Một số khái niệm
a. Nhu cầu
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi,
mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để
tồn tại và phát triển. Đó là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con
người cảm nhận được. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống,
những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp
bách thì khả năng chi phối con người càng cao và ngược lại [12].
b. Động cơ làm việc
Động cơ là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con
người, là những mục tiêu thúc đẩy hành động của con người nhằm
thoả mãn nhu cầu và tình cảm của họ. Động cơ luôn gắn liền với nhu
cầu của con người và hoạt động của mỗi cá nhân là thoả mãn những
nhu cầu đòi hỏi của bản thân mỗi cá nhân đó [26].
c. Động lực làm việc
Động lực là sự khát khao và tự nguyện của mỗi cá nhân nhằm
phát huy mọi nỗ lực để hướng bản thân đạt được mục tiêu của cá
nhân và mục tiêu của tổ chức [16].
d. Tạo động lực làm việc
Tạo động lực làm việc là hệ thống các chính sách, biện pháp,
thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người4
lao động có động lực trong công việc [17].
Tạo động lực là hướng người lao động tới mục tiêu của tổ
chức và đạt được chúng với sự nổ lực lớn nhất. Mục đích quan trọng
nhất của tạo động lực là sử dụng hợp lý nguồn lao động, khai thác
hiệu quả nguồn lực con người nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả
hoạt động của tổ chức, giúp người lao động phát huy hết tiềm năng
của bản thân họ. Tạo động lực làm việc cho CCVC có ý nghĩa rất lớn
đối với hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy
hành chính nhà nước, góp phần thực hiện mục tiêu của nền công vụ,
tăng trưởng kinh tế - xã hội
e. Khái niệm công chức, viên ch
24 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức, viên chức tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ DIỆU
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI HUYỆN
HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng - 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. NGUYỄN TRƢỜNG SƠN
Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Bích Thủy
Phản biện 2: TS. Võ Văn Lợi
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 11 tháng 8 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Động lực làm việc kích thích con người nỗ lực tạo ra sản phẩm
năng suất và hiệu quả, thúc đẩy cá nhân phát huy được sức mạnh
tiềm tàng bên trong, vượt qua những thách thức, khó khăn để hoàn
thành công việc một cách tốt nhất. Do đó, tạo động lực làm việc cho
CCVC cũng đồng thời là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển
đất nước.
Đề tài góp phần hoàn thiện các chính sách cho đội ngũ CCVC
một cách hợp lý, nhằm tạo động lực mạnh mẽ để đội ngũ chuyên tâm
công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đề ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho đội
ngũ CCVC tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Từ đó, đề xuất giải
pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ trong thời gian đến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề
lý luận và thực tiễn về tạo động lực làm việc cho đội ngũ CCVC.
Khách thể nghiên cứu là các CCVC đang làm việc tại 12 cơ quan và
09 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND
huyện Hiệp Đức.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội
dung cơ bản về tạo động lực làm việc cho đội ngũ CCVC tại huyện
Hiệp Đức; phân tích, làm rõ nội dung tạo động lực làm việc cho đội
ngũ CCVC trong giai đoạn từ năm 2013 – 2017. Các giải pháp trong
đề tài nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ CCVC tại huyện Hiệp
Đức, tỉnh Quảng Nam trong vòng 05 năm tới.
2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. Trong
đó, chú trọng sử dụng các phương pháp như: thu thập dữ liệu, tổng
hợp thông tin, xử lý, phân tích số liệu
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Mục Lục, Danh mục tài liệu
tham khảo, Phục lục. Đề tài kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tạo động lực làm
việc cho đội ngũ CCVC.
Chương 2. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho đội
ngũ CCVC tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3. Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ
CCVC huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
3
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC
LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1.1. TỔNG QUAN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
1.1.1. Một số khái niệm
a. Nhu cầu
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi,
mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để
tồn tại và phát triển. Đó là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con
người cảm nhận được. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống,
những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp
bách thì khả năng chi phối con người càng cao và ngược lại [12].
b. Động cơ làm việc
Động cơ là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con
người, là những mục tiêu thúc đẩy hành động của con người nhằm
thoả mãn nhu cầu và tình cảm của họ. Động cơ luôn gắn liền với nhu
cầu của con người và hoạt động của mỗi cá nhân là thoả mãn những
nhu cầu đòi hỏi của bản thân mỗi cá nhân đó [26].
c. Động lực làm việc
Động lực là sự khát khao và tự nguyện của mỗi cá nhân nhằm
phát huy mọi nỗ lực để hướng bản thân đạt được mục tiêu của cá
nhân và mục tiêu của tổ chức [16].
d. Tạo động lực làm việc
Tạo động lực làm việc là hệ thống các chính sách, biện pháp,
thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người
4
lao động có động lực trong công việc [17].
