Trong những năm qua tình hình thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách tại các đơn vị
sự sự nghiệp có thu đã có thu được nhiều kết quả bước đầu. Việc chấp hành chế độ,
chính sách trong công tác quản lý tài chính dần đi vào nề nếp. Đặc biệt là kể từ năm
2006, 2007 với việc ban hàn 2 qui chế quản lý tài chính cho các nội dung nghiên cứu
khoa học thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia và qua việc hình thành quĩ đầu
tư phát triển và qui chế hoạt động của quĩ đã tạo những đông lực quan trong cho việc
chấp hành và thực hiện các đề án, các công trình, chuyển giao công nghệ thuận tiên
hơn. Tính đến hết năm 2007 theo bộ khoa học công bố có 14 chương trình KH&CN
trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010 (bao gồm 4 chương trình thuộc lĩnh vực
KHXH, 10 chương trình thuộc lĩnh vực KHCN và KHTN) đã được Bộ trưởng Bộ
KH&CN phê duyệt và vận hành theo cơ chế mới. Việc xác định và lập và thực hiện dự
toán, phân bổ kinh phí hàng năm được thực hiện tốt hơn. Tính đến nay gần như tất cả
các dự án chương trình mục tiêu của chiến lược khoa học công nghệ năm 2005 – 2010
được duyệt đều đã được triển khai và thu được những kết quả tốt
15 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423
i
LỜI MỞ ĐẦU:
1- Tính cấp thiết của đề tài:
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay khi những bước tiến kỳ diệu và những thành
tựu to lớn của khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn
lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được vài trò chiến lược của
KHCN, Đảng ta ngay từ đại hội đảng IX đã khẳng định: “Cùng với giáo dục và đào
tạo, đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát
triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội.”. Cũng từ nhận thức đó, trong những năm qua, chi ngân
sách nhà nước cho KH - CN không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Tuy
vậy, Chi Ngân sách cho đầu tư phát triển KH – CN vẫn gặp một số những khó khăn
nhất định trong quá trình trển khai như các thủ tục hành chính, việc thẩm định chi tiêu
nhiều khi còn chưa thực sự hợp lý; chưa có được những tiêu chí cụ thể đánh giá về tính
hợp lý hiệu quả Vì vậy việc chọn đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước
cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam” là cần thiết cả về lý luận và
thực tiễn.
2- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu và làm rõ quan điểm, vai trò của
chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ đối với sự phát triển
kinh tế xã hội đất nước. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để xem xét, đánh giá qui
trình quản lý, sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa
học công nghệ của nước ta hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản
lý chi ngân sách cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ.
3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: Thực trạng quản lý chi ngân sách
cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của nước trong giai đoạn hiện nay (2003 –
2008) trong đó chủ yếu đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình quản lý nguồn chi của ngân
sách trung ương thông qua Bộ Khoa học Công nghệ.
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423
ii
4- Phương Pháp nghiên cứu: Trên cở sở phương pháp của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong thực
hiện đề tài: Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp..
Về nội dung , ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về tăng cường quản lý chi Ngân sách nhà nước cho
đầu tư phát triển khoa học công nghệ.
Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa
học công nghệ của Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho đầu tư
phát triển khoa học công nghệ.
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423
iii
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG
VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Trong chương này chúng ta đi sâu phân tích làm rõ các nội dung phần lý luận về
Khoa học công nghệ, về đầu tư tư phát triển khoa học công nghệ, về quản lý chi ngân
sách đầu tư phát triển khoa học công nghệ, lý do cần tăng cường quản lý chi ngân sách
nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ.
* Trong đó Khoa học công nghệ được định nghĩa bao gồm các nội dung sau:
nghiên cứu Khoa học, nghiên cứu và phát triển Công nghệ, hoạt động phát huy
sáng kiến, cải tiến kĩ thuật. Hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát
triển KHCN.
