Mục lục.Trang
Danh mục viết tắt .3
Lời mở đầu.4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNError! Bookmark not define
1.1 Một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán (TTCK).
1.1.1 Lịch sử hình thành TTCK..
1.1.2 Một số vấn đề cơ bản..
1.2 TTCK Việt Nam (1996 - 2008) ..
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam (1996 - 2008)Error! Bookmark not de
1.2.2 Phương thức quản lý của Nhà nước đối với TTCK Việt Nam.
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TTCK TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (1997- 2008) ..
2.1 TTCK - kênh huy động vốn cho nền kinh tế ..
2.1.1 Nhu cầu về vốn của nền kinh tế Việt Nam ..
2.1.2 TTCK tạo ra sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư trong nước.
2.1.3 TTCK mở ra khả năng thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.
2.2 TTCK thúc đẩy chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
2.3 TTCK từng bước thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế..
2.4 TTCK thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn đồng thời là công cụ đánh
giá hoạt động kinh doanh, là phong vũ biểu của nền kinh tế..
CHƯƠNG 3: TTCK VIỆT NAM - NHỮNG TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ KHUYẾNNGHỊ ..
3.1 Những tồn tại ..
3.1.1 Sự phát triển của TTCK Việt Nam đang còn ở giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm
3.1.2 Hoạt động của TTCK không ổn định..
3.1.3 Kinh doanh chứng khoán mang thuộc tính “bầy đàn” và còn mang nhiều yếu tố
đầu cơ, rủi ro. ..
3.1.4 Môi trường pháp lý và cơ chế quản lý thị trường còn thiếu sự nhất quán, chưa có
tác dùng thúc đẩy TTCK Việt Nam ..
3.2 Một số khuyến nghị ..
3.2.1 Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô..
3.2.2 Giải pháp tác động tới điều tiết quan hệ cung - cầu của TTCK Việt Nam
3.2.3 Giải pháp thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của TTCK Việt Nam
Kết luận ..
Tài liệu tham khảo .11
Phụ lục..
15 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Sự tác động của thị trường chứng khoán tới nền kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------
TRẦN THỊ KIM THƠ
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2009
2
Mục lục.....................................................................................Trang
Danh mục viết tắt ........................................................................................................... 3
Lời mở đầu ...................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNError! Bookmark not defined.
1.1 Một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán (TTCK)Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Lịch sử hình thành TTCK ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Một số vấn đề cơ bản ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2 TTCK Việt Nam (1996 - 2008) ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam (1996 - 2008)Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Phương thức quản lý của Nhà nước đối với TTCK Việt NamError! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TTCK TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (1997
- 2008) ................................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1 TTCK - kênh huy động vốn cho nền kinh tế ................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Nhu cầu về vốn của nền kinh tế Việt Nam ............... Error! Bookmark not defined.
2.1.2 TTCK tạo ra sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư trong nướcError! Bookmark not defined.
2.1.3 TTCK mở ra khả năng thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoàiError! Bookmark not defined.
2.2 TTCK thúc đẩy chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nướcError! Bookmark not defined.
2.3 TTCK từng bước thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế .... Error! Bookmark not defined.
2.4 TTCK thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn đồng thời là công cụ đánh
giá hoạt động kinh doanh, là phong vũ biểu của nền kinh tế . Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: TTCK VIỆT NAM - NHỮNG TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ KHUYẾN
NGHỊ ................................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1 Những tồn tại ................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Sự phát triển của TTCK Việt Nam đang còn ở giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệmError! Bookmark not defined.
3.1.2 Hoạt động của TTCK không ổn định ........................ Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Kinh doanh chứng khoán mang thuộc tính “bầy đàn” và còn mang nhiều yếu tố
đầu cơ, rủi ro. ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.4 Môi trường pháp lý và cơ chế quản lý thị trường còn thiếu sự nhất quán, chưa có
tác dùng thúc đẩy TTCK Việt Nam ................................... Error! Bookmark not defined.