Tạo động lực là hướng người lao động tới mục tiêu của tổ
chức và đạt được chúng với sự nổ lực lớn nhất. Mục đích quan trọng
nhất của tạo động lực là sử dụng hợp lý nguồn lao động, khai thác
hiệu quả nguồn lực con người nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả
hoạt động của tổ chức, giúp người lao động phát huy hết tiềm năng
của bản thân họ. Tạo động lực làm việc cho CCVC có ý nghĩa rất lớn
đối với hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy
hành chính nhà nước, góp phần thực hiện mục tiêu của nền công vụ,
tăng trưởng kinh tế - xã hội
e. Khái niệm công chức, viên chức
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải
là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản
lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [8].
“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí
việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp
5
đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật” [9].
f. Động lực và tạo động lực làm việc cho công chức, viên
chức
Tạo động lực làm việc cho CCVC là việc vận dụng hệ thống
các chính sách, pháp luật của nhà nước, cách thức, biện pháp nhằm
tạo ra trạng thái, tâm lý tốt để thúc đẩy, kích thích CCVC tự giác,
hăng say, sáng tạo làm việc để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được
giao, đem lại hiệu quả công việc cho các tổ chức hành chính.
1.1.2. Đặc điểm của đội ngũ công chức, viên chức
1.1.3. Vai trò của đội ngũ công chức, viên chức
1.1.4. Ý nghĩa của việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ
công chức, viên chức
1.1.5. Tiêu chí đánh giá động lực làm việc
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung làm
rõ tiêu chí đánh giá động lực làm việc của đội ngũ CCVC thông qua
02 chỉ tiêu cơ bản: (1) mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của
các cơ quan, đơn vị; (2) chỉ số hài lòng của công dân đối với các cơ
quan, đơn vị và CCVC trong thực thi nhiệm vụ.
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1.2.1. Nhóm yếu tố duy trì
Nhóm các yếu tố duy trì là các nhân tố thuộc về môi trường
mang tính chất phục vụ cho quá trình làm việc của CCVC, bao gồm:
điều kiện làm việc, các chính sách và quy định của tổ chức, sự giám
sát, các mối quan hệ của cá nhân trong tổ chức, tiền lương, sự ổn định
6
của công việc... Nhóm các nhân tố này khi được tổ chức tốt sẽ loại bỏ
sự không thỏa mãn đối với công việc của đội ngũ CCVC, song cũng
không tạo được động lực làm việc hăng say hơn cho CCVC.
1.2.2. Nhóm yếu tố thúc đẩy
Nhóm các yếu tố thúc đẩy bao gồm các nhân tố thuộc bên
trong công việc, tạo nên sự thỏa mãn, sự hưng phấn, kích lệ cho nhân
viên hăng say, nổ lực làm việc như: sự thành đạt, sự công nhận, bản
thân công việc, trách nhiệm, cơ hội phát triển Những nhân tố thúc
đẩy sẽ kích lệ, tạo động lực mạnh mẽ, đem lại sự hài lòng và nổ lực
hết mình trong công việc của CCVC.
Hai nhóm yếu tố duy trì và thúc đẩy có vai trò khác nhau đối
với động lực làm việc của CCVC. Điều này giúp các nhà quản lý biết
cách tác động vào đội ngũ CCVC một cách phù hợp, vừa đáp ứng
các nhu cầu cơ bản, vừa tạo động lực làm việc hăng say, định hướng
cho CCVC vươn tới sự thành đạt và sự thỏa mãn cao hơn.
1.3. NỘI DUNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1.3.1. Tạo động lực bằng chính sách duy trì
Theo Herzberg, chính sách duy trì không trực tiếp tạo động lực
cho CCVC, các chính sách này tác động lên các yếu tố duy trì nhằm
loại bỏ sự bất mãn, chán nản của CCVC trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ được giao. Các chính sách chủ yếu của nhóm này hướng
tới các vấn đề như: Cải thiện chế độ tiền lương, cải thiện điều kiện
làm việc, văn hóa công sở, chính sách và hệ thống quy chế nội bộ
1.3.2 Tạo động lực bằng các chính sách thúc đẩy
Theo Herzberg, nhóm các chính sách thúc đẩy là những công
7
cụ, chính sách tác động lên các yếu tố thúc đẩy nhằm đem lại sự thỏa
mãn cho CCVC trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được
giao. Đây là các chính sách tạo động lực chủ yếu đối với CCVC.
