Theo số liệu thống kê của của Phòng Tổ chức – Pháp chế, đến ngày 23/8/2017 toàn Sở có 64 công chức đang công tác tại 09 phòng và 08 đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong số 64 công chức có:25 công chức nữ, 52 đảng viên, 11 công chức dưới 30 tuổi; 17 công chức từ 31 tuổi đến 40 tuổi; 17 công chức từ 41 tuổi đến 50 tuổi; 19 công chức từ 51 tuổi đến tuổi nghỉ hưu (gồm 01 nữ công chức từ 51 tuổi đến 55 tuổi và 18 công chức nam từ 51 tuổi đến 60 tuổi). 17 công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, 38 công chức ngạch chuyên viên và tương đương, 02 công chức ngạch cán sự và tương đương và 07 công chức ngạch nhân viên; 09 công chức có trình độ thạc sĩ, 47 công chức có trình độ Đại học, 02 công chức có trình độ trung cấp, 07 công chức có trình độ sơ cấp; 03 công chức có trình độ Đại học tin học, 01 công chức có trình độ Cao đẳng Tin học, 01 công chức có trình độ Trung cấp Tin học, 01 công chức có trình độ kỹ thuật viên tin học, 48 công chức có chứng chỉ tin học A, B, 01 công chức có trình độ Đại học ngoại ngữ; 57 công chức có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C. 19 công chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 09 công chức có trình độ Trung cấp lý luận chính trị, 17 công chức qua đào tạo trình độ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính và tương đương và 49 công chức qua đào tạo trình độ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và tương đương
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tạo động lực làm việc cho công chức thuộc sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển nghề nghiệp là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm
9
khi lựa chọn nghề nghiệp. Một công việc không được người khác coi trọng, không có khả năng phát triển thì
chắc chắn không thể tạo động lực cho người lao động. Ngược lại, công việc hấp dẫn, tạo nhiều cơ hội cho
người lao động phát triển tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, được mọi người coi trọng, xã hội đề cao
thì chắc chắn bản thân người lao động sẽ buộc phải nỗ lực cố gắng hoàn thành công việc.
- Tính chất công việc
Tính chất công việc có tác động rất lớn đến cách thức tạo động lực làm việc cho người lao động.
Những công việc có tính chất ổn định, lặp đi lặp lại thường là các công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ,
thủ tục hành chính...những công việc này thường không tạo hứng thú làm việc đối với người lao động.
Mỗi công việc có đặc điểm khác nhau, đặt ra những yêu cầu khác nhau đối với người lao động muốn
hoàn thành nó. Để người lao động có hứng thú thực hiện công việc, cần trao cho họ một công việc phù họp.
1.5.3. Sự cần thiết tạo động lực làm việc cho công chức
Tạo động lực làm việc là tất cả những hoạt động mà một tổ chức có thể thực hiện để tác động đến
khả năng làm việc, tinh thần thái độ làm việc của công chức, nhằm tạo động lực và đem lại hiệu quả cao
trong quản lý.
Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, ảnh hưởng của động lực làm việc và việc tạo động lực làm việc cho
công chức đối với hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên được thể hiện ở những khíacạnh sau:
Một là, động lực làm việc quyết định hiệu suất làm việc của công chức:
- Năng lực của công chức là khả năng biết làm việc của họ trong thực hiện và giải quyết công việc.
- Nguồn lực là điều kiện để công chức có thể làm được công việc được giao, bao gồm công cụ, trang
thiết bị, nguyên vật liệu, sự hổ trợ, cơ chế... mà nhờ đó công chức có thể phát huy được năng lực của mình.
- Động lực là ý chí muốn làm việc, cái mong muốn đạt kết quả trong côngviệc của cá nhân công
chức.
Để công chức có được kết quả làm việc cao hơn, cần hội đủ ba yếu tố này. Nếumột trong ba yếu tố
này không được đảm bảo, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quảlàm việc của công chức và của tổ chức.
