Tóm tắt Luận văn Sự biến đổi tư tưởng chính trị- xã hội của tầng lớp trí thức Việt Nam trên văn đàn công khai tiếng Việt trong thời kì 1939- 1945

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1 - BỐI CẢNH LỊCH SỬ. 7

1.1. Chiến tranh thế giới thứ hai và tình hình Việt Nam dưới ách cai trị

của Nhật- Pháp . 7

1.2. Khái lược về cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ

1919- 1945.

1.3. Khái quát tình hình văn đàn công khai tiếng Việt và chính sách

cấm đoán của Nhật- Pháp .

Chương 2 : QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI CỦA

TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ 1939- 1945 .

2.1. Đôi nét về tầng lớp trí thức Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám1945 .

2.2. Sự biến đổi tư tưởng chính trị- xã hội của tầng lớp trí thức từ

tháng 9- 1939 đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945).

2.2.1. Nhóm trí thức xã hội với hoạt động của Hội truyền bá chữ quốc

ngữ của Nguyễn Văn Tố .

2.2.2. Nhóm cựu học khai thác vốn cổ và cổ vũ cho dân chủ một cách rụt

rè (Tri Tân, Tiếng Dân).

2.2.3. Sự biến đổi tư tưởng của các văn nghệ sĩ thể hiện trong văn học.

2.2.4. Hoạt động tư tưởng chính trị- xã hội của nhóm Thanh Nghị

2.2.5. Hoạt động tư tưởng chính trị- xã hội của nhóm Tự lực văn đoàn 4

2.2.6. Hoạt động tư tưởng chính trị- xã hội của nhóm sinh viên Học xáĐông Dương.

2.3. Sự biến đổi tư tưởng chính trị- xã hội của tầng lớp trí thức Việt

Nam từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp(9-3-1945)

2.3.1. Hoạt động tư tưởng chính trị- xã hội của nhóm Thanh Nghị

2.3.2. Hoạt động tư tưởng chính trị- xã hội của nhóm Thanh niên tiền phong.

Chương 3: MỘT VÀI NHẬN XÉT .

3.1. Những đặc điểm của quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị- xã

hội của tầng lớp trí thức Việt Nam.

3.2. Ý nghĩa lịch sử .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 13

PHỤ LỤC.

