Theo quy định pháp luật hiện hành thì quyền của người sử dụng đất bị thu hồi bên cạnh được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 còn được cụ thể hóa trong Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới luật như: Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; Nghị định 84/2013/NĐ-CP ngày 25/7/2013 của Chính phủ quy định về phát triển và quản lý Nhà ở tái định cư; Thông tư số 07/2014/TT-BXD ngày 20/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 25/7/2013 của Chính phủ; Thông tư số 37/2014/TTBTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp Trung ương thì quyền của người sử dụng đất còn được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương ban hành
19 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Quyền của người sử dụng đất bị thu hồi ở tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1953 thì mục đích của việc trưng thu đất là để xóa bỏ
chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ để thực hiện chế độ sỡ hữu ruộng đất của nông
dân. Trong đó, việc trưng thu đất được áp dụng trong trường hợp Nhà nước thu lại ruộng đất công để chia lại
cho dân cày nghèo chẳng hạn trưng thu lại ruộng đất “công điền, công thổ; ruộng phe, ruộng giáp, ruộng
xóm; ruộng tư văn, tư vũ, lộc điền; ruộng hậu, ruộng họ, ruộng môm sinh; ruộng đất của các đoàn thể”
(Điều 9 Mục 4 Luật Cải cách ruộng đất 1953).
Thứ hai trưng dụng đất
Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì trưng dụng đất chỉ đặt ra trong trường hợp “cần
thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp,
phòng, chống thiên tai” (Khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai 2013).
Thứ ba thu hồi đất
Nếu việc trưng dụng đất được thực hiện trong tình thế cấp thiết thì việc thu hồi đất được thực hiện
theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nhà nước thu hồi đất không những sử dụng cho mục đích quốc
phòng, an ninh theo quy hoạch, kế hoạch mà còn sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích
quốc gia, công cộng. Khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất sẽ chấm dứt đi vĩnh viễn đối với đất bị
thu hồi và trong trường hợp này sẽ được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
1.2. Những vấn đề chung về quyền của người sử dụng đất bị thu hồi
1.2.1. Quyền của người sử dụng đất bị thu hồi
6
Quyền của người sử dụng đất bị thu hồi là “quyền được yêu cầu Nhà nước bồi thường về đất, tài sản
của chủ sở hữu hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại, những thiệt hại khác; hỗ trợ; tái định cư và quyền được
khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện các quyết định, hành vi của cá nhân, cơ quan nhà nước thẩm quyền xâm phạm
đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất.
1.2.2. Cơ sở pháp lý về quyền của người sử dụng đất bị thu hồi
Theo quy định pháp luật hiện hành thì quyền của người sử dụng đất bị thu hồi bên cạnh được ghi
nhận trong Hiến pháp 2013 còn được cụ thể hóa trong Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới luật như: Nghị
định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của
Chính phủ; Nghị định 84/2013/NĐ-CP ngày 25/7/2013 của Chính phủ quy định về phát triển và quản lý Nhà
ở tái định cư; Thông tư số 07/2014/TT-BXD ngày 20/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số
nội dung của Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 25/7/2013 của Chính phủ; Thông tư số 37/2014/TT-
BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Bên
cạnh các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp Trung ương thì quyền của người sử dụng đất còn được quy định
trong các văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương ban hành.
Bên cạnh các quyền đó thì người sử dụng đất bị thu hồi còn có quyền khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện.
Quyền khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của người sử dụng đất bị thu hồi. Cơ sở pháp lý Hiến pháp 2013 (Khoản
1 Điều 30), quyền này tiếp tục được khẳng định trong Luật Đất đai 2013 (Mục 2: Thanh tra, giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đất đai) và được cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp
luật về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo như: Luật Khiếu nại 2011; Luật tố cáo 2011; Luật Tố tụng
hành chính 2015 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành.
1.2.3. Các quyền của người sử dụng đất bị thu hồi
1.2.3.1. Quyền được biết thông tin và có ý kiến khi Nhà nước thu hồi đất
Quyền được biết thông tin, được lấy ý kiến khi Nhà nước thu hồi đất được tiếp cận trong giai đoạn
trước và trong quá trình thu hồi đất, cụ thể:
- Thứ nhất, quyền được biết thông tin, được ý kiến trước khi thu hồi đất.