Hai là,động lực làm việc là cơ sở đem lại sự sáng tạo cho công chức
Ba là, động lực làm việc giúp giảm thiểu những vấn đề có tác động tiêu cực nảy sinh trong hoạt
động của cơ quan
1.5.4. Các biện pháp tạo động lực làm việc cho công chức
Để tạo động lực làm việc cho công chức, theo tác giả cần đề cập đến các biện pháp như:
1.5.4.1. Tạo động lực thông qua chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách tiền lương,
phụ cấp và phúc lợi
Tuyển dụng phải mang tính khách quan, đảm bảo công bằng, đúng tiêu chuẩn cho từng vị trí tuyển
dụng sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng của viên chức trong đơn vị.
Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển là chính sách cơ bản và quan trọng nhằm nâng cao năng lực, trí tuệ
của người lao động trong tổ chức, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển chung.
Bên cạnh đó tiền lương có vai trò quan trọng trong việc duy trì, kích thích nỗ lực làm việc của người
lao động để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và cải thiện hiệu quả làm việc của tổ chức. Khoản tiền này sẽ
giúp cho người lao động tái sản xuất sức lao động của mình, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của
người lao động cũng như cuộc sống của gia đình họ.
Phụ cấp là khoản mà đơn vị trả cho công chức khi đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc do họ phải làm
việc trong điều kiện không bình thường, không ổn định. Khoản phụ cấp này sẽ hỗ trợ thêm công chức trong
nâng cao thu nhập cuộc sống và tạo ra sự công bằng giữa những người lao động.
10
Phúc lợi là những khoản thù lao tài chính do tổ chức trả mà người lao động được nhận một cách gián
tiếp; là một trong những yếu tố tác động đến việc lựa chọn nơi làm việc của người lao động.
1.5.4.2. Tạo động lực thông qua công tác đánh giá, quy hoạch, luận chuyển, cơ hội thăng tiến, chính
sách khen thưởng và thông qua xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp
Đánh giá là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi
dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách đối với viên chức; giúp
viên chức phát hiện ưu điểm, khắc phục nhược điểm, hoàn thiện bản thân, nâng cao hiệu quả thực hiện công
việc.
Có thực hiện quy hoạch mới đảm bảo được tính kế thừa và liên tục không để xảy ra tình trạng thiếu,
hụt nguồn nhân lực. Đối với công tác luân chuyển, là một thuận lợi giúp cho công chức được tiếp cận với
nhiều lĩnh vực công việc, gia tăng khả năng tiếp cận công việc, kỹ năng mới đặc biệt là công chức lãnh đạo.
Khen thưởng cũng được coi là một công cụ góp phần thúc đẩy hơn nữa khả năng làm việc của người
lao động, tạo ra động lực để họ làm việc năng suất và hiệu quả hơn.
Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân tố quan trọng trong quản lý, nó không chỉ thể hiện tính
khoa học và tổ chức mà còn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo.
1.5.4.3. Tạo động lực thông qua cải thiện điều kiện, môi trường làm việc và công tác bố trí sắp xếp
công việc
Môi trường làm việc bao gồm tất cả những gì có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự
phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân, ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả hoạt động của cá
nhân và tổ chức.
Nhà quản lý phải nắm bắt được đặc điểm tâm lý, sở trường, sở đoản của mỗi nhân viên để bố trí, sắp
xếp công việc cho phù hợp nhằm phát huy tối đa nguồn lực đảm bảo đơn vị đạt hiệu quả cao nhất.
Tiểu kết CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về động lực và tạo động lực
làm việc cho công chức, đồng thời vận dụng những khung chuẩn trong các học thuyết, lý thuyết khoa học về
động lực và việc tạo động lực làm việc cho người lao động làm tiền đề, cơ sở để phân tích, đánh giá thực
trạng, tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức thuộc Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Phú Yên.