pdf18 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Sự biến đổi tư tưởng chính trị- xã hội của tầng lớp trí thức Việt Nam trên văn đàn công khai tiếng Việt trong thời kì 1939- 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Tung Hà Nội – 2009 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 - BỐI CẢNH LỊCH SỬ ................................................................. 7 1.1. Chiến tranh thế giới thứ hai và tình hình Việt Nam dưới ách cai trị của Nhật- Pháp ............................................................................................ 7 1.2. Khái lược về cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ 1919- 1945................................................... Error! Bookmark not defined. 1.3. Khái quát tình hình văn đàn công khai tiếng Việt và chính sách cấm đoán của Nhật- Pháp ........................ Error! Bookmark not defined. Chương 2 : QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI CỦA TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ 1939- 1945 ..... Error! Bookmark not defined. 2.1. Đôi nét về tầng lớp trí thức Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 ............................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2. Sự biến đổi tư tưởng chính trị- xã hội của tầng lớp trí thức từ tháng 9- 1939 đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) .... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Nhóm trí thức xã hội với hoạt động của Hội truyền bá chữ quốc ngữ của Nguyễn Văn Tố ......................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Nhóm cựu học khai thác vốn cổ và cổ vũ cho dân chủ một cách rụt rè (Tri Tân, Tiếng Dân) ........................... Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Sự biến đổi tư tưởng của các văn nghệ sĩ thể hiện trong văn học ................................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Hoạt động tư tưởng chính trị- xã hội của nhóm Thanh Nghị Error! Bookmark not defined. 2.2.5. Hoạt động tư tưởng chính trị- xã hội của nhóm Tự lực văn đoànError! Bookmark not defined. 4 2.2.6. Hoạt động tư tưởng chính trị- xã hội của nhóm sinh viên Học xá Đông Dương ............................................ Error! Bookmark not defined. 2.3. Sự biến đổi tư tưởng chính trị- xã hội của tầng lớp trí thức Việt Nam từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp(9-3-1945) Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Hoạt động tư tưởng chính trị- xã hội của nhóm Thanh Nghị Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Hoạt động tư tưởng chính trị- xã hội của nhóm Thanh niên tiền phong ................................................................. Error! Bookmark not defined. Chương 3: MỘT VÀI NHẬN XÉT ............ Error! Bookmark not defined. 3.1. Những đặc điểm của quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị- xã hội của tầng lớp trí thức Việt Nam .......... Error! Bookmark not defined. 3.2. Ý nghĩa lịch sử .................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 13 PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined. 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giai đoạn 1939- 1945 là một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử Việt Nam, với cuộc đấu tranh hết sức gay gắt nhằm giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của ngoại bang, từ đó dẫn đến những cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng và ý thức hệ, những sự tác động qua lại hết sức phức tạp của các khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Vì vậy, cục diện chính trị, văn hoá của giai đoạn này càng thêm phức tạp. Đặc biệt từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, cũng là thời điểm tư tưởng chính trị- xã hội của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức có sự biến đổi sâu sắc, thể hiện trước hết trên báo chí, văn học. Vậy sự biến đổi tư tưởng chính trị- xã hội của tầng lớp trí thức trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra như thế nào? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Luận văn này mong muốn tìm ra câu trả lời cho vấn đề này, hy vọng sẽ góp một ý kiến vào việc nghiên cứu sự biến đổi tư tưởng trong lịch sử Việt Nam thời k ì 1939- 1945. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sự biến đổi tư tưởng trong lịch sử Việt Nam là một đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Viết về tư tưởng Việt Nam thời kì cận và hiện đại, đáng chú ý nhất là bộ “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám” của GS. NGND Trần Văn Giàu. Qua đó 6 người đọc đã có một cái nhìn rõ ràng hơn về sự chuyển biến của ba hệ ý thức nối tiếp nhau, xen kẽ nhau, đấu tranh với nhau: hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó; hệ tư tưởng tư sản và sự bất lực của nó; hệ ý thức vô sản và sự thành công của nó trong sự nghiệp cứu nước. Ngoài ra cũng có thể kể đến công trình “Millenarianism and Peasant Politics in Viêt Nam” của Hồ Tài Huệ Tâm viết về đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ từ giữa thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX... Nghiên cứu về tầng lớp trí thức thời kì cận hiện đại phải kể đến: “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam” và “Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước” của TS Nguyễn Văn Khánh... Tại các hội nghị quốc tế về Việt Nam học, vấn đề tiểu tư sản trí thức cũng được đề cập nhiều, tiêu biểu là “Một nhóm trí thức Việt Nam và những vấn đề của đất nước họ: Tạp chí Thanh Nghị (1941-1945)” của P.Brocheux... Nghiên cứu về văn học và lịch sử phát triển của văn học, báo chí thời kì này có các công trình như: “Văn học Việt Nam thế kỉ XX- Những vấn đề lịch sử và lý luận” do Phan Cự Đệ chủ biên; “Văn học Việt Nam 1930- 1945”; “Lịch sử báo chí Việt Nam 1865- 1945” của GS.TS Đỗ Quang Hưng; “Trận tuyến công khai giữa Sài Gòn: Ký sự về báo chí cách mạng công khai và phong trào đấu tranh của báo giới Sài Gòn” của PGS. TS Phạm Xanh... Tuy nhiên hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung đi sâu vào sự biến đổi tư tưởng chính trị- xã hội của tầng lớp trí thức Việt Nam trong thời kì 1939- 1945 thông qua các tác phẩm của họ trên văn đàn công khai tiếng Việt thời kì này. Luận văn này hy vọng góp phần khiêm tốn nhằm đáp ứng được đòi hỏi đó. 3. Phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về sự biến đổi tư tưởng chính trị- xã hội của tầng lớp trí thức Việt Nam trong thời kì diễn ra Chiến tranh thế giới thứ II thông qua các bài viết trên diễn đàn văn học, báo chí công khai tiếng Việt xuất bản 7 trong thời gian từ năm 1939 đến năm 1945. 4. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Bối cảnh lịch sử Chương 2: Quá trình biến đổi tư tưởng chính trị- xã hội của tầng lớp trí thức Việt Nam trên văn đàn công khai tiếng Việt trong thời kì 1939- 1945 Chương 3: Một vài nhận xét Chương 1 - BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1.1. Chiến tranh thế giới thứ hai và tình hình Việt Nam dưới ách cai trị của Nhật- Pháp Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ngày 3-9-1939 Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh nhanh chóng lan ra toàn Châu Âu và sau đó là cả thế giới. Chiến tranh đã tác động đến tình hình nước Pháp, chính phủ Daladier mạnh tay thi hành các biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Tháng 7-1939 Catroux được cử làm Toàn quyền Đông Dương, triệt để thi hành các chính sách vơ vét, bóc lột Đông Dương để phục vụ cho cuộc chiến tranh của nước Pháp đồng thời thi hành chính sách khủng bố, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ mà nhân dân mới giành được trong thời kì 1936-1939. Nhưng chỉ trong khoảng một năm rưỡi, phát xít Đức đã thôn tính và đặt ách thống trị của nó lên hầu hết các nước châu Âu tư bản chủ nghĩa. Phát xít Đức đánh vào nước Pháp, chính phủ tư sản Pháp nhanh chóng đầu hàng và bán đứng nước Pháp cho Đức tháng 6- 1940. Việc chuyển từ điều kiện hoà bình sang điều kiện chiến tranh đã có sự tác động rất lớn đến tư tưởng, hành động của tất cả các tầng lớp nhân dân nói chung và tầng lớp trí thức nói riêng. Là những người có hiểu biết, nhạy cảm với thời cuộc, tầng lớp trí thức đã có sự nhận định, suy đoán về sự thay đổi 8 tình hình thế giới cũng như trong nước. Chiến tranh thế giới chia làm hai phe, và sự lựa chọn đi theo phe nào, con đường nào sẽ có tác động quyết định đến lịch sử của mỗi dân tộc. Lựa chọn đi theo phe Trục chống phe Đồng Minh hay đi theo phe Đồng Minh chống phát xít ? Đó thực sự