- Nghiên cứu khoa học: là hoạt động phát hiện, tìm kiếm các hiện tượng, sự vật,
quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực
tiễn. Nghiên cứu Khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
- Phát triển công nghệ: là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới.
Phát triển Công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thực nghiệm.
- Triển khai thực nghiệm: là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để
lam thực nghiệm nhằm tạo ra Công nghệ mới, sản phẩm mới.
- Sản xuất thực nghiệm: là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để
sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện Công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi
đưa vào sản xuất và đời sống.
Dịch vụ Khoa học và Công nghệ: là các hoạt động vụ việc nghiên cứu Khoa học
và phát triển Công nghệ, các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao Công
nghệ, các dịch vụ về thông tin tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức
Khoa học và Công nghệ và kinh nghiệm vào thực tiễn.
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423
iv
KHCN có ảnh hưởng và tác động đến mọi hoạt động Kinh tế - Xã hội. chính
KHCN là chìa khoá của sự phát triển. Bởi vậy, quốc gia nào nhận thức rõ được vai trò
của KHCN và có chính sách đầu tư đúng đắn để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát
triển Công nghệ; quốc gia đó sẽ đạt được một nền kinh tế - Xã hội tăng trưởng cao và
ổn định, bền vững. Nhận thức rõ vai trò của KHCN trong sự nghiệp phát triển kinh tế -
Xã hội, ngay trong nghị quyết của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ trong sự nghiệp
đổi mới - tháng 3/1991 đã nhấn mạnh “ Khoa học và Công nghệ là một động lực mạnh
mẽ cho sự nghiệp đổi mới, ổn định tình hình và phát triển Kinh tế - Xã hội theo định
hướng XHCN”.
* Chi ngân sách Nhà nước là hệ thống những quan hệ phân phối lại các khoản
thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của Nhà
nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang các sự nghiệp văn hoá -
xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước và đảm bảo an ninh quốc
phòng.
Chi ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà
nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Chi Ngân Sách Nhà Nước cho đầu tư phát triển Khoa học - Công nghệ là sự thể
hiện mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị từ một bộ phận quỹ tiền tệ tập trung
của Nhà Nước nhằm duy trì và phát triển Khoa học Công nghệ theo nguyên tắc không
hoàn trả trực tiếp.
Xét về mặt lâu dài thì đó là một khoản đầu tư có tính tích luỹ đặc biệt. Bởi lẽ,
khoản chi này là nhân tố quyết định đến việc tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt trong thời
đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế tri thức trong đó yếu tố Khoa học công nghệ
đang dần trở thành yếu tố trực tiếp của quá trình sản xuất và là chìa khoá cho sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì lẽ đó, chúng ta có thể khẳng định rằng chi
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423
v
Ngân Sách Nhà Nước cho đầu tư phát triển Khoa học - Công nghệ là khoản chi mang
tính tích luỹ đặc biệt.
Ngoài ra, chi Ngân Sách Nhà Nước cho đầu tư, phát triển Khoa học - Công nghệ
một phần nào đó còn mang tính tiêu dùng cho xã hội. Hoạt động Khoa học - Công nghệ
tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm trực tiếp phục vụ cho tiêu dùng nhưng những kết
quả đạt được của các hoạt động này khi đưa vào sản xuất lại góp một vai trò to lớn
trong việc tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lương cao nhằm đáp ứng tốt hơn những
yêu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Như vậy chi Ngân Sách Nhà Nước cho đầu tư phát triển Khoa học - Công nghệ
vừa mang tính tích luỹ, vừa mang tính tiêu dùng. Một mặt vừa đáp ứng được nhu cầu
của người tiêu dùng, một mặt vừa từng bước phát triển được mặt bằng chung về Khoa
học - Công nghệ so với thế giới và trong khu vực, góp phần làm tăng sức sản xuất của
xã hội. Do vậy, chúng ta có thể khăng định rằng cùng với Giáo dục đào tạo, đầu tư cho
Khoa học -Công nghệ “là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp
hoá và hiện đại hoá, phát triển nhanh và bền vững đất nước.”.