Bên cạnh đó còn là cơ sở, nền tảng quan trọng định hướng cho tác giả nghiên cứu thực trạng tại
chương 2, đề xuất những giải pháp trong chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰCLÀM VIỆC VÀ TẠO ĐỘNGLỰCLÀM VIỆC CÔNG CHỨC
THUỘC SỞ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Giới thiệu chung về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên
2.1.1. Giới thiệu chung về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức
năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch
và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp
trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin) ở địa phương theo quy định của pháp
luật; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân
công ủy quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
11
2.1.2. Đặc điểm tổ chức nhân sự và sự ảnh hưởng tới động lực làm việc của công chức Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên
Theo số liệu thống kê của của Phòng Tổ chức – Pháp chế, đến ngày 23/8/2017 toàn Sở có 64 công
chức đang công tác tại 09 phòng và 08 đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong số 64 công chức có:25 công chức nữ, 52 đảng viên, 11 công chức dưới 30 tuổi; 17 công chức
từ 31 tuổi đến 40 tuổi; 17 công chức từ 41 tuổi đến 50 tuổi; 19 công chức từ 51 tuổi đến tuổi nghỉ hưu (gồm
01 nữ công chức từ 51 tuổi đến 55 tuổi và 18 công chức nam từ 51 tuổi đến 60 tuổi). 17 công chức ngạch
chuyên viên chính và tương đương, 38 công chức ngạch chuyên viên và tương đương, 02 công chức ngạch
cán sự và tương đương và 07 công chức ngạch nhân viên; 09 công chức có trình độ thạc sĩ, 47 công chức có
trình độ Đại học, 02 công chức có trình độ trung cấp, 07 công chức có trình độ sơ cấp; 03 công chức có trình
độ Đại học tin học, 01 công chức có trình độ Cao đẳng Tin học, 01 công chức có trình độ Trung cấp Tin học,
01 công chức có trình độ kỹ thuật viên tin học, 48 công chức có chứng chỉ tin học A, B, 01 công chức có
trình độ Đại học ngoại ngữ; 57 công chức có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C. 19 công chức có trình độ
cao cấp lý luận chính trị, 09 công chức có trình độ Trung cấp lý luận chính trị, 17 công chức qua đào tạo
trình độ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính và tương đương và 49 công chức qua đào tạo trình độ
quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và tương đương.
2.2. Thực trạng động lực làm việc của công chức Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú
Yên
Dưới sự giúp đỡ lãnh đạo của lãnh đạo Sở và đồng nghiệp, tác giải đã thực hiện khảo sát ở 09 phòng
và 08 đơn vị trực thuộc Sở, phát ra 64 phiếu điều tra thu nhập thông tin, thu về 64 phiếu. Kết quả phân tích
số liệu về điều tra như sau:
2.2.1 Các dấu hiệu thể hiện động lực làm việc của công chức thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Phú Yên
2.2.1.1. Mức độ quan tâm tham gia vào công việc
Với câu hỏi “Mức độ am hiểu của ông/bà về công việc mình đang đảm nhận” kết quả thu được là:
hiểu rõ 34/64 (53,13%); hiểu 19/64 (29,69%), hiểu sơ qua 11/64 (17,18) và đặc biệt không có công chức nào
không hiểu công việc mình đang đảm nhận.
Bảng 2.1Mức độ am hiểu của ông/bà về công việc đang đảm nhận.
Hiểu rõ Hiểu sơ qua Không hiểu
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
34/64 53,13 19/64 29,69 0 0
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra tại mục 8, phụ lục 2
Từ kết quả trên cho thấy công chức Sở đã nhận thức tương đối tốt về công việc đang đảm nhận. Đây
là biểu hiện quan trọng giúp công chức hình thành và nảy sinh động lực trong quá trình làm việc
2.2.1.2. Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc
Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc, đến mục tiêu của tổ
chức.
Theo điều tra của tác giả có đến 13/64 (chiếm 20,31%) công chức thừa nhận họ đã lãng phí thời gian
làm việc tại công sở. Đây là tỉ lệ khá cao, nhưng so với thời gian trước, hiện nay đã được cải thiện rõ rệt.
Nhất là từ khi có chỉ thị 23/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên “về việc tăng cường kỷ luật, kỷ
cương hành chính trong hoạt động của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh”. Điều này cho thấy có 51/64 (chiếm
79,69%) công chức có khả năng đã sử dụng hết thời gian trong giờ làm việc.
12
Bảng 2.2Khảo sát về nguyên nhân công chức không dành hết thời gian cho công việc.