3.2 Một số khuyến nghị ......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô ......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Giải pháp tác động tới điều tiết quan hệ cung - cầu của TTCK Việt NamError! Bookmark not defined.
3.2.3 Giải pháp thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của TTCK Việt NamError! Bookmark not defined.
Kết luận ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 11
Phụ lục ............................................................................... Error! Bookmark not defined.
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCQ Chứng chỉ quỹ
CTCP Công ty cổ phần
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
FII Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
HASTC Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
IPO Chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng
NĐT Nhà đầu tư
NHNN Ngân hàng nhà nước
OTC Thị trường phi tập trung
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
TTCK Thị trường chứng khoán
TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán
TTTC Thị trường tài chính
UBCKNN Uỷ ban chứng khoán nhà nước
Vn-Index Chỉ số chứng khoán Việt Nam
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc
và mạnh mẽ trên tất cả mọi lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên một cách
đáng kể so với nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây. Tiến trình
hội nhập quốc tế được thúc đẩy nhanh, mạnh hơn bao giờ hết. Đây là điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của thị trường tài chính và cũng là mảnh đất “màu mỡ”
làm nảy mầm một thị trường hoàn toàn mới ở nước ta: Thị trường chứng khoán
(TTCK).
TTCK ra đời và phát triển là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường. Đối
với các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc
TTCK không còn là một khái niệm mới mẻ, thậm chí đã có một vị thế quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Với chức năng cơ bản là huy động nguồn vốn cho sản
xuất, TTCK đã và đang chiếm một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế ở
bất kỳ một quốc gia nào và kinh tế Việt Nam không là ngoại lệ. Chính vì thế,
TTCK được coi là phong vũ biểu cho nền kinh tế, là thước đo sự phát triển hay suy
giảm của nền kinh tế mỗi nước ở từng thời kỳ khác nhau. Thậm chí, TTCK phát
triển đến một mức độ nào đó còn mang tính toàn cầu, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới
các TTCK nhỏ hơn, có thể làm chững lại hoặc hồi sinh chỉ số chứng khoán của các
TTCK đó.
Với vai trò quan trọng như vậy, việc xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam
đã được Đảng và Chính phủ hết sức quan tâm. Cho đến cuối những năm 90 của thế
kỷ XX, ở nước ta đã xuất hiện những tiền đề cần thiết để xây dựng và phát triển
TTCK. Từ năm 1992, Chính phủ đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng một TTCK trong
nước. Đến ngày 28/11/1996, TTCK Việt Nam chính thức bước đầu được xây dựng,
đánh dấu bằng sự thành lập Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
5
TTCK ra đời đã tạo ra những tiền đề mới để đẩy mạnh và phát huy những
tiềm lực kinh tế, là kênh huy động vốn hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp nói
riêng và cho nền kinh tế nói chung. Quan trọng hơn nữa, TTCK còn thúc đẩy
nhanh hơn quá trình hội nhập quốc tế, mở rộng giao lưu hợp tác về mặt tài chính
với các quốc gia trên thế giới, là điều kiện thuận lợi đưa kinh tế Việt Nam hướng
mạnh ra bên ngoài.
Rõ ràng, TTCK ra đời đã tạo ra một bước ngoặt trong việc xây dựng và phát
triển thị trường tài chính ở nước ta. Sự tác động mạnh mẽ của TTCK đối với sự
tăng trưởng kinh tế của đất nước trong những năm gần đây là một thực tế không
thể phủ nhận được mặc dù đó là một thị trường còn non trẻ. Để tìm hiểu rõ hơn về
sự tác động đó, tôi xin chọn đề tài: “Sự tác động của Thị trường chứng khoán tới
nền kinh tế Việt Nam (1996 - 2008)” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nếu được hiểu theo nghĩa rộng, TTCK là thị trường tài chính nói chung vì
thế xung quanh TTCK có rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu nhất là khi thị
trường này mới được hình thành và xây dựng. Cho tới nay đã có không ít các công
trình nghiên cứu về TTCK trên tất cả mọi lĩnh vực: lịch sử ra đời, cách thức tham
gia vào TTCK, cách phân tích các chỉ số chứng khoán, thực trạng phát triển của
TTCK nói chung Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu một cánh
toàn diện về sự tác động của TTCK tới nền kinh tế Việt Nam từ khi thị trường
được xây dựng và phát triển tới ngày nay.