Quản lý chi Ngân Sách Nhà Nước cho sự nghiệp Khoa học - Công nghệ cũng
phải tuân theo quy tắc chung của quản lý chi thường xuyên của Ngân Sách Nhà Nước
theo quy định của pháp luật. Khả năng là có giới hạn và nhu cầu là vô hạn đó là lý do
tại sao chúng ta đã ra yêu cầu chi Ngân Sách phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Đây
không phải là lần đầu tiên chúng ta nhắc đến vân đề hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra,
bỏ vào đâu và bỏ như thế nào? Vì vậy để đảm bảo yêu cầu này cần phải tuân theo một
số nguyên tắc.
- Nguyên tắc quản lý theo dự toán
- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
- Nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc Nhà Nước
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423
vi
Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công
nghệ tuân thủ theo các khâu:
+ Lập dự toán chi ngân sách Nhà Nước cho đầu tư phát triển KHCN
+ Chấp hành chi Ngân Sách Nhà Nước cho đầu tư phát triển KHCN
+ Quyết toán Chi Ngân Sách Nhà Nước cho đầu tư phát triển KHCN
Trong điều kiện đổi mới hiện nay, nhà nước ta nói riêng và các nước trên thế
giới nói chung đều khuyến khích huy động các nguồn tài chính khác nhau để đáp ứng
cho yêu cầu của lĩnh vực này, tuy vậy nguồn vốn từ Ngân Sách Nhà Nước vẫn giữ vai
trò và vị trí hết sức quan trọng. Điều đó, đòi hỏi chúng ta cần phải có các biện pháp
tăng cường quản lý nguồn vốn Ngân Sách Nhà Nước và nâng cao hiệu quả chi cho đầu
tư, phát triển Khoa học- Công nghệ để một mặt vừa sử dụng nguồn vốn Ngân Sách một
cách hiệu quả, tiết kiệm, một mặt vừa gia tăng được nguồn vốn từ các nguồn tài chính
khác.
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423
vii
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
CỦA VIỆT NAM
2.1- Khái quát về tình hình phát triển khoa học công nghệ của nước ta những
kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế để chúng ta có được cái nhìn toàn cảnh về
thực trạng khoa học công nghệ của nước ta.
2.2. Khái quát tình hình chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học công
nghệ nói chung và cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ nói riêng:
Phụ lục 2. 3- Chi Ngân sách cho lĩnh vực đầu tư phát triển KHCN:
Đơn vị tính: tỉ đồng
Năm
Chi Chương
trình mục tiêu
Chi các hoạt
động đầu tư khác
Tổng chi Đầu tư
và Phát triển
KHCN
2003 778 385 1,163
2004 992 439 1,431
2005 1,085 465 1,550
2006 1,067 457 1,524
2007 1,232 469 1,701
2008 1,310 499 1,808
( Nguồn Bộ Khoa học công nghệ - tạp chí khoa học công nghệ)
2.3 – Phân tích Thực trạng quản lý chi Ngân sách nhà nước cho đầu tư
phát triển khoa học công nghệ.
* Khâu lập dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển khoa học công
nghệ.
Trong thời gian qua đặc biệt là sau khi có quyết định số 272/2003/QĐ –TTg
ngày 31 tháng 12 năm 2003 của thủ tướng chính phủ về chiến lược phát triển khoa học
công nghệ Việt Nam đến năm 2010 cơ chế chính sach của nhà nước có nhiều chuyển
biến tích cực, từng bước tạo điều kiện cho hoạt động khoa học công nghệ nói chung và
cho việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ nói riêng. Các Văn bản pháp luật như
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423
viii
luật khoa học công nghệ, Luật chuyển giao công nghệ, các văn bản qui định về quản lý
các chương trình mục tiêu cấp nhà nước lần lượt được ban hành tạo điều kiện cho việc
quản lý việc chi ngân sách cho việc đầu tư phát triển ngày một cụ thể chi tiết hơn.
