Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM NHŨNG TRONG VIỆC
THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1. Khái niệm và chủ thể của tham nhũng trong hoạt động khoa học vàcông nghệ
1.1.1. Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội phức tạp và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Nó
gây tổn hại đến sự công bằng, dân chủ trong xã hội bởi các tác động xấu ảnh hưởng
tới việc sử dụng các nguồn lực và quyền lực của Nhà nước cũng như phá hoại các
hoạt động quản lý của Nhà nước. Thậm chí, có ý kiến còn ví "đó là một loại vi-rút có
khả năng làm què quặt các chính phủ, làm mất uy tín của các tổ chức công và các tập
đoàn tư nhân, có ảnh hưởng mang tính phá hoại đến nhân quyền của người dân, dovậy hủy hoại xã hội cùng với sự phát triển của nó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân
dân, đặc biệt là những người nghèo" [35].
Tệ nạn này diễn ra ở hầu hết các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị,
tiềm lực kinh tế và có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào có sự hiện diện của yếu tố quyền
lực công, từ người cung cấp các dịch vụ công đến các nhà hoạch định chính sách,
đảm bảo thực thi chính sách pháp luật của mỗi quốc gia. Thậm chí trong giai đoạn
hiện nay, khi xu thế toàn cầu hoá đang chiếm ưu thế và sự hội nhập ngày càng sâu
rộng với thế giới được coi "là thước đo vị thế, là tấm vé bước lên con tàu tăng trưởng
và phát triển của mỗi quốc gia" thì tham nhũng cũng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của
chính phủ mỗi nước.
17 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luật
Mã số : 60 38 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Xuân Đức
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
HÀ NỘI - 2009
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng là quốc nạn không chỉ của riêng một quốc gia nào. Cuộc chiến
chống tham nhũng đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các
quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, tham nhũng được xác định là “cản trở những nỗ lực đổi mới, tác
động tiêu cực tới sự phát triển của đất nước, bóp méo các giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc, làm gia tăng khoảng cách giàu, nghèo. Nghiêm trọng hơn, tham nhũng
còn làm xói mòn lòng tin của nhân nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của nhà nước và đe dọa sự tồn vong của chế độ ta” [37].
Nhận thức được những tác hại đó, thời gian qua, đặc biệt là từ 1998 đến nay,
Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản về vấn đề phòng, chống tham
nhũng. Quyết tâm phòng, chống tham nhũng được khẳng định mạnh mẽ qua việc
Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (tháng 11 năm 2005, chính
thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2006).
Những năm gần đây, khoa học và công nghệ (KH&CN) là một trong những
lĩnh vực được Nhà nước quan tâm đầu tư lớn. Hàng năm, lĩnh vực này được đầu tư
khoảng 2% tổng chi ngân sách nhà nước (tương đương 0,5% GDP), trong đó có một
phần không nhỏ dành cho nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý các
nhiệm vụ KH&CN không ngừng được đổi mới theo hướng tích cực, phù hợp với
thực tiễn. Không thể phủ nhận những thành tựu phát triển về mọi mặt của đất nước
do kết quả của việc đầu tư cho KH&CN đem lại nhưng cũng vẫn tồn tại thực tế là,
nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chưa đem lại hiệu
quả, chậm hoặc không được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, hoặc bị thất bại, gây
lãng phí, thất thoát kinh phí..., mà một trong những nguyên nhân là kinh phí dành cho
nghiên cứu khoa học đã bị "sử dụng sai mục đích, sai chế độ quy định".
Thực chất, các hành vi được coi là "sử dụng kinh phí sai mục đích, sai chế độ
quy định" hết sức đa dạng. Ví dụ như hành vi dùng kinh phí được cấp, hỗ trợ cho
nghiên cứu khoa học để mua xe ôtô phục vụ mục đích cá nhân; ngụy tạo các bằng
chứng về khả năng của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN để chiếm đoạt
kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học; lập hợp đồng khống và sử dụng hoá đơn,
chứng từ giả để hợp thức hóa kinh phí một cách bất hợp pháp; "làm lại" một đề tài
nghiên cứu khoa học để lấy kinh phí nhiều lần; "xin - cho" các đề tài, dự án KH&CN
để vụ lợi...
Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Ví dụ, ngay cùng một hành vi
"lập hợp đồng khống và sử dụng hoá đơn chứng từ giả để hợp thức hóa kinh phí", có
quan điểm cho rằng đó là điều bình thường, có quan điểm coi đó chỉ là vi phạm quy
chế, nhưng quan điểm khác lại quy kết và khẳng định đó là hành vi vi phạm nghiêm
trọng - tham nhũng. Thực tế cũng cho thấy rằng, nhận thức về tham nhũng và phòng,
chống tham nhũng nói chung, trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN nói riêng
của một bộ phận không nhỏ các chủ thể có liên quan còn ở mức độ hạn chế. Họ coi
tham nhũng là hành vi phức tạp, khó hiểu hoặc là một vấn đề chẳng bao giờ liên quan
đến mình, đơn vị mình... Một trong những lý do chính là chưa có các quy định, chưa
có hệ thống khái quát các hành vi cụ thể để làm cơ sở tham khảo xác định tham
nhũng trong lĩnh vực này.
Mặt khác, nhiều hành vi có dấu hiệu vi phạm nhưng bản chất vụ việc thực ra là
do cơ chế quản lý không còn phù hợp với thực tiễn khiến chủ thể buộc phải vi phạm
để thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả ("tình ngay lý gian"). Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả
Phiêu cũng đã từng đánh giá: "Tham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người"
[36].
Một vấn đề quan trọng nữa là việc phòng ngừa tham nhũng trong lĩnh vực
KH&CN được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng (Điều 25) mới chỉ
dừng ở mức độ quy định chung:
"- Việc xét, tuyển chọn, giao trực tiếp, tài trợ thực hiện nhiệm vụ KH&CN và
việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN phải được tiến hành
công khai.
- Cơ quan quản lý KH&CN, đơn vị nghiên cứu KH&CN phải công khai việc
quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, các khoản hỗ trợ, viện trợ, đầu tư,
các khoản thu từ hoạt động KH&CN".
Tức là phạm vi điều chỉnh mới chỉ đề cập đến "đầu vào và đầu ra" của nhiệm
vụ với chủ thể chính là cơ quan quản lý, đơn vị nghiên cứu mà chưa tiếp cận vấn đề
sâu hơn ở quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
Như vậy, nghiên cứu về tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN là việc làm thiết thực, cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu và giải quyết vấn đề
mà thực tiễn đang đặt ra.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề phòng, chống tham nhũng đang ngày càng được quan tâm. Những năm
gần đây đã có nhiều văn bản pháp quy, nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về tham
nhũng và phòng chống tham nhũng. Việc nhận diện tham nhũng trong một số lĩnh
vực cụ thể như xây dựng, kế hoạch và đầu tư đã được một số chuyên gia, nhà khoa
học của Viện Khoa học Thanh tra thực hiện, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu khoa
học nào chuyên sâu về tham nhũng trong nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, tác giả
đã chọn đề tài: "Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN" làm luận
văn tốt nghiệp cao học luật của mình.
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Với quan điểm "Phòng còn hơn chống" và "Biết để phòng, tránh" thì việc
nghiên cứu về tham nhũng trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, gợi ý một số giải
pháp phòng, chống dưới góc độ quản lý nhà nước là nhằm cụ thể hóa và có góc nhìn
sâu, rộng hơn về vấn đề này, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ thể có liên
quan để chủ động phòng, tránh, chống tham nhũng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn
đặt ra và phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác
phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu KH&CN là hoạt động đang từng bước được xã hội hóa nên các
nhiệm vụ KH&CN cũng hết sức đa dạng, được thực hiện bởi nhiều nguồn kinh phí
khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ xác định và điều chỉnh tham
nhũng ở khu vực công (liên quan đến quyền lực công và tài chính công) nên đề tài
chỉ tập trung nghiên cứu về tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN
có sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Đó cũng chính là các nhiệm vụ
KH&CN được thực hiện chủ yếu hiện nay, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ
tham nhũng hơn cả.
