Tóm tắt Luận văn Thanh tra hoạt động tuyển dụng trong cơ quan nhà nước của bộ nội vụ

Nâng cao tinh thần trách nhiệm của Chánh thanh tra Bộ và công

chức Thanh tra Bộ Nội vụ Một là, tăng cường giáo dục tinh thần trách nhiệm

cho Chánh Thanh tra Bộ và các công chức trong Thanh tra Bộ Nội vụ. Hai là,

Chánh Thanh tra Bộ và công chức thanh tra Bộ Nội vụ phải nghiêm túc rèn

luyện, có lập trường, quan điểm chính trị vững vàng; chấp hành nghiêm chủ

trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ba là, đẩy

mạnh phê bình và tự phê bình, không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm

và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bốn là, xây dựng chế độ trách nhiệm cá

nhân của mỗi cán bộ, công chức trong Thanh tra Bộ, nhất là Chánh Thanh tra

Bộ. Năm là, xây dựng chế độ trách nhiệm đối với Thanh tra Bộ Nội vụ trong

quản lý cán bộ, công chức. Sáu là, có quy định về tinh thần trách nhiệm trong

công tác báo 18 cáo của lãnh đạo Thanh tra Bộ với lãnh đạo Bộ Nội vụ và

Thanh tra Chính phủ. Bảy là, xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát

của Đảng ủy Bộ, lãnh đạo Bộ và cán bộ, công chức đối với Thanh tra Bộ.