Tuy nhiên do đây là một trong những nội dung có tính chất đặc thu riêng việc
lập dự toán các khoàn chi từ năm 2006 ngoài tuân thủ theo các qui định chung còn phải
tuân theo các nội dung của qui chế quản lý của chương trình KHCN cấp nhà nước ban
hành theo Quyết định số 18/2006/QĐ-BKHCN ngày 15/9/ 2006 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ. và thông tư số 129/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 02 tháng
11 năm 2007 hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ phát triển
khoa học và công nghệ quốc gia. Chính vì vậy công tác lập dự toán có nhiều sự cải tiến
đáng kể về mặt xác định các đề tài chuyển tiếp và lựa chọn các nội dung khoa học công
nghệ tiến hành.
Việc lập dự toán hiện tại mới chú trọng đến kiểm soát đầu vào mà chưa chú
trọng đến kiểm soát chất lượng đầu ra cũng như tác dụng của nó tới các chương trình
hay mục tiêu của đất nước. Đây là vấn đề bất cấp trong quá trình triển khai đầu tư phát
triển khoa học công nghệ.Việc triển khai các chương trình khoa học theo các năm ngân
sách cũng là một vấn đề các nhà khoa học cũng cho là trở ngại.
Phương pháp lập dự toán hiện nay còn phát sinh hiện tượng lập dự toán theo
kiểu điều chỉnh tăng dần. Việc lập dự toán và phân bổ dự toán còn mang tính hình
thức, chưa phù hợp với thực tế và chưa thật sự được coi trọng đúng mức như là chuẩn
mực cho việc cấp phát, thanh toán cũng như quyết toán do đó giữa hoạt động tài chính
thực tế so với dự toán của từng đơn vị không thống nhất, còn nhiều khoản thu, chi nằm
ngoài dự toán. Chất lượng khâu lập dự toán chưa cao dẫn đến hiện tượng điều chỉnh dự
toán xảy ra phổ biến ở nhiều đơn vị. Điều này sẽ làm giảm hiệu lực vai trò của dự toán
ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, việc quản lý, điều
hành ngân sách Nhà nước của cơ quan tài chính thiếu chặt chẽ.Từ đó dẫn tới việc phát
sinh cơ chế xin – cho trong cấp phát thanh toán, gây tốn kém, lãng phí.
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423
ix
Dự toán được lập còn quá phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Dự toán năm sau
được xây dựng căn cứ vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, dựa vào cơ cấu thu ngân
sách Nhà nước và mức tăng trưởng của các nguồn thu năm hiện hành để thiết lập mức
cân đối tổng quát giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi ngân sách Nhà nước.
Tóm lại, mặc dù công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán ngân sách dần đi vào nề
nếp, từng bước nâng cao chất lượng công tác xây dựng dự toán nhưng cần phải giải
quyết nhiều bất cập xảy ra trong công tác lập dự toán. điều này thể hiện rất rõ trong
bảng tổng hợp số liệu dự toàn và quyết toán hàng năm.
*Khâu chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước
Trong những năm qua tình hình thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách tại các đơn vị
sự sự nghiệp có thu đã có thu được nhiều kết quả bước đầu. Việc chấp hành chế độ,
chính sách trong công tác quản lý tài chính dần đi vào nề nếp. Đặc biệt là kể từ năm
2006, 2007 với việc ban hàn 2 qui chế quản lý tài chính cho các nội dung nghiên cứu
khoa học thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia và qua việc hình thành quĩ đầu
tư phát triển và qui chế hoạt động của quĩ đã tạo những đông lực quan trong cho việc
chấp hành và thực hiện các đề án, các công trình, chuyển giao công nghệ thuận tiên
hơn. Tính đến hết năm 2007 theo bộ khoa học công bố có 14 chương trình KH&CN
trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010 (bao gồm 4 chương trình thuộc lĩnh vực
KHXH, 10 chương trình thuộc lĩnh vực KHCN và KHTN) đã được Bộ trưởng Bộ
KH&CN phê duyệt và vận hành theo cơ chế mới. Việc xác định và lập và thực hiện dự
toán, phân bổ kinh phí hàng năm được thực hiện tốt hơn. Tính đến nay gần như tất cả
các dự án chương trình mục tiêu của chiến lược khoa học công nghệ năm 2005 – 2010
được duyệt đều đã được triển khai và thu được những kết quả tốt.