- Thứ hai, quyền được biết thông tin, được lấy ý kiến trong khi thu hồi đất. Quyền này phát sinh
trong quá trình thu hồi được thể hiện ở các quyền sau đây:
+ Quyền được biết thông báo thu hồi đất.
+ Quyền được biết thông tin, được lấy ý kiến trong việc lập, thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ,
tái định cư.
1.2.3.2. Quyền được chi trả bồi thường về đất và tài sản trên đất
a. Quyền được bồi thường về đất:
Quyền được được bồi thường theo những nguyên tắc nhất định. Chẳng hạn, Luật đất đai quy định
khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường theo quy định của
pháp luật trong đó đảm bảo được những nguyên tắc quy định tại Điều 74 Luật Đất đai 2013 và theo đó thì:
- Thứ nhất, Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy
định tại Điều 75 của Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường.
- Thứ hai, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất
thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu
hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Theo nguyên tắc chung về
bồi thường đất trên thì khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất bị thu hồi được bồi thường về đất theo
hai hình thức:
7
+ Quyền được bồi thường bằng đất
+ Quyền được bồi thường bằng tiền đối với giá trị quyền sử dụng đất
Thứ ba, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng,
công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc “quyền sử dụng
đất được pháp luật bảo hộ và việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định
của pháp luật”
b. Quyền được bồi thường về tài sản khi bị thu hồi đất
Theo quy định pháp luật đất đai hiện hành thì khi Nhà nước thu hồi đất mà tài sản bị thiệt hại sẽ
được bồi thường, trong đó bao gồm những loại tài sản: nhà ở, công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi,
1.2.3.3. Quyền được hỗ trợ, tái định cư
a) quyền được hỗ trợ
+ Thứ nhất, hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất.
+ Thứ hai, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
+ Thứ ba, hỗ trợ tái định cư.
b) Quyền được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành nguời sử dụng đất bị thu hồi được tái định cư dưới các
hình thức:
+ Thứ nhất, tái định cư tập trung.
+ Thứ hai, tái định cư phân tán.
+ Thứ ba, hình thức tái định cư tại chỗ.
1.2.3.4. Quyền khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của người sử dụng đất bị thu hồi
a) Quyền khiếu nại, tố cáo
Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại, tố cáo
b. Quyền khiếu kiện
Thực hiện theo quy định của luật tố tụng hành chính hiện hành.
1.3. Các yếu tố tác động đến quyền của người sử dụng đất khi bị thu hồi đất
+ Yếu tố chính trị
+ Yếu tố pháp luật
+ Yếu tố kinh tế
+ Yếu tố về con người
Kết luận chương 1
Với vai trò là chương quy định những vấn đề chung về người sử dụng đất bị thu hồi. Tác giả tập
trung làm rõ một số khái niệm về thu hồi đất; khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất; mục tiêu, vai trò của việc thu hồi đất; làm rõ nội dung các quyền của người người sử dụng đất bị thu
hồi; các yếu tố tác động đến quyền của người sử dụng đất bị thu hồi; Trên cơ sở phân tích những vấn đề
chung về quyền của người sử dụng đất bị thu hồi ở Chương 1 là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng về
quyền của người sử dụng đất bị thu hồi đất ở chương 2.
8
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA
NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT BỊ THU HỒI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở TỈNH TRÀ VINH
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các dự án bị thu hồi đất ở tỉnh Trà Vinh
2.1.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
+ Điều kiện về tự nhiên
+ Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2. Tình hình thu hồi đất ở Trà Vinh
Tính từ thời điểm Luật Đất đai 2014 có hiệu lực từ 01/7/2014 đến nay trên địa bàn tỉnh Trà Vinh chủ
yếu là các dự án bổ sung các dự án đã được phê duyệt trước đó, cụ thể có 14 quyết định của Ủy ban nhân dân
tỉnh Trà Vinh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong đó có có 13 dự án phê duyệt bổ sung
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và có 01 quyết định phê duyệt mới phương án tái định cư cho các
hộ dân có đất bị thu hồi.