pdf25 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thanh tra hoạt động tuyển dụng trong cơ quan nhà nước của bộ nội vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tuyển dụng công chức. Thứ năm, là một hình thức hữu hiệu trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, cá nhân nói chung và công chức nói riêng. 1.1.4. Chủ thể, đối tượng của thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước Chủ thể tiến hành thanh tra công vụ là cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao thẩm quyền tiến hành các hoạt động thanh tra công vụ theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, gồm: Thanh tra bộ; Thanh tra sở, những cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra công vụ. Đây là các cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc chấp hành pháp luật về tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. Đối tượng thanh tra việc chấp hành pháp luật về tuyển dụng công chức là hành vi của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuyển dụng công chức, bao gồm cơ quan quản lý công chức thực hiện việc tuyển dụng công chức và cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức. 1.2. Quy trình thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước 9 1.2.1. Chuẩn bị thanh tra Bước 1: Khảo sát nắm tình hình để quyết định thanh tra Bước 2: Ra quyết định thanh tra Bước 3: Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra Bước 4: Chuẩn bị triển khai thanh tra 1.2.2. Tiến hành thanh tra Bước 1: Công bố quyết định thanh tra 7 Bước 2: Thanh tra trực tiếp tại cơ quan nhà nước là đối tượng thanh tra Bước 3: Kết thúc việc thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra 1.2.3. Kết thúc thanh tra Bước 1: Báo cáo kết quả thanh tra Bước 2: Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra Bước 3: Ký ban hành, công bố và công khai kết luận thanh tra Bước 4: Họp rút kinh nghiệm Đoàn thanh tra 1.3. Nội dung thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước 1.3.1. Thanh tra căn cứ tuyển dụng, điều kiện đăng ký dự tuyển, thẩm quyền tuyển dụng công chức Cơ quan thanh tra có thẩm quyền xem xét, đánh giá căn cứ tuyển dụng công chức, cụ thể: - Việc tuyển dụng công chức có căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức hay không? - Cơ quan sử dụng công chức có xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức hay không? - Đánh giá trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức của cơ quan sử dụng công chức; trách nhiệm phê duyệt kế hoạch tuyển dụng công chức của cơ quan quản lý công chức. 1.3.2. Thanh tra việc thi tuyển công chức Xem xét, đánh giá các môn thi và hình thức thi (thi viết, thi trắc nghiệm, thi thực hành trên máy) có bám sát yêu cầu tuyển dụng hay không? Việc miễn thi một số môn trong kỳ thi tuyển công chức có đúng quy định hiện hành hay không? Xem xét, đánh giá cách tính điểm, xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức. Cách tính điểm, việc xác định người trúng tuyển trong kỳ thi có đảm bảo khách quan hay không? 10 1.3.3. Thanh tra việc xét tuyển công chức - Xem xét, đánh giá nội dung xét tuyển gồm: Xét kết quả học tập của người dự tuyển, kiểm tra điều kiện về văn bằng chứng chỉ, 8 phỏng vấn để đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển. - Xem xét, đánh giá cách tính điểm xét tuyển công chức. - Xem xét, đánh giá căn cứ xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức. 1.3.4. Thanh tra trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức - Xem xét, đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của việc thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển như: Hình thức thông báo, nội dung thông báo, thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, việc thông báo danh sách người đủ điều kiện dự tuyển. - Xem xét, đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của việc tổ chức tuyển dụng, thông báo kết quả tuyển dụng, phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức như: Hình thức, thời hạn, nội dung thông báo kết quả tuyển dụng; thời hạn, trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo (trong trường hợp có đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển). - Xem xét, đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của quyết định tuyển dụng và nhận việc về thẩm quyền, nội dung, thời hạn ra quyết định. - Xem xét, đánh giá tính hợp pháp, hợp lý việc tuyển dụng công chức trong các trường hợp đặc biệt được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển. 1.3.5. Thanh tra việc thực hiện chế độ tập sự - Xem xét, đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của việc hướng dẫn tập sự, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự. - Xem xét, đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người hoàn thành chế độ tập sự, quyết định huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự. 1.3.6. Thanh tra việc xét chuyển CBCC cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên Nội dung thanh tra việc xét chuyển CBCC cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên là xem xét, đánh giá thẩm quyền, trình tự, thủ tục xét chuyển. Việc xét chuyển có đúng theo các điều kiện, tiêu chuẩn xét chuyển được quy định tại các văn bản quy định hiện hành không? 