Tuy nhiên, công tác quản lý chi ngân sách còn có những hạn chế. Việc lập, giao
kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm chưa đáp ứng đúng tiến độ thời gian quy định,
chưa thực hiện tốt việc lập dự toán trên cơ sở xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm trong
từng kỳ kế hoạch dẫn đến tình trạng sử dụng các nguồn ngân sách kém hiệu quả ở một
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423
x
số lĩnh vực và một số đơn vị; kinh phí chưa quyết toán tồn đọng lớn, kéo dài nhiều
năm, chưa xây dựng quy chế từ nguồn thu phí, lệ phí, học phí được để lại đơn vị. Nhiều
khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành chưa được quyết toán. điều này
được thể hiện rất rõ trong các nội dung trao đổi tại hội nghỉ về những chuyền biến khi
áp dụng theo nội dung qui định mới đối với các đề tại nghiên cứu cấp nhà nước – “khó
khăn nhất hiện nay trong việc thực hiện các CT là vấn đề tài chính. Kho bạc Nhà nước
quản lý rất chặt chẽ các khoản phí, nhiều khoản phí phải giải trình đi, giải trình lại
nhiều lần mới được chấp nhận.
Thủ tục cấp phát kinh phí còn nhiều công đoạn gây lãng phí tốn kém về thời
gian và không đảm bảo tính kịp thời. Dự toán ngân sách Nhà nước khi đã được Quốc
hội thông qua, được coi là một đạo luật mà mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm
tuân thủ. Điều đó có nghĩa là khi đã có dự toán được duyệt, đơn vị sử dụng ngân sách
có quyền chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao và cơ quan tài chính có trách
nhiệm bố trí nguồn kinh phí để thanh toán cho đơn vị. Tuy vậy, sự can thiệp của cơ
quan tài chính vào hoạt động của đơn vị còn khá lớn, thể hiện thông qua việc duyệt kế
hoạch và dự toán chi tiêu cho các đơn vị sử dụng ngân sách dẫn đến tình trạng kinh phí
được phân bổ không đều, đầu năm thường chậm, cuối năm chi tiêu dồn dập, kém hiệu
quả.
Cụ thể như Tháng 3.2008, VN đã thành lập Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia. với
nguồn chi theo công bố ban đầu như sau: Đề tài nghiên cứu lý thuyết dưới hai năm
được cấp tối đa 20.000USD; Đề tài nghiên cứu cơ bản lý thuyết mang tính thăm dò,
khám phá lần đầu có mức chi tối đa 10.000USD; Đề tài nghiên cứu thực nghiệm dưới
hai năm được chi tối đa 25.000USD. Tuy nhiên, kinh phí trên chưa bao gồm chi phí
mua nguyên liệu và thuê máy móc, thiết bị phục vụ nghiên cứu.
Ngoài việc thẩm định các dự toán còn rườm ra nhiều khi cũng ảnh hưởng tới
việc tiến hành tạo rào cản trong việc triển khai các dự án khoa học công nghệ. muốn
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423
xi
thay đổi các nội dung trong dự toán kinh phí nghiên cứu cho phù hợp phải làm thủ tục
qua nhiều cấp, rất phức tạp.