Mục tiêu của chính sách này là thúc đẩy, khuyến khích, động
viên CCVC tự giác, nổ lực làm việc, thực hiện tốt chức trách, nhiệm
vụ được giao. Các chính sách thúc đẩy rất đa dạng và phong phú.
Trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài, tác giả đề cập tới một số chính
sách cơ bản đó là: chính sách bố trí sử dụng, chính sách đánh giá,
khen thưởng và đào tạo bồi dưỡng.
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI HUYỆN
HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã
hội huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
2.1.2 Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức huyện Hiệp
Đức, tỉnh Quảng Nam
a. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị
trực thuộc UBND huyện Hiệp Đức
UBND huyện Hiệp Đức có 12 cơ quan chuyên môn được sắp
xếp, tổ chức, hoạt động chức năng nhiệm nhằm giúp UBND huyện
quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một
số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND huyện và theo
quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của
ngành và lĩnh vực công tác ở địa phương. Và 09 đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa –
thông tin – thể thao và lĩnh vực khác.
b. Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức huyện Hiệp
Đức, tỉnh Quảng Nam
Tính đến ngày 30/12/2017, UBND huyện Hiệp Đức có 116
CCVC, gồm: 80 công chức và 36 viên chức (14 viên chức sự nghiệp
văn hóa – thông tin và thể thao, 22 viên chức sự nghiệp khác) [16].
9
Bảng 2.1. Thống kê, so sánh chất lượng CCVC huyện Hiệp Đức
Năm
Trình độ chuyên môn
(%)
Trình độ chính trị
(%)
QLNN (%) Ngoại
ngữ
(%)
Tin
học
(%)
Trung
cấp
Đại
học
Thạc
sỹ
Trung
cấp
Cao cấp,
cử nhân
CV CVC
2013 5,21 94,79 26,04 19,79 8,33 26,04 97,92 96,88
2017 6,9 92,24 0,86 30,17 23,28 10,34 31,9 96,55 94,83
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (năm 2017)
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC HUYỆN HIỆP
ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM
2.2.1. Thực trạng động lực làm việc của đội ngũ công chức,
viên chức huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
a. Thực trạng động lực làm việc của đội ngũ CCVC huyện
Hiệp Đức thông qua các chỉ tiêu phản ánh động lực làm việc
* Mức độ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao của các cơ quan,
đơn vị
Bảng 2.2. Thống kê mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn
vị thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện Hiệp Đức
Năm
Không hoàn
thành
nhiệm vụ (%)
Hoàn thành
nhiệm vụ (%)
Hoàn thành tốt
nhiệm vụ (%)
Hoàn thành
xuất sắc nhiệm
vụ (%)
2013 4.76 85.71 9.52
2014 95.24 4.76
2015 85.71 14.29
2016 9.52 80.95 9.52
2017 80.95 19.05
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (năm 2017).
10
* Mức độ hài lòng của công dân đối với các cơ quan, đơn vị
và CCVC trong thực thi nhiệm vụ
Bảng 2.3. Mức độ đánh giá chất lượng phục vụ của các cơ quan,
đơn vị và đội ngũ CCVC huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Chỉ tiêu đánh giá
Thang điểm
(100 %)
Mức độ hài lòng về tiếp cận các dịch vụ 88.67
Mức độ hài lòng về điều kiện tiếp đón và phục
vụ
95.33
Mức độ hài lòng về thủ tục hành chính 93.33
Mức độ hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục
hành chính
92.00
Mức độ hài lòng về sự phục vụ của CCVC 90.00
Mức độ hài lòng chung 95.33
(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam (năm 2017)
b. Thực trạng động lực làm việc của đội ngũ CCVC huyện
Hiệp Đức thông qua kết quả khảo sát
* Mục tiêu khảo sát
* Mẫu khảo sát
Tác giả đã tiến hành chọn 60 CCVC (bao gồm CCVC giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý và CCVC chuyên môn, nghiệp vụ) để
khảo sát.
Kết quả lấy phiếu: Tổng số phiếu phát ra 60 phiếu, thu vào 60
phiếu, số phiếu hợp lệ 60 phiếu.