Có thể thấy khối lượng sách hướng dẫn chơi chứng khoán xuất hiện khắp
nơi. Những cuốn sách này chủ yếu tập trung phân tích những vấn đề cơ bản về
chứng khoán và cách thức tham gia thị trường. Để người chơi có kiến thức cơ bản
như khái niệm chứng khoán, các chức năng của TTCK, cơ cấu thị trường và cách
thức tham gia thị trường có các cuốn: “Thị trường chứng khoán - Nguyễn Thanh
6
Tuyền, Nguyễn Đăng Dờn, Bùi Kim YếnNxb Thống Kê, 2004”, “Thị trường
chứng khoán và công ty cổ phần – Bùi Nguyên Hoàn, Nxb Chính thị quốc gia,
1998”, “Phòng tránh rủi ro trong đầu tư chứng khoán – Vũ Ngọc Hiền, NXB
Thanh Niên, 2000”...
Không chỉ dừng lại ở việc trình bày những vấn đề cơ bản về TTCK, một số
cuốn sách còn nhìn nhận, đánh giá TTCK trong một quá trình phát triển cụ thể.
Cuốn sách: “Tài chính với sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán
Việt Nam – Đinh Văn Nhã, Hoàng Hải, Nxb Tài chính, 2000” chú ý tập trung vào
vấn đề tài chính. Tác giả đưa ra các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy sự hình
thành và phát triển TTCK Việt Nam thông qua cái nhìn tổng quan về TTCK ở các
nước châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc), từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
trong việc phát triển TTCK của nước mình. Hay ở cuốn “Thị trường chứng khoán
ở Việt Nam - Nguyễn Văn Luân, Trần Quốc Tuấn, Ngô Minh Châu, Nxb Thống Kê,
1995” các tác giả cũng đã khái lược lại lịch sử ra đời của TTCK lớn ở một số quốc
gia phát triển cũng như đang phát triển, rút ra các kinh nghiệm tổ chức TTCK ở
các nước đó và đưa ra các bài học cho sự phát triển của TTCK nước mình. Đặc biệt
là cuốn sách “Thị trường chứng khoán Việt Nam – 5 năm hình thành và phát
triển, Bộ tài chính, UBCKNN, Nxb Tài chính, 2005” thực chất là sự tập hợp các bài
viết của các đồng chí lãnh đạo bộ, ngành của UBCKNN viết về quá trình hình
thành và phát triển TTCK Việt Nam cũng như những suy nghĩ và định hướng cho
thời gian tới. Là sự đánh giá, tổng hợp các vấn đề của TTCK Việt Nam trong suốt
thời gian hình thành và phát triển, các tác giả của các cuốn sách trên đều đã phần
nào đưa ra được những tác động quan trọng của TTCK tới nền kinh tế đất nước.
Như tiến sỹ Lê Thị Băng Tâm, Thứ trưởng bộ tài chính trong bài viết của mình đã
phần nào nêu lên tầm quan trọng của TTCK đối với quá trình hội nhập quốc tế, tiến
sỹ đã khẳng định phát triển TTCK là cơ sở để mở rộng và phát huy quá trình hội
nhập về tài chính, từ đó mở rộng hội nhập trên nhiều lĩnh vực khác. Hay trong bài
7
viết của tiến sỹ Phạm Viết Muôn, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát
triển doanh nghiệp, TTCK được đánh giá là chất xúc tác để đẩy nhanh hơn quá
trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Tiến trình cổ phần hoá phải gắn liền
với việc củng cố và phát triển thị trường vốn và TTCK
Tuy nhiên, các nhận xét, đánh giá trên chỉ mang tính chất chung chung dưới
dạng một báo cáo mà chưa được phân tích một cách hệ thống, toàn diện sự tác
động của TTCK đối với nền kinh tế quốc dân trong suốt quá trình hình thành và
phát triển.