Trong khi đó, xét về mặt tài chính, các nhà khoa học chưa được chủ động hoàn
toàn trong chi tiêu cho đề tài hay chương trình nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, thủ
tục giải ngân còn nhiều vướng mắc. Việc lập kế hoạch nghiên cứu khoa học và quyết
toán chi tiêu còn theo năm ngân sách đã tạo ra độ vênh giải ngân thực và nhu cầu. Đây
chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đối phó thiếu lành mạnh ở nhiều nơi, kể cả hợp
thức hoá chứng từ để đủ thủ tục (nhiều trường hợp thời gian lo thủ tục giải ngân và
giải trình tiến độ đề tài nghiên cứu chiếm gần 60% tổng thời gian cho nghiên cứu và thí
nghiệm).
* Khâu quyết toán ngân sách Nhà nước:
Quyết toán NSNN là việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách và chính
sách tài chính ngân sách của quốc gia cũng như xem xét trách nhiệm pháp lý của các
cơ quan nhà nước khi sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia để thực hiện các chức năng
nhiệm vụ của nhà nước trong một thời gian nhất định, được cơ quan có thẩm quyền phê
chuẩn.
+Việc quyết toán theo năm tài chính cũng gây khó khăn lớn cho các chủ nhiệm
đề tài. Có đề tài mất nhiều thời gian để hoàn thiện các thủ tục (nhất là các đề tài phải
mua sắm trang thiết bị, qua nhiều thủ tục đấu thầu rườm rà), đến khi vừa bắt tay vào
làm thì đã hết năm, lại phải quyết toán, vì thế nhiều đề tài phải trả lại tiền cho ngân
sách hoặc xin chuyển kinh phí sang năm sau.
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423
xii
CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
3.1. Nêu phương hướng và mục tiêu chiến lược phát triển khoa học công
nghệ 2006 -2010. Luận văn cung cấp một cách tổng thể mục tiêu cần thực hiện từ
đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp
3.2.Các giải pháp đề xuất nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước
cho đầu tư phát triển KHCN ở Việt Nam
Quản lý Ngân Sách Nhà Nước được thực hiện qua các khâu: lập dự toán Ngân
Sách, cấp phát Ngân Sách, quyết toán Ngân Sách đến kiểm tra, giám đốc chi tiêu phải
được thực hiện trình tự theo đúng quy định Tài Chính hiện hành.
3.2.1. Đối với khâu lập dự toán:
Đây là khâu ban đầu, nó định hướng và xuyên suốt quy trình quản lý chi ngân
sách chúng ta cần:
* Tăng cường hơn nữa việc xác định nội dung lập dự toán một cách hợp lý phù
hợp từng năm ngân sách cụ thể.
* Xây dựng một định mức phân bổ dự toán hợp lý giữa các nội dung của dự
toán ngân sách như chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
* Hoàn thiện và đổi mới quy trình lập dự toán và phân bổ dự toán trên cơ trên
cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn( Medium-Term Expenditure Framework (MTEF).
3.2.2. Đối với khâu cấp phát, phân bổ hay chi ngân sách :
* Việc quản lý cấp phát theo ngành thuận lợi cho ngành Khoa học - Công nghệ
thống nhất cho việc quản lý, phát triển ngành được toàn diện, việc cấp phát đảm bảo
kết hợp quản lý theo ngành với lãnh thổ
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423
xiii
* Cắt giảm những khoản chi không cần thiết để tăng thêm các khoản chi cho
nghiệp vụ, cho đầu tư nghiên cứu ứng dụng Khoa học - Công nghệ.
3.2.3. Đối với khâu quyết toán Ngân Sách:
* Tăng cường kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc nhà nước
* Kiện toàn tổ chức công tác Tài Chính kế toán và công tác đào tạo cán bộ tài
chính trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ.
*. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý
* Ban hành các cơ chế tài chính khác nhau đối với từng loại hình tổ chức nghiên
cứu và triển khai Khoa học - Công nghệ.
3.3. Những điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp trên:
* Cần có sự đổi mới sâu sắc và toàn diện nhận thức đầu tư cho Khoa học -
Công nghệ là đầu tư cho phát triển.
* Sự quan tâm của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền đối với đầu tư phát triển khoa
học công nghệ.
