xác về những đóng góp cũng như mặt hạn chế để có một quan niệm đúng đắn và toàn diện hơn về quan niệm chính trị - xã hội của John Locke, tác giả luận văn cố gắng đi theo hướng nghiên cứu này. 8 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích của luận văn là làm rõ tư tưởng quan niệm chính trị - xã hội của John Locke trong hai tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền và Kinh nghiệm về nhận thức của con nguời qua đó phân tích những giá trị và hạn chế của tư tưởng này. - Để thực hiện mục đích trên luận văn xác định một số nhiệm vụ sau: + Làm rõ điều kiện và tiền đề hình thành quan niệm chính trị - xã hội của John Locke. + Phân tích một số nội dung qua hai tác phẩm và làm rõ những giá trị và hạn chế trong quan niệm chính trị – xã hội của John Locke. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và dựa vào phương pháp luận Mác xít nghiên cứu lịch sử triết học. - Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật, phối hợp các phương pháp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, đối chiếu, so sánh, khái quát hóa. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung vào một số vấn đề cơ bản trong quan niệm chính trị- xã hội của John Locke như: con người và quyền con người, quan niệm về quyền lực nhà nước, giá trị và hạn chế lịch sử trong quan niệm chính trị - xã hội của John Locke. - Luận văn khảo sát quan niệm chính trị - xã hội của John Locke chủ yếu trong các tác phẩm Kinh nghiệm về nhận thức của con người , Khảo luận thứ hai về chính quyền. 9 6. Đóng góp của luận văn Luận văn nghiên cứu quan niệm chính trị - xã hội của John Locke qua tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền, chỉ ra những đóng góp, hạn chế của tư tưởng này. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong việc học tập và nghiên cứu tư tưởng John Locke. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 5 tiết. 10 CHƢƠNG 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI CỦA JOHN LOCKE 1.1. John Locke và bối cảnh lịch sử nƣớc Anh thế kỷ XVII 1.1.1. Gia đình, trường học và những tác phẩm chính John Locke sinh ngày 29 tháng 8 năm 1632 trong gia đình Thanh giáo tại thành phố Wrington nước Anh. Cha là luật gia theo tư tưởng cấp tiến, đứng về phe nghị viện, chống lại sự độc quyền, chuyên chế của Vua Charles I. Ngay từ tuổi ấu thơ, cậu bé Locke đã được gia đình truyền dạy lối sống giản dị, đức tính cần cù, tình yêu lao động và sự thật, điều này đã tác động lớn đến sự hình thành nhân cách của triết gia về sau. Do ảnh hưởng bởi nguồn gốc gia đình, đặc biệt là của người cha nên John Locke luôn đấu tranh bênh vực chế độ nghị viện. Năm 1646 Locke được gửi dến Westminster School. Đây được xem là ngôi trường tốt nhất ở nước Anh lúc bấy giờ. Tại đây, ông không chỉ học ngữ văn Hy Lạp mà cả tiếng do Thái cổ và tiếng ả Rập. Chính truyền thống gia đình đã giúp John Locke nhanh chóng trưởng thành về mọi mặt. Tại trường Westminter với những kỷ luật khắt khe đã để lại những ấn tuợng sâu sắc trong suy nghĩ của cậu bé và sau này John Locke đã lên án hệ thống giáo dục của nước Anh với khuynh hướng thiên về quá khứ. Điều này đã giúp John Locke đưa ra suy nghĩ của mình xung quanh vấn đề giáo dục nhằm mục đích thay đổi những kỷ luật hà khắc đó. Năm 1652, John Locke học ở trường đại học Oxford nổi tiếng của anh Quốc và đậu thạc sĩ năm 1658. Tại đây, ông say mê nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau như ngôn ngữ, toán học, triết học. Năm 1661 tốt nghiệp thạc sĩ và được bổ nhiệm chức danh giảng viên tiếng Hy Lạp, tiếng La Tinh. Không chỉ dừng lại ở địa vị hiện tại mà khát vọng tri thức, lòng say mê 11 khoa học và sự quan tâm đến sức khoẻ, trạng thái tâm sinh lí của con người đã dẫn ông đến nghiên cứu y khoa. Đây cũng chính là cơ hội để John Locke kết bạn với bác sĩ David Thomas. Quan hệ bạn bè và công việc đã làm cầu nối để ông tham gia vào công việc chính trị. Ông gặp Bá tước Lord Ashley là nhà chính khách nổi tiếng, từ đây John Locke càng bị cuốn hút vào các vấn đề chính trị