Nhiệm vụ KH&CN được thể hiện và tổ chức thực hiện dưới nhiều loại hình
khác nhau, do nhiều cơ quan được phân cấp quản lý như: chương trình KH&CN
trọng điểm cấp nhà nước; chương trình nông thôn - miền núi; đề tài, dự án độc lập
cấp nhà nước (do Bộ KH&CN quản lý), đề tài, dự án các cấp như cấp bộ, tỉnh, cơ
sở
Việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN bao gồm hai hình thức:
- Hình thức thực hiện các chương trình nghiên cứu KH&CN. Chương trình
KH&CN gồm một số đề tài, dự án KH&CN nên việc thực hiện chủ yếu là các thủ tục
mang tính hành chính.
- Hình thức thực hiện các đề tài, dự án KH&CN. Hình thức này thể hiện rõ nét
hoạt động nghiên cứu khoa học.
Do vậy, đề tài sẽ tiếp cận vấn đề sâu hơn trên phương diện hoạt động nghiên
cứu khoa học, tức là đối với hình thức thứ hai.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mac - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Đề tài là phương pháp hệ thống,
tổng hợp, điều tra xã hội học, phân tích, so sánh để nhận diện tham nhũng trong các
giai đoạn thực hiện nhiệm vụ KH&CN bằng việc khái quát, hệ thống hoá các hành vi,
đưa ra đặc điểm, nhận định nguyên nhân và hậu quả của tham nhũng. Trên cơ sở đó,
gợi ý một số giải pháp phòng, chống dưới góc độ quản lý nhà nước.
Đề tài đã tiến hành một cuộc điều tra xã hội học về nhận thức và quan điểm
đối với tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN mà đối tượng là cán
bộ của 63 sở KH&CN trên cả nước, nhằm đảm bảo tính khách quan của một số nhận
định, kết luận nêu trong Đề tài.
Ngoài ra, Đề tài có sử dụng tư liệu và viện dẫn quan điểm của một số nhà khoa
học, nhà quản lý trong lĩnh vực KH&CN.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đã phân tích và làm rõ nguyên nhân, hậu quả, đặc điểm và xu
hướng phát triển của tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Trên
cơ sở đó đưa một số giải pháp phòng, chống tham nhũng nhằm từng bước hạn chế tệ
nạn này.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính
sách để phòng, chống và xử lý các hành vi tham nhũng cụ thể trong việc thực hiện
các nhiệm vụ KH&CN.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm: Phần mở đầu, 3 chương và Kết luận
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tham nhũng trong việc thực hiện các
nhiệm vụ KH&CN
Chương 2: Nhận diện tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN
Chương 3: Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp phòng, chống tham nhũng trong
việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.
Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng, hành vi tham nhũng nói chung và trong
việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN nói riêng là một hiện tượng xã hội, có tính chất
phức tạp. Vì vậy, không một công trình nghiên cứu nào có thể phản ánh đầy đủ thực
trạng, lý giải được rõ ràng các nguyên nhân và đề xuất được hệ thống giải pháp hữu
hiệu để loại bỏ hoàn toàn. Đề tài này chỉ góp thêm một tiếng nói, dựa trên việc phân
tích và khái quát các hành vi vi phạm đã và có thể xảy ra trong việc thực hiện các
nhiệm vụ KH&CN để nhận diện, tìm hiểu nguyên nhân, nâng cao nhận thức về tham
nhũng trong lĩnh vực này cho các chủ thể có liên quan để chủ động phòng, tránh và
chống tham nhũng, đồng thời cũng gợi ý một số giải pháp phòng, chống tệ nạn này
dưới góc độ quản lý nhà nước.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM NHŨNG TRONG VIỆC
THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1. Khái niệm và chủ thể của tham nhũng trong hoạt động khoa học và
công nghệ
1.1.1. Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội phức tạp và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Nó
gây tổn hại đến sự công bằng, dân chủ trong xã hội bởi các tác động xấu ảnh hưởng
tới việc sử dụng các nguồn lực và quyền lực của Nhà nước cũng như phá hoại các
hoạt động quản lý của Nhà nước. Thậm chí, có ý kiến còn ví "đó là một loại vi-rút có
khả năng làm què quặt các chính phủ, làm mất uy tín của các tổ chức công và các tập
đoàn tư nhân, có ảnh hưởng mang tính phá hoại đến nhân quyền của người dân, do
vậy hủy hoại xã hội cùng với sự phát triển của nó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân
dân, đặc biệt là những người nghèo" [35].
Tệ nạn này diễn ra ở hầu hết các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị,
tiềm lực kinh tế và có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào có sự hiện diện của yếu tố quyền
lực công, từ người cung cấp các dịch vụ công đến các nhà hoạch định chính sách,
đảm bảo thực thi chính sách pháp luật của mỗi quốc gia. Thậm chí trong giai đoạn
hiện nay, khi xu thế toàn cầu hoá đang chiếm ưu thế và sự hội nhập ngày càng sâu
rộng với thế giới được coi "là thước đo vị thế, là tấm vé bước lên con tàu tăng trưởng
và phát triển của mỗi quốc gia" thì tham nhũng cũng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của
chính phủ mỗi nước.
Cho đến nay, tham nhũng chưa được định nghĩa rõ ràng và đạt được sự thống
nhất giữa các quốc gia, thậm chí trong một quốc gia. Ở Áo, tham nhũng được hiểu
"là hiện tượng lừa đảo, hối lộ, bóc lột". Ở Đức lại quan niệm "tham nhũng là hiện
tượng mất phẩm chất, hối lộ, đút lót, thường xảy ra đối với công chức có quyền
hành". Ở Thụy Sỹ, "tham nhũng là hậu quả nghiêm trọng của sự vô tổ chức của tầng
lớp có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước. Đó là hành vi phạm pháp để phục vụ lợi
ích cá nhân". In-đô-nê-xi-a định nghĩa tham nhũng đơn giản là "việc dùng các chức
vụ trong bộ máy chính quyền để phục vụ cho mục đích cá nhân một cách trái pháp
luật".
Dưới góc độ quốc tế, Ngân hàng thế giới định nghĩa "tham nhũng là sự lợi
dụng chức vụ công để tư lợi". Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) coi
"tham nhũng là sự lợi dụng chức vụ, vai trò và nguồn lực công để trục lợi cá nhân".
Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) - tổ chức phi chính phủ đi đầu trong những nỗ lực
chống tham nhũng coi "tham nhũng là hành vi vi phạm của công chức trong khu vực
công, dù là chính trị gia hay công chức dân sự, trong đó họ làm giàu một cách không
đúng đắn hoặc bất hợp pháp cho bản thân hay cho người thân của mình bằng cách
lạm dụng quyền lực công đã giao cho họ".
Trong “Tools to support transparency in local govermance”(công cụ hỗ trợ cho
tính minh bạch trong công tác cai trị ở địa phương), TI đã nêu một định nghĩa của
Klitgaard, MacLean, Abaroa và Parris, được nhiều định chế quốc tế và học giả sử
dụng như sau: “Tham nhũng có nghĩa là lạm dụng chức vụ cho lợi ích riêng”. Chức
vụ là một vị trí công tác dựa trên cơ sở niềm tin, mà từ đó một người được nhận một
thẩm quyền hành động nhân danh một định chế nào đó.
