Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, cơ quan, đơn vị phải
gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống tham
nhũng; nhất là tham nhũng về đất đai.
- Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý.
- Hoàn thiện pháp luật về phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng đất đai
sát với thực tiễn của Thành phố và cả nước.
- Sửa đổi, bổ sung pháp luật về thanh tra, kiểm tra theo hướng xác định rõ thẩm
quyền, trách nhiệm của mỗi cơ quan trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng đất đai;
- Hoàn thiện pháp luật về giám định tư pháp
- Tăng cường trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp trong giám sát công
tác phát hiện, xử lý tham nhũng đất đai
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai - Từ thực tiễn ở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lĩnh chính trị vững vàng, có ý
thức trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.3.5. Bảo đảm điều kiện vật chất cho việc triển khai thực hiện
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật đảm bảo hiện đại đủ sức
đấu tranh với các hành vi tham nhũng, cán bộ tham nhũng đang ngày càng tinh vi, xảo
quyệt. Thể hiện trang bị các máy móc hiện đại nhằm phát hiện kịp thời các hành vi tham
nhũng, từ đó có các biện pháp phòng, chống tham nhũng phù hợp.
1.3.6. Sự tham gia tích cực của nhân dân
Luật phòng chống tham nhũng, Nghị định 47 và Luật Tố cáo 2011 đều có quy
định cụ thể về quyền và trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng nói
chung và tố cáo tham nhũng nói riêng; đồng thời khẳng định người tố cáo tham
8
nhũng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ nếu bị đe dọa, trả thù và trù
dập. Để tiếp tục phát huy vai trò của xã hội, của nhân dân trong công tác PCTN và đảm
bảo thực hiện hiệu quả quy định của UNCAC, Việt Nam cần tập trung cải thiện tăng
cường hợp tác giữa Nhà nước, xã hội và nhân dân trong PCTN[11].
1.3.7 Kinh nghiệm của quản lý đất đai của một số nước trên thế giới
Việc giải quyết quan hệ xã hội về đất đai ở Trung Quốc có một số đặc điểm nổi bật:
Một là, về quan hệ sở hữu đất đai, hình thức sở hữu tư nhân về đất đai cũng chỉ
tồn tại một thời gian ngắn. Sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước về đất đai đã được thiết
lập. Điều 10 Hiến pháp năm 1982 của Trung Quốc và Luật quản lý đất quy định: “đất
đai ở Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, gồm sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể,
trong đó toàn bộ đất đai thành thị thuộc về sở hữu nhà nước. Đất nông thôn và ngoại ô
thành phố, ngoài đất do pháp luật quy định thuộc về sở hữu nhà nước, còn lại là sở hữu
tập thể”.
Hai là, về quy hoạch sử dụng đất. Nhà nước có quyền và có trách nhiệm xây
dựng quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và trong từng cấp chính quyền theo
đơn vị hành chính lãnh thổ. Đối với đất đai thành thị, Nhà nước tiến hành quản lý bằng
quy hoạch.
Ba là, về công tác thống kê, phân loại đất đai. Luật quản lý đất đai của Trung
Quốc chia thành 3 loại chính: 1/Đất dùng cho nông nghiệp 2/ Đất xây dựng 3/Đất chưa
sử dụng.
Bốn là, về tài chính đất. Luật quy định Nhà nước thu tiền khi giao đất, người sử dụng
đất phải nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước mới được thực hiện các quyền về đất.
1.3.7.2 Kinh nghiệm của Singapore
Cục Tái phát triển đô thị thuộc Bộ Phát triển quốc gia là một cơ quan lập kế
hoạch và kiểm soát phát triển ở Singapore và chịu trách nhiệm lập quy hoạch tổng thể
để chuẩn bị cho quy hoạch dài hạn. Singapore dùng một phần không nhỏ quỹ đất của
ình làm căn cứ quân sự. Singapore lấy đất bằng cách lấn biển, đưa các nhà máy ra các
đảo phía xa, tận dụng không gian dưới mặt đất, xây dựng các tuyến đường cao tốc trên
cao. Ngoài ra, Singapore còn tiến hành chương trình quy hoạch vành đai, trong đó phát
triển một vành đai các đô thị vệ tinh mới có mật độ dân cư cao xung quanh các khu vực
trữ nước. Các đô thị này được nối liền với nhau bằng hệ thống đường cao tốc trên toàn
lãnh thổ.