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Vì đã làm xong công việc 20/64 31,25
Vì cần nghỉ cho đỡ căng thẳng 10/64 15,63
Vì nhiều người cũng như mình 15/64 23,44
Vì không bị kiểm tra, giám sát 06/64 9,37
Vì cho rằng đó là phù hợp với đồng lương được nhận 13/64 20,31
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu tại mục 3, phụ lục 2
Kết quả khảo sát trong số công chức thừa nhận mình có lãng phí thời gian trong giờ hành chính, có
15/64 (chiếm 23,44%) ý kiến trả lời họ chơi game trong giờ hành chính; 17/64 (chiếm 26,56%) ý kiến trả lời
họ nói chuyện phiếm với nhau trong lúc không làm việc; 16/64 (chiếm 25%) ý kiến trả lời rằng họ tranh thủ
làm công việc khác và 16/64 (chiếm 25%) trả lời họ đi muộn về sớm.
Bảng 2.3Kết quả khảo sát công chức thừa nhận mình có lãng phí thời gian trong giờ hành
chính.
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Chơi game 15/64 23,44
Nói chuyện phiếm 17/64 26,56
Tranh thủ làm việc khác 16/64 25
Đi muộn về sớm 16/64 25
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu tại mục 4, phụ lục 2
2.2.1.3. Mức độ nỗ lực trong công việc
Mức độ nỗ lực trong công việc đòi công chức phải là người có kiến thức, kỹ năng và nỗ lực làm việc
nhiều hơn cả về thời gian và công sức cống hiến.
Thông qua phiếu khảo sát với câu hỏi “ Trong công việc nếu gặp phải khó khăn ông bà có nỗ lực giải
quyết hay không" kết quả thu được như sau: sẵn sàng 20/64 (31,25%), do dự 36/64 (56,25%), từ chối 08/64
(12,50%).
Từ phân tích trên ta có biểu đồ minh họa như sau:
Biểu đồ 2.1Trong công việc nếu gặp phải khó khăn ông bà có nỗ lực giải quyết hay
không
Tỷ lệ công chức sẵn sàng nhận nhiệm vụ và nỗ lực giải quyết những khó khăn trong công việc không
cao; trong khi đó tỷ lệ công chức do dự hay từ chối không giải quyết công việc khá cao.
sẵn sàng
do dự
từ chối
13
2.2.1.4. Mức độ gắn bó nghề nghiệp
Một trong những tiêu chí đánh giá động lực làm việc đó là sự gắn bó của người lao động với tổ chức
mình.Tác giả cũng có khảo sát về sự gắn kết của công chức đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng
câu hỏi“Trong thời gian tới, ông (bà) có ý định chuyển sang cơ quan, đơn vị khác làm việc không?”, kết quả
có 47/64 (73,44%) công chức trả lời là “không”, 12/64 (18,75%) công chức trả lời “ không biết” và 05/64
(7,81%) công chức trả lời nếu có cơ hội thuận lợi sẽ chuyển sang đơn vị khác.
Từ phân tích trên ta có biểu đồ minh họa như sau:
Biểu đồ 2.2Trong thời gian tới, ông (bà) có ý định chuyển sang cơ quan, đơn vị khác làm việc
không
Mặc dù tỷ lệ công chức có mong muốn chuyển sang tổ chức khác là thấp song điều này cũng phản
ánh thực trạng động lực làm việc tại Sở chưa cao, chưa có những chính sách hợp lý, hấp dẫn thu hút và giữ
chân người lao động.
2.3. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên
2.3.1. Công tác tạo động lực làm việc cho công chức thuộc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Phú Yên
2.3.1.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương và phụ cấp
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương, phụ cấp là điều kiện cơ bản để công chức được thăng tiến
và tạo động lực để làm việc. Do vậy đây là yếu tố rất quan trọng trong tạo động lực làm việc cho công chức.
Kết quả điều tra nội dung này cho thấy:
Bảng 2.4Mức độ hài lòng của công chức đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng Ít quan tâm
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số
lượng
Tỷ lệ (%)
7/64 10,94 27/64 42,19 28/64 43,75 02/64 3,12
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu tại điểm b, mục 1, phụ lục 2
Phân tích bảng khảo sát cho thấy có 7/64 (chiếm 10,94%) ý kiến trả lời rất hài lòng đối với công tác
đào tạo, bồi dưỡng; 27/64 (chiếm 42,19%) ý kiến hài lòng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng; 28/64 (chiếm
43,75%) ý kiến chưa hài lòng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng và 02/64 (chiếm 3,12%) ý kiến không
quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo công chức.