Theo tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống
tham nhũng (năm 1969) thì tham nhũng được định nghĩa đơn giản hơn, trong một
phạm vi hẹp, đó là “sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
CÁC VĂN KIỆN VÀ NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (lần
2) khoá VIII "về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây
dựng Đảng hiện nay'', Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính
trị "về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa
VIII", Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7
khoá X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, Hà Nội.
CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY
5. Quốc hội (2000), Luật Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
6. Quốc hội (2006), Luật Chuyển giao Công nghệ, Hà Nội.
7. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh Phòng, chống tham
nhũng, Hà Nội.
8. Quốc hội (2005), Luật Phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.
9. Quốc hội (1985), Bộ Luật Hình sự, Hà Nội.
10. Quốc hội (1999), Bộ Luật Hình sự, Hà Nội.
11. Chính phủ (1999), Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 về
một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ, Hà Nội.
12. Chính phủ (2002), Nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
13. Chính phủ (2006), Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng,
chống tham nhũng, Hà Nội.
14. Chính phủ (2006), Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 hướng
dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng,
Hà Nội.
15. Chính phủ (2007), Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống
tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống
tham nhũng, Hà Nội.
16. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 67/2006/QĐ-TTg ngày
21/3/2006 phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và
công nghệ chủ yếu giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.
17. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Quyết định số 18/2006/QĐ-
BKHCN ngày 15 tháng 9 năm 2006 ban hành Quy chế tổ chức quản lý
hoạt động Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà
nước giai đoạn 2006-2010, và Quyết định số 23/2006/QĐ-BKHCN
ngày 23/11/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định
18/2006/QĐ-BKHCN, Hà Nội.
18. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006) Quyết định số 2658/QĐ-BKHCN
ngày 08/12/2006 về việc thành lập và Điều lệ hoạt động của Văn
phòng các Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp nhà
nước, Hà Nội.
19. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Quyết định số 2855/QĐ-BKHCN
ngày 29/12/2006 về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động
của Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm
cấp nhà nước, Hà Nội.
20. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Quyết định số 1870/QĐ-BKHCN
ngày 22/8/2006 phê duyệt danh mục các chương trình khoa học và
công nghệ trong điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.
21. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Quyết định số 24/2006/QĐ-
BKHCN ngày 30/11/2006 Quy định việc xác định nhiệm vụ khoa học
và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.
22. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Chỉ thị số 1113/CT-BKHCN ngày
20/6/2007 về đẩy mạng các hoạt động triển khai thực hiện Luật Phòng,
chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Hà Nội.
23. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Quyết định số 06/2007/QĐ-
BKHCN ngày 03/4/2007 về việc ban hành quy chế tổ chức quản lý hoạt
động Chương trình khoa học học xã hội trọng điểm cấp Nhà nước
"Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006-2010", Hà Nội.
24. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Quyết định số 07/2007/QĐ-
BKHCN ngày 03/4/2007 về việc xác định các đề tài nghiên cứu khoa
học thuộc Chương trình khoa học học xã hội trọng điểm cấp Nhà nước
"Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006-2010", Hà Nội.
25. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Quyết định số 10/2007/QĐ-
BKHCN ngày 11/5/2007 ban hành Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ
chức cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp
Nhà nước, Hà Nội.
26. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Quyết định số 11/2007/QĐ-
BKHCN ngày 04/6/2007 về việc ban hành Quy định tuyển chọn, xét
chọn tổ chức cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học xã hội và
nhân văn cấp Nhà nước, Hà Nội.
27. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), Thông tư liên tịch
số 85/2004/TTLT/BTC-BKHCN ngày 20/8/2004 hướng dẫn quản lý tài
chính đối với các dự án KH&CN được ngân sách Nhà nước hỗ trợ và
có thu hồi kinh phí, Hà Nội.
28. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 về
quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công
tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí,
Hà Nội.
29. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Thông tư liên tịch
số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của
đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước, Hà Nội.
30. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của
Bộ Tài chính về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các
cuộc hội nghị với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập,
Hà Nội.
31. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư liên tịch
số 29/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 03/4/2007 hướng dẫn quản lý tài
chính của các Chương trình trọng điềm cấp Nhà nước, Hà Nội.
32. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư liên tịch
số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 hướng dẫn định mức
xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa
học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, Hà Nội.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
33. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà
xuất bản KH&KT, Hà Nội.
34. Lê Quỳnh (2005), Đấu tranh chống tham nhũng - trách nhiệm của
Đảng, nhà nước, xã hội và công dân, Nhà xuất bản Công an nhân dân,
Hà Nội.
35. Rick stapenhust và Sahr J. Kpundeh (2005), Kiềm chế mô hình tham
nhũng hướng tới một mô hình cho việc xây dựng sự toàn vẹn quốc gia,
Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
36. Ban Nội chính Trung ương (2005), Báo cáo kết quả điều tra chống
tham nhũng ở Việt Nam, Hà Nội.
37. Thanh tra Chính phủ (2007), Sổ tay giới thiệu Luật Phòng, chống tham
nhũng, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
38. Thanh tra Chính phủ - Ngân hàng Phát triển Châu Á (2005), Đương
đầu với tham nhũng ở Châu Á, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
39. Thanh tra Chính phủ - Ngân hàng phát triển Châu Á (2007), Hành
động chống tham nhũng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Nhà xuất
bản Tư pháp, Hà Nội.
40. Thanh tra Chính phủ - Ngân hàng phát triển Châu Á (2007), Đấu tranh
chống tham nhũng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Nhà xuất bản
Tư pháp, Hà Nội.
41. Thanh tra Chính phủ (2008), Một số vấn đề về tham nhũng và những
nội dung chủ yếu của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản
hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42. Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (từ 2002 đến 2009), Các tài liệu
liên quan đến công tác thanh tra các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
đã công bố, Hà Nội.
43. Viện Khoa học Thanh tra (từ 2005 đến 2009), Thông tin khoa học
thanh tra và chống tham nhũng, Hà Nội.
44. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng,
Đà Nẵng.
45. Nguyễn Ngọc Châu (2008), "Để Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia tạo
bước đột phá mới cho các nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên",
Tạp chí Tia sáng, tháng 4/2008.
46. Đặng Hữu Chung (2009), "Bài tham luận tại Hội thảo định hướng và
giải pháp phát triển KH&CN Việt Nam 2010-2020", ngày 08/5/2009.
47. Lê Đăng Doanh (2007), "Động lực và quy trình giám sát trong nghiên
cứu khoa học", Tạp chí Tia sáng, tháng 11/2009
48. Vũ Cao Đàm (2008), "Kiểm soát xã hội đối với các chuẩn mực trong
hoạt động khoa học", Tạp chí Tia sáng, tháng 6/2008.
49. Vũ Cao Đàm (2009), "Đẳng cấp hành chính trong tổ chức và hoạt động
khoa học", Tạp chí Hoạt động khoa học, tháng 4/2009.
50. Vũ Cao Đàm (2009), "Đặt chuẩn mực hành chính vào hoạt động khoa
học", Tạp chí Tia sáng, tháng 5/2009.
51. Phùng Hải Hồ (2009), "Xây dựng đạo đức và văn hoá người làm khoa
học", Tạp chí Tia sáng, tháng 6/2009.
52. Ngô Tự Lập (2008), "Xã hội hoá hoạt động nghiên cứu khoa học như
thế nào?", Trang web vietstudies.info.
53. Nguyễn Bỉnh Quân (2009), "Chuyện con người khoa học Việt Nam",
Tạp chí Tia sáng, tháng 5/2009.
54. Phạm Bích San (2009), "Tham nhũng trong khoa học biến hoá khôn
lường", Báo điện tử Tuổi trẻ, ngày 20/4/2009.