* Ban hành kịp thời các chính sách, chế độ, định mức chi cho sự nghiệp Khoa
học - Công nghệ một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với thực tiễn.
* Cần nhanh chóng hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà Nước cho
đầu tư phát triển Khoa học- Công nghệ cả nước
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423
xiv
KẾT LUẬN:
Có thể nói Nếu hỏi cụ thể KH&CN đã đóng góp bao nhiêu, thì các con số đưa ra đều
là định tính. Thứ nhất, Vì tính đặc thù nên KH&CN luôn có độ trễ nhất định, Chúng ta
không thể thấy hiệu quả ngay. Thứ hai, đầu tư cho lĩnh vực này tiềm ẩn sự “mạo
hiểm”. Ngay cả tại các nước phát triển, tỷ lệ nghiên cứu thành công có thể áp dụng vào
đời sống và sản xuất cũng chỉ khoảng trên dưới 20%. Nhiều người nghĩ rằng mọi
nghiên cứu đều phải thành công, phải có kết quả, đó là suy nghĩ sai lầm. Thứ ba, có
nhiều sản phẩm khoa học mang lại hiệu quả lớn nhưng gián tiếp hoặc vô hình. Ví dụ,
nghiên cứu văc xin, chi phí vài trăm nghìn USD có thể cứu mạng cả triệu em nhỏ mà
sinh mạng con người thì không thể tính bằng tiền được.
Tuy vậy, trong 20 năm đổi mới, nếu không có KH&CN, chúng ta không thể có
những thành tựu như vậy. Nhờ việc làm chủ công nghệ tiên tiến mà ngành đóng tàu
nước ta đang có cơ hội xếp vào top 10 nước trên thế giới. Nhờ có các giống mới, quy
trình canh tác mới... đã góp phần đưa nước ta thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế
giới. Khoa học công nghệ thực sự đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong
thục hiện mục tiêu rút ngắn giai đoạn phát triển để sớm trở thành một nuowcscó nền
kinh tế phát triển hiện đại.
Xét về mặt khách quan, KH&CN thời gian qua vẫn chưa xứng với vị trí là quốc sách
hàng đầu, là động lực của nền kinh tế. Đội ngũ cán bộ đông nhưng chất lượng không
cao, các công bố quốc tế của VN rất thấp, số sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng
công nghiệp được cấp bằng bảo hộ ít ỏi, số các công trình có ý nghĩa lớn đối với phát
triển kinh tế xã hội cũng rất ít.
Chính vì vây, Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 GDP gấp 3,2 lần so với năm
2010, khoa học công nghệ cần có sự đột phá. mà cụ thể là nâng cao năng lực khoa học
công nghệ quốc gia; kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với chuyển
giao công nghệ từ nước ngoài; phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ dựa trên công
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423
xv
nghệ cao; bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức về KH&CN, nhất là chính
sách phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng trí thức. trong đóviệc chi cho đầu tư phát triển khoa
học công nghệ trong đó ngân sách nhà nước đóng vai trò là động lực, là cầu nối chiôi
sự phát triển đồi hỏi công tác quản lý chi ngân sách phải chi đúng chi đủ hiệu quả và
hợp lý.
Đề tài “Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học
công nghệ là một đề tài còn khá mới mẻ, hơn nữa điều kiện thời gian và phạm vi
nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy đề tài không tránh khỏi những tồn tại thiếu
sót. Tác giả kính mong nhận được sự đóng góp của những người là công tác thực tiễn,
cá thày cô giáo và toàn thể ạnn đọc để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Qua đây tác giả xin một lần nữa gửi lời cảm ơn tới PGS – TS. Nguyễn Thị Bất -
Giảng viên Trường đại học KTQD, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này.
Xin Chân thành cảm ơn!
Học Viên
Nguyễn Hải Anh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_tang_cuong_quan_ly_chi_ngan_sach_nha_nuoc_1263_1921453.pdf