11 1.4. Các yếu tố tác động đến thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước 1.4.1. Hệ thống thể chế hành chính nhà nước về thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức Thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước chỉ có hiệu quả khi hệ thống thể chế về thanh tra tuyển dụng công chức được ban hành có căn cứ khoa học, hợp lý; tạo hành lang pháp lý đầy đủ, tạo cơ chế vận hành đồng bộ, thông suốt trong quá trình thanh tra tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước. Các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, nhiệm vụ của cán bộ, công chức thanh tra; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Chánh thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên; các chế độ chính sách về tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụngđối với cán bộ thanh tra là căn cứ để các cơ quan thanh tra nhà nước hoạt động và thực hiện chức năng thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức có hiệu quả. 1.4.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra tuyển dụng công chức Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm các quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy; chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng bộ phận trong bộ máy đó; sự phân công, phối hợp giữa các cấp và các cơ quan có liên quan. Hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước được thiết lập trên cơ sở pháp luật; cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hợp lý; chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các bộ phận cụ thể, có sự phân định rành mạch, không bị chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; các cấp, các cơ quan có sự phối hợp, kiểm tra, giám sát lẫn nhau là điều kiện quan trọng tạo môi trường cho cơ quan thanh tra nhà nước hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình. 1.4.3. Năng lực của công chức thanh tra Đội ngũ công chức là người giữ vai trò vận hành mọi hoạt động của các cơ quan thanh tra ngành Nội vụ. Nếu đội ngũ công chức thanh tra đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, có trình độ, năng lực, có đạo đức, có ý thức trách nhiệm, có động cơ làm việc thì cơ quan thanh tra đó sẽ hoàn thành tốt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Ngược lại, đội ngũ công chức yếu kém về trình độ, năng lực, có những biểu hiện tiêu cực 12 như 10 hách dịch, cửa quyền, quan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí; bố trí không đúng chuyên môn, cơ cấu bất hợp lý, bè phái, mất đoàn kếtsẽ là rào cản lớn ảnh hưởng tới chất lượng thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước. 1.4.4. Sự quan tâm, chỉ đạo của cơ quan chủ quản và sự phối hợp giữa đoàn thanh tra với các cơ quan nhà nước trong quá trình thanh tra Để thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước thực chất và hiệu quả rất cần sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Nội vụ, các Bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân và Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố. Ngoài ra là sự ủng hộ, phối hợp của các cơ quan nhà nước là đối tượng thanh tra và các cơ quan nhà nước khác trong quá trình thanh tra. Các cơ quan nhà nước cùng phối hợp với đoàn thanh tra thực hiện hoạt động thanh tra để tạo ra sự đồng thuận trong việc triển khai các nội dung thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước. 1.4.5. Các nguồn lực vật chất phục vụ cho thanh tra thanh tra tuyển dụng công chức Nguồn lực vật chất phục vụ cho thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức là trụ sở làm việc, những điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị làm việc và nguồn lực tài chính cần và đủ theo yêu cầu để đảm bảo cho thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước đạt kết quả mong muốn. Tiểu kết chương 1 Chương 1 của luận văn đã phân tích làm rõ những vấn đề chung về thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước: khái niệm, đặc điểm, vai trò, chủ thể, đối tượng của thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước. Đặc biệt, luận văn cũng trình bày quy trình, nội dung thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước; các yếu tố tác động đến thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về thanh tra hoạt động tuyển dụng 11 công chức trong cơ quan nhà nước đã cho chúng ta có một cái nhìn đầy đủ về vấn đề nghiên cứu, tạo tiền đề để chương 2 phân tích, đánh giá thực trạng thanh tra hoạt động tuyển 13 dụng công chức trong cơ quan nhà nước, đề xuất phương hướng và các giải pháp đổi mới công tác này ở nước ta trong những năm tới. Chương 2 THỰC TRẠNG THANH TRA HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CỦA BỘ NỘI VỤ 2.1. Khái quát về Thanh tra Bộ Nội vụ 2.