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền của người sử dụng đất bị thu hồi ở tỉnh Trà Vinh
những năm qua
2.2.1. Quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
2.2.1.1.Quyền được bồi thường về đất
Các dự án thuộc trường Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh từ tháng 7/2014 đến đầu nay
thì số hộ cũng như số diện tích đất bị thu hồi tương đối ít chủ yếu thu hồi đất để thực hiện bổ sung các dự án
đã được phê duyệt trước đó. Tuy nhiên, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng để bồi thường về
đất cũng như thực trạng bồi thường về đất cho người sử dụng đất bị thu hồi qua các dự án trên có thể thấy:
+ Hầu như tất cả những người có đất bị thu hồi đều đủ điều kiện để được bồi thường về đất và được
nhà nước bồi thường về đất.
+ Hình thức bồi thường thì thực tế tại tỉnh Trà Vinh thì người sử dụng đất bị thu hồi hầu như được
nhận bồi thường bằng đất bằng hình thức là tiền.
+ Về giá đất tính tiền bồi thường thì hiện nay, theo quy định pháp luật thì giá đất có nhiều loại giá
trong đó giá đất xác định tính tiền bồi thường được xác định theo giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định tại thời điểm thu hồi đất.
2.2.1.2.Quyền được bồi thường về tài sản
+ Các khoản thiệt hại được bồi thường về tài sản bao gồm những tài sản chủ yếu là nhà ở, công trình
dựng, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi và các khoản thiệt hại này được định giá và bồi thường theo hình thức
bồi thường một lần bằng tiền.
2.2.2. Quyền được hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
- Thứ nhất về hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất
Thực tế áp dụng tại các dự án trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thời gian thì người sử dụng đất bị thu hồi
được nhận khoản hỗ trợ ổn định đời sống bằng tiền một lần tại thời điểm Nhà nước thu hồi đất.
- Thứ hai hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm
Thực tế qua các dự án trên địa bàn tỉnh Trà Vinh các khoản hỗ trợ này đều được quy đổi ra bằng tiền
để chi trả cho người sử dụng đất bị thu hồi.
- Thứ ba, hỗ trợ tái định cư
Thực tiễn áp dụng pháp luật về hỗ trợ tái định cư cho người sử dụng đất bị thu hồi ở tỉnh Trà Vinh
hiện nay theo quyết định số 06/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân tỉnh Trà Vinh quy định “ Hộ gia đình, cá
9
nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất
nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 16 của Quy định này thì được hỗ trợ khoản
chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất.Trường hợp hộ gia đình,
cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được
nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Mức hỗ trợ bằng 100% giá trị 01 (một) suất tái định cư tối thiểu quy định
tại Khoản 2, Điều 16 Quy định này.Trường hợp trong hộ gia đình quy định tại Khoản này có hơn 04 (bốn)
nhân khẩu trở lên thì được hỗ trợ 2.000.000 (hai triệu) đồng cho mỗi nhân khẩu tăng thêm; số nhân khẩu
được hỗ trợ thêm phải có tên trong hộ khẩu tại thời điểm thông báo thu hồi đất” (Điều 12 Quyết đinh
06/2015/QĐ-UBND).
- Thứ tư các khoản hỗ trợ khác
Bên cạnh các khoản hỗ trợ chính thì người sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh còn nhận được các
khoản hỗ trợ khác do quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật thì các khoản hỗ trợ khác này do
địa phương quy định cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Theo quyết định số 06/2015/QĐ-
UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh thì các khoản hỗ trợ khác mà người sử dụng đất được nhận bao
gồm: hỗ trợ cho gia đình, chính sách; hỗ trợ hộ nghèo; hỗ trợ hộ cận nghèo; hỗ trợ phần diện tích đất vượt
hạn mức.
2.2.3. Quyền được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Thực tiễn qua các dự án bị thu hồi đất mà người sử dụng đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
thời gian qua thì người sử dụng đất ở bị thu hồi nhận tái định cư dưới cả hai hình thức tập trung và phân tán.