Tại Singapore, đất đai được phân chia thành 2 hình thức sở hữu là sở hữu nhà
nước và tư nhân và sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tính giá trị thặng dư
trong xác định giá đất[23].
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực tham nhũng là một hoạt động quan
trọng góp phần ổn định trật tự xã hội nên Đảng, nhà nước cần phải có thể chế quản lý
hành chính nhà nước về tham nhũng phù hợp. Tại chương 1 tác giả đã đi sâu nghiên
cứu tìm hiểu và phân tích làm sáng tỏ một số những khái niệm cơ bản; phân tích các
đặc điểm cơ bản của thể chế hành chính nhà nước; xác định được một số hành vi tham
nhũng, nhất là tham nhũng trong lĩnh vực đất đai; làm sáng tỏ những kinh nghiệm quý
báu của Trung Quốc, Singapore về quản lý đất đai, hành vi tham nhũng và thể chế hành
chính nhà nước về tham nhũng trong lĩnh vực đất đai. Những nghiên cứu trên góp phần
vào việc hoàn thiện các giải pháp về thể chế hành chính nhà nước về phòng, chống
tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
9
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THỂ CHẾ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC VỀ XỬ LÝ THAM NHŨNG
TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI - TỪ THỰC TIỄN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tham nhũng trong lĩnh
vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội
2.1.1. Tổng quan tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên: Bao gồm vị trí địa lý; đặc điểm địa hình; khí hậu;
thuỷ văn; tài nguyên đất. Tính đến tháng 6/2016, Thành phố Hà Nội có tổng diện tích
332,889.0 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 181,327.0 ha, chiếm
54.47 ; đất phi nông nghiệp có diện tích 144,624.0 ha, chiếm 43.45 ; đất chưa sử
dụng có diện tích 6,938.0 ha, chiếm 2.08 [28]. Hà Nội có khoảng 18 loại đất chính,
trong đó chủ yếu là đất phù sa chiếm 56 , đất bạc màu chiếm 26 , các loại đất còn lại
chiếm 18 . Nhìn chung các loại đất trong nhóm đất phù sa phân bố khắp nơi trên địa
bàn Thành phố.
2.1.1.2. Cơ cấu sử dụng đất của Thành phố Hà Nội
Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội có sự phân hoá rõ ràng. Theo
con số thống kê năm 2016, tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Hà Nội là
332,889 ha. Trong đó nhóm đất nông nghiệp chiếm 54.47 ; nhóm đất phi nông nghiệp
chiếm 43.45 , nhóm đất chưa sử dụng chiếm 2.08 . Thể hiện ở bảng sau:
TT Mục đích sử dụng đất Mã
Năm 2016
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 332,889 100.00
Đất nông nghiệp NNP 181,327 54.47
1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 145,525 80.26
2 Đất lâm nghiệp LNP 23,909 13.19
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 10,881 6.00
4 Đất làm muối LMU 0 0.00
5 Đất nông nghiệp khác NKH 1,012 0.56
Đất phi nông nghiệp PNN 144,624 43.45
1 Đất ở OTC 41,543 28.72
2 Đất chuyên dùng CDG 74,391 51.44
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 845 0.58
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3,407 2.36
5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 24,223 16.75
6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 615 0.43
Đất chưa sử dụng CSD 6,938 2.08
1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2,493 35.93
2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2,130 30.70
3 Núi đá không có rừng cây NCS 2,315 33.37
Bảng 2.1. Diện tích các loại đất chính của Thành phố Hà Nội năm 2016
Nguồn Hiện trạng sử dụng đất năm 2 1 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
10
Dựa trên bảng thống kê trên nhận thấy diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn
Thành phố Hà Nội chiếm tỉ lệ lớn (54,47 ), trong khi diện tích đất phi nông nghiệp
chiếm tỉ lệ nhỏ hơn (43,45 ) và diện tích đất chưa sử dụng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ
(2.08 ). Số liệu trên cho thấy việc quy hoạch đất đai trên địa bàn Thành phố phân bố
không đồng đều. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội năm 2016 tại bảng
trên được thể hiện cụ thể qua biểu đồ dưới đây:
43.45%
2.08%
54.47%
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
Sơ đ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất Thành phố Hà Nội năm 2016
Qua sơ đồ cho thấy diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính của Thủ đô Hà
Nội là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó tỉ lệ chênh
lệch giữa đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không lớn. Điều này cho thấy mức độ
đô thị hóa của Hà Nội cẩn phải đẩy mạnh và phát triển sao cho phù hợp với quá trình
đô thị hoá hiện nay. Cụ thể việc phân bổ đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố có sự
chênh lệch rõ rệt giữa thành thị và nông thôn, giữa nội thành và ngoại thành của Thành
phố. Tỉ lệ phân bố đó được thể hiện cụ thể qua sơ đồ dưới đây:
Biểu đ 2.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Qua biểu đồ trên cho thấy đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao (80,26 ), đất
lâm nghiệp chiếm 13,19 ; đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 6 và đất nông nghiệp khác
chiếm 0,56 . Hà Nội là thủ đô của cả nước, Hà Nội đang trong quá trình đô thi hoá,
80,26%
13,19%
6%
0%
0,56, %
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
11
tuy nhiên ở đây tỉ lệ đất sản xuất nông nghiệp lại quá cao. Điều đó cho thấy sự không
tương xứng với quá trình đô thị hoá, quá trình phát triển kinh tế, chính trị của Thủ đô.
Vậy nên nhà nước cần phải điều tiết và phân bổ lại đất sao cho phù hợp với mục tiêu,
định hướng phát triển của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Đối với đất phi nông nghiệp, tỉ lệ phân bổ đất lại có những đặc thù nhất định.
Công tác quy hoạch, phân bổ đất phi nông nghiệp trên địa bàn Thành phố được phân
định dưới nhiều hình thức khác nhau. Tỉ lệ phân bổ đất phi nông nghiệp được thể hiện
qua sơ đồ dưới đây:
28.72 %
51.44 %
0.58 %
2.36 %
16.75 %
0.43 %
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Biểu đ 2.3. Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Qua biểu đồ trên cho thấy đất ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội chiếm 28,72 ;
đất chuyên dùng 51,44 ; đất phục vụ cho mục đích tôn giáo, tín ngưỡng 0,58 . Trong
đó tỉ lệ đất chuyên dung chiếm tỉ lệ cao; đất ở cũng chiếm một tỉ lệ tươ Điều đó cho
thấy tỉ lệ phân chia đất vào các mục đích khác nhau không có sự đồng đều. Vậy nên cần
phải có những giải pháp phù hợp để có quy hoạch hợp lý và mang tầm chiến lược của
Thủ đô.
35.93 %
30.7 %
33.37 %
Đất chƣa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá không có rừng cây
Biểu đ 2.4. Đất chƣa sử dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội
12
Biểu đồ trên cho thấy đất bằng chưa sử dụng chiếm 35,93 ; đất đồi núi chưa sử
dụng chiếm 30 ; đất núi đá không có rừng cây chiếm 33,37 . Như vậy với cách phân
chia như trên cho thấy đất chưa sử dụng trên cả diện tích đất đồng bằng, đồi núi và đất
núi đá không có rừng cây đều bị bỏ hoang, dẫn đến lãng phí đất. Hà Nội cần có giải
pháp, chiến lược cụ thể hơn đối với những loại đất này nhằm khai thác tối đa mục đích
sử dụng của đất, tăng hiệu quả quy hoạch cho Thủ đô.