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Nội vụ Thanh tra Bộ Nội vụ là tổ chức thuộc Bộ Nội vụ, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nội vụ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân. Thanh tra Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra; Điều 7, Khoản 2 và Điều 56 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Điều 4 Nghị định số 90/2012/NĐ-CP ngày 05/11/2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ. 2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh thanh tra Bộ Nội vụ Chánh thanh tra Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nội vụ, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Bộ, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 của Quyết định 2578/QĐ-BNV ngày 21/9/2017; các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tài Điều 19 Luật Thanh tra; Điều 8 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP; Điều 5 Nghị định số 90/2012/NĐ- CP. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của Thanh tra Bộ Nội vụ 14 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Nội vụ 12 Thanh tra Bộ Nội vụ có Chánh Thanh tra Bộ, 03 Phó Chánh Thanh tra Bộ và các công chức; Thanh tra Bộ Nội vụ có 03 phòng: - Phòng Thanh tra nội vụ khối bộ, ngành Trung ương. - Phòng Thanh tra nội vụ khối địa phương. - Phòng Tổng hợp. Các phòng có Trưởng phòng, 01 đến 02 Phó trưởng phòng và các công chức. 2.1.3.2. Chế độ làm việc của Thanh tra Bộ Nội vụ Thanh tra Bộ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng. Trường hợp lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Chánh Thanh tra Bộ và các công chức thuộc Thanh tra Bộ thì Phó Chánh Thanh tra Bộ và các công chức có trách nhiệm thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, sau đó phải báo cáo kịp thời với Chánh Thanh tra Bộ, Phó Chánh Thanh tra Bộ phụ trách lĩnh vực, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng. 2.2. Phân tích thực trạng thực hiện các nội dung thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước của Bộ Nội vụ 2.2.1. Thực trạng thanh tra căn cứ tuyển dụng, điều kiện dự tuyển, thẩm quyền tuyển dụng công chức - Thực trạng thanh tra căn cứ tuyển dụng công chức - Thực trạng thanh tra điều kiện đăng ký dự tuyển công chức - Thực trạng thanh tra thẩm quyền tuyển dụng công chức - Thực trạng thanh tra việc thành lập Hội đồng thi tuyển, xét tuyển công chức 2.2.2. Thực trạng thanh tra thi tuyển công chức - Thực trạng thanh tra các môn thi và hình thức thi - Thực trạng thanh tra việc ra đề thi, chấm thi và công bố kết quả thi tuyển 2.2.3.Thực trạng thanh tra việc tuyển dụng công chức trong trường hợp đặc biệt Tuyển dụng công chức trong trường hợp đặc biệt có hạn chế phổ biến là các cơ quan, đơn vị đề ra các điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng không đúng với quy định; không lấy ý kiến của người quản lý công chức về hình thức và nội dung kiểm tra, sát hạch; không thống nhất ý 13 kiến trước khi tuyển dụng hoặc không báo cáo Bộ Nội vụ sau khi tuyển dụng đối với các trường hợp là viên chức. 15 2.2.4. Thực trạng thanh tra trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức Việc thực hiện trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức của các cơ quan, đơn vị còn có nội dung thực hiện chưa đúng quy định về: thời gian nhận hồ sơ, nội dung thông báo tuyển dụng; thời gian thành lập Hội đồng tuyển dụng; số lượng, tiêu chuẩn thành viên Ban giúp việc, bố trí giám thị, phân công các thành viên các Ban giúp việc; đáp án câu hỏi thi; chấm thi, tổng hợp điểm thi. 2.2.5. Thực trạng thanh tra việc thực hiện chế độ tập sự Tồn tại phổ biến nhất trong thực hiện các quy định về tập sự là không ban hành quyết định tập sự, giao cho cấp phòng ban hành quyết định tập sự; bổ nhiệm vào ngạch khi chưa hết thời gian tập sự; không thực hiện chính sách đối với người hướng dẫn tập sự. 2.2.6. Thực trạng thanh tra việc chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên Phần lớn các cơ quan, tổ chức đã thực hiện tương đối tốt việc xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên, đã tuyển dụng được những công chức có năng lực, trình độ cho các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên. Hạn chế phổ biến nhất là các trường hợp xét chuyển không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, điều kiện, thời gian công tác để xét chuyển; hồ sơ xét chuyển không đầy đủ. 2.3. Thực trạng hoạt động thanh tra tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước của Bộ Nội vụ 2.3.1. Những kết quả đạt được Một là, nhìn chung Bộ Nội vụ đã thực hiện nghiêm túc quy trình thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị thanh