* Kết quả khảo sát động lực làm việc của đội ngũ CCVC huyện
Hiệp Đức
11
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát động lực làm việc của đội ngũ
CCVC huyện Hiệp Đức
ĐỘNG LỰC
LÀM VIỆC
Đơn vị
tính
Rất
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thƣờng
Đồng
ý
Rất
đồng ý
Tổng
số
1
Tôi luôn nỗ lực
hết sức mình để
hoàn thành công
việc được giao
Người 50 7 3 60
% 83.33 11.67 5.00 100
2
Tôi có thể duy
trì nỗ lực thực
hiện công việc
trong thời gian
dài
Người 2 53 5 60
% 3.33 88.33 8.33 100
3
Tôi luôn tích
cực tham gia
các hoạt động
của cơ quan
Người 6 34 20 60
% 10 56.67 33.33 100
4
Tôi luôn nỗ lực
vì mục tiêu công
việc của cơ
quan
Người 36 20 4 60
% 60 33.33 6.67 100
5
Nỗ lực của tôi
góp phần hoàn
thành mục tiêu
hoạt động của
bộ phận và của
cơ quan
Người 30 23 7 60
% 50 38.33 11.67 100
(Nguồn số liệu tác giả khảo sát năm 2018)
12
2.2.2. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho đội
ngũ công chức, viên chức huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
a. Thực trạng chính sách duy trì
* Chính sách tiền lƣơng:
Bảng 2.5. Chính sách tiền lương của CCVC huyện Hiệp Đức
Chính sách tiền
lƣơng
Đơn vị
tính
Rất
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thƣờng
Đồng
ý
Rất
đồng
ý
Tổng
số
1
Chính sách tiền
lương công bằng,
hợp lý
Người 1 11 41 5 2 60
% 1.67 18.33 68.33 8.33 3.33 100
2
Mức lương hiện
tại tương xứng
với năng lực làm
việc của tôi
Người 15 43 2 60
% 25 71.67 3.33 100
3
Tiền lương được
trả đúng thời hạn
theo quy định
Người 56 4 60
% 93.33 6.67 100
4
Tiền lương làm
việc ngoài giờ tôi
nhận được là hợp
lý với sức đóng
góp của mình
Người 1 12 40 4 3 60
% 1.67 20.00 66.67 6.67 5.00 100
5
Tôi có thể sống
tốt dựa vào thu
nhập từ lương
Người 2 17 35 6 60
% 3.33 28.33 58.33 10.00 0.00 100
6
So với các lĩnh
vực khác, tôi thấy
thu nhập của
mình là cao
Người 6 37 14 3 60
% 10.00 61.67 23.33 5.00 100
(Nguồn số liệu tác giả khảo sát năm 2018)
13
* Chính sách tạo điều kiện, môi trƣờng làm việc
Bảng 2.6. Chính sách tạo điều kiện, môi trường làm việc cho CCVC
Điều kiện, môi
trƣờng làm việc
Đơn vị
tính
Rất
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thƣờng
Đồng
ý
Rất
đồng
ý
Tổng
số
1
Điều kiện làm
việc an toàn
Người 27 21 12 60
% 45.00 35.00 20.00 100
2
Không gian làm
việc sạch sẽ,
thoáng mát
Người 7 43 6 4 60
% 11.67 71.67 10.00 6.67 100
3
Trang thiết bị rất
hiện đại
Người 12 28 14 6 60
% 20.00 46.67 23.33 10.00 100
4
Môi trường làm
việc chuyên
nghiệp
Người 3 43 11 3 60
% 5.00 71.67 18.33 5.00 100
5
Giờ giấc làm việc
nghiêm chỉnh, rõ
ràng
Người 4 44 12 60
% 6.67 73.33 20.00 100
6
Không khí làm
việc thoải mái,
vui vẻ
Người 42 18 60
% 70.00 30.00 100
7
Anh/chị hài lòng
với các chính
sách và quy chế
nội bộ của cơ
quan, đơn vị
Người 5 53 2 60
% 8.33 88.33 3.33 100
(Nguồn số liệu tác giả khảo sát năm 2018)
14
b. Thực trạng chính sách thúc đẩy
* Chính sách bố trí sử dụng:
Bảng 2.7. Chính sách bố trí sử dụng CCVC hiện nay