Ngoài việc đề cập tới các hoạt động của TTCK, việc làm cách nào để sử
dụng đồng vốn một cách hiệu quả, cách tham gia giao dịch trên sàn chứng khoán,
kiến thức đầu tư các cuốn sách còn đề cập tới việc xây dựng một môi trường
pháp lý để TTCK phát triển hoàn thiện hơn.
TTCK là một thị trường mới nổi ở nước ta, còn nhiều điều mà nhà đầu tư
chưa thể nắm rõ, đặc biệt là những rủi ro mà chứng khoán mang lại. Vì thế yêu cầu
xây dựng một bộ luật hoàn bị càng trở nên cấp thiết. Do đó, phải tới năm 2005,
Luật chứng khoán mới được thông qua nhưng các chuyên gia kinh tế, chuyên gia
chứng khoán đã hết sức quan tâm tới vấn đề pháp luật, mong muốn xây dựng một
môi trường pháp lý chặt chẽ và hoàn thiện để TTCK có thể phát triển nhanh, mạnh
và bền vững. Các tác phẩm: “Toàn cảnh thị trường chứng khoán - Nguyễn Ngọc
Bích, Nxb TP.Hồ Chí Minh, 1999”, “Triển vọng thị trường chứng khoán Việt
Nam nhìn từ góc độ pháp lý - Trịnh Văn Quyết, Đào Mạnh Kháng, Nxb Tư Pháp,
2007” là ví dụ. Đặc biệt là cuốn sách “Hình thành thị trườngchứng khoán ở Việt
Nam trong bốI cảnh tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á – Lê
Văn Châu, Lê Đình Thu, Nxb Thống Kê, 1999” gồm những bài viết phân tích cuộc
khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á, trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm để
xây dựng TTCK Việt Nam, trong đó tác giả đã đưa ra nhiều luận điểm, ý kiến
8
nhằm xây dựng một môi trường kinh tế và pháp lý để phát triển TTCK bền vững
hơn.
Bên cạnh số lượng sách đồ sộ, đã xuất hiện nhiều Luận án tiến sỹ kinh tế
nghiên cứu về TTCK. Như Trần Thị Minh Châu, trong Luận án tiến sỹ của mình:
“Những điều kiện kinh tế - xã hội để hình thành và phát triển TTCK ở Việt
Nam”, 2002 đã đi sâu vào nghiên cứu những yếu tố căn bản cấu thành TTCK,
những nhân tố ảnh hưởng tới thị trường này và những điều kiện kinh tế - xã hội có
tính tất yếu khách quan chi phối quá trình hình thành và phát triển TTCK Việt
Nam.
Cũng giống như Trần Thị Minh Châu, trong Luận án tiến sỹ kinh tế của
Nguyễn Huỳnh Thanh: “Thị trường chứng khoán và hướng xây dựng thị trường
chứng khoán ở Việt Nam”, tác giả cũng đã hết sức quan tâm tới những tiền đề,
những yêu cầu và thực trạng xây dựng TTCK ở Việt Nam. Nhưng trong công trình
nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Huỳnh Thanh đã đề ra những phương hướng,
giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những rủi ro cho các công ty cũng như cho các
nhà đầu tư, đồng thời tìm hướng đi cho TTCK trong những giai đoạn tiếp theo, cụ
thể là giai đoạn 2001 - 2010. Đây là điều mà không phải chỉ các doanh nghiệp, các
nhà đầu tư quan tâm mà ngay cả Đảng và Chính phủ cũng hết sức lưu ý.