tra; tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra. Trước khi ra quyết định thanh tra, Thanh tra Bộ đã khảo sát, nắm tình hình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Trên cơ sở kết quả khảo sát, nắm tình hình Thanh tra Bộ xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai kế hoạch thanh tra. 14 Hai là, Thanh tra Bộ đã thực hiện đầy đủ các nội dung thanh tra: về căn cứ tuyển dụng, điều kiện dự tuyển, thẩm quyền tuyển dụng; việc tổ chức thi tuyển; xét tuyển; trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức; chế 16 độ tập sự; việc xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên. Ba là, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và công chức Thanh tra Bộ luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, khách quan, trung thực và cẩn trọng trong quá trình thanh tra, không để xảy ra những sai phạm trong quá trình thanh tra và kết luận thanh tra. Không có cán bộ thanh tra nào vi phạm các quy định về nghiệp vụ và kỷ luật thanh tra. Bốn là, thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước đã đạt được một số kết quả trong việc xem xét, phát hiện và kiến nghị với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức; xử lý trách nhiệm của cơ quan quản lý công chức và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước trong hoạt động tuyển dụng công chức. Một số cơ quan, đơn vị, cá nhân đã bị xem xét xử lý trách nhiệm vì có sai phạm trong hoạt động tuyển dụng công chức. Năm là, qua công tác giám sát việc thực hiện chức năng thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong những năm cho thấy các Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm được giao, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về công tác thanh tra. Sáu là, đa số công chức Thanh tra Bộ Nội vụ đã chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật trong thực thi công vụ, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao cũng như 5 điều kỷ luật ngành và chuẩn mực đạo đức của công chức ngành thanh tra. 2.3.2. Những hạn chế, bất cập Một là, một vài cuộc thanh tra chưa làm tốt các yêu cầu trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra. Công tác khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu phục vụ công tác thanh tra chưa được quan tâm đúng mức; việc thu thập tài liệu còn dàn trải, chưa đúng trọng tâm. Hai là, khi tiến hành thanh tra các đoàn thanh tra chưa tận dụng 15 tốt thời gian để thảo luận đề cương, kế hoạch thanh tra, bàn các biện pháp tiến hành thanh tra và phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ thanh tra. Ba là, trong một số trường hợp, Trưởng đoàn thanh tra còn chưa sát sao trong quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên đoàn thanh tra. Còn có Đoàn thành tra ban hành kết luận thanh tra chậm so với quy định,một số kết luận thanh tra còn chung chung. Hình thức kết luận thanh tra cũng chưa thống nhất về bố cục, nội 17 dung, kết luận. Bốn là, nhận thức của một số cán bộ, công chức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giám sát hoạt động thanh tra tuyển dụng công chức còn chưa đúng. Hoạt động giám sát hoạt động thanh tra tuyển dụng công chức còn thiếu cụ thể, trình tự, thủ tục giám sát chưa thống nhất. Năm là,Thanh tra Bộ Nội vụ chưa thực sự kiên quyết trong việc sử dụng thẩm quyền của mình đối với các vi phạm đã được phát hiện trong hoạt động thanh tra. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập Thứ nhất, từ nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức nên thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Thứ hai,trong quá trình thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước, công chức Thanh tra Bộ chưa thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc, quy trình thanh tra tuyển dụng công chức, chưa có ý thức không ngừng rèn luyện tu dưỡng, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn. Thứ ba, sự phối hợp trong quá trình thanh tra giữa Thanh tra Bộ Nội vụ với các cơ quan nhà nước là đối tượng thanh tra còn chưa chặt chẽ và hiệu quả. Thứ tư, Thanh tra Bộ Nội vụ chưa có nhiều thẩm quyền để giám sát các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức thực hiện các kết luận thanh tra. Mặc dù thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức của Thanh tra Bộ Nội vụ đã phát hiện một số sai phạm trong hoạt động tuyển dụng công chức của các cơ quan nhà nước và CBCC nhưng việc xử lý các 16 vi phạm trong hoạt động này còn ít, chưa đủ mạnh, tính răn đe chưa cao. Thứ năm, do thanh tra tuyển dụng công chức có nhiều nội dung, có nội dung chưa kiểm tra một cách kỹ lưỡng, cụ thể. Các đoàn thanh tra có số lượng thành viên ít, thời gian thanh tra thường ngắn cũng ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra. Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ hiện nay còn có những hạn chế, bất cập:Thanh tra Bộ chưa bảo đảm tính độc lập tương đối trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;Thanh tra Bộ chưa tập trung giám sát việc thực hiện cáckết luận thanh tra để xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý tuyển dụng công chức. Tiểu kết chương 2 Trong chương 2 học viên đã trình bày khái quát về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ 18 cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Thanh tra Bộ. Trên cơ sở nghiên cứu các kết luận thanh tra tại 85 Bộ, ngành, địa phương và thực tiễn thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước trong 10 năm (2010 - 2019), học viên đã phân tích thực trạng thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước của Bộ Nội vụ ở các nội dung: Thanh tra căn cứ tuyển dụng, điều kiện dự tuyển, thẩm quyền tuyển dụng công chức; thi tuyển công chức; xét tuyển công chức; trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức; việc thực hiện chế độ tập sự; việc chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên. Trên cơ sở các phân tích thực trạng, học viên đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện các nội dung thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI THANH TRA HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨCTRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CỦA BỘ NỘI VỤ 3.1. Phương hướng đổi mới thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước của Bộ Nội vụ Một là, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra Hai là, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực trong quá trình thanh tra Ba là, tránh chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Bốn là, hoạt động thanh tra không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra Năm là, đổi mới hoạt động thanh tra tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước của Bộ Nội vụ 3.2. Một số giải pháp đổi mới thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước Bộ Nội vụ 19 3.2.1. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của Chánh thanh tra Bộ và công chức Thanh tra Bộ Nội vụ Một là, tăng cường giáo dục tinh thần trách nhiệm cho Chánh Thanh tra Bộ và các công chức trong Thanh tra Bộ Nội vụ. Hai là, Chánh Thanh tra Bộ và công chức thanh tra Bộ Nội vụ phải nghiêm túc rèn luyện, có lập trường, quan điểm chính trị vững vàng; chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ba là, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình, không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bốn là, xây dựng chế độ trách nhiệm cá nhân của mỗi cán bộ, công chức trong Thanh tra Bộ, nhất là Chánh Thanh tra Bộ. Năm là, xây dựng chế độ trách nhiệm đối với Thanh tra Bộ Nội vụ trong quản lý cán bộ, công chức. Sáu là, có quy định về tinh thần trách nhiệm trong công tác báo 18 cáo của lãnh đạo Thanh tra Bộ với lãnh đạo Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ. Bảy là, xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát của Đảng ủy Bộ, lãnh đạo Bộ và cán bộ, công chức đối với Thanh tra Bộ. 3.2.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ củaThanh tra Bộ Nội vụ Tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụcủa Thanh tra Bộ Nội vụ theo Luật Thanh tra, Quyết định số 2578/QĐBNV và các văn bản quy phạm pháp luật khác theo hướng: Tăng cường tính độc lập tương đối cho Thanh tra Bộ Nội vụ; đảm bảo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong các quyết định của Chánh Thanh tra Bộ; b m bảo tính chủ động, tự cưm bảo tính chủ động, tự chịu trách nhiệmtrong các qmối quan hệ giữa Thanh tra Bộ Nội vụ trong hệ thống thanh tra cũng cần gắn bó chặt chẽ hơn, tăng cường cơ chế phối hợp về chuyên môn nghiệp vụ; đổ qua phương thứ tương đương thế hệ giữa Thanh tra Bộ khách quan và minh b C . 3.2.3. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc thanh tra hoạt động tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước - Chấp hành nghiêm quy định về những việc công chức, viên chức không được làm theo quy định của Luật Thanh tra; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho cơ quan, tổ 20 chức, cá nhân trong giải quyết công việc. - Nghiêm cấm Chánh Thanh tra Bộ và công chức Thanh tra Bộ không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra; cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; đưa, nhận, môi giới hối lộ trong quá trình thanh tra. - Quán triệt và thực hiện nghiêm pháp luật về công vụ, công chức, pháp luật về thanh tra; thực hiện nghiêm quy trình chuyên môn nghiệp vụ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức thanh tra trong thực 19 thi công vụ. - Thực hiện tốt quy chế làm việc của Thanh tra Bộ, quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra. 3.2.4. Tăng cường sự phối hợp trong quá trình thanh tra giữa Thanh tra Bộ Nội vụ với các cơ quan nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thanh_tra_hoat_dong_tuyen_dung_trong_co_qua.pdf
Tài liệu liên quan