Chính sách
bố trí sử dụng
Đơn vị
tính
Rất
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thƣờng
Đồng
ý
Rất
đồng
ý
Tổng
số
1
Công việc tôi
đang làm phù
hợp với sở
trường và
năng lực của
mình
Người 10 37 13 60
% 16.67 61.67 21.67 100
2
Công việc tôi
đang làm có
bảng mô tả và
được phân
công rõ ràng
Người 7 42 11 60
% 11.67 70.00 18.33 100
3
Công việc tôi
đang làm có
nhiều động lực
phấn đấu
Người 8 33 19 60
% 13.33 55.00 31.67 100
4
Tôi có thể cân
bằng giữa
cuộc sống cá
nhân và công
việc tôi đang
làm tại cơ
quan
Người 2 5 35 14 4 60
% 3.33 8.33 58.33 23.33 6.67 100
(Nguồn số liệu tác giả khảo sát năm 2018)
15
* Chính sách đánh giá, phân loại công chức, viên chức:
Bảng 2.8. Chính sách đánh giá, phân loại CCVC
huyện Hiệp Đức
Chính sách
đánh giá
Đơn
vị
tính
Rất
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thƣờng
Đồng
ý
Rất
đồng
ý
Tổng
số
1
Tôi được
đánh giá đúng
năng lực,
phẩm chất
chính trị
Người 9 20 27 4 60
% 15.00 33.33 45.00 6.67 100
2
Các tiêu chí
đánh giá,
phân loại hiện
nay là đảm
bảo sát thực,
phù hợp, hiệu
quả
Người 10 39 11 60
% 16.67 65.00 18.33 100
3
Các quy định
về thủ tục,
quy trình
đánh giá là
khách quan,
dân chủ
Người 3 47 10 60
% 5.00 78.33 16.67 100
4
Tôi hài lòng
với kết quả
đánh giá hiện
nay
Người 3 52 5 60
% 5.00 86.67 8.33 100
(Nguồn số liệu tác giả khảo sát năm 2018)
16
* Chính sách đào tạo, bồi dƣỡng:
Bảng 2.9. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng CCVC
huyện Hiệp Đức
Chính sách
đào tạo, bồi
dƣỡng
Đơn
vị
tính
Rất
không
đồng
ý
Không
đồng ý
Bình
thƣờng
Đồng
ý
Rất
đồng
ý
Tổng
số
1
Cơ quan, đơn
vị tạo điều
kiện để
CCVC tham
gia đào tạo,
bồi dưỡng
Người 10 40 10 60
% 16.67 66.67 16.67 100
2
Tôi có nhiều
cơ hội tham
gia học tập để
nâng cao, phát
triển bản thân
Người 15 37 8 60
% 25.00 61.67 13.33 100
3
Tôi hài lòng
với chính sách
đào tạo, bồi
dưỡng hiện
nay
Người 11 40 9 60
% 18.33 66.67 15.00 100
(Nguồn số liệu tác giả khảo sát năm 2018)
17
* Chính sách khen thƣởng:
Bảng 2.10. Chính sách khen thưởng cho CCVC
huyện Hiệp Đức
Chính sách
khen thƣởng
Đơn
vị
tính
Rất
không
đồng
ý
Không
đồng ý
Bình
thƣờng
Đồng
ý
Rất
đồng
ý
Tổng
số
1
Những đóng
góp của tôi luôn
được đồng
nghiệp, cấp trên
ghi nhận
Người 5 46 6 3 60
% 8.33 76.67 10.00 5.00 100
2
Những đóng
góp hữu ích của
tôi được cấp có
thẩm quyền
khen thưởng
Người 3 45 8 4 60
% 5.00 75.00 13.33 6.67 100
3
Những đóng
góp hữu ích của
tôi được áp
dụng rộng rãi
Người 15 35 10 60
% 25.00 58.33 16.67 100
4
Tôi hài lòng với
chính sách khen
thưởng hiện
nay
Người 14 28 18 60
% 23.33 46.67 30.00 100
(Nguồn số liệu tác giả khảo sát năm 2018)
18
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI HUYỆN
HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM
2.3.1. Động lực làm việc của công chức, viên chức huyện Hiệp
Đức
Qua số liệu thống kê, kết quả khảo sát và các tài liệu, báo cáo
có liên quan cho thấy động lực làm việc của đội ngũ CCVC huyện
Hiệp Đức hiện nay đang ở mức trung bình.