2.1.1.3. Tình hình biến động đất đai của Thành phố Hà Nội
Trong những năm gần đây, tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn Thủ đô có
những biến động lớn theo hướng giảm cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, tăng cơ cấu sử
dụng đất phi nông nghiệp. Thể hiện:
T
TT
Mục đích sử dụng đất Mã
Năm 2010 Năm 2016
Biến
động
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện
tích ha
Cơ cấu
(%)
Diện
tích ha
Tổng diện tích tự nhiên 332,889 100.00 332,889 100.00
1 Đất nông nghiệp NNP 188,601 56.66 181,327 54.47 -7,274.1
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN 152,379 80.79 145,525 80.26
-
6,853.63
1.2 Đất lâm nghiệp NP 24,258 12.86 23,909 13.19 348.68
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản TS 10,721 5.86 10,881 6.00 160.35
1.4 Đất làm muối MU 0 0.00 0 0.00 0.00
1.5 Đất nông nghiệp khác KH 1,244 0.66 1,012 0.56 -232.11
2 Đất phi nông nghiệp NN 134,947 40.54 144,624 43.45 9,676.6
2.1 Đất ở OTC 35,689 26.45 41,543 28.72 5,854.38
2.2 Đất chuyên dùng CDG 68,710 50.92 74,391 51.44 5,680.55
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 836 0.62 845 0.58 -8.53
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa
địa
NTD 2,849 2.11 3,407 2.36 558.13
2.5
Đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng
SM
N
26,339 19.52 24,223 16.75
-
2,116.40
2.6
Đất phi nông nghiệp
khác
PNK 524 0.39 615 0.43 91.42
3 Đất chưa sử dụng CSD 9,341 2.81 6,938 2.08 -2,402.5
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 4,289 45.92 2,493 35.93
-
1,796.14
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2,602 27.86 2,130 30.70 -471.84
3.3
Núi đá không có rừng
cây
NCS 2,450 26.22 2,315 33.37 -134.53
Bảng 2.2. Biến động đất đai của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016
Nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
13
Tình hình biến động đất đai của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016 qua
bảng thống kê trên cho thấy tỉ lệ đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố giảm; tỉ lệ đất
phi nông nghiêp, đất chưa sử dụng gia tăng. Điều đó cho thấy đất nông nghiệp đã thay
đổi theo chiều hướng giảm, việc thay đổi đó là do quá trình chuyển mục đích sử dụng
đất; quy hoạch lại cơ cấu đất sau khi Hà Nội sát nhập các vùng lân cận vào Thủ đô. Đối
với đất phi nông nghiệp, những năm qua cũng có sự gia tăng đáng kể. Thể hiện đất phi
nông nghiệp tăng 9,676 ha. Trong đó đất ở tăng từ 35,695 ha lên 41,542 ha; đất chuyên
dùng tăng từ 68,710 ha lên74,391ha. Một số loại đất khác lại giảm như đất sông suối
giảm từ 26,339 ha xuống còn 24,223 ha. Số liệu trên cho thấy đất làm nhà ở trên địa
bàn Thành phố tăng chứng tỏ sự dịch chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở gia
tăng; đất dùng cho sông suối, tôn giáo tín ngưỡng giảm.
Tình hình biến động đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội được thể hiện qua đồ thị
dưới đây:
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
Đất nông
nghiệp
Đất phi nông
nghiệp
Đất chưa sử
dụng
188.601
134.947
9.341
181.327
144.624
6.938
Năm 2010
Năm 2016
Biểu đ 2.5. Tình hình biến động đất đai của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016.
Nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2 1
Thông qua đồ thị cho thấy cơ cấu sử dụng đất đã có sự biến động đáng kể từ năm
2010 đến năm 2016 theo hướng giảm cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, tăng dần cơ cấu sử
dụng đất phi nông nghiệp.