là một câu hỏi lớn đòi hỏi tầng lớp trí thức- tầng lớp ưu tú nhất của dân tộc phải có câu trả lời đúng đắn. Tháng 6-1940, quân đội Pháp đầu hàng, chính phủ Pêtanh bỏ chạy về Visy- miền Nam nước Pháp, và trên thực tế trở thành chính phủ bù nhìn thân phát xít. Sự kiện xảy ra ở chiến trường Châu Âu này đã có tác động không nhỏ đến tình hình chính trị Việt Nam. Là thuộc địa của Pháp, nên khi Pháp gặp nạn, đây thực sự là một cơ hội lớn cho nhân dân Việt Nam vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Đây cũng chính là lần duy nhất kể từ năm 1884 đến lúc đó Pháp bị thất bại tại ngay chính quốc. Nhưng việc Pháp đầu hàng phát xít Đức lại là dịp thuận lợi cho phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương. Ngày 14-6-1940, thủ đô Paris của Pháp lọt vào tay Đức thì ngày 18-6-1940, Nhật gửi tối hậu thư cho toàn quyền Catroux đòi Pháp phải đóng cửa biên giới Việt- Trung, rồi đến 2-8-1940 đòi Pháp phải cho quân đội Nhật vào Đông Dương. Pháp buộc phải nhượng bộ với hiệp định ngày 22-9-1940, nhưng để thị uy, Nhật vẫn cho quân vượt biên giới phía Bắc, đánh chiếm Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng, đổ bộ vào Đồ Sơn. Sự thất bại của thực dân Pháp trước quân đội Nhật là sự thất bại của người da trắng trước người da vàng. Nó khiến cho nhân dân Việt Nam tin tưởng hơn vào thắng lợi của cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Vì vậy, ngay trong tháng 9-1940, những cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên đã nổ ra, đó là khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940), nhằm chặn đánh quân Pháp trên đường rút chạy từ Lạng Sơn về Thái Nguyên. Cuộc khởi nghĩa tuy chỉ tồn tại trong vòng một tháng, chỉ diễn ra trên phạm vi một huyện nhưng đã mở đầu phong trào giải phóng của các dân tộc Đông Dương nói chung và dân tộc Việt Nam 9 nói riêng trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai. Cùng thời gian này, Việt Nam phục quốc đồng minh hội cũng tổ chức một cuộc nổi dậy ở Đồng Đăng (Lạng Sơn). Ngay sau đó, khởi nghĩa vũ trang cũng nổ ra ở Nam Kì (23-11- 1940) và đến tháng 1-1941 cuộc binh biến của những binh lính người Việt trong quân đội Pháp diễn ra ở Trung Kì. Như vậy là chỉ trong hơn ba tháng, đã có ba cuộc nổi dậy diễn ra ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Tuy bị thất bại nhưng “đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương” [14, tr. 191]. Ở Việt Nam, dưới tác động của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và đặc biệt là từ những chính sách cai trị của Pháp đã khiến xã hội Việt Nam biến đổi về mọi mặt. Về kinh tế, để phục vụ cho cuộc chiến tranh lâu dài, đế quốc Pháp đã tăng cường động viên kinh tế trong nước cũng như thuộc địa. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới vừa bùng nổ, tháng 9-1939, Catroux đã ra lệnh tổng động viên nhằm “cung cấp cho mẫu quốc tiềm lực tối đa của Đông Dương về quân đội, nhân lực, các sản phẩm và nhiên liệu” [57, tr. 304]. Pháp đã thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”, thành lập “Đại hội đồng kinh tế tối cao Đông Dương”, “Bộ tham mưu kinh tế Việt Nam”, tăng cường vơ vét vàng bạc, tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, phát hành bạc giấy, tổ chức quốc trái lạc quyên, sa thải bớt công chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm... Từ khi vào Việt Nam, để đảm bảo cho nền công nghiệp ở chính quốc, thực dân Pháp chủ trương không lập các cơ sở công nghiệp nặng ở thuộc địa. Nhưng khi chiến tranh thế giới vừa bùng nổ, thực dân Pháp đã cho mở những nhà máy lắp súng, chế thuốc súng, làm bon đạn để phục vụ cho chiến tranh. “Toàn quyền Catroux bắt buộc các nhà nông trồng những cây kỹ nghệ để phục vụ cho chiến tranh” [40, tr. 539]. Vì vậy, “tám tháng đầu chiến tranh, trong khi những tài liệu dùng cho kỹ nghệ chiến 10 tranh xuất cảng sang Pháp tăng gấp quá bội, thì hai thứ nông sản phổ biến nhất là gạo và ngô xuất cảng bị sụt hẳn đi” [40, tr. 540]. Sau khi quân Pháp đầu hàng phát xít Đức, thực dân Pháp ở Việt Nam hoang mang, lo lắng cực độ. Tháng 7-1940, Decoux được cử làm Toàn quyền Đông Dương thay thế Catroux. Thời kì đầu, Decoux vẫn duy trì chính sách đàn áp, cướp bóc trắng trợn như thời kì Catroux để tập trung đối phó với quân Nhật. Nhưng