2.3.2. Chính sách tạo động lực cho đội ngũ công chức, viên
chức
Qua số liệu khảo sát ở mục 2.2. cho thấy, các chính sách tạo
động lực cho CCVC hiện nay của UBND huyện Hiệp Đức còn tồn
tại một số bất cập, chưa phát huy hiệu quả, kích lệ tinh thần để
CCVC hăng say, toàn tâm toàn ý với nhiệm vụ được giao, một bộ
phận CCVC tỏ ra không hài lòng với một số chính sách. Một số văn
bản của các cấp có thẩm quyền chưa được triển khai thực hiện kịp
thời, chậm tiến độ làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện
nhiệm vụ chính trị của huyện. Một số văn bản hướng dẫn chưa cụ
thể, chặt chẽ nên khi triển khai thực hiện gặp khá nhiều vướng mắc,
chồng chéo dẫn đến hiệu quả công việc không cao [23].
19
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI
NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC HUYỆN HIỆP ĐỨC,
TỈNH QUẢNG NAM
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐƢA RA GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC
LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
3.1.1. Tạo động lực cho công chức, viên chức là việc cụ thể
hóa các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nƣớc
3.1.2. Chƣơng trình hành động, mục tiêu, yêu cầu của việc
tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức, viên chức huyện
Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
3.2. CÁC GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI
NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH
QUẢNG NAM
3.2.1. Nhóm các giải pháp hoàn thiện chính sách duy trì
a. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương
Đổi mới cơ chế trả lương theo kết quả và vị trí việc làm
Thực hiện đồng bộ chế độ phụ cấp cho CCVC
Nâng mức thu nhập từ lương cho CCVC
b. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách cải thiện điều
kiện, môi trường làm việc cho CCVC
Hiện đại hóa nền hành chính công, tăng dần dịch vụ công trực
tuyến
Xây dựng mô hình văn hóa công sở hiện đại, chuyên nghiệp
phù hợp với địa phương Hiệp Đức
20
Đổi mới phong cách lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị
Hoàn thiện hệ thống quy chế nội bộ và chính sách nhân sự phù
hợp
3.2.2. Nhóm các giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy
a. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách bố trí, sử dụng
CCVC
Đánh giá tình hình thực hiện, mức độ hoàn thành nhiệm vụ so
với yêu cầu đặt ra và khả năng thực hiện của CCVC để điều chỉnh,
bổ sung phù hợp
Kiện toàn, tổ chức lại bộ máy để bố trí CCVC phù hợp với vị
trí việc làm, khung năng lực theo quy định
Chú trọng đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ CCVC
b. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách đánh giá CCVC
Hoàn thiện tiêu chí đánh giá theo kết quả công việc
Thực hiện tốt chương trình đánh giá đối với CCVC
c. Nhóm giải pháp hoàn thiện về chính sách đào tạo, bồi
dưỡng
Đổi mới, hoàn thiện công tác lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ CCVC
Đổi mới chương trình, nội dung và hình thức đào tạo bồi
dưỡng CCVC phù hợp với nhu cầu thực tiễn
d. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách khen thưởng đối
với đội ngũ CCVC
Hoàn thiện quy chế khen thưởng phù hợp với địa phương, đảm
bảo các quy định về thời gian để thực hiện chế độ chính sách cho
CCVC kịp thời.
21
Tăng cường công tác khen thưởng gắn với kết quả đánh giá,
phân loại, mức độ hiệu quả công việc.
Việc khen thưởng phải tương xứng với kết quả và thành tích
công việc của CCVC, tránh tình trạng cào bằng như nhau, nhằm
khuyến khích CCVC nổ lực nhiều hơn với nhiệm vụ.
22
KẾT LUẬN
CCVC là các chủ thể quản lý bộ máy hành chính nhà nước;
là người trực tiếp thực thi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Bộ máy hành chính nhà nước có vận
tốt, hiệu lực, hiệu quả hay không, phụ thuộc rất nhiều vào năng lực,
động lực làm việc của đội ngũ CCVC.
Đề tài đã tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản liên quan
đến CCVC, làm rõ vai trò, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của đội
ngũ CCVC trong hệ thống chính trị; làm rõ các vấn đề về động lực
làm việc, các yếu tố tác động tới động lực làm việc của CCVC; phân
tích các chính sách tạo động lực làm việc cho CCVC hiện nay tại
UBND huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Từ đó, đưa ra một số giải
pháp nhằm làm tốt công tác tạo động lực cho đội ngũ CCVC huyện
Hiệp Đức trong thời gian tới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_tao_dong_luc_lam_viec_cho_doi_ngu_cong_chuc.pdf