55. Diệp Văn Sơn (2003), "Thực và hư danh", Tạp chí Tia sáng, tháng
9/2003.
56. Trương Văn Tân (2006), "Nguỵ tạo, đạo văn trong nghiên cứu khoa
học", Trang web www.khoahoc.net, ngày 20/7/2006.
57. Trương Văn Tân (2009) Tri thức và thực tiễn trong nghiên cứu khoa
học, Trang web www.diendan.org, ngày 05/6/2009
58. Lê Kiên Thành (2006), "Giảm nửa số công chức để chống tham
nhũng", Báo điện tử Vietnamnet, ngày 25/7/2006.
59. Nguyễn Văn Thắng (2006), "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khoa
học và công nghệ địa phương", Tạp chí Tia sáng, tháng 9/2006.
60. Đặng Xuân Thi (2005), "Đã đến lúc cần nói đến lãng phí trong nghiên
cứu khoa học-công nghệ", Báo điện tử Vietnamnet, ngày 06/10/2005.
61. Nguyễn Văn Tuấn (2009), "Nên làm theo lời khuyên của GS Hoàng
Tuỵ", Tạp chí Tia sáng, tháng 7/2009.
62. Nguyễn Văn Tuấn (2009), "Giải pháp góp phần nâng cao vị thế
KH&CN Việt Nam", Tạp chí Tia sáng, tháng 5/2009.
63. "7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học", Báo điện tử Vietnamnet,
ngày 11/04/2007.
64. "Các chuẩn mực giá trị trong khoa học ở Việt Nam", Trang web
www.dongtac.net, ngày 09/11/2007.
65. "Cán bộ đất đai, tài chính Hà Nội ngại bị luân chuyển", Báo điện tử
Vietnamnet, ngày 08/4/2009.
66. "Cần xử lý nghiêm những sai phạm tại Viện Thú ý Trung ương", Báo
điện tử Nhân dân, ngày 07/3/2009.
67. "Đề nghị thu hồi gần 6 tỷ đồng sai phạm tại Viện Thú y", Báo điện tử
Lao động, ngày 25/3/2009.
68. "Gần 6 tỷ đồng sai phạm tại Viện Thú y", Báo điện tử Tiền phong,
ngày 07/3/2009.
69. "Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Viện Thú y", Báo điện tử An
ninh thủ đô, ngày 23/3/2009.
70. "Hàng ngàn tỷ đồng thất thoát", Báo điện tử Tuổi trẻ, ngày 06/9/2007.
71. "Khi sỹ diện học giả bị làm ngơ", Báo điện tử Dân trí, ngày 26/06/2008.
72. "Làm việc cho ai mà chẳng là đóng góp cho đất nước", Báo điện tử
Vietnamnet, ngày 28/01/2008.
73. "Rò rỉ "bầu sữa" khoa học", Báo điện tử Vietnamnet, ngày 26/7/2008.
74. "Tại sao chúng tôi buộc phải ra đi", Báo điện tử Vietnamnet, ngày
28/01/2008.
75. "Tham nhũng và lỗi hệ thống", Báo điện tử Vietnamnet, ngày 29/7/2006.
76. "Tham nhũng, lãng phí trong nghiên cứu khoa học có thể lên tới
100%", Báo điện tử Đại đoàn kết, ngày 24/10/2008.
TIẾNG ANH
77. The member States of the Council of Europe and the other States
(1999), Crimianal Law Convention on Corruption, Strasbourg.
78. The member States of the Council of Europe and the other States
(1999), Civil Law Convention on Corruption, Strasbourg.
79. Wolfgang Foit (2008), "Corruption in Science", Seminar
Administering a national science foundation - expiriences from
Germany, Hanoi 12/2008.
TRANG WEB
80. (Cổng thông tin điện tử của Chính ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l0_02551_8082_2007915.pdf