2.1.2. Tình hình tham nhũng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Tình hình tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội những
năm qua được thể hiện như sau:
2.1.2.1. Sai phạm trong quy hoạch sử dụng đất đai
Qua công tác thanh tra, kiểm tra nhận thấy một số dự án vi phạm quy hoạch sử
dụng đất, sử dụng đất sai mục đích, có dự án sau khi được giao đất, chậm triển khai trên
24 tháng, đồng thời vi phạm quy hoạch, xây dựng trái phép nhưng chưa được các cơ
quan chức năng xử lý triệt để. Hoặc quyết định giao đất tại một số dự án nhưng chậm
tính tiền sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất, chậm bàn giao đất trên thực địa. Nhiều tổ
chức sử dụng đất không có giấy tờ về sử dụng đất, chưa được công nhận quyền sử dụng
đất. Hoặc như tình trạng quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề vào
các vùng dân cư tập trung, sử dụng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, quy hoạch khu
đô thị sinh thái rồi bỏ dở dự án như dự án xây dựng nhà vườn sinh thái [14]. Theo kết
luận của Thanh tra Thành phố chỉ trong Quý IV năm 2016 đã phát hiện 108 cuộc thanh tra,
đã kết luận 66 cuộc; phát hiện sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai 584 triệu đồng và
14
13.965m
2 đất. Các dạng sai phạm qua thanh tra chủ yếu là xử lý đất lấn chiếm và sử dụng
đất không đúng mục đích, sai quy định[29]
2.1.2.2. Sai phạm trong việc lợi dụng chính sách của nhà nước để trục lợi liên
quan đến đất.
Trong thời gian qua, nhiều cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn và lợi dụng các
chương trình, dự án của Nhà nước để bao chiếm ruộng đất, chia chác đất đai, nhất là đối
với chương trình trồng rừng, các dự án phát triển khu dân cư, các dự án tái định cư. Theo
con số thống kê, tổng số vụ án tham nhũng đã được khởi tố là 7 vụ với 21 bị can xảy ra tại
các xã: Tốt Động, Mỹ Lương, Ngọc Hoà, Phú Nghĩa, Hợp Đồng, Đông Phương Yên, với
các tội danh như: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “lạm dụng
chức quyền trong khi thi hành công vụ”, “thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng”. Tổng số tài sản thiệt hại do các vụ việc trên là trên 5,7 tỷ đồng, đến giờ đã thu hồi
được trên 2,5 tỷ đồng. Theo Viện Kiểm sát nhân dân huyện, các vụ án tham nhũng tại
Chương Mỹ chủ yếu trong lĩnh vực đất đai. Đối tượng phạm tội chủ yếu là trưởng thôn
bán đất trái thẩm quyền[12].
2.1.2.3. Sai phạm trong các hoạt động liên quan đến thực hiện các thủ tục hành chính
về đất đai
Các thủ tục hành chính nhà nước liên quan đến đất đai như giao đất; cho thuê
đất; cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; không thực hiện đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ.
Việc chuyển đổi, phân chia đất diễn ra thường xuyên và nó sẽ phải thực hiện các
thủ tục hành chính. Hầu như người dân ai cũng muốn thực hiện thủ tục này một cách
nhanh gọn nên các bước tiến hành thủ tục hành chính có thể bị rút ngắn. Và để làm
được điều đó thì xảy ra các sai phạm trong quá trình thực hiện.
2.1.2.4. Sai phạm liên quan đến việc các cấp chính quyền giao đất trái thẩm
quyền giao đất, cho thuê đất không đúng đối tượng, không đúng quy hoạch; sử dụng
tiền thu từ quỹ đất công ích trái quy định của pháp luật.
Thực tế cho thấy, tiêu cực, sai phạm đang có mặt trong hầu hết tiến trình thực thi
quyền lực đối với đất đai nhưng phổ biến hơn cả là trong việc thu hồi đất, giao đất,
chuyển mục đích sử dụng đất... Việc thu hồi đất hết sức phức tạp, rắc rối nhưng lại
đang bị lợi dụng, lạm dụng.