đang rất nóng bỏng ở nước Anh. Ông được Ashley mời đến Luân Đôn với tư cách là bác sĩ riêng, thư ký, người nghiên cứu, người phụ trách đặc vụ chính trị và là một người bạn. Sống và làm việc cạnh Ashley, Locke nhận ra mình đang ở tâm điểm của nền chính trị Anh. Ashley đã thuyết phục vua Chales II thành lập ban thương mại và thuộc địa, John Locke trở thành thư ký của ban này. Ông nhanh chóng hoà nhập vào những tư tưởng tiến bộ của Ashley. Trong quá trình tham gia vào lĩnh vực chính trị Locke đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi những quan điểm, tư tưởng của con người này. Do vậy những vấn đề chính trị - xã hội của nước Anh được John Locke phản ánh rất sâu sắc trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền. Không chỉ là những tư tưởng thuần tuý mà John Locke là người tham gia trực tiếp vào đời sống chính trị của nước Anh. Những trải nghiệm đó đã giúp John Locke đưa ra những luận điểm rất sâu sắc về vấn đề quyền con người, quyền lực nhà nước. Đúng như Bryan Magee đã nói: “Trong số những đóng góp quan trọng của Locke có thể kể đến những nguyên tắc xã hội và chính trị nổi lên từ sự hỗn loạn của nước Anh từ thế kỷ XVII" [29, 126]. Trong thời gian từ 1675 đến 1679 ông sang Pháp nghiên cứu triết học Descartes và thiết lập mối quan hệ với một số nhà tư tưởng lớn châu Âu lúc bấy giờ. Năm 1681, Bá tước Ashley - người đứng đầu Đảng Quê Hương, lãnh tụ của phe nghị viện chống laị nhà vua Charles II bị kết tội phản quốc. Là bạn thân và thư ký trung thành của Ashley nên Locke tất yếu bị liên lụy. Sợ bị nghi ngờ dính líu đến âm mưu chống lại nhà vua nên ông trốn sang 12 Hà Lan vào năm 1683. Tại đây ông đã viết tác phẩm Lá thư về lòng khoan dung và tác phẩm Kinh nghiệm về nhận thức của con người. Hai tác phẩm này nhanh chóng được công chúng đón nhận và xuất bản năm 1689. Ở Hà Lan ông vẫn tiếp tục hoạt động chính trị và trở thành người lưu vong chính trị. Locke là người cố vấn trực tiếp cho William và vạch kế hoạch đưa William lên làm hoàng đế thành công, Locke trở về nước Anh trên chiếc tàu chở nữ hoàng Marry. Năm 1690, John Locke xuất bản cuốn Hai khảo luận về chính quyền dân sự. Cuốn sách làm ông nổi tiếng với tư cách là nhà triết học và là một nhà lý thuyết chính trị. Mặc dù trước Locke có nhiều nhà triết học viết về lĩnh vực chính trị nhưng tác phẩm của ông vẫn gây được tiếng vang lớn trong đời sống chính trị nước Anh đương thời, vì tác phẩm này được xuất bản đúng lúc diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng ở nước Anh. Sau cuộc cách mạng 1688, John Locke nắm giữ một số chức vụ trong chính quyền nhưng ông ít tham gia vào hoạt động chính trị mà tập trung thời gian cho biên soạn lại và xuất bản các tác phẩm: Kinh nghiệm về nhận thức của con người (1683); Thư bàn về sự khoan dung (1689); Hai khảo luận về chính quyền dân sự (1689); Một số suy nghĩ về giáo dục (1693); Tính hợp lý của Thiên chúa giáo (1695); Lá thư gửi giám mục Worcester (1697); Một số suy nghĩ về hậu quả của việc hạ thấp tỉ giá và tăng giá trị của tiền tệ (1691). Những năm cuối đời, John Locke vẫn giữ những chức vụ quan trọng ủy viên tòa phúc thẩm, làm việc tại ủy ban thương mại và là người có đóng góp lớn cho tổ chức này. Tuy nhiên, lĩnh vực triết học vẫn thu hút sự quan tâm của ông và John Locke đã thành công ở cả hai lĩnh vực triết học và chính trị. John Locke luôn đấu tranh cho lẽ phải và đôi khi nó đưa ông đến sự không nhất quán, điều này thể hiện trong câu nói của ông: "Không có chân lý nào được toàn bộ nhân loại thừa nhận". Tuy là người gây nhiều 13 thiện cảm, song do bị cuốn hút bởi những hoạt động khoa học - chính trị nên Locke không có cơ hội lập gia đình, suốt đời ông sống độc thân. Năm 1700, John Locke về hưu, cơn bệnh hen suyễn mãn tính làm cho sức khoẻ ông ngày càng suy giảm, ngày 28 tháng 10 năm 1704 tại nhà một người bạn thân, chính khách kiêm triết gia qua đời một cách nhẹ nhàng thanh thản. 1.1.2. Bối cảnh lịch sử nước Anh thế kỷ XVII và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị - xã hội của John Locke. Locke đi nhiều, viết nhiều không chỉ ở lĩnh vực triết học mà còn cả về giáo dục học, kinh tế, y học. Bên cạnh đó ông bị ảnh hưởng bởi những nghiên cứu của khoa học tự nhiên nên ông là đại biểu duy cảm chủ nghĩa điển hình. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị mà tư tưởng của những tác phẩm đó không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến nước Anh đương thời mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều triết gia sau này như: Montesquieu, Rousseau và có nhiều tư tưởng ảnh hưởng đến ngày nay. Tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự say mê nghiên cứu triết học của ông là Kinh nghiệm về nhận thức của con người viết năm 1683, trong thời gian ông sống lưu vong tại Hà Lan. Tác phẩm này được coi là một tuyệt tác nổi tiếng của ông liên quan đến lĩnh vực tri thức con người. Ông cho rằng tri thức không mang tính bẩm sinh, trí năng con người lúc sinh ra như một tờ giấy trắng và tất cả những ý tưởng của chúng ta đều xuất phát từ kinh nghiệm. Như vậy, kinh nghiệm là nền tảng xây dựng lên “những chất liệu của lí trí và kiến thức”. Điều này cho thấy ông là nhà duy nghiệm điển hình ở nước Anh thế kỷ XVII. Nếu Kinh nghiệm về nhận thức của con người là tác phẩm thành công khi nghiên cứu về tâm sinh lý, về trí tuệ con người thì Khảo luận thứ hai về chính quyền là tác phẩm gây tiếng vang lớn trên lĩnh vực chính trị. Tác phẩm này được soạn thảo trong những năm Ashley (Shafterbury), John 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Ngọc Anh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, Nxb. Chính trị Quốc gia. 2. Phạm Ngọc Anh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, Nxb. Lao động. 3. Forrest E. Baird (2006), Tuyển tập danh tác triết học từ Platon đến Derrida, Nxb. Văn hóa Thông tin. 4. Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch(1999), Triết học trung cổ tây âu, Nxb. Chính trị Quốc gia. 5. Doãn Chính, Nguyễn Văn Trịnh (2007), Tư tưởng pháp trị của pháp gia với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia. 6. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề về triết học - con người - xã hội, Nxb. Khoa học Xã hội. 7. Davidovich V. E. (2002), Dưới lăng kính triết học, dịch giả Hồ Sỹ Quý, Lưu Minh Văn, Nguyễn Anh Tuấn, Nxb. Chính trị Quốc gia. 8. Folscheid Dominique (2003), Các triết thuyết lớn, Huyền Giang dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội. 9. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia. 12. Nguyễn Xuân Đế (1999), Nhập môn khoa học chính trị, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 13. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Descartes, Nxb. Văn học. 15 14. Phạm Văn Đức (2008), John Locke- Nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng, Triết học số 2 (201). 15. Nguyễn Tĩnh Gia (2001), Vận dụng học thuyết Mác về nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia. 16. Nguyễn Hào Hải (2003), Những tư tưởng đột phá làm nên cuộc cách mạng kiểu Côpécnic trong tiến trình phát triển chủ nghĩa cá nhân ở phương Tây, Triết học, số 12 (151). 17. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1993), Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới, Nxb. Chính trị Quốc gia. 18. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Lịch sử các tư tưởng chính trị, Nxb. Chính trị Quốc gia. 19. Ted Hondrich (2002), Hành trình cùng triết học, Nxb. Văn hóa Thông tin. 20. Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước, Nxb. Tư pháp. 21. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh (2006), Đại cương lịch sử triết học phương Tây, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 22. Lê Tuấn Huy (2006), Triết học chính trị của Mongtesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 23. Phạm Minh Lăng (2003), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây, Nxb. Văn hóa Thông tin. 24. John Locke (2007), Khảo luận thứ hai về chính quyền, Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu, Nxb. Tri thức. 25. Phạm Thế Lực (2006), Tư tưởng chủ quyền nhân dân trong tác phẩm "Bàn về khế ước xã hội" của Rousseau, Khoa học xã hội, số 6 (94). 