khi quân Nhật vào chiếm đóng Đông Dương, chính sách và phương thức thống trị của tập đoàn này có sự thay đổi về căn bản. Do phải duy trì mối quan hệ cộng tác- cộng trị, tập đoàn Decoux phải nhượng bộ về nhiều mặt, trong đó phải thoả mãn những đòi hỏi ngày càng tăng của quân Nhật về tài chính, lương thực và các vật dụng quân sự khác. Vì vậy, chính quyền thực dân Pháp ngày càng tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân bản xứ để cung cấp cho Nhật. Một trong những biện pháp điển hình được chính quyền thực dân Pháp thực hiện trong thời kì này, đó là việc tăng thuế và các món quyên góp. “Tổng số thu hoạch của ngân sách Đông Dương và các ngân sách Bắc, Trung, Nam Kỳ 1939-1945 đã chỉ rõ trong 6 năm, số thu của các ngân sách đều tăng gấp hơn hai lần. Ngân sách Đông Dương năm 1939 là 115.255.000$, năm 1945 lên tới 299.702.000$” [40, tr. 545-546]. Nhiều loại thuế mới được đặt ra, bên cạnh thuế quốc phòng còn có thuế cư trú, thuế 6 phần trăm theo lợi tức, thuế phụ thuộc tăng từ 15 đến 25 phần trăm Rồi thuế chợ, thuế quảng cáo, thuế đổ rác, thuế chó v.v Có thể nói, thực dân Pháp đã không từ một thủ đoạn nào để tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam. Thuế cưỡng bức đánh bạc là xổ số Đông Dương, năm 1939 thực dân Pháp thu được 913.367$ thì đến năm 1944, đã lên tới 2.828.435$ [40,tr. 547], tức là gấp hơn 3 lần. Khi chiến tranh vừa bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp đã tổ chức hội “Pháp Việt bác ái”, dùng danh nghĩa hội này để tổ chức những cuộc lạc quyên lấy tiền gửi sang 11 Pháp. Từ tháng 9- 1939 đến tháng 4-1940, chính quyền thực dân còn bắt buộc các công chức phải trích một phần lương góp vào quỹ này. Số tiền nộp về quỹ của nước Pháp ngày càng tăng lên. “Nguyên một năm 1939 đã phải nộp gần 5 triệu, năm 1942 gần 7 triệu, phần lớn chi tiêu về chiến tranh hay sắm vật liệu cho công sở. Ngoài tiền nộp chính thức, nhân dân ta còn phải quyên tiền gửi sang Pháp. “Tính đến tháng 3-1943, tổng số tiền quyên đã tới 73.000.000 phờrăng” [40, tr. 550]. Số tiền Pháp phải nộp cho Nhật hàng năm cũng tăng lên không ngừng. “Năm 1940 nộp 6 triệu đồng, năm 1941- 58 triệu đồng, năm 1942- 86 triệu đồng, năm 1943- 117 triệu đồng; năm 1944- 363 triệu, 1945- 90 triệu” [34, tr. 349]. Số tiền đó thực dân Pháp lấy ở đâu ra? Chính là từ xương máu của nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Đông Dương nói chung. Hậu quả tất yếu mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu là một nền kinh tế vốn đã lạc hậu, què quặt nay càng suy sụp, đổ nát, giá cả sinh hoạt đắt đỏ, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn nguy ngập. Nhưng với thực dân Pháp thì: “Thất nghiệp, thất học, đói rét, yếu đau, chết chóc mặc kệ, miễn sao đục khoét được nhiều tiền để kéo dài đế quốc chiến tranh” [14, tr. 37]. Về chính trị, “Đế quốc Pháp nhân dịp chiến tranh ra lệnh giải tán Đảng cộng sản, khủng bố thẳng tay, xét nhà, bắt người, giam cầm các chiến sĩ cộng sản cùng các phần tử cấp tiến trong dân chúng, khoá miệng và điều khiển tất cả các cơ quan thông tin, giải tán những hội ái hữu tương tế, lập thêm những sở mật thám chính trị” [14, tr. 35]. Ngày 4- 1-1940, Toàn quyền Đông Dương Catroux tuyên bố tại Hội đồng chính phủ Đông Dương: “Chúng ta đánh toàn diện và mau chóng vào các tổ chức cộng sản; trong cuộc đấu tranh này, phải tiêu diệt cộng sản thì Đông Dương mới được yên ổn và trung thành với nước Pháp. Chúng ta không có quyền không thắng. Tình thế chiến tranh bắt buộc chúng ta hành động không chút thương tiếc” [57, tr. 304]. 12 Chính vì những hành động “không chút thương tiếc” này đã tạo ra một bầu không khí chính trị u ám ở Việt Nam. Đến khi Catroux bị thay thế bởi một Toàn quyền Đông Dương, Phó Đô đốc Jean Decoux (7-1940) thì Việt Nam đã thực sự phải chịu ách thống trị của một tập đoàn phát xít. “Tính chất phát xít của tập đoàn này, một mặt, là sự kế thừa những đặc điểm vị chủng, tàn bạo và phản dân chủ trong chính sách cai trị, áp bức của thực dân Pháp ở Đông Dương trước Chiến tranh Thế giới II. Mặt khác, đó là kết quả của quá trình tự nguyện phát xít hoá, liên minh với phe Trục của tập đoàn Decoux” [59, tr. 84]. Tập đoàn phát xít này đã tiến hành cải cách bộ máy cai trị, tăng cường lực lượng cảnh sát, mật