2.1.2.5. Sai phạm liên quan đến các hành vi gian lận trong việc lập phương án bồi
thường về đất đai
Hiện nay, trên phạm vi Thành phố Hà Nội việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất
để mở rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở thành thị và nông thôn đã
làm cho một bộ phận dân cư không còn hoặc còn ít đất để canh tác, ảnh hưởng đến
công ăn việc làm và làm khó khăn thêm đời sống của họ. Mặt khác, quá trình thực hiện
đã phát sinh khiếu kiện về cách làm thiếu công khai, mất dân chủ; giá đền bù thấp,
không nhất quán, không công bằng; việc lấy đất sử dụng vào kinh doanh, đền bù cho
dân giá thấp nhưng lại cho đấu thầu giá cao gấp nhiều lần; không ít trường hợp bớt xén
tiền đền bù, tham nhũng, tiêu cực, gây bất bình trong nhân dân[20].
2.1.2.6. Sai phạm liên quan đến trục lợi về đất đai
Thông qua việc lập phương án hoặc điều chỉnh phương án quy hoạch xây dựng
đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn không phù hợp với thực tế, gây xáo trộn
không cần thiết đối với đời sống nhân dân. Lợi dụng kẽ hở chính sách để biến ký túc xá
15
thành dự án kinh doanh nhà, biến dự án công ích thành công trình tư ích... Tuy nhiên,
trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng, tình trạng tham nhũng lại diễn ra khá
phổ biến với các hành vi như: gian lận trong lập phương án bồi thường để tham ô; lập 2
phương án bồi thường (một cho người có đất bị thu hồi và một để thanh toán với Nhà
nước); lập phương án, xác nhận thời điểm sử dụng đất, vị trí đất, diện tích sử dụng, thỏa
thuận với người dân để chia lợi nhuận.
2.1.2.7. Sai phạm liên quan đến lãng phí đất công
Tại Hà Nội, có chín cơ sở của các bộ, ngành, tám bệnh viện tuyến trung ương và
một cơ sở giáo dục thuộc diện phải di dời khỏi nội thành; hoặc không bàn giao hết quỹ
đất sau di dời cho thành phố để quản lý, khai thác bổ sung hạ tầng xã hội và kỹ thuật;
công tác di dời các cơ sở công nghiệp còn manh mún do gặp khó khăn về tài chính, cơ
chế chính sách hỗ trợ. Hay là chuyện của ga Hà Nội, chuyện của 04 bến xe trong nội đô
(Gia Lâm, Giáp Bát, Nước Ngầm và Mỹ Đình) cũng đang được quy hoạch để di dời từ
sau năm 2020.
2.1.2.8. Sai phạm do thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý
Qua thanh tra 6 tháng đầu năm 2017 đã phát hiện vi phạm 1.141,17 tỷ đồng (kiến
nghị thu hồi 1.045,22 tỷ đồng; kiến nghị khác 95,015 tỷ đồng) và 14,08 ha đất; kiến
nghị xử lý trách nhiệm, rút kinh nghiệm đối với 70 tập thể và 129 cá nhân do thiếu
trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý dẫn đến sai phạm; kiến nghị chuyển cơ quan
điều tra 09 vụ [29]. Từ những số liệu trên cho thấy sai phạm về đất đai trên địa bàn
Thành phố vẫn thường xuyên xảy ra và có tính chất nghiêm trọng.
2.2. Kết quả đạt đƣợc, nguyên nhân của kết quả đạt đƣợc về thể chế hành chính nàh
nƣớc về xửlý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội
2.2.1. Những kết quả đạt được
Một là; đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
đất đai theo đúng kế hoạch của Chính phủ và Bộ giao. Việc trình ban hành các Nghị
định, Thông tư, ngay khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành là một bước tiến quan trọng.
Hai là; đã tập trung tổ chức tuyên truyền pháp luật về đất đai bằng nhiều hình
thức khác nhau, tạo điều kiện để đưa Luật Đất đai vào cuộc sống[29].
Ba là; quyết liệt chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận, tập trung xây
dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai. Tập trung chỉ đạo công tác lập, rà
soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.