Bảng 2.5Tác động của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức.
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
không
không biết
nếu có cơ hội tốt hơn
14
Giúp ích rất nhiều 38/64 59,38
Một chút 20/64 31,25
Không giúp gì 06/64 9,37
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu tại mục 11, phụ lục 2
Nhìn vào bảng 2.8 cho thấy đại đa số công chức cho rằng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giúp ích
rất nhiều cho công việc hiện tại và tương lai - chiếm tỷ lệ tới 59,38%,một bộ phận đáng kể cho là giúp một
chút và có 9,37% công chức cho là chương trình đào tạo không giúp ích gì cả.
Qua điều tra chuyên sâu, có 47/64 (chiếm73,44%)công chức cho thấy tiền lương quyết định phần lớn
động lực làm việc của họvà đặc biệt không có tỷ lệ phần trăm nào cho rằng tiền lương không ảnh hưởng tới
động lực là việc.
Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng hỗ trợ về cuộc sống cho công chức. Tại Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, các công chức khi được hỏi “Anh/chị hài lòng với chế độ phúc lợi của cơ quan” đã
nhận được kết quả 47/64 (chiếm 73,44%) công chức trả lời “hài lòng” với các chương trình phúc lợi. Tại cơ
quan, ngoài việc công chức được đóng các loại bảo hiểm đầy đủ, các chế độ phúc lợi khác được áp dụng
như: tiền thăm hỏi động viên khi gia đình người lao động có hiếu hỷ, tiền thưởng trong một số ngày lễ như
ngày 30/4, 01/5, 02/9, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, tết trung thu, tết dương lịch,
âm lịch.. ..Hằng năm vào các dịp hè, cơ quan tổ chức tham quan, nghỉ mát cho đội ngũ cán bộ công chức
tăng sự đoàn kết, và tạo tinh thần sảng khoái sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, kết quả nghiên
cứu cũng cho thấy 17/64 (chiếm 26,56%) công chức “chưa hài lòng” với chế độ phúc lợi, họ cho rằng các
khoản chi ngày lễ, tết vẫn ở mức hạn chế chưa thực sự có tác dụng kích thích với họ.
2.3.1.2.Công tác đánh giá công chức,quy hoạch, cơ hội thăng tiếng, chính sách khen thưởng, phong
cách của người lãnh đạo
Kết quả khảo sát tác động tiêu cực của công tác đánh giá không khách quan công bằng cho thấy có tới
75% công chức cho rằng nếu không thực hiện tốt điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới trạng thái của viên chức
khi giải quyết công việc.
Công tác quy hoạch là điều kiện cơ bản để công chức được thăng tiến, là yếu tố rất quan trọng trong
tạo động lực làm việc cho công chức. Kết quả điều tra nội dung này cho thấy:
Bảng 2.6Mức độ hài lòng của công chức đối với công tác quy hoạch.
Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng Ít quan tâm
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
06/64 9,37 26/64 40,63 29/64 45,31 03/64 4,69
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra điểm a, mục 1, phụ lục 2
Phân tích bảng khảo sát cho thấy có 06/64 (chiếm 9,37%) ý kiến trả lời rất hài lòng đối với công tác
quy hoạch; 26/64 (chiếm 40,63%) ý kiến hài lòng đối với công tác quy hoạch; 29/64 (chiếm 45,31%) ý kiến
chưa hài lòng đối với công tác quy hoạch và 03/64 (chiếm 4,69%) ý kiến không quan tâm đến công tác quy
hoạch công chức.
Thăng tiến là một nhu cầu thiết yếu của mọi công chức. Tuy nhiên hiện nay việc cất nhắc, đề bạt
công chức còn nhiều bất cập, hạn chế. Kết quả điều tra nội dung này được thể hiện qua bảng khảo sát sau:
Bảng 2.7Mức độ hài lòng đối với việc đề bạt công chức.
Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng Ít quan tâm
15
Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số
lượng
Tỷ lệ (%) Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng Tỷ lệ (%)
03/64 4,69 21/64 32,81 40/64 62,5 0 0
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra điểm d, mục 1, phụ lục 2
Phân tích bảng khảo sát cho thấy có 03/64 (chiếm 4,69%) ý kiến trả rất hài lòng với việc cất nhắc, đề
bạt công chức lên vị trí lãnh đạo, quản lý; 21/64 (chiếm 32,81%) ý kiến hài lòng đối với nội dung này; 40/64
(chiếm 62,50%)ý kiến chưa hài lòng đối với nội dung này.
Các hình thức khen thưởng về vật chất hay tinh thần đều có tác động tích cực đến động lực làm việc
của công chức. Tiền thưởng là một yếu tố khá quan trọng mặc dù không thể so sánh ngang với tiền lương
song nó thể hiện sự đánh giá, công nhận của Sở với công chức. Kết quả điều tra nội dung này được thể hiện
qua bảng khảo sát như sau:
Bảng 2.8Mức độ hài lòng của công chức đối với công tác thi đua, khen thưởng.
Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng Không quan tâm
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
03/64 4,69 19/64 29,69 41/64 64,06 01/64 1,56
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu tại điểm c, mục 1, phụ lục 2
Phân tích bảng khảo sát cho thấy có 03/64 (chiếm 4,69%) ý kiến trả lời nội dung này rất hài lòng đối
với công tác thi đua, khen thưởng; 21/64 (chiếm 32,81%) ý kiến hài lòng đối với công tác thi đua, khen
thưởng; 40/64 (chiếm 62,50%) ý kiến chưa hài lòng đối với công tác thi đua, khen thưởng và 01/64 (chiếm
1,56%) ý kiến không quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng.
Phong cách của người lãnh đạo, quản lý có ảnh hưởng nhất định đến động lực làm việc của công
chức. Điều đó thể hiện qua sự hài lòng của công chức đối với phong cách của người lãnh đạo, quản lý qua
kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.9Mức độ hài lòng của công chức đối với phong cách làm việc của người lãnh đạo,
quản lý.
Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng Không quan tâm
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
09/64 14,06 20/64 31,25 31/64 48,44 04/64 6,25
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra tại điểm e, mục 1, phụ lục.
Phân tích bảng khảo sát cho thấy có 09/64 (chiếm 14,06%) ý kiến trả lời nội dung này khẳng định rất
hài lòng với phong cách làm việc của người lãnh đạo, quản lý; 20/64 (chiếm 31,25%) ý kiến trả lời là hài
lòng; 31/64 (chiếm 48,44%) ý kiến trả lời là chưa hài lòng và 04/64 (chiếm 04/64%) ý kiến không quan tâm
đến nội dung này.
2.3.1.3. Điều kiện, môi trường làm việc và công tác bố trí, sử dụng
Đối với các phòng Sở đã trang bị hệ thống cáp quang internet chia đến từng phòng làm việc, nối với
từng máy tính trong cơ quan, đảm bảo đường truyền luôn thông suốt, đáp ứng nhu cầu công việc. Hệ thống
bàn, ghế, tủ, điện thoại cố định được trang bị đầy đủ cho tất cả các phòng làm việc. Tuy nhiên bên cạnh đó số
công chức đánh giá chưa hài lòng về điều kiện làm việc của Sở còn cao. Kết quả khảo sát thu được như sau:
Bảng 2.10Mức độ hài lòng đối với điều kiện, môi trường làm việc.
Rất thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi Ít quan tâm
16
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
07/64 10,94 28/64 43,75 26/64 40,62 03/64 4,69
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra tại mục 6, phụ lục 2
Phân tích bảng khảo sát cho thấy có 07/64 (chiếm 10,94%) ý kiến trả lời nội dung này khẳng định
điều kiện, môi trường làm việc là rất thuận lợi; 28/64 (chiếm 43,75%) ý kiến trả lời là thuận lợi; 26/64
(chiếm 40,62%) ý kiến trả lời là không thuận lợi và 03/64 (chiếm 4,69%) ý kiến không quan tâm đến nội
dung này.