thám... để đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương. Decoux thành lập “Liên bang Đông Dương” nhằm lừa bịp dư luận nhưng cũng chính Decoux đã nói rõ thực chất của Liên bang này là “Trong lòng của liên bang, mỗi nước có quyền có một chủ nghĩa yêu nước địa phương, nhưng với điều kiện là không bao giờ được quên rằng ở bên cạnh và ngay cả ở bên trên tổ quốc nhỏ, là tư tưởng của mọi người phải luôn luôn hướng về tổ quốc lớn là nước Pháp, người bảo vệ và đỡ đầu của Liên bang, người Đông Dương còn phải có trách nhiệm hơn trung thành với nước Pháp” [57, tr. 306]. Theo tổng kết của Đảng Cộng sản Đông Dương thì: “Từ khi xảy ra cuộc đại chiến Âu châu đến khi Pháp bại trận, chính sách của đế quốc Pháp ở Đông Dương rõ ràng có ba đặc điểm: một là phát xít hoá bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp dân chúng; hai là giả nhân giả nghĩa phỉnh dân; ba là vơ vét sưu thuế, tăng gia sức bóc lột” [14, tr. 121]. Về văn hoá giáo dục, ngay khi vào Việt Nam thực dân Pháp đã xây dựng một hệ thống giáo dục theo kiểu phương Tây nhằm loại bỏ ảnh hưởng của Hán học, “khai hoá văn minh” và đào tạo ra một đội ngũ công chức phục vụ cho bộ máy thống trị của chúng. Ở Việt Nam hệ thống giáo dục được thực 13 dân Pháp chia làm ba cấp: tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Trong đó, Pháp đã thành lập một số trường cao đẳng, dạy nghề như trường Pháp- Chính, trường Cao đẳng Nông nghiệp, trường Y học Đông Dương Vào những năm 1940, để tranh thủ tầng lớp trí thức, lôi kéo tầng lớp này khỏi ảnh hưởng của phát xít Nhật, thực dân Pháp đã cho mở thêm một số trường cao đẳng như Cao đẳng Khoa học, Thể dục, trường Sĩ quan, trường Cao đẳng kiến trúc đồng thời lập Đông Dương học xá cho sinh viên các DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Anh (1944), Dị kiến đồng tâm, báo Thanh Nghị, số 59, tr. 3- 4 2. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1977), Các tổ chức tiền thân của Đảng, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội 3. Báo Tiên Phong (1943), Nhiệm vụ chống phát xít của nhà văn lúc này, báo Tiên phong số 1 4. Báo Thanh Nghị, số 1- tháng 5- 1941, tr. 1 5. Phạm Ngọc Bích (CB, 2008), Cách mạng tháng Tám 1945 ở Sài Gòn- Chợ Lớn và Gia Định, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 6. Đặng Thị Vân Chi (2008), Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm 1945, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 7. Trường Chinh (1974), Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội 8. Đỗ Đức Dục (1943), Chia rẽ, báo Thanh Nghị, số 50, tr. 2- 3 9. Đỗ Đức Dục (1944), Trước thời cục, báo Thanh Nghị, số 56, tr. 3 10. Đỗ Đức Dục (1944), Tin tưởng, báo Thanh Nghị, số 74, tr. 3- 4 11. Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Một thế kỷ phát triển và trưởng thành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đảng 1930- 1945, tập I, 14 Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đảng 1930- 1945, tập II, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đảng, tập III, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1981), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Sơ thảo) 1920- 1954, NXB Sự thật, tập 1, Hà Nội 16. Phan Cự Đệ (CB, 2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX- Những vấn đề lịch sử và lý luận, NXB Giáo dục, HN- 2004 17. Hà Minh Đức (2007), Tự lực văn đoàn- Trào lưu- Tác giả; NXB Giáo dục, Hà Nội 18. Trần Văn Giàu (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh: Sự phát triển của tư tưởng ở VN từ thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 19. Hoàng Xuân Hãn (2004), Tưởng nhớ Phan Anh, in trong Hồi kí Vũ Đình Hoè, NXB Văn học, Hà Nội 20. Vũ Văn Hiền (1944), Việc phải làm, báo Thanh Nghị, số 58, tr. 3- 4 21. Vũ Đình Hoè (1944), Những nghề tự do, báo Thanh Nghị, số 91, tr. 1- 2 22. Vũ Đình Hoè (1942), Tết Nhâm Ngọ với thanh niên, báo Thanh Nghị, số 9, tr. 2- 3 23. Vũ Đình Hoè (1944), Những hoạt động xã hội của sinh viên, báo Thanh Nghị, số 58, tr. 25- 27 24. Vũ Đình Hoè (1944), Chí, gan và thời cơ, báo Thanh Nghị, số 70, tr. 3 25. Vũ Đình Hoè (1945), Nội các đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, báo Thanh Nghị, số 107, tr. 28- 30 26. Vũ Đình Hoè (2004), Hồi kí Vũ Đình Hoè, NXB Hội nhà