Bốn là; tích cực và giải quyết hiệu quả những khó khăn, vướng mắc của địa phương,
người dân và doanh nghiệp trong quá trình quản lý và sử dụng đất nhằm tháo gỡ kịp thời các
khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án lớn,
các công trình trọng điểm [27].
Năm là; chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tập trung thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2015.
Sáu là; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng đất nhằm
phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được nhà nước
giao đất, cho thuê đất;
Bảy là; đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế lĩnh vực đất đai.
16
Tám là; đã thường xuyên tiến hành rà soát các văn bản, thủ tục hành chính trong lĩnh
vực đất đai và sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ các quy định, thủ tục hành chính không cần
thiết, không còn phù hợp;
Chín là; chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường thực hiện công bố công khai quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất năm năm 2011-2015 trên
các phương tiện thông tin đại chúng;
Mười là; thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức rà soát và có biện
pháp xử lý đối với các chủ đầu tư đang sử dụng đất.
Trong những năm gần đây công tác quy hoạch, quản lý đất đai trên địa bàn
Thành phố có những bước cải tiến đáng kể. Thể hiện:
- Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác lập, thẩm định, phê duyệt các thiết kế đô
thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, quy hoạch chuyên ngành.
- Phê duyệt 26/35 dồ án quy hoạch phân khu; 29/33 đồ án quy hoạch chung;
- Hoàn thành thẩm định kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai;
- Tăng cường minh bạch trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai để phòng
ngừa tham nhũng, tiêu cực;
- Công khai thông tin quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020;
- Công khai thông tin đấu giá quyền sử dụng đất, công khai dự án thu hồi đất [27].
Nhưng trong báo cáo tổng kết công tác phòng chống tham nhũng năm 2017 của
UBND Thành phố Hà Nội đã triển khai và làm tốt các công tác của năm 2016. Tuy
nhiên năm 2017 đã thực hiện thêm được một số công tác khác như:
- Thực hiện minh bạch trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai để phòng ngừa
tham nhũng, tiêu cực;
- Chỉ đạo công tác đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Tăng cường xử lý các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố
Hà Nội [29].
2.2.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được của thể chế hành chính nàh nước về
xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai
Thứ nhất; Đảng, nhà nước có chủ trương, định hướng đúng đắn trong công tác
PCTN. Thể hiện đã ban hành, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời những quy định về phòng,
chống tham nhũng về đất đai.
Thứ hai; việc lập, thẩm định, phê duyệt các thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy
hoạch kiến trúc, quy hoạch chuyên ngành được đẩy mạnh là do có sự quan tâm sát sao
của các cơ quan quản lý nhà nước; do được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn;
do thủ tục hành chính về đất đai đã được cải thiện và rút ngắn.
Thứ ba; công tác kiểm tra thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, thực hiện
minh bạch trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
ngày càng được tăng cường.
Thứ tƣ; việc công khai thông tin quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; triển
khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên
17
và Môi trường; công khai thông tin đấu giá quyền sử dụng đất; công khai các dự án
thu hồi đất.
Thứ năm; sự lãnh đạo chỉ đạo trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai,
trật tự trên địa bàn Thành phố được tăng cường.
2.3. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của thể chế hành chính nhà nƣớc về xử lý
tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội
2.3.1. Hạn chế của thể chế
Thứ nhất; Việc phân công, phân cấp quản lý ở các cấp, các ngành còn chưa rõ
ràng. Nhiều cán bộ công chức còn thờ ơ trong công tác, thiếu trách nhiệm trong việc xử
lý cán bộ công chức có hành vi vi phạm về tham nhũng.
Thứ hai; hệ thống văn bản xử lý về tham nhũng trên địa bàn Thành phố còn
thiếu, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình tham nhũng về đất đai trên địa bàn.
Thứ ba; Khung giá đất đai chưa có sự thống nhất; giá cả chuyển đổi mục đích sử
dụng đất chưa phù hợp với giả cả trên thị trường.
Thứ tư; Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_the_che_hanh_chinh_nha_nuoc_ve_xu_ly_tham_n.pdf