26. Phạm Thế Lực (2007), Vấn đề tập trung và phân quyền trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, Khoa học xã hội, số 7 (107). 16 27. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị Quốc gia. 28. C.Mác và Ph. Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị Quốc gia. 29. Bryan Magee (2003), Câu chuyện triết học, Huỳnh Phan Anh, Mai Sơn dịch, Nxb. Thống kê. 30. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Anh Tuấn (1997), Chính trị học đại cương, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 31. John Stuart Mill (2005), Bàn về tự do, Nxb. Tri thức. 32. Montesquieu (2006), Bàn về tinh thần pháp luật, Hoàng Thanh Đạm dịch, Nxb. Lý luận chính trị. 33. Nguyễn Thế Nghĩa (chủ biên) (2000), Đại cương lịch sử các tư tưởng và học thuyết chính trị trên thế giới, Nxb. Khoa học Xã hội. 34. Lê Tôn Nghiêm (2000), Lịch sử triết học Tây phương, bộ 3 tập, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 35. Dương Xuân Ngọc (chủ biên) (2001), Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb. Chính trị Quốc gia. 36. Trần Thảo Nguyên (2006), Triết học kinh tế trong "lý thuyết vè công lí" của nhà triết học Mỹ - John Rawls, Nxb. Thế giới. 37. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2003), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb. Giáo dục. 38. Vũ Dương Ninh (chủ biên),(2000), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb. Giáo dục. 39. Vũ Ngọc Pha, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Hữu Vui, (1993), Triết học- dùng cho học viên cao học không chuyên ngành triết học, Nxb. Chính trị Quốc gia. 40. Trần Văn Phòng (chủ biên), (2003), Lịch sử triết học phương Tây trước Mác, Nxb. Đại học sư phạm Hà Nội. 17 41. Vũ Đình Phòng, Lê Huy Hòa (biên soạn) (2003), Những luận thuyết nổi tiếng thế giới, Nxb. Văn hóa thông tin. 42. Plato (2007), Những ngày cuối đời của Socrates, Nxb. Văn hoá thông tin. 43. Lê Minh Quân (2003), Xây dưng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia. 44. Hồ Sỹ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Nxb. Giáo dục. 45. J. Herman Randall, Justus Buchler - Evenlyn Shirk (2006), Trích văn triết học, Võ Hưng Thanh dịch, Nxb. Văn học 46. Jean - Jacques Rousseau (2004), Bàn về khế ước xã hội, Hoàng Thanh Đạm dịch và giới thiệu, Nxb. Lý luận chính trị. 47. Bùi Ngọc Sơn (2005), Góp phần nghiên cứu hiến pháp và nhà nước pháp quyền, Nxb. Tư pháp Hà Nội. 48. Bùi Ngọc Sơn (2004), Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, Nxb. Tư pháp Hà Nội. 49. Mai Sơn (2007), 101 Triết gia, Nxb. Tri Thức 50. Samuel Enoch Stumpt (2004), Lịch sử triết học và các luận đề, Nxb. Lao động. 51. Samuel Enoch Stumpt - Donald Abell (2004), Nhập môn triết học phương Tây, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 52. Lê Công Sự (2006), Vấn đề con người trong triết học Francis Bacon, Nghiên cứu con người số 6 (27). 53. Lê Công Sự (2007), Thomas Hobbes và triết lí về con người, Nghiên cứu con người số 2(29). 54. Lê Công Sự (2008), Quan niệm của John Locke về sự hình thành và bản chất của quyền lực nhà nước, Thông tin chính trị học, số3 (38). 18 55. Lê Công Sự (2009), Locke và triết lí về con người, Nghiên cứu con người, số 3 (42). 56. Vũ Minh Tâm (1996), Tư tưởng ttriết học về con người, Nxb. Giáo Dục. 57. Đinh Ngọc Thạch (2007), Một số tư tưởng triết học chính trị của Gi. Locke: Thực chất và ý nghĩa lịch sử, Triết học, số1. 58. Văn Đức Thanh (2004), Mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa với đới sống xã hội dân sự, Lý luận chính trị số1. 59. Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb. Lý luận chính trị. 60. Trần Hậu Thành (1993), Nguyên tắc thống nhất giữa các quyền lực và phân công phối hợp giữa các quyền tổ chức hoạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_niem_chinh_tri_xa_hoi_cua_john_locke_nguyen_thi_diu_5748_2008012.pdf
Tài liệu liên quan