văn, Hà Nội 27. Nguyên Hồng (2008), Toàn tập, tập II, NXB Văn học, Hà Nội 15 28. Sóng Hồng (1983), Thơ, NXB Văn học, Hà Nội 29. Đỗ Quang Hưng (2001), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865- 1945, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 30. Nguyễn Văn Khánh (CB, 2004), Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước, NXB Thông Tấn, Hà Nội 31. Vũ Khiêu (CB, 2002), Phạm Tuấn Tài: Cuộc đời và tác phẩm, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 32. Vũ Khiêu (2006), Trí thức Việt Nam thời xưa, NXB Thuận Hóa 33. Nguyễn Hoành Khung (CB, 2008), Truyện ngắn Việt Nam 1930- 1945, NXB Giáo dục, Hà Nội 34. Đinh Xuân Lâm (CB, 2003), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội 35. Phạm Lợi (1945), Thanh niên thôn quê muốn gì (Vài nhận xét về thanh niên qua các làng), báo Thanh Nghị, số 118, tr. 3- 6 36. Trần Huy Liệu (1957), Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập IX, NXB Văn sử địa, Hà Nội 37. Trần Huy Liệu (1957), Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập VIII, Hà Nội 38. Trần Huy Liệu, Nguyễn Khắc Đạm (1957), Tài liệu tham khảo Lịch sử cận đại Việt Nam, tập IX: Xã hội Việt Nam trong thời kì Pháp- Nhật (1939- 1945), NXB Văn Sử Địa, Hà Nội 39. Trần Huy Liệu, Văn Tạo (1958), Tài liệu tham khảo cách mạng cận đại Việt Nam, tập V, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội 40. Trần Huy Liệu (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 41. Nhất Linh (1999), Đoạn tuyệt, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 42. Nguyễn Phúc Lộc (1945), báo Trung Bắc chủ nhật, số 251 (1/7/1945) 16 43. Nguyễn Đăng Mạnh (CB, 1994), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập V- quyển 2: Thơ Việt Nam 1930- 1945, NXB Văn Học, Hà Nội 44. Thanh Nghị (1945), Những điều kiện để xây dựng nền độc lập, báo Thanh Nghị, số 107, tr. 3- 6 45. Hoàng Nguyên (1995), Vài nét về phong trào sinh viên trước và ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám, in trong Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: 19-8. Cách mạng là sáng tạo, Hà Nội 46. P.Brocheux (2004), Một nhóm trí thức Việt Nam và những vấn đề của đất nước họ: Tạp chí Thanh Nghị, in trong Hồi kí Vũ Đình Hoè, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội 47. Như Phong (1994), Tuyển tập Như Phong, tập I, NXB Văn học, Hà Nội 48. Vũ Đức Phúc (1971), Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930- 1945), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 49. Tô Huy Rứa (CB, 1998), Thư tịch báo chí Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 50. Nguyễn Thành (1984), Báo chí cách mạng Việt Nam 1925- 1945, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 51. Nguyễn Thành (CB, 1985), Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội 52. Cao Huy Thuần- Nguyễn Tùng- Vĩnh Sính (CB, 2005), Từ Đông sang Tây, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng 53. Cao Huy Thuần (2006), Thế giới quanh ta, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng 54. Trần Dân Tiên (1956), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, NXB Văn nghệ, Hà Nội 55. Huỳnh Văn Tiểng- Bùi Đức Tịnh (1995), Thanh niên tiền phong và các phong trào học sinh, sinh viên, trí thức Sài Gòn 1939- 1945, NXB Trẻ, 17 Thành phố Hồ Chí Minh 56. Huỳnh Văn Tiểng (2001), Xếp bút nghiên lên đàng, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh 57. Nguyễn Khánh Toàn (CB, 1985), Lịch sử Việt Nam, tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 58. Nguỵ Như Kon Tum (1941), Thanh niên ta nên có một nền thể thao tập quần”, báo Thanh Nghị, số 4, tr. 11- 12 59. Phạm Hồng Tung (2001), Về bản chất phát xít của tập đoàn thống trị Decoux ở Đông Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ II, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1- 2001, tr. 77- 85 60. Phạm Hồng Tung (2004), Về mối quan hệ cộng tác- cộng trị Nhật- Pháp ở Việt Nam trong thế chiến II và nguyên nhân của cuộc đảo chính ngày 9- 3- 1945, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2- 2004, tr. 8- 16 61. Phạm Hồng Tung (CB, 2005), Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Quốc gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01738_0904_2008137.pdf
Tài liệu liên quan