2.2.4. Quyền được biết thông tin, được lấy ý kiến trong thực hiện quyền của người sử dụng bị thu
hồi
2.3. Đánh giá chung về thực hiện quyền của người sử dụng đất khi bị thu hồi tại tỉnh Trà Vinh
2.3.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện quyền của người sử dụng đất khi bị thu hồi
Xác định được tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền của người sử dụng đất bị thu hồi do đó trong
những năm qua vấn đề thực hiện pháp luật về quyền của người sử dụng đất trên địa bạn tỉnh Trà Vinh đạt
được nhiều kết quả đáng kể:
Thứ nhất, Ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để làm căn cứ bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người sử dụng đất bị thu hồi.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng cổng thông tin điện tử để công bố các thông tin về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng, các văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về quyền của người sử dụng đất bị
thu hồi tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức truy cập kịp thời cũng như công bố các phương án về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt thể hiện được tính công khai, dân chủ trong thu hồi đất.
Thứ ba, qua thực tiễn các dự án thì hầu hết tất cả những người sử dụng đất bị thu hồi trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật và hưởng các chính sách hỗ
trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định áp dụng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Thứ tư, mặc dù tình hình khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh vẫn còn tồn tại tuy nhiên về cơ bản không xảy ra các trường hợp người sử dụng đất bị thu hồi không
chịu bàn giao đất để dẫn đến cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.
2.3.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân việc thực hiện quyền của người sử dụng đất khi bị
thu hồi
2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất khi bị thu hồi
10
+ Thứ nhất, các quy định pháp luật về quyền của người sử dụng đất chưa xác định hết các thiệt hại
mà người sử dụng đất bị thu hồi chịu ảnh hưởng
+ Thứ hai, nguyên tắc bồi thường về đất còn mang tính hình thức
+ Thứ ba, hạn chế về giá tính tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
+ Thứ tư, chưa cân bằng lợi ích giữa các chủ thể trong thu hồi đất
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện quyền của người sử dụng đất bị thu hồi xuất phát từ
cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân này trước hết xuất phát từ giai đoạn xây dựng các chính sách pháp luật về quyền của
người sử dụng đất bị thu hồi. Bên cạnh đó, xuất phát từ một số nguyên nhân xuất phát từ phía chủ thể có
thẩm quyền là do thiếu sót, cố ý làm sai các quy định pháp luật, cũng như hạn chế về chuyên môn trong quá
trình xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan chính là do chính sách pháp luật hiện hành về quyền của người sử dụng đất
còn nhiều hạn chế, bởi việc thực hiện quyền của người sử dụng đất phải dựa trên cơ sở các quy định pháp
luật. Bên cạnh đó, do chính sách pháp luật đất đai ở Việt Nam qua các thời kì khác nhau, đất đai có nguồn
gốc rất đa dạng dẫn đến nhiều khó khăn trong thực hiện quyền của người sử dụng đất bị thu hồi trong đó chủ
yếu là quyền được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Kết luận chương 2
Qua thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền của người sử dụng đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh thời gian qua cho thấy thực tiễn quyền của người sử dụng đất bị thu hồi bên cạnh đạt được một số kết
quả thì cũng còn có những hạn nhất định.Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận chung cũng như trạng
thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền của người sử dụng đất bị thu hồi ở tỉnh Trà Vinh tại chương 2, luận văn
đã chỉ rõ những nguyên nhân của những hạn chế về thực hiện quyền của người bị thu hồi đất ở Trà Vinh để
làm căn cứ đưa ra định hướng và các giải pháp cụ thể trong việc hoàn thiện quyền của người sử dụng đất khi
bị thu hồi trên phạm vi cả nước và một số giải pháp kiến nghị cho chính quyền tỉnh Trà Vinh trong thời gian
tới trong chương 3.
11
Chương 3
GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
BỊ THU HỒI Ở TỈNH TRÀ VINH
3.1. Phương hướng hoàn thiện quyền của người sử dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi
+ Đổi mới chính sách đất về quyền của người sử dụng đất bị thu hồi phù hợp với cơ chế kinh tế thị
trường
+ Tiếp tục hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng về quan hệ đất đai tronng quá trình phát triển
của đất nước
+ Tiếp tục hoàn thiện việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất
+ Thực hiện việc cân bằng lợi ích giữa các bên trong việc thu hồi đất
3.2. Giải pháp hoàn thiện quyền của người sử dụng đất khi bị thu hồi
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung cũng như thông qua thực trạng việc thực hiện
quyền của người sử dụng đất bị thu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh những năm qua, tác giả luận văn đưa ra một số
giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện quyền của của người sử dụng đất bị thu hồi.