Nếu như hai Luận án tiến sỹ trên tập trung vào các vấn đề lý luận nhằm làm
sáng rõ những tiền đề cần thiết để xây dựng một TTCK Việt Nam, đồng thời đưa ra
một hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, những vấn đề còn tồn
tại trong quá trình phát triển TTCK thì Hoàng Trung Trực lại chỉ đi sâu nghiên
cứu, luận giải về sự tác động của các giải pháp tài chính tới sự phát triển của
TTCK ở nước ta thời gian qua. Đồng thời luận án còn chỉ ra tầm quan trọng của
các giải pháp tài chính, đó là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt
Nam trong những năm tới. Luận án: “Các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy sự
9
phát triển TTCK Việt Nam”, 2004 của tác giả thực sự là một đóng góp quan trọng
đối với việc hoạch định tài chính cho nền kinh tế.
Cũng giống như các tác giả trên, Luận án tiến sỹ của Trần Thị Mộng Tuyết
đã có sự khái quát toàn cảnh TTCK Việt Nam từ khi được thành lập và phát triển
đến năm 2004, bên cạnh đó tác giả cũng hết sức quan tâm tới những biện pháp căn
bản nhằm hạn chế những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động, giao dịch chứng
khoán; những đề xuất, giải pháp để khắc phục những hạn chế đó. Tuy nhiên, điểm
khác biệt của Luận án này là tác giả đã phần nào đề cập tới vai trò của TTCK đối
với nền kinh tế thị trường Việt Nam. Ở một số tiểu mục, tác giả đã đánh giá sự tác
động của TTCK tới nền kinh tế Việt Nam. Song, sự đánh giá đó mới chỉ dừng lại ở
mức độ trình bày mang tính khái quát, tác giả chưa thực sự đặt mục đích phân tích
sự tác động của TTCK tới nền kinh tế làm mục đích cho Luận án. Việc phân tích
sự tác động này chỉ là cơ sở để tác giả phát triển rộng hơn nội dung chính của Luận
án: phương hướng, mục tiêu, cơ sở để phát triển TTCK tới năm 2020, đúng như tên
đề tài: “Phát triển thị trường chứng khoánViệt Nam đến 2020”, 2008.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các trang Web, báo chí trực tuyến nói về chứng
khoán như: http://
www.ssc.gov.vn...
Rõ ràng, TTCK ở nước ta đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế, báo chí Tuy nhiên, hầu như tất cả các công
trình nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở việc giúp các độc giả tìm hiểu các vấn đề cơ
bản của TTCK. Hay nói đúng hơn, các tác giả chỉ tập trung làm rõ cơ cấu vận hành
của TTCK nói chung, phân tích các tiền đề cần thiết, các yếu tố kinh tế - xã hội
mang tính khách quan, quy luật làm xuất hiện TTCK tại Việt Nam đồng thời đưa ra
những biện pháp căn bản nhằm xây dựng một TTCK ngày càng hoàn thiện, phát
triển hơn ở Việt Nam. Chưa có một tác phẩm, công trình nghiên cứu nào tập trung
10
đi sâu phân tích sự tác động của TTCK tới nền kinh tế Việt Nam một cách hệ
thống và toàn diện. Chính vì thế, tôi xin chọn việc nghiên cứu sự tác động của
TTCK tới nền kinh tế Việt Nam làm đề tài cho Luận văn của mình.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ
Có thể thấy số lượng sách về TTCK Việt Nam đã được xuất bản rất nhiều
nhưng những nghiên cứu một cách hệ thống về vai trò và sự tác động của TTCK
tới nền kinh tế Việt Nam chưa có nhiều. Các tác phẩm đó mới chỉ nhìn nhận TTCK
như một thực thể có quá trình phát sinh, phát triển, có cơ chế hoạt động riêng và đề
xuất những giải pháp để xây dựng TTCK trong thời gian tiếp theo. Do đó, mục
đích của Luận văn là đi sâu vào phân tích vai trò của TTCK trong nền kinh tế và
những tác động của TTCK tới nền kinh tế nước ta từ khi hình thành cho tới hiện
nay.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bích, Toàn cảnh thị trường chứng khoán, Nxb Tp. Hồ Chí Minh,
năm 1999.