Thực trạng hiện nay trong đội ngũ công chức đang làm việc tại Sở còn có rất nhiều người làm việc
trái chuyên môn. Đồng thời với mỗi người đều có năng lực sở trường riêng của mình, tuy nhiên việc bố trí để
đảm bảo đúng người, đúng việc là còn nhiều hạn chế. Kết quả điều tra cho thấy:
Bảng 2.11Mức độ hài lòng của công chức đối với công tác bố trí, sắp xếp công việc.
Rất đúng Đúng Không đúng
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
10/64 15,63 31/64 48,44 23/64 25,93
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra tại mục 5, phụ lục 2
Phân tích bảng khảo sát, ta có 10/64 (chiếm 15,63%) ý kiến trả lời nội dung này khẳng định công tác
bố trí, sắp xếp công việc đối với công chức là rất đúng; 31/64 (chiếm 48,44%) ý kiến trả lời nội dung này
khẳng định là đúng và 23/64 (chiếm 25,93%) ý kiến trả lời nội dung này khẳng định là không đúng.
2.4. Đánh giá về động lực làm việc của công chức và công tác tạo động lực làm việc cho công
chức việc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên
2.4.1. Ưu điểm
- Thực trạng động lực làm việc của công chức
Hầu hết công chức làm việc tại Sở đều hiểu về công việc mình đang đảm nhận, có tới 78,13% công
chức trả lời là hài lòng về công việc của mình.
Mức độ hoàn thành công việc và gắn bó với đơn vị tương đối cao dù khối lượng công việc tương đối
nhiều.
- Thực trạng công tác tạo động lực làm việc của công chức
Chế độ lương, thưởng và các chế độ phúc lợi khác được quy định khá rõ ràng trong Quy chế chi tiêu
nội bộ của Sở.
Lãnh đạo Sở đã tạo được một môi trường làm việc năng động, trẻ trung, hết sức thoải mái, điều kiện
làm việc cho công chức các phòng ban, đơn vị là tương đối đầy đủ, đảm bảo cho công việc được thông suốt.
Bên cạnh đó lãnh đạo cũng quan tâm đến việc tạo động lực làm việc cho công chức bằng các chính
sách như về đào tạo nâng cao trình độ cho công chức, xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho công chức
phấn đấu và phát triển.
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đạt được, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên còn những hạn
chế trong trong động lực làm việc và công tác tạo động lực làm việc của công chức Sở như sau:
- Thực trạng động lực làm việc của công chức
Thực tế cho thấy, công chức đến cơ quan làm việc nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, tình trạng lãng
phí thời gian trong giờ hành chính còn diễn ra, tác giả quan sát thấy tình trạng công chức “đi muộn về sớm”
diễn ra khá thường xuyên với công chức ở đây, đặc biệt là công chức nữ, vì lý do đưa đón con, cháu đi học,
đi chợ, lý do thai sản, ...
17
Mức độ nỗ lực trong giải quyết khó khăn của công việc thấp (chiếm 56,25%) chứng tỏ công chức
chưa cố gắng hết mình vì sự nghiệp phát triển của ngành Văn hóa.
Một bộ phận công chức sẵn sàng rời bỏ cơ quan khi có cơ hội chứng tỏ họ chưa thỏa mãn với công
việc hiện nay. Do đó yêu cầu cần thiết với lãnh đạo Sở là tìm ra được nguyên nhân sâu xa của việc công chức
muốn rời bỏ tổ chức, từ đó có những tác động tích cực để lôi kéo và thu hút nhân viên của mình góp phần
làm vững mạnh đơn vị.
- Thực trạng công tác tạo động lực làm việc của công chức
Công tác đào tạo, bồi dưỡng mặc dù được tiến hành với số lượng lớn công chức được cử đi học song
kết quả của công tác này chưa thực sự như ý nghĩa to lớn của nó. Nhiều công chức cho rằng việc đi học là do
bắt buộc chuẩn hóa đội ngũ, bồi dưỡng chỉ là những khóa học mang tính hình thức. Do đó hiệu quả đào tạo
không đạt, gây lãng phí về kinh phí và nhân lực.
Công tác đánh giá chưa mang lại hiệu quả thiết thực như ý ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_tao_dong_luc_lam_viec_cho_cong_chuc_thuoc_s.pdf