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về quyền của người sử dụng đất khi bị thu hồi
Pháp luật là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến quyền của người sử dụng đất bị thu hồi.
Với một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp sẽ là hành lang pháp lý cho việc đảm bảo quyền của người
sử dụng đất bị thu hồi. Nhưng thực tiễn khi áp dụng pháp luật còn một số hạn chế. Do đó, cần hoàn thiện một
số quy định pháp luật hiện hành về quyền của người sử dụng đất bị thu hồi, cụ thể:
a. Về nguyên tắc bồi thường về đất:
Nguyên tắc ưu tiên bồi thường bằng đất không còn phù hợp với thực tế hiện nay, theo người viết
nguyên tắc này cần được sửa đổi theo hướng vẫn giữ nguyên hai hình thức bồi thường đất hiện nay nhưng
không ưu tiên cho hình thức bồi thường bằng đất thay vào đó nên quy định theo hướng Nhà nước có quyền
lựa chon một trong hai hình thức để bồi thường cho người có đất bị thu hồi, cụ thể: “Khi Nhà nước thu hồi
đất vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng hoặc bồi thường
bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm thanh toán tiền bồi thường”.
b. Về giá đất tính tiền bồi thường:
Giá đất tính tiền bồi thường là vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay khi Nhà nước thu hồi đất.
Mặc dù pháp luật đất đai hiện hành có những tiến bộ nhất định trong việc xác định giá đất tính tiền bồi
thường so với Luật Đất đai trước đây. Tuy nhiên, những quy định về giá đất tính tiền hiện nay còn một số
hạn chế và trên cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về giá đất tính tiền bồi thường tác giả đề xuất một số giải
pháp liên quan đến giá đất bồi thường như sau:
Thứ nhất, thời điểm xác định giá đất tính tiền bồi thường theo quy định là không phù hợp nên theo
quan điểm tác giả chỉ cần quy định “giá đất tính tiền bồi thường theo giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định” và miễn sao giá đất bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi phù hợp với giá thị trường thì
đã tạo được sự đồng thuận trong bồi thường.
Thứ hai, theo tác giả nên sửa đổi quy định về tính thuế thu nhập khi chuyển quyền sử dụng đất. Theo
đó nên xác định “giá tính thế thu nhập chuyển quyền sử dụng đất theo giá đất do Nhà nước quy định” thay
vì như quy định hiện hành.
Thứ ba, nên thống nhất giữa giá đất tính tiền bồi thường với giá tính đất tính tiền hỗ trợ, và giá đất
tính tiền sử dụng đất tại khu tái định cư.
12
Thứ tư, theo quy định pháp luật đất đai hiện hành thì chứng thư định giá đất của các tổ chức có chức
năng định giá đất được là căn cứ để cơ quan có thẩm quyển xem xét quyết định giá đất cụ thể trong trường
hợp khi xác định giá đất cụ thể có thuê tổ chức định giá đất. Nhưng theo quy định thì chứng thư này chỉ có
giá trị khi xuất phát từ phía chủ thể quyết định giá đất cụ thể thuê định giá mà chưa có quy định nào cho
phép các chứng thư định giá đất do người sử dụng đất bị thu hồi thuê định giá buộc chủ thể có thẩm quyền
định giá đất cụ thể phải xem xét quyết định ngay cả khi có khiếu nại và người sử dụng đất có căn cứ cho rằng
giá đất tính tiền bồi thường là thấp hơn giá thị trường. Do đó, theo quan điểm tác giả pháp luật cần có quy
định theo hướng “trong trường hợp người sử dụng đất bị thu hồi không đồng ý với giá đất cụ thể tính tiền
bồi thường thì có quyền thuê tổ chức định giá đất định lại giá và chứng thư định giá đất do người sử dụng
đất bị thu hồi thuê định giá là một trong những căn cứ để Nhà nước xem xét giải quyết khiếu nại về giá đất
tính tiền bồi thường”.
c. Về các quy định bồi thường bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Thứ nhất, sửa đổi quy định về bồi thường đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân., theo tác
giả cần sửa đổi những quy định trong bồi thường đất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa, cụ thể:
Đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất sản
xuất nông nghiệp thì bồi thường bằng tiền.
Đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất sản xuất nông
nghiệp thì:
+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân còn đất nông nghiệp để sản xuất thì bồi thường bằng tiền, nếu tại
địa phương còn quỹ đất nông nghiệp trống thì được xem xét bồi thường bằng đất.
+ Đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp mà người sử dụng đất không còn đất nông nghiệp để
sản xuất thì được ưu tiên bồi thường bằng đất, nếu người sử dụng đất không có nhu cầu nhận bồi thường
bằng đất thì bồi thường bằng tiền.Trường hợp quỹ đất không đủ để đảm bảo bồi thường cho người sử dụng
đất bị thu hồi thì bồi thường theo hướng: trước hết cho những người sử dụng đất bị thu hồi thỏa thuận để ưu
tiên cho người có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp nhận bồi thường bằng tiền. Nếu không thỏa thuận được
thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét điều kiện thực của những người sử dụng đất bị thu hồi mà quyết
định bồi thường bằng đất hay bằng tiền cho từng trường hợp cụ thể.
Thứ hai, quy định thống nhất giữa trường hợp bồi thường đối với đất giao không đúng thẩm quyền
với trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như nội dung đã phân tích ở chương 2 thì hiện nay thời điểm đất giao không đúng thẩm quyền giữa trường
hợp bồi thường và trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là không thống nhất dẫn đến một số trường hợp người sử dụng đất giao không đúng thẩm
quyền bị thu hồi đất thì theo quy định cấp giấy thì được cấp giấy còn theo quy định bồi thường đất giao
không đúng thẩm quyền thì không được bồi thường. Do đó,theo tác giả cần có sự thống nhất trong trường
hợp này theo đó “thời điểm giao đất không đúng thẩm quyền trước thời điểm 01/7/2004” bởi từ khi Luật Đất
đai năm 2003 ra đời đã quy định cụ thể về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất.
Thứ ba, bổ sung quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Đối với hỗ trợ về đất thì hiện nay nếu
đối với người sử dụng đất ở nếu nhận bồi thường bằng đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền bồi thường về đất
nhỏ hơn suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ phần chênh lệch đó. Tuy nhiên, đối với khi thu hồi đất nông
nghiệp và đất phi nông nghiệp không là đất ở của hộ gia đình, cá nhân thì cũng cần có quy định tương tự nếu
như được bồi thường bằng mà số tiền bồi thường về đất thấp hơn suất đất mà Nhà nước bồi thường thì hộ gia
đình, cá nhân được hỗ trợ thêm khoản chênh lệch đó.
13
Cần quy định rõ hơn đối với khoản hỗ trợ tái định cư theo hướng “Nếu người sử dụng đất ở bị thu
hồi mà thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở thì điều kiện nhận hỗ trợ tái định cư là nếu số tiền bồi thường
về đất nhỏ hơn suất tái định cư tối thiểu chung cho cả hai trường hợp nhận bồi thường bằng đất ở, nhà ở tái
định cư hay nhận bồi thường bằng tiền”.
3.2.2. Giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và chủ đầu tư khi Nhà nước
thu hồi đất
Cân bằng lợi ích giữa Nhà nước, chủ đầu tư, người sử dụng đất bị thu hồi là điều cần thiết để tạo sự
đồng thuận trong quá trình thu hồi đất. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề cân bằng lợi ích giữa các bên trong thu
hồi đất còn một số hạn chế nhất định trong đó chủ thể chịu ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là người sử dụng đất bị
thu hồi, trên có sở phân tích những hạn chế trong chương 2 tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, khi phê lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện cần xem xét kĩ các dự án có nhu
cầu sử dụng đất trong đó cần tập trung xem xét năng lực của chủ đầu tư tránh tình trạng sau khi giao đất chủ
đầu tư không đủ năng lực thực hiện dẫn đến các dự án treo lãng gây phí đất đai.
Thứ hai, cần có sự thay đổi trong việc xác định bồi thường theo hướng mở. Đối với các thiệt hại thực
tế được bồi thường theo hướng người sử dụng đất phải có đầy đủ những minh chứng chứng minh thiệt hại
xảy ra thì có quyền yêu cầu Nhà nước bồi t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quyen_cua_nguoi_su_dung_dat_bi_thu_hoi_o_ti.pdf