2. Nguyễn Ngọc Bích, Đi mua chứng khoán, Nxb Trẻ, 2000.
3. John Boik, Vũ Việt Hằng dịch, Giàu từ chứng khoán: Bài học từ những nhà kinh
doanh chứng khoán thành công nhất của mọi thời đại, Nxb Tri Thức, 2006.
4. Lê Á Châu, Lê Đình Thu, Hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong
bối cảnh tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á, Nxb Thống kê, 1999.
5. Trần Thị Minh Châu, Những điều kiện kinh tế - xã hội để hình thành và phát
triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, LATS kinh tế , 2002.
6. Phạm Chí Dũng, Tự sự chứng khoán: Những gam màu ám ảnh, Nxb Thông tấn,
năm 2007.
7. Nguyễn Anh Dũng, Tạ Văn Hùng, Nguyễn Thị Thiện Hảo, Thị trường chứng
khoán: Dành cho những người mới bắt đầu, Nxb Tài chính, 2005.
8. Nguyễn Minh Đức, Thị trường chứng khoán trong nền kinh tế chuyển đổi, Nxb
Tài chính, năm 2006.
9. Nguyễn Minh Đức, Thị trường chứng khoán - nhân tố của môi trường kinh
doanh trong những điều kiện của nền kinh tế chuyển đổi, Luận án TS, 1999.
10. Nguyễn Duy Gia, Một số vấn đề cần biết về thị trường chứng khoán Việt Nam,
Nxb Chính trị, 2003.
11. Trần Xuân Hà, Thị trường chứng khoán Việt Nam - 5 năm hình thành và phát
triển, Nxb Tài chính, 2005.
12. Phan Thế Hải, Chứng khoán và con đường làm giàu, Nxb Thanh niên, 2008.
12
13. Nghiêm Quý Hào, “Đột phá trong sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước
giai đoạn 2006 - 2010, cổ phần hoá các tập đoàn, tổng công ty: Một tất yếu khách
quan”, Tạp chí chứng khoán Việt Nam, số 11, tháng 11/2006.
14. Vũ Ngọc Hiền, Phòng tránh rủi ro trong đầu tư chứng khoán, Nxb Thanh niên,
2000.
15. Bùi Nguyên Hoàn, Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần, Nxb Chính trị
quốc gia, 1998.
16. Ngô Hướng, Thị trường tài chính và thị trường chứng khoán, Nxb Mũi Cà
Mau, 1995.
17. Jeffrey B.Little, Lucien Rhodes, Võ Thanh Hương dịch, Tìm hiểu phố U-Ôn:
Tìm hiểu thị trường chứng khoán, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 1995.
18. Phan Lan, Cẩm nang đầu tư chứng khoán, Nxb Văn hoá thông tin, 2005.
19. Trần Thị Thuỳ Linh , Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai
đoạn hội nhập đến 2010, LA TS kinh tế, năm 2007.
20. Nguyễn Văn Luân, Trần Quốc Tuấn, Ngô Minh Châu, Thị trường chứng khoán
ở Việt Nam, Nxb Thống kê, 1995.
21. Nguyễn Thị Mùi, Kinh doanh chứng khoán, Nxb Tài chính, 2006.
22. Huy Nam, Thị trường chứng khoán, tại sao? Hiểu biết để đầu tư minh hoạ từ Wall
Stress. Tiếp cận thị trường OTC. Tham luận từ thực tiễn Việt Nam, Nxb Trẻ, 2001.
23. Huỳnh Nam, Một số vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, 2005.
24. Đinh Văn Nhã, Hoàng Hải, Tài chính với sự hình thành phát triển thị trường
chứng khoán Việt Nam, Nxb Tài chính, 2000.
25. Hà Thị Ngọc Oanh, Đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam,
Nxb Lao động xã hội, 2006.
13
26. Trần Quang Phú (chủ biên), Thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008.
27. Lê Hoài Phương (chủ biên), Giáo trình thị trường chứng khoán, Nxb Lao động
xã hội, 2007.
28. Võ Văn Quang, Giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi
tập trung (OTC) ở Việt Nam, Nxb Hà Nội, LATS kinh tế, 2008.
29. Trịnh Văn Quyết, Đào Mạnh Kháng, Triển vọng thị trường chứng khoán Việt
Nam nhìn từ góc độ pháp lý, Nxb Tư Pháp, 2007.
30. Nguyễn Sơn, Nguyễn Quốc Việt, Thị trường chứng khoán Việt Nam mô hình
và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia, 2000.
31. Geogre Soros, Phạm Anh Tuấn dịch, Mô thức mới cho thị trường tài chính:
cuộc khủng hoảng năm 2008 và ý nghĩa của nó, Nxb Tri thức, 2008.
32. Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Ngô Thị Hoài Thu (chủ biên), Một số vấn đề về kinh
tế tài chính Việt Nam - thực trạng và định hướng phát triển, Nxb Trung tâm BDCB
và HTĐT thuộc Học viện tài chính, 2005.
33. Lê Văn Tề (chủ biên), Thị trường chứng khoán tại Việt Nam, Nxb Thống kê,
2007.
34. Nguyễn Huỳnh Thanh , Thị trường chứng khoán và hướng xây dựng thị trường
chứng khoán ở Việt Nam, LA TS kinh tế, 2002.
35. Đinh Trọng Thịnh, Việt Nam trong hợp tác tiền tệ Đông Á, Nxb Tài chính,
2008.
36. Hoàng Trung Trực, Các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển thị
trường chứng khoán Việt Nam, LA TS kinh tế, 2004.
37. Nguyễn Thanh Tuyền (chủ biên), Thị trường chứng khoán, Nxb Thống kê,
2004.
14
38. Trần Thị Mộng Tuyết, Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm
2020, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, LATS kinh tế, năm 2008.
39. Warrren Buffett, Minh Đức dịch, Chiến lược đầu tư vào thị trường chứng
khoán, Nxb Thống kê, 1998.
40. Ban phát triển thị trường (UBCKNN): “Thị trường chứng khoán Việt Nam -
Nhìn lại 2006, hướng tới 2007 với mục tiêu phát triển thị trường bền vững”, Tạp
chí chứng khoán Việt Nam, số 1+2, 2007.
41. Ban phát triển thị trường (UBCKNN), “Thực tiễn hoạt động của thị trường
chứng khoán Việt Nam - Nhìn lại năm 2007 và các giải pháp phát triển thị trường
bền vững năm 2008”, Tạp chí chứng khoán Việt Nam, số 1+2, 2007.
42. Báo đầu tư chứng khoán, số 59 (427), 23/7/2007.
43. Bộ tài chính, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Thị trường chứng khoán Việt
Nam 5 năm hình thành và phát triển, Nxb Tài chính, 2005.
44. Hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb
Tài chính, 2004.
45. “Merrill Linch trên con đường ngược chiều”, Tạp chí Đầu tư chứng khoán, số
57 (425), tháng 7/2007.
46. “Năm 2007, thị trường chứng khoán sẽ trải qua những điều chỉnh để đạt được
sự phát triển ổn định và bền vững”, Tạp chí chứng khoán Việt Nam, số 1+2, 2007.
47. Nghị định của Chính phủ về chứng khoán và văn bản hướng dẫn thi hành , Nxb
Chính trị quốc gia, 1999.
48. “Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2005 - 10 sự kiện nổi bật”, Tạp chí
chứng khoán Việt Nam, 2006.
49. “Vốn ngoại “ngóng chờ” các đợt IPO”, Tạp chí Đầu tư chứng khoán, số 57
(425), tháng 7/2007.
15
50. (công bố thông tin ngày 25/7/2007)
51.
52.
53.
54.
55.
56.
57.ày 22/6/2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01499_2_9787_2008127.pdf